Đánh giá tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh - 1


Bộ giáo dục và đào tạo Bộ Nông nghiệp và pTNT Trường Đại học Lâm Nghiệp

------------------------


Phùng Văn Phê


Đánh giá tính đa dạng thực vật

ở Rừng đặc dụng yên tử, quảng ninh


Chuyên ngành: Lâm học Mã số : 60.62.60


Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp


hà Tây - 8/2006


Đặt vấn đề

Rừng là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng. Giá trị của đa dạng sinh học (ĐDSH) đối với đời sống con người thật là to lớn cả về phương diện trực tiếp lẫn gián tiếp. Thật khó có thể đánh giá được hết giá trị của

ĐDSH về mọi mặt. Ngoài việc cung cấp gỗ, dược liệu, các lâm sản khác, rừng còn có giá trị cảnh quan, phòng hộ bảo vệ môi trường sống. Ngoài ra, rừng cũng là nơi diễn ra các hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tài nguyên thực vật rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng đã gây nên những tác hại to lớn đối với

đời sống con người như hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất, ô nhiễm môi trường.

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với tổng diện tích đất liền khoảng 330.000 Km2, trải dài từ 8o30’ đến 23o40’ vĩ độ Bắc và từ 102o30’ đến 109o40’ kinh độ Đông, trong đó có 3/4 tổng diện tích là đồi núi, với đỉnh cao nhất là

đỉnh Phan Si Pan 3143m ở Tây Bắc, là khu vực được đánh giá có tính ĐDSH cao. Tính ĐDSH của Việt Nam thể hiện ở sự phong phú của hệ gen, ở thành phần loài sinh vật, ở các kiểu cảnh quan và hệ sinh thái. Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ĐDSH nói chung và đa dạng thực vật nói riêng ở Việt Nam. Các nghiên cứu đó đã phát hiện và bổ sung thêm nhiều loài mới cho hệ thực vật Việt Nam. Theo dự đoán, ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao có mạch. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay mới chỉ phát hiện và công bố 11.238 loài [37].

Việc ra quyết định thành lập hàng loạt các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên, các khu Rừng Đặc dụng khác và phê duyệt Kế hoạch hành động ĐDSH theo Quyết định số 485/TTg tháng 12 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ tới công tác bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam.

Khu Rừng đặc dụng (RĐD) Yên Tử, thuộc địa phận xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 40 km, cách thủ đô Hà Nội 150 Km. Bảy trăm năm về trước, Hoàng Đế Trần Nhân Tông đã chọn nơi đây để tu hành, khai sinh ra dòng thiền Việt Nam. Ngày nay, Yên Tử nổi tiếng cả nước bởi nơi đây còn lưu lại nhiều dấu tích của một nền văn hoá Phật giáo Việt Nam “Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử”. Đến Yên Tử, miền địa linh của Tổ quốc, du khách sẽ được


chiêm ngưỡng và thưởng ngoạn một cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ tuyệt vời, với đỉnh cao nhất là đỉnh Yên Tử (1068 m) cùng hệ thống thác nước, sông suối, chùa chiền, am tháp. Yên Tử đã thu hút hàng triệu lượt du khách từ trong nước đến ngoài nước, từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, từ các em nhỏ đến các cụ già, từ nông dân đến trí thức, từ các nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ đến các nhà chính khách đến thăm viếng, tham quan, học tập, nghiên cứu.

Với ý nghĩa đó, ngày 9 tháng 06 năm 1986 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra Quyết định số 194/CT về việc xây dựng Yên Tử là Khu Rừng cấm Quốc gia. Ngày 30 tháng 9 năm 1992, khu vực Chùa Yên Tử và khu vực danh thắng núi Yên Tử đã được Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao ký Quyết định công nhận Khu Di tích Lịch sử Văn hoá.

Để từng bước đầu tư, tôn tạo, xây dựng các điểm di tích, bảo vệ, xây dựng và phát triển hệ thống rừng, ngày 10 tháng 4 năm 1996, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh (UBNN) ra Quyết định số 783 QĐ/UB phê duyệt Dự án “Dự án Rừng Đặc dụng di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan môi trường Yên Tử” giai đoạn (1996-2000) với diện tích 2026 ha bao gồm hai tiểu khu rừng số 32 và 36 thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí. Ban quản lý RĐD Yên Tử được thành lập kể từ đó, trên cơ sở Ban quản lý Khu di tích. Rừng đặc dụng Yên Tử vừa là rừng di tích, lịch sử, văn hoá, cảnh quan; vừa là nơi chứa đựng nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm có giá trị nghiên cứu khoa học; vừa là điểm tham quan du lịch nổi tiếng, gắn với Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố du lịch Hạ Long, điểm đến của du lịch thế kỷ 21.

Nhận thức được ý nghĩa đó, ngày 23 tháng 4 năm 2001, UBND tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định số 1068/QĐ-UB phê duyệt Dự án “Đầu tư Rừng đặc dụng Yên Tử” giai đoạn (2001-2010) với diện tích 2668.5 ha ở 3 tiểu khu 9, 32, 36 thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí. Phía Bắc giáp huyện Sơn Động (Bắc Giang), phía Tây giáp xã Tràng Lương (Đông Triều), phía Đông là phần còn lại của xã Thượng Yên Công, giáp phường Vàng Danh (Uông Bí), phía Nam là phần còn lại của xã Thượng Yên Công. Mục tiêu là xây dựng, bảo vệ và làm giàu cho RĐD Yên Tử, bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm có trong khu vực, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân.


Được sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND thị xã Uông Bí, Sở NN&PTNT, tháng 6 năm 2002, Phân viện ĐTQHR Tây Bắc bộ, thuộc Viện ĐTQHR, đã phối hợp với Ban quản lý RĐD Yên Tử xây dựng Dự án “ Dự án nâng cấp Rừng đặc dụng Yên Tử thành Vườn Quốc gia Yên Tử”.

Rừng đặc dụng Yên Tử là khu vực có tiềm năng đa dạng sinh học to lớn, với khu hệ động thực vật phong phú đa dạng, có nhiều loài quí hiếm, đặc trưng cho hệ động thực vật Đông Bắc. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những đánh giá đầy đủ, toàn diện và hệ thống về hiện trạng đa dạng thực vật rừng, ngoài các báo cáo của Xí nghiệp Điều tra Thiết kế Qui hoạch Rừng Quảng ninh (1993) và báo cáo phúc tra của Phân viện ĐTQHR Tây Bắc phối hợp cùng Bộ môn Thực vật Rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp (ĐHLN) (2002).

Từ thực tiễn trên đây, chúng tôi triển khai nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tính đa dạng thực vật ở Rừng Đặc dụng Yên tử - Quảng Ninh ” làm cơ sở cho công tác bảo tồn ĐDSH và quản lí sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thực vật có trong khu vực.


Chương 1

Tổng quan nghiên cứu về đa dạng thực vật


1.1. Quan điểm nhận thức về đa dạng sinh học

Trong những năm gần đây, người ta thường đề cập đến vấn đề bảo tồn ĐDSH. Vậy ĐDSH là gì? Cho đến nay, cụm từ “đa dạng sinh học” còn có rất nhiều nghĩa.

Theo IUCN (1994) đã đưa ra định nghĩa ĐDSH như sau: “Đa dạng sinh học là thuật ngữ chỉ sự phong phú của sự sống trên trái đất của hàng triệu loài thực vật,

động vật, vi sinh vật cùng nguồn gen của chúng và các hệ sinh thái mà chúng là thành viên. Từ đó, đa dạng sinh học được định nghĩa là sự đa dạng của các sinh vật từ tất cả các nguồn, trong đó bao gồm các hệ sinh thái trên cạn, dưới biển, các thuỷ vực khác và các phức hệ sinh thái mà chúng cấu thành. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng của loài, giữa các loài và các hệ sinh thái ” [3].

Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - WWF (1989) đề xuất định nghĩa như sau: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vât, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường” [25].

Nhìn chung, các nhà sinh học thường xem xét ĐDSH ở 3 mức độ: đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.

Đa dạng di truyền: thể hiện bằng nguồn gen và genotyp nằm trong mỗi loài. Sự

đa dạng di truyền trong loài thường bị ảnh hưởng bởi những tập tính sinh sản của các cá thể trong quần thể.

Đa dạng loài: bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài động, thực vật và các loài nấm.

Đa dạng hệ sinh thái: thể hiện bằng sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các loài cũng như các quần xã tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Một quần xã sinh học

được xác định bởi các loài sinh vật phân bố trong một sinh cảnh xác định và có những mối tương tác lẫn nhau giữa những loài đó. Một quần xã sinh học cùng với môi trường vật lý bao quanh hợp thành một hệ sinh thái.


1.2. Tổng quan nghiên cứu về đa dạng thực vật

1.2.1. Nghiên cứu về đa dạng thực vật trên thế giới

Trên thế giới, nghiên cứu về thực vật đã có từ rất lâu. Người ta đã tìm thấy các tài liệu mô tả về thực vật xuất hiện ở Ai Cập khoảng 3000 năm trước Công nguyên và ở Trung Quốc khoảng 2000 năm trước Công nguyên.

Theophraste (370-285 trước Công nguyên), người đầu tiên đề xuất ra một phương pháp phân loại thực vật, trong các tác phẩm “Lịch sử thực vật” và “Cơ sở thực vật”

đã mô tả được gần 500 loài cây, phân thành cây to, cây nhỡ, cây nhỏ, cây cỏ, cây sống trên cạn, cây sống dưới nước, cây thường xanh hay rụng lá, cây có hoa hay không có hoa, cây trồng hay cây dại.

Plinus (79-23 trước Công nguyên), nhà bác học La Mã, trong tác phẩm “Lịch sử tự nhiên” đã mô tả đến gần 1000 loài cây và đặc biệt chú ý nhiều đến cây dùng làm thuốc và cây ăn quả. Ray (1628- 1705), người Anh, trong tác phẩm “Lịch sử thực vật” đã mô tả tới 18.000 loài thực vật. Linne’ (1707-1778), nhà bác học Thuỵ Điển, người đầu tiên khởi xướng ra khái niệm loài và đặt tên loài bằng danh pháp lưỡng nôm, đã mô tả hơn 8.000 loài cây mà ngày nay phần lớn vẫn chấp nhận được. Tiếp theo Linne’ là Antoine - Laurent de Jussieu (1748 - 1836), nhà bác học người Pháp, người đầu tiên sắp xếp thực vật vào các họ và đã mô tả gần 100 họ, ngày nay vẫn còn được công nhận [17]; [26].

Từ nửa sau thế kỷ XIX đến nay, nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những nghiên cứu về thực vật nói chung đạt được những thành tựu đáng kể. Theo hướng nghiên cứu về phân loại thực vật phải kể tới các tác giả như: Bessey (1845-1915); Hutchinson (1884-1972); Takhtajan (1910); Engler (1944-1930). Theo hướng nghiên cứu thống kê và mô tả thực vật phải kể tới các công trình như: Thực vật chí

Đông Dương của Lecomte và cộng sự (1907-1952), Thực vật chí Malaixia (1948- 1972), Thực vật chí Hải Nam (1972-1977), Thực vật chí Vân Nam (1979-1997), Thực vật chí Trung Hoa (1994-1998).

Brummitt (1992), chuyên gia của Phòng Bảo tàng Thực vật Hoàng Gia Anh, trong cuốn “Vascular plant families and genera” đã thống kê tiêu bản thực vật bậc cao có mạch trên thế giới vào 511 họ, 13.884 chi, 6 ngành là Khuyết lá thông


(Psilotophyta), Thông đá (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Gymnospermae) và Hạt kín (Angiospermae). Trong đó ngành Hạt kín (Angiospermae) có 13.477 chi, 454 họ và được chia ra 2 lớp là: lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) bao gồm 10.715 chi, 357 họ và lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) bao gồm 2.762 chi, 97 họ.

Takhtajan, Viện sỹ thực vật, Acmenia, đã đóng góp lớn cho khoa học phân loại thực vật, trong cuốn “Diversity and Classification of Flowering Plant” (1997), đã thống kê và phân chia toàn bộ thực vật hạt kín trên thế giới khoảng 260.000 loài vào khoảng 13.500 chi, 591 họ, 232 bộ, thuộc 16 phân lớp và 2 lớp. Trong đó lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) bao gồm 11 phân lớp, 175 bộ, 458 họ, 10.500 chi không dưới 195.000 loài và lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae) gồm 6 phân lớp, 57 bộ, 133 họ, trên 3000 chi, khoảng 65.000 loài.

Nghiên cứu về phân loại dạng sống ở trên thế giới cũng có nhiều kiểu khác nhau.

Điển hình là cách phân loại, lập phổ dạng sống của Raunkiaer (1934) (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978 và 1999). Theo Raunkiaer dấu hiệu biểu thị để phân loại được chọn là vị trí của chồi so với mặt đất trong thời gian bất lợi của năm.

Hệ thống phân loại đó có thể được trình bày tóm tắt như sau:

A. Cây có chồi trên đất Ph (Phanérophytes)

B. Cây có chồi sát đất Ch (Chaméphytes)

C. Cây có chồi nửa ẩn H (Hémicryptophytes)

D. Cây chồi ẩn Cr (Cryptophytes)

E. Cây một năm Th (Thérophytes)

Trong đó cây có chồi trên đất Ph (Phanérophytes) được chia thành các dạng nhỏ a- Cây gỗ lớn chồi trên đất Meg (Mégaphanérophytes)

b- Cây gỗ vừa có chồi trên đất Mes (Mésophanérophytes) c- Cây nhỏ có chồi trên đất Mi (Microphanérophytes)

d- Cây thấp có chồi trên đất Na (Nanophanérophytes)

Raunkiaer còn gộp những cây gỗ thuộc 2 dạng Mégaphanérophytes và Mésophanérophytes thành nhóm cây gỗ lớn và vừa có chồi trên đất (MM).

e- Cây có chồi trên đất leo cuốn Lp (Lianes phanérophytes)


f- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám Ep (Epiphytes phanérophytes)

g- Cây có chồi trên đất thân thảo Hp (Phanérophytes herbacés)

h- Cây có chồi trên đất thân mọng nước Sp (Phanérophytes succlents)

Raunkiaer đã tính toán cho hơn 1000 loài cây ở các vùng khác nhau trên trái đất và lập được phổ dạng sống tiêu chuẩn (SN) như sau:


P

h

C

h


H

C

r

T

h

4

6


9

2

6


6

1

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

Đánh giá tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh - 1

S

%

N


hay SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 H + 6 Cr + 13 Th.

Đây là một cơ sở để so sánh các phổ dạng sống của các thảm thực vật giữa các vùng khác nhau trên trái đất. Phổ dạng sống của các vùng được kí hiệu là SB. Thường thường ở vùng nhiệt đới, trong rừng ẩm thì Ph là 80%, Ch là 20%, còn H, Cr và Th hầu như không có. Trái lại, trong vùng khô hạn thì Th và Cr có thể có một tỷ lệ khá cao, còn Ph lại giảm xuống. Điều này được thể hiện qua một số dẫn liệu về phổ dạng sống của một số hệ thực vật ở các vùng khác nhau trên trái đất:

1. Miền nhiệt đới Guana

SB = 88 Ph + 12 Ch

2. Miền nhiệt đới ẩm

SB = 61 Ph + 6 Ch + 12 H + 5 Cr + 16 Th.

3. Miền xa mạc (Li Bi)

SB = 12 Ph + 21Ch + 20 H + 5 Cr + 42 Th.

4. Miền ôn đới (Đan Mạch)

SB = 7Ph + 3 Ch + 50 H + 22 Cr + 18 Th.

5. Miền Bắc cực

SB = 1 Ph + 22 Ch + 60 H + 15 Cr + 2 Th.

(Nguồn: Nguyễn Bá Thụ, 1995)

1.2.2. Nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt nam

Xem tất cả 67 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí