Đánh Giá Mức Độ Thuận Lợi Của Điểm Du Lịch


sức mạnh xã hội hoá tham gia giới thiệu sản phẩm du lịch địa phương, các đơn vị, cá nhân nhiệt tình, hưởng ứng thực hiện chương trình hành động du lịch.

Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cho KDL hồ Hòa Bình được đẩy mạnh.

4.1.9. Tổ chức không gian phát triển du lịch

Qua phiếu điều tra khảo sát, từ các nội dung tiêu chí đánh giá chi tiết, tác giả tổng hợp lại thành các tiêu chí mang tính chất bao quát. Để có thể đánh giá vùng hồ thủy điện Hòa Bình là một điểm đến du lịch, là nơi có khả năng thu hút khách du lịch thông qua tài nguyên du lịch, các loại hình du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, chính sách… Lực hút của điểm đến được xác định là do có tính dễ tiếp cận, sự hấp dẫn, độc đáo của tài nguyên du lịch, sự tiện nghi của cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, chất lượng các dịch vụ tốt, là một điểm đến bền vững về môi trường… nào đó. Các tiêu chí đánh giá điểm du lịch được phân thành 4 bậc, theo thứ tự từ cao xuống thấp có giá trị lần lượt là 4 điểm, 3 điểm, 2 điểm, điểm (ví dụ: rất hấp dẫn: 4 điểm, hấp dẫn: 3 điểm, hấp dẫn trung bình: 2 điểm, kém hấp dẫn: 1 điểm). Việc lựa chọn hệ số các tiêu chí cần căn cứ vào thực tiễn địa bàn nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng của tiêu chí đó đến hoạt động của điểm du lịch. Điều tra 100 khách có 70 khách đánh giá điểm đầy đủ, trong đó 28 khách đánh giá bậc 4, 21 khách đánh giá bậc 3, 14 khách đánh giá bậc 2 và 7 khách đánh giá bậc 1. Còn lại 30 khách không đánh giá đầy đủ.

Bảng 4.8: Đánh giá tổng hợp điểm du lịch

TT

Các tiêu chí đánh giá

Hệ số


4



1

1

Tài nguyên du lịch tự nhiên

3

12

9

6

3

2

Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch

3

12

9

6

3

3

Loại hình, sản phẩm du lịch

3

12

9

6

3

4

Chất lượng dịch vụ

2

8

6

4

2

5

Độ bền vững môi trường

2

8

6

4

2

6

Chính sách, công tác quản lý

hoạt động du lịch

2

8

6

4

2

7

Vị trí tiếp cận

1

4

3

2

1


Tổng số


64

48

32

16

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 9

Bậc số 3 2


Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra


Từ bảng tổng hợp trên, điểm số phân thành 3 bậc: bậc 1 từ 48 - 64 điểm, bậc 2: từ 32 đến 48 điểm, bậc 3 từ 16 - 32 điểm. Mỗi bậc có mức độ thuận lợi và ý nghĩa khác nhau. Các điểm du lịch được đánh giá từ 16 - 64 điểm. Ý nghĩa của các điểm du lịch được xác định như sau:

Bảng 4.9: Đánh giá mức độ thuận lợi của điểm du lịch


TT

Mức độ đánh giá

Điểm số

1

Rất thuận lợi (có ý nghĩa quốc gia)

48 - 64

2

Thuận lợi (có ý nghĩa khu vực)

32 - 48

3

Không thuận lợi (có ý nghĩa địa phương)

16 - 32

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra

Từ nhận định của khách du lịch, qua các phiếu đánh giá có thể thấy rằng vùng hồ thủy điện Hòa Bình có mọi điều kiện thuận lợi để trở thành một điểm đến cho khách du lịch. Địa điểm này không chỉ có ý nghĩa quốc gia về du lịch, mà còn có ý nghĩa quốc tế do hội tụ đầy đủ các yếu tố tài nguyên tự nhiên, nhân văn...

* Các điểm du lịch đang khai thác: Với những cơ sở hiện có và tiềm năng du lịch Hoà Bình, các điểm du lịch đang được khai thác ở Hồ Hoà Bình bao gồm:

- Các điểm di tích lịch sử văn hóa: Di tích đền Thác Bờ, quần thể thắng cảnh khu vực công trình nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và lòng Hồ Hòa Bình.

- Các điểm du lịch thắng cảnh, nghỉ dưỡng: Động Thác Bờ, Thung Nai, Động Hoa Tiên, Vịnh Ngòi Hoa, Đảo Dừa, Đảo Xanh, Cối xay gió…

- Các bản làng dân tộc thiểu số: Bản Ngòi, bản Giang Mỗ, bản Đá Bia, xóm Ké…

* Các cụm du lịch:

- Cụm du lịch Mai châu.

- Cụm du lịch Cao Phong.

- Cụm du lịch Tân Lạc.

- Cụm du lịch TP Hòa Bình.


- Cụm du lịch Đà Bắc.

* Các tuyến du lịch:

- Tuyến du lịch nội tỉnh:

+ Tuyến du lịch đường thủy Thành phố Hoà Bình - Cao Phong - Đà Bắc - Tân Lạc - Mai Châu trên hồ Hoà Bình.

+ Tuyến Hoà Bình - Đà Bắc - Pu canh.

+ Tuyến Hoà Bình - Cao Phong - Tân Lạc - Mai Châu.

- Tuyến du lịch liên tỉnh:

+ Tuyến du lịch đường thuỷ từ nhà máy thủy điện Hoà Bình - thủy điện Sơn La trên Hồ Hòa Bình.

+Tuyến Hoà Bình - Phú Thọ - Vĩnh Phúc: Là tuyến đường dọc sông Đà (tỉnh lộ 434).

+ Tuyến Hòa Bình - Hà Nội.

+ Tuyến Hòa Bình - Ninh Bình.

+ Tuyến Hòa Bình - Sơn La - La Châu.

4.1.10. Đánh giá chung về hiện trạng hoạt động du lịch tại khu vực hồ thủy điện Hòa Bình

4.1.10.1. Những kết quả đạt được

Với những lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng du lịch và điều kiện cơ sở hạ tầng, thời gian qua, dưới sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể trong tỉnh, sự nỗ lực của ngành du lịch, công tác quản lý và phát triển du lịch tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình đã đạt những kết quả chủ yếu sau:

- Lượng khách du lịch Quốc tế và nội địa đạt mức tăng trưởng khá với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách du lịch giai đoạn 2010 - 2020 đạt trên 10%/năm.

- Tổng thu từ hoạt động du lịch từng bước được nâng cao, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển du lịch chung của cả tỉnh.


- Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, tạo được nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng quanh khu du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang dần được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đang từng bước được xây dựng, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch.

4.1.10.2. Tồn tại và những vấn đề đặt ra

* Thực trạng hoạt động du lịch những năm qua ở tỉnh Hòa Bình nói chung và vùng hồ thủy điện Hòa Bình nói riêng cũng còn bộc lộ những vấn đề nhất định:

- Mặc dù lượng khách du lịch đến Hồ Hòa Bình tăng qua các năm nhưng lượng khách du lịch lễ hội và đi lại trong ngày vẫn chiếm tỷ lệ lớn và chi tiêu của khách còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước, cơ cấu chi tiêu chưa hợp lý phần lớn là chi tiêu vào dịch vụ lưu trú và ăn uống. Điều này làm tổng thu du lịch và đóng góp của du lịch Hồ Hòa Bình vào du lịch cả Tỉnh phần nào bị hạn chế.

- Nhiều điểm du lịch như Thung Nai, Đảo Dừa đang quy hoạch và đang xây dựng nên chưa hoàn chỉnh, môi trường, tài nguyên đa dạng sinh học đã và đang bị ảnh hưởng mạnh từ hoạt động du lịch.

* Nguyên nhân:

- Xuất phát điểm của du lịch tỉnh Hòa Bình còn thấp, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống bến cảng du lịch trên sông Đà, trong giai đoạn vừa qua chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn kém, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du lịch. Sản phẩm du lịch còn nghèo, chưa thực sự đặc sắc, kém sức cạnh tranh để hấp dẫn khách, thiếu các loại hình vui chơi giải trí để kéo dài thời gian lưu lại của khách, dịch vụ bán hàng lưu niệm chưa phát triển.

- Hoạt động xã hội hóa du lịch chưa được phát huy đúng mức, chưa có cơ chế và giải pháp để kích thích và thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc


đầu tư, kinh doanh du lịch (đặc biệt trong việc xây dựng sản phẩm du lịch, đầu tư hạ tầng, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch).

- Công tác đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, thiếu nguồn vốn đầu tư.

- Lực lượng lao động ngành du lịch còn thiếu, chất lượng hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của hoạt động kinh doanh du lịch. Công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

Ngoài những vấn đề trên, còn có những nguyên nhân khách quan như những biến động phức tạp đã tác động tiêu cực đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và Hòa Bình nói riêng như: Khủng khoảng kinh tế tài chính trên phạm vi toàn cầu, nạn khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, …

Sự cạnh tranh, chia sẻ thị trường của các trung tâm du lịch lớn cả nước ngày càng gay gắt. Hơn nữa, nhu cầu, thị hiếu của khách có xu hướng đổi mới với yêu cầu ngày càng cao.

4.2. Tiềm năng du lịch tại khu vực hồ thủy điện Hòa Bình

4.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Với vị trí địa lý thuận lợi, địa hình, khí hậu đa dạng đã tạo cho vùng hồ thủy điện Hòa Bình những tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú, đa dạng và đặc thù phục vụ cho du lịch.

Vùng hồ Hòa Bình có nhiều đảo, vách đá hiểm trở, có nhiều hang động thác nước, ... Những dãy núi đá vôi quần tụ tạo nên những bức tường chắc chắn, hình thành nên các quần thể cư trú của các cư dân từ xa xưa. Tài nguyên này tạo nên sức hút với khách du lịch leo núi, khám phá, phiêu lưu mạo hiểm khoa học.

Qua kết quả tổng hợp 40 phiếu điều tra của người dân địa phương, đa phần người dân địa phương đều nắm bắt rõ các nguồn tài nguyên du lịch tại địa phương đang được khai thác. Ngoài ra, người dân địa phương còn cung cấp thêm một số thông tin về các địa điểm du lịch mới, đang được khảo sát để phát triển.


Bảng 4.10: Các điểm du lịch chính thuộc các xã vùng lòng hồ sông Đà


TT

Địa điểm du lịch chính

1

Xã Thái Thịnh

Bản Trụ; Xóm Vôi

2

Xã Thung Nai

Suối Trạch, Chợ Bờ; Đảo Cối Xay Gió

3

Xã Bình Thanh

Bản Mường Giang Mỗ;

4

Xã Suối Hoa

Động Thác Bờ; Động Hoa Tiên; Bản Ngòi; Vịnh Ngòi

Hoa; Hồ Hoa.

5

Xã Sơn Thủy

Ba Khan; Thác Gò Lào

6

Xã Vầy Nưa

Đền bà chúa Thác Bờ; Đảo Dừa.



7

Xã Hiền Lương

Xóm Ké; Đền Đôi Cô.

8

Xã Tiền Phong

Bản Đá Bia; Bản Mó Hém; Đảo Sung

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Qua tìm hiểu tài liệu hiện nay, một số hang động tự nhiên ngay tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình như động Thác Bờ, động Hoa Tiên là những danh thắng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp quốc gia.

Nhìn chung, tài nguyên tự nhiên vốn có tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình vẫn còn hoang sơ, ít tác động của bàn tay con người, phù hợp với những đặc điểm của du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh,... Nếu tỉnh có những hướng đi đúng đắn thì du lịch ở vùng hồ thủy điện Hòa Bình sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

* Một số điểm có tiềm năng phát triển du lịch

- Đền bà chúa Thác Bờ: Nằm trên địa bàn xã Vầy Nưa có đền bà Chúa Thác Bờ, một ngôi đền rất nổi tiếng mà nhiều du khách khi đến du lịch lòng hồ Hòa Bình không thể bỏ qua.

- Động Thác Bờ: Động Thác Bờ thuộc xóm Bưng, xã Ngòi Hoa (Suối Hoa), huyện Tân Lạc, động nằm ngay trên bến Ngọc ở sườn núi phía bắc, trong dãy núi Chúa bên bờ hồ Hòa Bình. Không chỉ gắn với quần thể di tích đền Bờ thờ Bà Chúa thượng ngàn có công giúp vua Lê Lợi dẹp loạn phương Bắc, đây


cũng từng là nơi trú chân của nhiều cánh lái buôn ngược xuôi sông Đà khi qua đây gặp sóng to gió lớn. Do đó, động Thác Bờ từ lâu đã thu hút du khách thập phương đến bái vọng và du lịch.

- Chợ Bờ: Người dân ở đây giao dịch buôn bán chủ yếu tại chợ Bờ. Chợ chỉ họp vào buổi sáng và tan chợ khi còn khá sớm, khoảng gần 8 giờ là chợ đã thưa người qua lại. Chợ nổi Thác Bờ họp phiên chủ nhật cách bến thuyền Thung Nai chừng 20 phút. Không quá ồn ã tấp nập. Chợ là nơi thông thương của các ghe thuyền trên khắp mặt hồ về đây. Người ta mang đến những sản vật được đánh bắt từ đêm hôm trước.

- Suối Trạch: Suối Trạch là một trong những địa điểm không nên bỏ qua khi vào Thung Nai. Nơi đây là bể tắm thiên nhiên lý tưởng với nguồn nước trong, mát lạnh.

- Động Hoa Tiên: Di tích động Hoa Tiên di tích toạ lạc trong lòng dãy núi đá vôi, núi Bà thuộc xóm Ngòi, xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Cách nơi di tích tọa lạc khoảng 1km về phía Đông, có một hồ nước rộng, trong xanh dân trong vùng gọi là hồ tiên tắm. Từ hai địa danh đó nhân dân nơi đây đã chọn hai mỹ tự đẹp nhất để đặt tên cho động là động Hoa Tiên. Động Hoa Tiên gồm 2 cửa cách nhau 18m: cửa phía Đông nam và cửa phía Nam. Cửa Đông nam có chiều cao 5m; rộng bình 6m. Cửa hướng Nam cao 6m; rộng 9m. Cửa động cao hơn nền động khoảng 8 - 10m, muốn vào động du khách phải đi qua cầu thang bằng sắt, bắc ở hai cửa vào.

- Bản Ngòi: Nằm cách cảng Thung Nai gần một giở đi tàu trên hồ thủy điện sông Đà, bản Ngòi thuộc xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc là một trong những bản cổ người Mường đẹp nhất của Hòa Bình, trải qua nhiều thập kỷ nơi đây vẫn là ốc đảo nằm tách biệt sâu trong lòng hồ thuỷ điện Hoà Bình, không có đường bộ, phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền tôm, bè mảng, cuộc sống của người dân bản nơi đây tách biệt, cô lập như bị “lãng quên” ở lòng hồ sông Đà hùng vĩ.

- Bản Đá Bia: Bản Đá Bia, thuộc xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa


Bình. Chỉ cách trung tâm Hòa Bình khoảng 50km, nơi đây là địa điểm lý tưởng cho những du khách muốn tạm xa ồn ào của đô thị, khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu về đời sống văn hóa của dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Mường nói riêng.

- Xóm Ké: Xóm Ké, thuộc xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình nằm sát mép hồ Hòa Bình, có khoảng 80 hộ dân là người dân tộc Mường sinh sống. Hầu như phong cảnh còn nguyên sơ, bản sắc văn hóa của người dân địa phương còn được lưu giữ. Đến thăm xóm Ké, du khách vừa được khám phá núi non, rừng già hùng vĩ, lòng hồ mênh mông lại được cùng sinh hoạt, cảm nhận cuộc sống văn hóa, lao động, sản xuất của người dân địa phương.

- Đảo Dừa: Thuộc địa phận xã Vầy Nưa của huyện vùng cao Đà Bắc, cách trung tâm thành phố Hòa Bình 25km, mất khoảng 20 phút đi tàu từ bến cảng du lịch Thung Nai, Đảo Dừa nằm gần với điểm du lịch tâm linh đền Bờ và động Thác Bờ.

- Bản Mó Hém: Nằm xen giữa 2 điểm du lịch cộng đồng xóm Ké và xóm Đá Bia trên tuyến du lịch hồ Hòa Bình, bản Mó Hém, xã Tiền Phong hiện là bản du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách đến trải nghiệm, khám phá. Đến đây du khách có thể tham gia trải nghiệm các hoạt động như: chèo bè mảng, đánh bắt cá, tôm, câu cá trên hồ, đi xe đạp, đi bộ khám phá xung quanh bản làng…

- Đảo Sung: thuộc xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc là một trong những đảo được xem là đẹp nhất khu vực hồ Hòa Bình. Đảo có tổng diện tích 133 ha, nằm giữa vùng lõi trong quy hoạch phát triển khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình.

- Ba Khan: là một xã nhỏ của Mai Châu (nay là xã Sơn Thủy) nằm ven bờ hồ thủy điện Hòa Bình, từ đèo Thung Khe thả tầm nhìn về phía bình nguyên sau lưng đèo, đó chính là Ba Khan. Con đường này bắt đầu từ phía dưới chân đèo Thung Khe, chạy dọc qua hết xã Ba Khan rồi bắt đầu men theo lòng hồ Hòa Bình.

- Thác Gò Lào: là tên một con thác nằm ở khu vực xã Phúc Sạn (nay là xã Sơn Thủy), cách trung tâm thị trấn Mai Châu khoảng 15km. Thác Gò Lào gồm 2

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 18/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí