Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 10


thác nước nhỏ, chảy từ độ cao khoảng 15m xuống. Khu vực dưới chân thác có một bãi đất trống bằng phẳng có thể phù hợp cho việc tổ chức một bữa picnic ngoài trời.

- Bản mường Giang Mỗ: Bản Giang Mỗ thuộc địa phận xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, là địa điểm lý tưởng cho những tour du lịch về nguồn, khám phá văn hóa cộng đồng để xua tan cái ồn ào, náo nhiệt và xô bồ nơi phố thị. Giang Mỗ là nơi sinh sống của người Mường, cả bản có 117 ngôi nhà sàn với trên 460 nhân khẩu. Cuộc sống của người dân nơi đây gắn với trồng trọt và chăn nuôi.

- Nhà máy thủy điện Hòa Bình (Thành Phố Hòa Bình): Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, trên dòng sông Đà. Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành. Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000 KW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 KW.

- Khu hảo tồn thiên nhiên Pu Canh: Là khu bảo tồn liền kề với vùng hồ thủy điện Hòa Bình. Khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa phận 4 xã Tân Pheo - Trung Thành - Đoàn Kết - Đồng Chum, huyện Đà Bắc. Đây là một khu rừng giàu và đa dạng về thảm thực vật, động vật. Rừng Pu canh không giống như những khu bảo tồn thiên nhiên khác. Ở đây vẫn còn nguyên sự hoang sơ, huyền bí và thâm u của rừng già như nó vốn có. Đây là nơi có thề nói là 100% phù hợp với loại hình du lịch sinh thái tự nhiên của Hòa Bình rừng chưa bị con người tác động, vẫn mang tính chất nguyên bản của nó, rất hấp dẫn du khách ưa khám phá, nghiên cứu, học tập.

Như vậy, có thể khắng định vùng hồ thủy điện Hòa Bình là nơi có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Những tiềm năng này đang bước đầu


được khai thác như Bản Ngòi, Đảo Sung, Đảo Dừa... Trước những thách thức phát triển du lịch hiện nay đòi hỏi tỉnh cần đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá, cũng như đầu tư phát triển du lịch sinh thái, để những yếu tố du lịch trên không chỉ dừng ở mức độ tiềm năng, góp phần thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình nhằm thúc đấy kinh tế của tỉnh phát triển cùng với xu thế chung của cả nước.

4.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

4.2.2.1. Văn hóa

Hoà Bình luôn tự hào là cái nôi của một nền Văn hoá, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển loài người. Đó là nền “Văn hoá Hoà Bình”, nền văn hoá của cư dân nông nghiệp sơ khai. Là một tỉnh miền núi có thành phần dân tộc khá phong phú với 7 dân tộc anh em sinh sống: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông và một số ít dân tộc khác.

Vùng hồ thủy điện Hòa Bình dân tộc Mường chiếm trên 80%, tiếp đến lần lượt là dân tộc Tày 5%, Dao 4%… mỗi dân tộc có những công trình kiến trúc riêng như nhà cửa, cầu cống, thành quách, các công trình dân dụng, kiến trúc tôn giáo nghệ thuật hay cụ sản xuất, đồ dùng dân dụng, trang phục, ăn uống...

* Nhà ở:

- Dân tộc Mường: Trong xã hội cổ truyền, nhà sàn là nơi ở phố biến của người Mường Hoà Bình. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, một số nơi như thị trấn, thị xã người Mường ở nhà sàn sàn không còn nhiều. Ngôi nhà sàn ấn hiện trong núi rừng, thấp thoáng trong bóng cây, nhà sàn là tài sàn quan trọng, là nét văn hoá đẹp của người Mường.

Ngôi nhà sàn là nơi diễn ra hầu hết mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình. Từ bề ngoài ngôi nhà sàn của người Mường rất dễ nhận biết: có 4 mái, hai mái trước hình tam giác cân, hai mái đầu hồi có hình tam giác. Kết cấu của nhà sàn Mường gồm có các vì kèo và các hàng cột, trong các hàng cột chia ra cột cái và cột con. Nếu chú ý hơn ở nhà sàn truyền thống thưởng có 2


vì kèo 4 cột cái và 8 cột con, ở giữa hai đầu cột cái nối với nhau bởi xà ngang. Ngoài ra, còn có các đòn tay nối các vì kèo với nhau, trên đòn tay có các hàng rui, trên rui có các hàng mè nằm vuông góc, trên cùng là đòn nóc. Nhà của người Mường lợp bằng tranh hoặc bằng rạ, sàn nhà làm bằng cây bương đập dập. Cột nhà làm bằng những cây gồ to cũng có thể được chôn xuống đất hay kê trên hòn đá tảng. Nhìn chung, ngôi nhà sàn của người Mường được làm từ hầu hết các vật liệu từ thiên nhiên núi rừng mang lại như gỗ tre, nứa đất đá...

Việc tìm hiểu phong cách kiến trúc về ngôi nhà sàn của người Mường là một điều vô cùng thích thú đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Ngôi nhà sàn của người Mường Hoà Bình được xây dựng theo truyền thuyết của “thần Rùa”. Do vậy hình dáng ngôi nhà giống với hình dáng của con rùa. Đối với người Mường con rùa trở thành vật linh thiêng.


Hình 4.8. Nhà sàn người dân tộc Mường tại Giang Mỗ

Nguồn: Bùi Ánh Hồng, 2020

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện Hòa Bình - 10

- Dân tộc Tày: Người tày thường cư trú và sinh sống tại nhà Sàn với đặc điểm thường thấy là nhà đất mái lợp cỏ gianh. Trong nhà thường được phân biệt phòng nam ở ngoài, phòng của nữ giới ở trong buồng. Phổ biến nhất thường là loại nhà ở 3 gian, 2 mái. Họ thường chọn những loại gỗ quý để làm nhà, xung quanh nhà thưng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa. Người tày sống tập trung thành bản, thường ở ven các thung lũng, triền núi thấp trên một miền thượng du. Mỗi bản có từ khoảng 20 đến 25 nóc nhà hoặc những bản lớn có số lượng dân cư trú và số lượng nhà ở nhiều hơn.



Hình 4.9. Nhà sàn người dân tộc Tày

Nguồn: Báo Hòa Bình


- Dân tộc Dao: Nhà của người dân tộc dao là nhà đất trệt, mái lá cọ truyền thống dựng quây quần gần nhau. Người Dao Tiền thường làm nhà đất trệt, tường ghép gỗ, lợp mái lá cọ. Đây là loại hình nhà ở đã có từ rất lâu đời, phổ biến trong cuộc sống người Dao với quan niệm, có ở nhà nền đất thì mới có chỗ để cúng Bàn Vương. Nhà ở thường được dựng đơn giản 3 hoặc 5 gian đứng, dù to hay nhỏ đều theo một khuôn mẫu nhất định, gồm 1 cửa chính ở giữa nhà, 1 cửa phụ ở đầu hồi bên trái và 2 cửa sổ. 3 gian được sắp xếp: gian bên trái dùng để đặt buồng ngủ cho gia chủ, gian bên phải là buồng ngủ cho con cái, gian giữa thường rộng hơn hai bên, là gian để bàn thờ tổ tiên và tiếp khách.


Hình 4.10. Nhà sàn người dân tộc Dao tại Bản Sưng

Nguồn: Báo Hòa Bình


* Ẩm thực:

Vùng hồ thủy điện Hòa Bình dân tộc sinh sống chính là dân tộc Mường chiếm trên 80 %, chính vì vậy văn hóa ẩm thực cũng đậm đà bản sắc văn hóa của người dân tộc Mường. Cũng như những dân tộc khác, trước hết các món ăn của người dân tộc Mường được chế biến từ các nguyên liệu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và hái lượm làm nguồn cung cấp thức ăn chính: Trên nương dưới ruộng người Mường ít trồng cây ăn quả mà chủ yếu là lúa ngô, khoai sắn, vừng đậu... Trong bữa ăn hàng ngày của người Mường cơm nếp được sử dụng để tiếp khách, trong các dịp lễ, tết… còn cơm tẻ chỉ là nguồn lương thực bình thường, đơn giản.

Bên cạnh công việc trồng cây lươn, người dân tộc Mường còn chăn nuôi gia súc, gia cầm để làm nguồn thực phẩm cung cấp cho các bữa ăn. Nhưng khác với đồng bằng các con vật nuôi đa số được thả rông như: lợn mường, gà đồi, vịt chạy đồng,...

Nhìn chung các món ăn của người Mường khá phong phú mang đậm bản sắc dân tộc. Các món ăn chủ yếu được chế biến từ các nguyên liệu từ thiên nhiên. Người Mường với các món ăn tiêu biểu đặc trưng là: món cá nấu măng chua, cá ốt, nậm pịa, thịt lợn muối chua, thịt gà nấu măng chua, chả cuốn lá bưởi,... Ngoài ra còn một số món ăn khác được người Mường chế biến để dùng vào các dịp lẽ tết hay thờ cúng riêng. Nhưng thông thường thì trước khi ăn bao giờ người Mường cũng có tục đặt lên bàn thờ cúng tồ tiên trước rồi mới ăn sau.

* Trang phục:

Mỗi dân tộc đều mang sắc thái văn hoá độc đáo của mình qua trang phục. Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu, thông tin quan trọng thứ hai để khi có dịp tiếp xúc chúng ta dề dàng nhận biết được tộc người này với tộc người khác.

Trang phục của 54 dân tộc ở Việt Nam được coi là một vườn hoá văn hoá rực rỡ sắc màu và đậm đà sắc thái tộc người, mà trong đó trang phục của người Mường, Tày, Dao... là những bông hoa đẹp trong vườn hoa văn hoá đa sắc ấy.


Những năm gần đây bộ nữ phục người Mường đã trở nên dần quen thuộc, gây ấn tượng với chiếc váy bó sát thân, cạp váy hoa phô trước ngực, chiếc áo cánh lửng, chiếc áo trùng buộc vạt, thắt lưng xanh tấm khăn trắng đội đầu, vòng kiềng sáng lấp lánh. Nữ phục Mường tiềm ấn những sắc thái riêng qua đường nét may và qua màu sắc trang trí.

Ngoài những bộ váy, quần áo nâu của đàn ông người Mường thì trang phục của người Tày, Dao… cũng độc đáo không kém đó là trang phục vô cùng kín đáo với màu chủ đạo là màu đen, váy nhỏ dài gần tới đất và có quần mầu nâu dài mặc trong.

Bên cạnh đó còn xuất hiện các trang phục, váy của các dân tộc khác cư trú trên địa bàn tỉnh váy Cóm của dân tộc Thái, váy xòe của người Mông rất độc đáo với trang sức đeo cùng. Những bộ trang phục của các dân tộc tỉnh Hòa Bình rất hấp dẫn du khách, bởi sự lạ và độc đáo của chúng. Hiện nay, tại các điểm du lịch vùng hồ thủy điện Hòa Bình đã áp dụng hình thức bầy bán hoặc cho thuê các trang phục dân tộc, rất hấp dẫn du khách.

- Nghề thủ công truyền thống:

Trước hết phải kể đến nghề dệt. Kỹ thuật dệt của người Mường được thể hiện rõ ở chiếc cạp váy mà phần trang phục ta đã thấy, ngoài ra nó còn được thể hiện ở các sản phẩm khác như mặt phà làm vỏ chăn, các gối, váy áo,... Bên cạnh kỳ thuật dệt là kỳ thuật nhuộm màu của họ. Tất cà những việc đó đòi hỏi một kinh nghiệm, một sự khéo léo cao của mồi người và kết quà là những sản phẩm của họ được trình bày trước mặt mọi người.

Sau các sản phẩm từ nghề dệt là nghề đan lát có các đồ dùng gia đình và dùng trong sinh hoạt. Từ những cây tre, nứa, giang, mây... người Mường đã tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ cho đời sống hàng ngày. Ngoài ra các dân tộc ở Hòa Bình còn nổi tiếng với nghệ thuật chạm trổ trên các vật gia bào hay công trình kiến trúc,...

Tất cả những đồ thú công truyền thống có giá trị vô cùng lớn đối với việc


phát triển du lịch. Nó được bày bán tại các điểm du lịch tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình và các điểm du lịch nổi tiếng khác trong tỉnh như bản Lác Mai Châu, khu du lịch suối khoáng Kim Bôi. Nhu cầu mua sắm quà lưu niệm của du khách ngày càng lớn, càng nhiều. Đây là một nguồn mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ dành cho người dân địa phương, tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động địa phương.

4.2.2.2. Tín ngưỡng

- Lễ hội

Có thể nói diện mạo văn hoá của một vùng một dân tộc thường được biểu hiện một cách tập trung nhất ở các lễ hội, nơi mà tất cả các hoạt động lễ nghi, phong tục tập quán, sinh hoạt văn hoá văn nghệ, những tài năng... được bộc lộ toàn diện, đầy đủ và tự do nhất.

Gần đây chúng ta đã được tiếp cận và giới thiệu rất nhiều về các lễ hội, nhưng có lẽ lễ hội của các dân tộc thiểu số vần chưa được lưu ý đúng với trữ lượng phong phú và nội dung hấp dẫn của chúng. Hy vọng rằng, đề tài sẽ bồ sung thêm ít nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái cộng đồng đó là: các lễ hội của các dân tộc trong tỉnh Hòa Bình giúp chúng ta và đặc biệt là khách du lịch khi tới đây tham quan tìm hiểu có cái nhìn về lễ hội cư dân các dân tộc một cách toàn diện và thoả đáng hơn.

Các lễ hội ở Hòa Bình thường diễn ra vào các dịp bắt đầu vụ thu hoạch, sau khi thu hoạch hay vào thời điểm giao thời chuyên mùa như: năm mới, chuyển mùa hoặc có hạn hay bệnh tật… của cư dân trong làng bản.

Đầu tiên phải kể đến lễ hội của người Mường ở Hoà Bình rất phong phú với “Lễ hội thuổng tồng” (xuống đồng), Hội Sắc bùa, Lễ hội cầu mùa, Lễ hội cầu mưa, Lễ hội rửa lá lúa, Lễ cơm mới, Lễ hội đu tre - Lê hội đình cổi - Lễ hội đình Vai - Hội Chùa Kè - Lễ hội Chùa Hang - Lễ hội đền Bờ - Lễ hội khai hạ Mường Bi...”. Và còn rất nhiều các lễ hội khác của người thái như: Lễ hội Xen bản, Xen Mường của người Thái (Mai Châu) Lễ hội Dâng Hương Cúng Mạ, Lễ hội Đâm Trâu, Tết Nhảy của người Dao (Lương Sơn). Lễ hội Quay Cù, tục bắt vợ của dân tộc H’Mông (Mai Châu).


- Lễ hội Cồng Chiêng:

Trong vô số các lễ hội cố truyền của người Mường có lẽ lễ hội Cồng Chiêng là lễ hội tiêu biểu nó mang sắc thái văn hoá truyền thống Mường hơn cả. Lễ hội Cồng Chiêng của người Mường diễn ra trong thời gian từ khoảng 15 tháng giêng đến 15 tháng 2 thậm chí kéo dài đến hết tháng 3 (Tiết khai hạ). Tên gọi là lễ hội cồng chiêng với ý nghĩa là lễ hội cầu mùa, cầu mưa. Thực chất đây là dịp sinh hoạt văn hoá cồng chiêng diễn ra giữa các địa phương.

Thời gian diễn ra lễ hội kéo dài từ 1 đến 5 ngày, thời gian dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô tổ chức lễ hội.

Địa điểm diễn ra lễ hội thường là khu đất rộng bằng phẳng được bao bọc xung quanh là núi cao không phải ngẫu nhiên mà cư dân Mường lại chọn địa điểm này. Đất bằng phẳng để các hoạt động diễn ra một cách dễ dàng hơn, còn các vách núi xung quanh được ví như một nhà hát tự nhiên tạo nên sự cộng hưởng âm thanh vang vọng tiếng cồng chiêng lên trời để thần linh nghe thấy sự cầu xin, ước nguyện của cư dân Mường.


Hình 4.11. Lễ hội Cồng Chiêng tại huyện Tân Lạc

Nguồn: Báo Hòa Bình

- Hội Sắc bùa:

Giống như lễ hội cồng chiêng hội Sắc bùa là loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của người Mường. Đây là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người Mường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2022