Phương Pháp Xử Lí Số Liệu Phục Vụ Cho Phân Tích Đa Dạng Về Phân Loại


- Tuyến thứ bảy: từ Chùa Hoa Yên, qua Chùa Bảo Sái, tới Tượng An Kỳ Sinh, lên Chùa Đồng (đỉnh Yên Tử), dài 1 Km.

- Tuyến thứ tám: từ Tượng An Kỳ Sinh xuyên qua rừng Trúc, theo đường mòn tới khu vực ranh giới với Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tây Yên Tử, rồi theo đường mòn xuống khu vực Vườn Tùng, dài 1,5 Km.

- Tuyến thứ chín: từ Tượng An Kỳ Sinh xuống Chùa Vân Tiêu, xuống Chùa Hoa Yên, dài 0,5 Km.

- Tuyến thứ mười: từ Trạm kiểm soát vé đến sân ga cáp treo, theo đường mòn trong thung lũng, lên núi Ngự Dội (Thác Vàng), rồi lên Đèo Gió, dài 2 Km.

* Điều tra trên ô tiêu chuẩn: trên các tuyến điều tra, lập các ô tiêu chuẩn đại diện, điển hình cho từng trạng thái, từng kiểu rừng. Diện tích ÔTC là 1000m2. Trong mỗi ô tiêu chuẩn điều tra thành phần loài, các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính cách mặt đất 1.3m (D1.3), chiều cao dưới cành (Hc), chiều cao vút ngọn (Hvn),

đường kính tán (Dt) của tất cả các cây gỗ có D1.3 lớn hơn 6cm và thu mẫu tiêu bản

các loài chưa biết chính xác. Trong ô chọn một dải có kích thuớc 50m x 10m, lấy hai cạnh của dải này làm trục tung và trục hoành, rồi lần lượt đo đếm như trên, chỉ khác là phải xác định vị trí từng cây gỗ so với trục tung và trục hoành cùng với

đường kính của tán cây theo hai hướng Đông - Tây, Nam - Bắc.

Cây tái sinh và cây bụi, thảm tươi được điều tra trên các ô dạng bản có diện tích 4m2. Diện tích điều tra là 10% diện tích ÔTC. Ô dạng bản được bố trí theo hệ thống song song cách đều trong ô tiêu chuẩn. Trong các ô dạng bản tiến hành đo đếm số lượng cá thể, kích thước, đặc điểm sinh trưởng, nguồn gốc tái sinh của tất cả các cây gỗ có D1.3 nhỏ hơn 6cm và thu mẫu tiêu bản. Các cây bụi và thảm tươi cũng được thống kê thành phần, số lượng, kích thước, độ che phủ mặt đất. Kết quả điều tra trên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 67 trang tài liệu này.

ô tiêu chuẩn được ghi vào mẫu biểu 02 phụ lục 4.

* Phương pháp nghiên cứu kế thừa tài liệu

Đánh giá tính đa dạng thực vật ở rừng đặc dụng Yên Tử - Quảng Ninh - 3

Ngoài các số liệu, tài liệu thu thập được từ thực địa thông qua điều tra trên tuyến,

ô tiêu chuẩn, đề tài còn kế thừa chọn lọc một số tài liệu, số liệu của các tác giả như: Danh lục thực vật RĐD Yên Tử của Nguyễn Văn Huy, Bản đồ hiện trạng RĐD Yên Tử do Đoàn Khảo sát Thiết kế tỉnh Quảng Ninh xây dựng, Dự án nâng cấp RĐD


Yên Tử thành VQG Yên Tử do Viện ĐTQHR xây dựng, bản đồ địa hình khu vực xã Thượng Yên Công do Phòng Bản đồ Viện ĐTQHR cung cấp.

2.4.2. Phương pháp xử lí số liệu

2.4.2.1. Phương pháp xử lí số liệu phục vụ cho phân tích đa dạng về phân loại

* Xử lí tiêu bản

Mẫu vật thu thập được xử lí làm thành tiêu bản. Phương pháp làm tiêu bản được tiến hành theo phương pháp hiện nay ở Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

* Định loại tiêu bản và xây dựng danh lục

Để xác định tên khoa học cho các mẫu vật của các loài thực vật đã thu thập được tại khu vực, chúng tôi dựa vào một số tài liệu tham khảo chính sau đây:

Bộ Thực vật chí Đông Dương do Lecomte chủ biên (1907-1951), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993; 1999-2000), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001-2005), Thực vật rừng (Lê Mộng Chân & Lê Thị Huyên, 2000), Phân loại thực vật bậc cao (Võ Văn Chi & Dương Đức Tiến, 1978), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1996), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi & Trần Hợp, 1999-2002), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, 1997), Thực vật chí Việt Nam họ Cói (Cyperaceae Juss.) (Nguyễn Khắc Khôi, 2002), Thực vật chí Việt Nam họ Đơn nem (Myrsinaceae R. BR.) (Trần Thị Kim Liên, 2002). Trong quá trình định loại, chúng tôi so sánh các mẫu vật thu được trong khu vực nghiên cứu với bộ tiêu bản cùng một số mẫu tiêu bản của VQG Cúc Phương, VQG Ba Vì, VQG Cát Bà, VQG Tam Đảo, hiện có tại phòng tiêu bản Trường ĐHLN. Ngoài ra, chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các nhà khoa học như: GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn (Phòng Bảo tàng Thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên), TS. Nguyễn Trung Thành (Bộ môn Thực vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên), GVC.KS. Lê Mộng Chân (Trường ĐHLN), GVC.ThS. Nguyễn Văn Huy (Trường ĐHLN). Tên khoa học của


các loài cây được chỉnh lý theo cuốn “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” và được

điều chỉnh khối lượng họ, chi theo hệ thống của Brummitt (1992).

Sau khi định loại xong tiêu bản, tiến hành xây dựng danh lục. Danh lục được xây dựng theo hệ thống phân loại của Brummitt (1992) kết hợp với Luật danh pháp Quốc tế, Tokyo (1994). Các ngành thực vật được sắp xếp từ ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Gymnospermae) và ngành Hạt kín (Angiospermae). Đối với ngành Hạt kín (Angiospermae) được chia ra 2 lớp: lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) và lớp Một lá mầm (Monocotyledoneae). Các họ trong từng ngành, các chi trong từng họ và các loài trong từng chi được sắp xếp theo thứ tự ABC. Trong danh lục thể hiện được tên khoa học, tên Việt Nam, dạng sống, giá trị sử dụng, mức độ đe dọa.

* Phân tích đa dạng về phân loại

- Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành và lớp

Trên cơ sở danh lục xây dựng được, tiến hành thống kê số lượng họ, chi, loài thực vật cho từng ngành thực vật từ thấp đến cao và tính tỷ lệ phần trăm của chúng. Riêng ngành Hạt kín phải thống kê và tính tỷ lệ phần trăm số lượng họ, chi, loài thực vật cho cả lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.

Xác đinh các chỉ số chi (số loài trung bình của một chi), chỉ số họ (số loài trung bình của một họ) và chỉ số chi/ họ (số chi trung bình của một họ).

- Đánh giá đa dạng loài của các chi và họ: Thống kê các họ và chi có nhiều loài nhất trong tổng số họ và chi thực vật đã điều tra được để đánh giá mức độ đa dạng thực vật theo các họ và chi. Ngoài ra, phải tính tỷ lệ phần trăm số loài của 10 họ giàu loài nhất của hệ thực vật.

- So sánh tính đa dạng thực vật trong khu vực với các khu vực lân cận khác ở Việt Nam.

2.4.2.2. Xử lí tài liệu phục vụ cho phân tích đa dạng về dạng sống thực vật

Căn cứ vào các loài đã xác định được, dựa vào các tài liệu mô tả thực vật như: Bộ Thực vật chí Đông Dương do Lecomte chủ biên (1907-1952), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993; 1999-2000), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001-2005), Thực vật rừng (Lê Mộng Chân & Lê Thị Huyên, 2000), Phân loại thực


vật bậc cao (Võ Văn Chi & Dương Đức Tiến, 1978), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1996), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi & Trần Hợp, 1999- 2002) để thu thập thông tin về hình thái, dạng sống, khu phân bố của từng loài. Khi

đã thu thập đủ các thông tin, chúng tôi xác định dạng sống của loài theo thang phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) và Nguyễn Nghĩa Thìn đã sửa đổi (1997) như sau:

A. Cây có chồi trên đất Ph (Phanérophytes): dạng sống mà trong mùa không thuận lợi cho sự dinh dưỡng, cây không có đủ nước sinh lý để sinh trưởng bình thường, chồi ngọn của cây cao ở trên mặt đất.

B. Cây có chồi sát đất Ch (Chaméphytes): trong mùa không thuận lợi, bộ phận ở trên mặt đất sẽ héo chết đến chỗ ngang mặt đất hay trên mặt đất một chút (khoảng 20 cm).

C. Cây có chồi nửa ẩn H (Hémicryptophytes): trong mùa không thuận lợi, bộ phận ở trên mặt đất sẽ héo chết cả và chồi chỉ nhô ngang mặt đất. Dạng sống này thường được lớp lá khô bọc kín trong mùa không thuân lợi.

D. Cây chồi ẩn Cr (Cryptophytes): trong mùa không thuận lợi, bộ phận ở trên mặt đất sẽ chết cả, chồi bén vào những bộ phận dưới đất như củ hay giò. Trong dạng này Raunkiaer còn chia ra dạng chồi trong đất Ge (Geophytes), dạng chồi trong nước He (Helophytes) và dạng chồi dưới nước Hy (Hydrophytes) trong hoàn cảnh thuỷ sinh.

E. Cây một năm Th (Thérophytes): dạng sống mà trong mùa không thuận lợi các bộ phận sinh dưỡng đều chết, sự sống chỉ còn lại trong hạt giống và chờ mùa sinh dưỡng trở lại thì cây sẽ mọc lên và sinh trưởng.

Trong đó cây có chồi trên đất Ph (Phanérophytes) được chia thành các dạng nhỏ: a- Cây gỗ lớn và vừa có chồi trên đất MM (Mégaphanérophytes và

Mésophanérophytes): cao từ 8m trở lên

b- Cây nhỏ có chồi trên đất Mi (Microphanérophytes) : cao 2 - 8m c- Cây thấp có chồi trên đất Na (Nanophanérophytes) : dưới 2m

d- Cây có chồi trên đất leo cuốn Lp (Lianes phanérophytes): một dạng sống rất phổ biến trong rừng ẩm nhiệt đới.


e- Cây có chồi trên đất sống nhờ và sống bám Ep (Epiphytes phanérophytes): có thể là thân cỏ hay thân gỗ, không mọc lên từ đất mà mọc ngay trên thân những cây to, cây nhỏ. Trong dạng này có loài phụ sinh thân gỗ dần dần phát triển lên rất to, ôm lấy thân cây chủ và như sợi dây thòng lọng thắt nghẹt lại, có thể làm cho cây chủ chết dần.

f- Cây sống ký sinh hoặc bán ký sinh Pp (Hemi parasite phanérophytes)

g- Cây có chồi trên đất thân thảo Hp (Phanérophytes herbacés): trong mùa không thuận lợi, chồi ngọn vẫn ở cao trên mặt đất chứ không chết ở ngang mặt đất như dạng sống có chồi ngang mặt đất.

h- Cây có chồi trên đất thân mọng nước Sp (Phanérophytes succlentes): dạng sống thường thấy ở những vùng khô hạn như Nam Mỹ, Châu Phi. Ví dụ: xương rồng.

2.4.2.3. Xử lí tài liệu phục vụ cho phân tích đa dạng về tài nguyên thực vật

Trên cơ sở các loài đã biết, thu thập thông tin về giá trị sử dụng của mỗi loài qua các Bộ Thực vật chí Đông Dương do Lecomte chủ biên (1907-1952), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993; 1999-2000), Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001-2005), Thực vật rừng (Lê Mộng Chân & Lê Thị Huyên, 2000), Phân loại thực vật bậc cao (Võ Văn Chi & Dương Đức Tiến, 1978), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1996), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi & Trần Hợp, 1999-2002), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2001), 1900 loài cây có ích ở Việt Nam (Trần Đình Lý, 1993), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam (Lã Đình Mỡi (chủ biên), 2002). Ngoài ra, chúng tôi còn dựa trên kinh nghiệm sử dụng của nhân dân địa phương để xác định công dụng của các loài.

Việc xác định các loài thực vật quí hiếm, có nguy cơ bị tiêu diệt dựa trên bộ “Sách Đỏ Việt Nam” phần thực vật (1996) và Nghị định 32/NĐ-CP của Chính phủ (2006).

2.4.2.4. Xử lí tài liêu phục vụ cho phân tích đa dạng về các kiểu rừng và các ưu hợp thực vật

Để phân loại các kiểu rừng và đánh giá tính đa dạng các quần xã thực vật theo mỗi kiểu rừng, chúng tôi dựa vào các nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam


của Thái Văn Trừng (1978, 1999). Tác giả đã phân loại thảm thực vật Việt Nam thành 14 kiểu, dựa trên sự khác nhau về điều kiện địa lý - địa hình, khí hậu - thuỷ chế, hệ thực vật, đá mẹ - thổ nhưỡng và sự tác động của con người. Tuỳ theo mỗi kiểu thảm thực vật cụ thể, lại chia ra các kiểu phụ miền, kiểu phụ khí hậu, kiểu phụ thổ nhưỡng, kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Trong các kiểu đó mô tả đặc điểm cấu trúc rừng, xác định các ưu hợp, quần hợp hay phức hợp dựa trên sự ưu thế của các loài cây. Trên cơ sở số liệu điều tra thực địa ở các ô tiêu chuẩn đại diện cho các kiểu rừng, các trạng thái rừng, tiến hành mô tả đặc điểm cấu trúc tầng thứ và thành phần thực vật trong các tầng đó. Đồng thời cũng thống kê tổ thành thực vật cho mỗi ô và xác định các ưu hợp thực vật.


Chương 3

ĐIều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu


3.1. ĐIều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lí

* Toạ độ địa lý

Rừng Đặc dụng Yên Tử có toạ độ địa lý: từ 21o05' đến 21o09' vĩ độ Bắc và từ 106o43' đến 108o045' kinh độ Đông.

* Về mặt địa giới

- Phía Bắc giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang

- Phía Đông giáp phường Vàng Danh

- Phía Tây giáp xã Tràng Lương huyện Đông Triều

- Phía Nam giáp xã Phương Đông thị xã Uông Bí Tổng diện tích tự nhiên là: 2.686,5 ha

3.1.2. Địa hình

Rừng đặc dụng Yên Tử được bao bởi hệ dông chính Yên Tử về phía Bắc từ đỉnh 660m đến đỉnh 908m và hai dông phụ theo hướng Bắc - Nam gồm:

- Phía Tây từ đỉnh 660m về suối Vàng Tân

- Phía Đông từ đỉnh 908m về suối Bãi Dâu

- Phía Nam là đường 18B từ ngã ba suối Vàng Tân đến suối Bãi Dâu ôm trọn các hệ thuỷ suối Vàng Tân, suối Giải Oan và suối Bãi Dâu. Đỉnh cao nhất là Yên Tử 1.068m, thấp nhất là cánh đồng Năm Mẫu 50m. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình từ 20o-25o , có nơi độ dốc trên 35o.

3.1.3. Đất

Địa chất Yên Tử nằm trong tính chất địa chất của vòng cung Đông Triều, hình thành từ kỷ Đệ Tứ có các loại đá mẹ chính như: Sa thạch, Sỏi sạn kết và phù sa cổ.


Các loại đất chính sau:

+ Đất Feralít màu vàng, vàng sáng vùng núi thấp phát triển trên sa thạch

+ Đất Feralít màu vàng, vàng nhạt ở đồi phát triển trên sa thạch, sạn sỏi kết

+ Đất Feralít màu vàng đỏ, đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ

+ Nhóm đất ruộng trên cánh đồng Năm Mẫu

Nhìn chung, đất của Yên Tử có những đặc tính sau: Thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất trung bình có độ sâu từ 30 cm đến 80 cm, đất tơi xốp, dễ thoát nước, khả năng kết dính kém, dễ bị xói mòn rửa trôi.

3.1.4. Khí hậu thuỷ văn

* Khí hậu

Do vị trí địa lý, địa hình khu rừng Yên Tử nằm ở tiểu vùng khí hậu Yên Hưng -

Đông Triều có những đặc trưng sau:

Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa nóng, ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.

Nhiệt độ bình quân/năm là 23,4oC, cao nhất là 33,4oC và thấp nhất là 14oC. Biên

độ nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 5-10oC. Tổng tích ôn từ 7000oC-8000oC, có nơi trên 8000oC. Tuy vậy, nhiệt độ ở đây có lúc xuống 5oC, hoặc thấp hơn nữa, nhất là diện tích thung lũng của Yên Tử.

Lượng mưa bình quân năm là 1.785 mm, năm cao nhất là 2.700 mm, năm thấp nhất là 1.423 mm; mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 8. Chính vì vậy khi mưa lớn ở đây thường xuất hiện lũ, nước ở các suối dâng lên rất nhanh gây ảnh hưởng đến sản xuất, đi lại và làm sụt lở đất đá.

Trong mùa khô, lượng mưa chiếm từ 10-20%, có năm khô hạn kéo dài 2-3 tháng tạo nên không khí nóng nực, khô hanh làm cho các trảng cây bụi, cỏ, rừng cây khô héo dễ xảy ra hiện tượng cháy rừng.

Độ ẩm không khí bình quân/năm là 81%, năm cao nhất là 86%, năm thấp nhất là 62%. Lượng bốc hơi bình quân/năm là 1.289 mm, cao nhất là 1.360 mm, thấp nhất là 1.120 mm.

Xem tất cả 67 trang.

Ngày đăng: 24/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí