cấp III - miền núi tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, tham quan của du khách. Những phương tiện đi lại trên những con đường bộ này cũng tương đối an toàn so với các khu vực miền núi khác. Nhìn chung, đường giao thông ở Khu du lịch quốc gia Hồ Hoà Bình đã từng bước được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện đề thu hút khách du lịch nhiều hơn.
- Về đường thuỷ:
Nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng cũng như khai thác những lợi thế du lịch của khu vực, cảng vịnh Ngòi Hòa đã và đang được nâng cấp và hoàn thiện theo tiêu chuẩn cấp II tại vị trí cuối tuyến. Trong đó, phần mặt bằng xây dựng công trình cảng là 2 ha, phần vùng mặt nước 2 ha. Cảng được thiết kế đồng bộ các hạng mục như nhà chở khách, nhà điều hành, bãi đỗ xe, hệ thống điện chiếu sáng… đủ năng lực đón 12 vạn khách/năm, tàu chở 300 khách... tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan khu vực vịnh Ngòi Hoa, động Ngòi Hoa - một trong những khu vực vùng lõi, đẹp nhất hồ Hòa Bình.
Vùng lõi quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình rộng khoảng 1.200 ha đang có nhiều dự án đầu tư khai thác tiềm năng du lịch. Thực hiện quy hoạch phát triển cảng, bến, hiện có một số nhà đầu tư quan tâm đã đầu tư hệ thống cảng, bến.
- Phương tiện vận chuyển khách
Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch ở tỉnh, các loại phương tiện vận chuyển khách như: các loại xe ô tô..., luôn đầu tư, nâng cấp có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch.
Ngoài ra về loại hình vận chuyên khách ở những tour du lịch dọc theo lòng hồ Sông Đà cũng có đội ngũ tàu, thuyền máy sẵn sàng phục vụ khách.
Hiện tại, số phương tiện vận chuyển hành khách hoạt động trên vùng hồ Hòa Bình khá lớn (269 phương tiện), nhưng mới có 128 phương tiện đã đăng ký, còn lại 141 phương tiện chưa có đăng ký. Điều đáng nói là có trên 70% phương tiện chưa được đăng kiểm.
4.1.3.2. Hệ thống cung cấp điện, nước
Trong thời gian qua, ngành điện lực Hòa Bình đã có nhiều cố gắng, tạo nguồn điện và hệ thống truyền tài ổn định cho phát triển kinh tế và du lịch tại khu vực này.
Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất ở vùng hồ thủy điện Hòa Bình đảm bảo dồi dào và ổn định. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần đầu tư xây dựng thêm các nhà máy xử lý nước ở các huyện nằm trong quy hoạch Khu du lịch quốc gia Hồ thủy điện Hòa Bình và các khu du lịch trọng điểm, tăng cưởng khai thác các nguồn nước sạch nhất là tại các bản, xã có khách du lịch quốc tế nghỉ lại như vầy Nưa, Giang Mỗ... xây dựng hệ thống cấp nước sạch đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh và đáp ứng được nhu cầu nước sạch phục vụ các đối tượng khách du lịch kể cả đối tượng khách du lịch quốc tế có nhu cầu cao.
4.1.3.3. Cơ sở lưu trú
Trong giai đoạn 2010 - 2020, hệ thống cơ sở lưu trú tại địa bàn tỉnh Hòa Bình nói chung và vùng hồ thủy điện Hòa Bình nói riêng đã phát triển với tốc độ nhanh chóng. Năm 2010 vùng hồ thủy điện Hòa Bình mới có 10 buồng nghỉ thì đến năm 2020 số lượng này đã lên tới 170 buồng nghỉ. Dự báo trong thời gian tới, số lượng buồng nghỉ tăng trung bình trên 15% theo từng giai đoạn.
Chất lượng cơ sở lưu trú, buồng nghỉ tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình được xây dựng từ nhiều năm trước tương đối thấp, trang thiết bị chưa đồng bộ, thiết kế nội ngoại thất chưa hợp lý. Các cơ sở lưu trú xây dựng mới trong những năm gần đây đã được nâng cao chất lượng đáng kể, trong đó có các cơ sở lưu trú cao cấp.
Theo kêt quả nghiên cứu và báo cáo từ các cơ sở lưu trú, công suất sử dụng buồng dao động từ 40 - 50 %.
Bảng 4.3: Hiện trạng buồng nghỉ lưu trú phục vụ khách du lịch và dự báo đến năm 2030
(Đơn vị tính: Buồng)
2010 | 2015 | 2020 | 2025 | 2030 | Tăng trưởng bình quân | ||||
2010 - 2015 | 2015 -2020 | 2020 -2025 | 2025 - 2030 | ||||||
Nhu cầu khách quốc tế | 0 | 10 | 10 | 30 | 70 | - | 0,00 | 24,57 | 18,47 |
Nhu cầu khách nội địa | 10 | 70 | 160 | 380 | 760 | 47,58 | 17,98 | 18,89 | 14,87 |
Tổng số | 10 | 80 | 170 | 410 | 830 | 51,57 | 16,27 | 19,25 | 15,15 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Bổ Số Lượng Phiếu Điều Tra Tại Địa Bàn Nghiên Cứu
- Dân Số Các Xã Thuộc Vùng Quy Hoạch Khu Du Lịch Quốc Gia Hồ Hòa Bình
- Kết Quả Rà Soát Hiện Trạng Rừng Và Đất Lâm Nghiệp Năm 2015
- Đánh Giá Mức Độ Thuận Lợi Của Điểm Du Lịch
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 10
- Ảnh Hưởng Của Du Lịch Đến Đa Dạng Sinh Học Khu Vực Hồ Thủy Điện Hòa Bình
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hòa Bình)
Ngoài cơ sở lưu trú, các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng ăn uống là loại hình dịch vụ mang được lợi nhuận và nguồn thu lớn nhất trong ngành du lịch. Việc định hướng phát triển dịch vụ nhà hàng phục vụ du lịch của khu vực được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.4: Cơ cấu buồng lưu trú
(Đơn vị tính: Buồng)
Hạng mục | 2020 | 2025 | 2030 | Tăng trưởng bình quân | ||
2020 - 2025 | 2025 - 2030 | |||||
1 | Cơ cấu buồng | 170 | 410 | 830 | 19,25% | 15,15% |
1.1 | Khách sạn | - | 100 | 150 | - | 8,45% |
1.2 | Bungalow, Biệt thự, căn hộ nghỉ dưỡng, nhà nghỉ dưỡng nổi | 60 | 110 | 280 | 12,89% | 20,55% |
1.3 | Nhà nghỉ | 30 | 50 | 100 | 10,76% | 14,87% |
1.4 | Các loại khác (nhà cộng đồng, homestay…) | 80 | 150 | 300 | 13,40% | 14,87% |
Số cơ sở lưu trú ăn uống trong đề án quy hoạch tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình, được chia làm các phân khu mà tại đó có các điểm du lịch, phân bố các cơ sở được trình bày tại (bảng 4.5).
Bảng 4.5. Phân bố buồng lưu trú theo khu vực
(Đơn vị tính: Buồng)
Hạng mục | 2020 | 2025 | 2030 | |
1 | Phân khu Ngòi Hoa | 40 | 70 | 100 |
2 | Phân khu Thung Nai | - | 20 | 50 |
3 | Phân khu Thái Bình | - | 15 | 40 |
4 | Phân khu Thái Thịnh | - | 15 | 40 |
5 | Phân khu Hiền Lương | - | 15 | 40 |
6 | Phân khu Bình Thanh - Vầy Nưa | 20 | 30 | 60 |
7 | Phân khu Đảo Sung | 30 | 45 | 80 |
8 | Điểm du lịch Tiền Phong | - | 15 | 40 |
9 | Điểm du lịch ven sông thành phố Hòa Bình | - | 20 | 50 |
10 | Điểm du lịch Đảo Ngọc | - | 15 | 30 |
11 | Các bản du lịch cộng đồng | 80 | 150 | 300 |
Tổng | 170 | 410 | 830 |
Nhìn chung, các điểm quy hoạch phát triển dịch vụ du lịch được phân bố tương đối rộng khắp trên các đảo và các điểm du lịch, có cảnh quan tự nhiên đẹp, gắn liền với những đặc trưng văn hóa, bản sắc của cộng đồng.
4.1.4. Tổ chức quản lý du lịch
Quản lý Nhà nước về du lịch của tỉnh Hòa Bình nói chung đã đạt được những kết quả khả quan. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình đã tham mưu giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh thực hiện được nhiều việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Bước đầu đã quản lý và giám sát được các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành.
Có thể nói, những năm qua, Hòa Bình đã có những thành công lớn trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về du lịch, tạo tiền đề cho du lịch Hòa Bình phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn tới. Hiện nay, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch đang từng bước được hoàn thiện từ tỉnh đến các địa phương để nâng cao hiệu lực quản lý.
Khu du lịch Hồ Hòa Bình hiện nay chưa có Ban quản lý riêng, nên các hoạt động quản lý đều do cán bộ chuyên trách của sở theo dõi, đảm nhận và báo cáo lãnh đạo. Với lực lượng cán bộ mỏng và trình độ nghiệp vụ chưa đồng đều việc quản lý một khu du lịch có tiềm năng phát triển thành Khu du lịch Quốc gia là rất khó khăn.
4.1.5. Doanh thu từ du lịch
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch và đặc biệt là sự đa dạng về sản phẩm du lịch, doanh thu từ du lịch của khu vực có sự tăng trưởng nhanh chóng theo từng năm, được thể hiện trong bảng 4.6.
Bảng 4.6: Tổng thu từ du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoan 2010 - 2020
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |
Thu nhập du lịch từ xã hội | 31,6 | 41,14 | 43,02 | 49,69 | 57,7 | 73 | 80 | 96 | 134 | 160 | 58 |
% tăng so cùng kỳ năm trước | - | 30,2 | 4,6 | 15,5 | 16,1 | 26,5 | 9,6 | 20,0 | 39,6 | 19,4 | - |
(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hòa Bình)
Tính đến năm 2019 tổng thu từ du lịch của vùng hồ thủy điện Hòa Bình đạt khoảng 160 tỷ đồng, chiếm 7,7% tổng thu từ hoạt động du lịch toàn tỉnh. Trong đó tổng thu từ khách nội địa vẫn là chính, cho thấy khách du lịch trong nước vẫn là nguồn thu chính tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình.
Mặc dù năm 2020, tình hình kinh tế khủng hoảng do đại dịch mà ảnh hưởng lớn nhất chính là ngành du lịch. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 - 2020, tổng thu từ du lịch của Hồ Hòa Bình đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là nguồn thu từ khách du lịch nước ngoài. Nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch đã nâng cao đáng kể thu nhập của người dân địa phương thuộc vùng hồ thủy điện Hòa Bình, thu nhập bình quân trung bình 8 triệu đồng/tháng. Mức tăng trưởng bình quân đạt 16%, chiếm 7,6% so với toàn tỉnh.
4.1.6. Hiện trạng về nguồn nhân lực du lịch
Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở lưu trú khác. Lao động gián tiếp là lao động tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch.
Bảng 4.7: Nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch và dự báo đến năm 2030
(Đơn vị tính: Người)
2010 | 2015 | 2020 | 2025 | 2030 | Tăng trưởng bình quân | ||||
2010 - 2015 | 2015 - 2020 | 2020 - 2025 | 2025 - 2030 | ||||||
Lao động trực tiếp | 160 | 240 | 300 | 700 | 1.300 | 8,45 | 4,56 | 18,47 | 13,18 |
Lao động gián tiếp | 20 | 55 | 600 | 1.400 | 2.600 | 22,42 | 61,27 | 18,47 | 13,18 |
Tổng số | 180 | 295 | 900 | 2.100 | 3.900 | 10,38 | 24,99 | 18,47 | 13,18 |
(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hòa Bình)
Theo số liệu thống kê tại Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hòa Bình, số lượng lao động phục vụ dịch vụ du lịch có xu hướng tăng mạnh. Năm 2010, tổng số lao động là 180, đến năm 2020 số lượng lao động đã lên tới 900 và dự báo các năm tới lần lượt năm 2025 là 2100, năm 2030 là 3.900. Dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân theo giai đoạn 2020 - 2025 là 18,47 %, giai đoạn 2025 - 2030 là 13,18%.
4.1.7. Hiện trạng về đầu tư du lịch
Khu vực vùng hồ thủy điện từ khi được quy hoạch thành Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình thì có rất nhiều dự án đầu tư vào khu vực này. Theo kết quả tổng hợp của Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình các dự án du lịch, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng năm 2018 (14 dự án) với tổng số tiền trên 120.105 tỷ đồng, trong đó có 550 tỷ đồng đầu tư tại xã Thung Nai thuộc khu vực vùng Hồ thủy điện Hòa Bình.
Tỉnh đã thực hiện các dự án nâng cấp tuyến đường tỉnh 435 đi qua các xã: Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong), Suối Hoa (Tân Lạc), với tổng mức đầu tư 756 tỷ đồng, tổng chiều dài 24,8 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp III - miền núi; làm đường giao thông trục chính của đảo Sung, xã Tiền Phong (Đà Bắc) dài 2,25 km, tổng mức đầu tư 18 tỷ đồng; đầu tư hỗ trợ thực hiện cải tạo sân phục vụ sinh hoạt cộng đồng tại xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc), cải tạo tuyến đường liên xóm Ngòi, đường vào thăm quan động Hoa Tiên, xóm Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc), tổng mức đầu tư trên 3 tỷ đồng. Xây dựng các cột phát sóng ở tất cả các điểm du lịch trên KDL hồ Hòa Bình. Hiện tại, KDL hồ Hòa Bình có trên 200 phương tiện tàu thuyền vận chuyển khách du lịch, 107 cơ sở lưu trú (14 khách sạn, 32 nhà nghỉ, 61 nhà nghỉ cộng đồng).
Đến nay, KDL hồ Hòa Bình có 16 dự án đầu tư dịch vụ, văn hóa, du lịch được cấp phép, hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 1.444 ha, tổng nguồn vốn từ nhà đầu tư khoảng 3.303,9 tỷ đồng. Thu hút 11 dự án đầu tư phát triển du lịch, tổng diện tích sử dụng đất khoảng 757 ha, tổng nguồn vốn đầu tư khoảng trên 3.200 tỷ đồng. Các dự án có mục tiêu đầu tư đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, kết hợp trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo tồn văn hóa các dân tộc, du lịch tâm linh...
Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2020 là xây dựng KDL hồ Hòa Bình bước đầu đáp ứng các điều kiện, tỉnh tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như lồng ghép các nguồn vốn, tỉnh ưu tiên bố trí từ NSNN để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, bến thuyền kết nối
các điểm du lịch; đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư dự án phát triển du lịch đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, phát triển nhà hàng đạt chuẩn, KDL sinh thái, nghỉ dưỡng chất lượng cao, phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng; có chính sách hỗ trợ đầu tư khai thác tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, vui chơi giải trí.
Nguồn: UBND tỉnh Hòa Bình
Hình 4.7. Quy hoạch đường giao thông, bến cảng tại vùng hồ thủy
điện Hòa Bình
4.1.8. Hiện trạng về công tác xúc tiến quảng bá du lịch
Trong thời gian qua, ngành du lịch Hòa Bình đã chú trọng và có nhiều nỗ lực trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch như tổ chức các cuộc thi, các buổi hội thảo, làm việc nhằm tuyên truyền các chính sách của tỉnh, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Ngành du lịch cũng đã tham gia nhiều hội chợ, triển lãm, liên hoan du lịch trong nước, qua đó tuyên truyền những tiềm năng, thế mạnh và cơ chế chính sách đầu tư của tỉnh.
Vùng hồ thủy điện Hòa Bình được quy hoạch thành KDL quốc gia Hồ Hòa Bình. Do vậy, công tác tuyên truyền quảng bá thương hiệu du lịch trong thời gian qua diễn ra tương đối mạnh mẽ. Công tác quảng bá đã huy động được