Cổng Trời, Thị Trấn Tam Đảo Núi (Nguồn Ảnh: Vqg Tam Đảo)



Hình 4.15. Đền Mẫu Tây Thiên (Hà, 2017)‌

Khu nghỉ mát Tam Đảo núi

Tam Đảo là tên 3 đỉnh nổi lên chót vót đến tận trời xanh, bồng bềnh ẩn hiện trong mây, như ba hòn đảo giữa biển nước mênh mông. Khu nghỉ mát thị trấn Tam Đảo yên tĩnh, xinh xắn với những con đường lên xuống nho nhỏ, quanh co. Lên tới khu du lịch Tam Đảo núi, mới cảm nhận thấy thiên nhiên và dấu ấn thời gian đã ban tặng cho nơi đây một khung cảnh tuyệt vời, vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ, vừa huyền ảo trong khung cảnh sương, khói, gió, mây [17]

Hình 4 16 Cổng trời Thị trấn Tam Đảo núi Nguồn ảnh VQG Tam Đảo b Các 1Hình 4 16 Cổng trời Thị trấn Tam Đảo núi Nguồn ảnh VQG Tam Đảo b Các 2

Hình 4.16. Cổng trời, Thị trấn Tam Đảo núi (Nguồn ảnh: VQG Tam Đảo)

b. Các giá trị văn hóa

Về lễ hội

Lễ hội Tây Thiên (Đại Đình - Tam Đảo - Vĩnh Phúc) lễ hội chính vào ngày 15 tháng 02 Âm lịch. Đây là lễ hội có ý nghĩa lớn về mặt lịch sử văn hoá, có tác dụng tích cực trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và khôi phục phát triển những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá cổ truyền. Chính vì vậy lễ hội có sức thu hút rất lớn đối với nhân dân và khách du lịch các nơi, nhất là khách du lịch quốc tế.


Theo thống kê của Ban quản lý Khu danh thắng Tây Thiên những ngày cao điểm, khu danh thắng đón tới trên 10 nghìn lượt khách.‌

Về văn hóa của người Sán Dìu ở chân núi Tam Đảo

Xung quanh dãy Tam Đảo, người Sán Dìu tập trung khá đông. Nét văn hóa còn được bảo tồn, đã và đang phát triển tốt nhất của người Sán Dìu là hát Soọng cô. Đây là một nét sinh hoạt văn hóa phổ biến ở người Sán Dìu, đồng thời cũng là đặc trưng cho đời sống tinh thần của họ. Nội dung hát Soọng cô ấy nói lên những hình ảnh thiên nhiên nơi người Sán Dìu sinh sống, giãi bày những tâm tư, tình cảm, cuộc sống âm thầm của người Sán Dìu tự đáy lòng sâu kín. Đặc biệt là tình yêu nam nữ được thể hiện nhiều nhất trong hát Soọng cô. Vì thế, nó được hát ở nhiều nơi, nhiều lúc nhưng nhiều nhất trong đám cưới. Hình thức hát Soọng cô cũng là hình thức hát đối đáp, giao duyên giống như sli, lượn của người Tày - Nùng, quan họ vùng Kinh Bắc. Soọng cô có những bước hát chính bao gồm: Hát làm quen, hát chào hỏi, hát mời nhau uống nước ăn trầu, hát ví tâm tình, hát đối bên nam bên nữ, hát sang canh, hát chia tay.

Ngoài hát Soọng cô, khu vực xã Đạo Trù còn có chợ tình của người dân tộc Sán Dìu, do thời gian và lịch sử chợ tình hiện nay đã mai một nên cần khôi phục lại, để bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc và phục vụ phát triển du lịch [18],[19].

Về ẩm thực:

Tam Đảo có nhiều món ăn ngon, hấp dẫn có những món ăn rất dân dã nhưng đã thành sản vật đặc trưng của vùng đất này như su su Tam Đảo, na dai Bồ Lý, cá bống suối,....



Hình 4.17. Rau su su, cá bống suối Tam Đảo (Nguồn: http://vinhphuc.tourism.vn/)


4.3.2. Đánh giá tiềm năng du lịch tự nhiên của VQG Tam Đảo:‌‌‌‌‌

Trên cơ sở cho điểm các chỉ tiêu đánh giá, đề tài có kết quả tổng hợp như sau:

Bảng 4.10. Đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch tự nhiên của VQG Tam Đảo

TT

Tiêu chí

Hệ số

Bậc số

Cộng

4

3

2

1

1

Độ hấp dẫn

3


9



9

2

Độ bền vững

3


9



9

3

Vị trí điểm du lịch

2


6



6

4

Sức chứa du lịch

2

8




8

5

Thời gian hoạt động

1


3



3


Cộng


8

27



35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Kết quả đánh giá tổng hợp, VQG Tam Đảo đạt tổng số 35 điểm, được đánh giá là khu vực có tiềm năng du lịch tự nhiên cao. Độ hấp dẫn, độ bền vững và vị trí thuận lợi là tiền đề quan trọng để VQG Tam Đảo phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái gắn liền với thiên nhiên và đời sống người dân bản địa. Đây là những thế mạnh không phải VQG nào cũng có được.

4.3.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo

4.3.2.1. Điểm mạnh (Thuận lợi)

- Vị trí địa lý thuận lợi như có tuyến Quốc lộ 2, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh (Trung Quốc) chạy qua, gần Thủ đô Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài,… với hạ tầng giao thông phát triển.

- Tài nguyên du lịch đa dạng: khí hậu, cảnh quan và các giá trị sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo có sức hấp dẫn và giá trị khai thác du lịch cao; hệ thống các hồ, thác nước, hang động; nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như Khu danh thắng Tây Thiên, Đền Bà Chúa Thượng ngàn, lễ hội truyền thống Tây Thiên gắn với các truyền thuyết mang đậm tính nhân văn về người con gái Tam Đảo.

- Thương hiệu, hình ảnh về du lịch Tam Đảo đã được định vị và phát triển khá rộng rãi trên thị trường trong nước và quốc tế.

4.3.2.2. Điểm yếu (Khó khăn):

- Hạn chế về đội ngũ lao động (quản lý, tác nghiệp): Nguồn nhân lực hoạt động du lịch của VQG Tam Đảo còn hạn chế cả về số lượng và trình độ quản lý, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong cơ chế thị trường.

- Hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt hệ thống khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng và các dịch vụ vui chơi giải trí: Do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên VQG Tam Đảo chưa đầu tư cho phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch, chưa


có nhà nghỉ, khách sạn đạt tiêu chuẩn xếp hạng, chưa có khu vực nhà hàng phục vụ ăn uống riêng cho du khách.‌‌

- Hạn chế về sản phẩm du lịch và hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch so với yêu cầu phát triển: Cho đến nay, hoạt động marketing xúc tiến quảng bá du lịch của VQG Tam Đảo vẫn chưa có được một chiến lược cụ thể vì vậy các hoạt động trong thời gian qua chỉ mang tính "tình thế" và dựa vào nguồn ngân sách vốn rất hạn hẹp của trung ương cũng như từ sự hỗ trợ của một số chương trình. Sản phẩm đặc trưng du lịch sinh thái với việc khai thác các giá trị của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới núi cao ở VQG Tam Đảo vẫn chưa có được sự đầu tư phát triển như mong muốn.

- Tình trạng "chồng chéo" trong quản lý du lịch ở Tam Đảo.

Cơ quan tham mưu và triển khai thực hiện phát triển du lịch tại Tam Đảo không ổn định và chồng chéo. Trên địa bàn huyện Tam Đảo, có 3 BQL gồm BQL khu danh thắng Tây Thiên, BQL khu du lịch Tam Đảo và BQL VQG Tam Đảo đều khai thác hoạt động du lịch, trong đó tài nguyên rừng vẫn là do VQG Tam Đảo quản lý.

4.3.2.3. Cơ hội

- Nhu cầu du lịch (quốc tế và nội địa) ngày một tăng cùng với sự ổn định về an ninh, chính trị: Du lịch Tam Đảo - Vĩnh Phúc đang đứng trước cơ hội phát triển từ góc độ “cầu” của thị trường ngày một tăng, đặc biệt từ những thị trường quốc tế trọng điểm trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,... và Hà Nội - thị trường phân phối khách lớn nhất ở khu vực phía Bắc.

- Tam Đảo - Vĩnh Phúc có được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước trong việc nâng cấp hạ tầng du lịch: Tam Đảo - Vĩnh Phúc là một điểm đến du lịch quan trọng của Tiểu vùng du lịch Trung tâm trên tuyến du lịch quốc gia trung du miền núi phía Bắc. Hơn thế nữa, Vĩnh Phúc là địa phương đang đẩy nhanh sự phát triển công nghiệp, dịch vụ vì vậy Tam Đảo - Vĩnh Phúc đã và đang đứng trước cơ hội với sự hỗ trợ lớn từ phía nhà nước trong việc nâng cấp và phát triển hạ tầng nói chung, hạ tầng du lịch nói riêng.

- Nhiều doanh nghiệp trong nước, tổ chức quốc tế đang quan tâm đầu tư các dự án bảo tồn, phát triển DLST tại các VQG, KBTTN trong đó có VQG Tam Đảo.

4.3.2.4. Thách thức :

- Du lịch Tam Đảo - Vĩnh Phúc phát triển trong thế cạnh tranh rất lớn, trước hết là với một số địa phương như Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên..., trong điều kiện du lịch Tam Đảo - Vĩnh Phúc còn phát triển ở mức thấp.

- Tác động của hoạt động phát triển đô thị và công nghiệp: Sự phát triển của hệ thống đô thị, các khu công nghiệp, hoạt động của các nhà máy sản xuất vật liệu


xây dựng và đi kèm với nó là những hoạt động khai thác tài nguyên, đã có những tác động đáng kể, tạo thách thức không nhỏ đối với hoạt động phát triển du lịch bền vững ở Tam Đảo. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng sang mục đích khác như làm đường, các công trình tôn giáo... mà không tính toán đầy đủ đến tác động môi trường làm ảnh hưởng đến môi trường và giá trị đa dạng sinh học của VQG Tam Đảo.‌‌

- Nhận thức của xã hội về du lịch sinh thái và phát triển bền vững còn thấp; tình trạng người dân, du khách xâm nhập bất hợp pháp vào VQG gây thách thức không nhỏ đến quản lý tài nguyên nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng.


4.4. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo


4.4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

- Trung tâm GDMT & DV được thành lập từ năm 2008, hiện nay tổng số cán bộ là 4 người. Lực lượng mỏng lại không được đào tạo chuyên môn về du lịch cộng với trình độ ngoại ngữ hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong hoạt động phát triển DLST.

- Cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn nghèo nàn; Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động phát triển du lịch sinh thái còn quá ít; công tác xúc tiến marketing, quảng bá du lịch chưa được quan tâm đầy đủ.

- VQG Tam Đảo có rất nhiều tuyến, điểm du lịch tiềm năng. Hiện nay, Vườn đang tập trung vào khai thác 03 tuyến DLST chính trên thị trấn Tam Đảo và 01 tuyến DLST VQG Tam Đảo - Trung tâm cứu hộ Gấu.

- Lượng khách du lịch đến tham quan tại VQG Tam Đảo quá thấp so với toàn huyện Tam Đảo và một số VQG khác. Doanh thu du lịch của Vườn chỉ từ hoạt động bán vé tham quan, do các dịch vụ ăn nghỉ, vui chơi, giải trí còn thiếu nên chưa thu hút được nhiều khách đến tham quan và không khuyến khích được khả năng chi tiêu của du khách.

- Sức chứa tự nhiên của các tuyến DLST đang được khai thác tại VQG Tam Đảo là 1.060.799 người/ năm; sức chứa thực tế là 487.121 người/năm, cao gấp 29,7 lần lượng khách trong năm 2016. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển về du lịch sinh thái tại VQG Tam Đảo là rất lớn và Vườn vẫn chưa khai thác hết tiềm năng này.

- Số hộ kinh doanh dịch vụ du lịch của huyện Tam Đảo tập trung vào 3 xã Đại Đình, thị trấn Tam Đảo và xã Hồ Sơn. Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của người dân còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa có sự liên kết chặt chẽ với các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Mặc dù tỷ lệ người dân mong muốn tham gia


vào hoạt động DLST của Vườn khá cao nhưng VQG Tam Đảo chưa khuyến khích được sự tham gia của cộng đồng và chưa có cơ chế chia sẻ lợi ích trong hoạt động phát triển du lịch sinh thái.‌‌

- VQG Tam Đảo có tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi, Vườn cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời kỳ hội nhập. Do vậy, Vườn cần phát huy những mặt mạnh, khắc phục những điểm yếu để phát triển bền vững du lịch sinh thái. Từ những thực trạng trên, đề tài đề xuất một số giải pháp sau:

4.4.2. Đề xuất giải pháp

4.4.2.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến DLST: Mặc dù hiện nay hoạt động DLST đã có một số văn bản hiện hành, song vẫn còn có nhiều vướng mắc bất cập. Trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản quy định cụ thể về quản lý và phát triển du lịch sinh thái nói chung, trong đó có du lịch sinh thái VQG Tam Đảo nói riêng, khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý du lịch.

- Cơ chế và chính sách đầu tư, phát triển du lịch: Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư để thu hút được các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

- Cơ chế chính sách về thuế: Ưu tiên thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị khách sạn, vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được. Miễn, giảm thuế đối với hoạt động kinh doanh du lịch gắn với bảo tồn, phát triển cộng đồng, có ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường.

- Chính sách xã hội hóa du lịch: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch sinh thái dưới nhiều hình thức khác nhau, hoạt doanh kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

- Cơ chế phối kết hợp liên vùng, liên ngành: Khuyến khích các mối liên kết giữa địa phương trong cùng một vùng trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, kết nối tour du lịch, xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư và xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái.

- Chính sách về chia sẻ lợi ích: Thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích đối với người dân bản địa trong phát triển du lịch sinh thái; nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân vùng đệm.


4.4.2.2. Giải pháp về thu hút vốn đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng‌‌

* Về thu hút vốn đầu tư

- Huy động nguồn vốn xã hội hóa, tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của địa phương, trung ương trong đầu tư phát triển du lịch sinh thái đặc biệt là cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá và phát triển sản phẩm theo quy hoạch bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng VQG Tam Đảo.

- Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Coi đây không chỉ là kênh huy động nguồn vốn đầu tư mà còn là kênh tiếp thu chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến.

- Tăng nguồn thu từ các hoạt động cho thuê môi trường rừng và cơ chế phát triển sạch để tạo nguồn vốn tiếp tục đầu tư vào quản lý bảo vệ rừng và các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

* Về phát triển cơ sở hạ tầng

- Hoàn thiện hệ thống đường bộ phục vụ công tác tuần tra, bảo vệ rừng kết hợp với phát triển du lịch sinh thái: xây dựng, sửa chữa hệ thống đường đi bộ trong rừng xuyên qua các hệ sinh thái đặc sắc, kết nối các điểm cảnh quan tự nhiên kỳ thú, các điểm di tích, các đền chùa (Chùa Tây Thiên, Thác Bạc...).

- Xây dựng trụ sở và khu công năng du lịch: Xây dựng văn phòng làm việc của Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ với diện tích khoảng 1.000 m2, trong đó ưu tiên nhà làm việc và hội trường lớn. Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống nhà nghỉ, khu giải trí và các công trình hạ tầng liên quan... tại các khu du lịch sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống cho du khách. Quá trình xây dựng phải đảm bảo hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học.

- Khai thác mở rộng các điểm, tuyến tham quan cho du khách để giảm các tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên cũng như kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Thiết kế và xây dựng các điểm phục vụ phát triển DLST, du lịch nghỉ dưỡng tại các vị trí: thác Bạc, tháp truyền hình, chòi quan sát chim di cư, ....


4.4.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực và phát triển cộng đồng

- Tăng cường đào tạo, tập huấn: VQG Tam Đảo với sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức quốc tế, các trường đại học đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, điều hành cho cán bộ, công chức, viên chức trong Vườn, đặc biệt là năng lực quản lý, điều hành các hoạt động du lịch; hướng dẫn viên DLST; kỹ năng giao tiếp, ứng xử với du khách nước ngoài cho đội ngũ cán bộ làm công tác dịch vụ, du lịch sinh thái. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm về phát triển DLST tại một số Vườn quốc gia trong nước và ngoài nước.


- Về tổ chức, nhân sự: Cần tổ chức lại Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ gồm Ban giám đốc, các bộ phận chức năng và đơn vị dịch vụ chuyên ngành; tăng thêm nguồn nhân lực có chuyên môn về dịch vụ, du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, cần có cơ chế, chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao về công tác lâu dài tại VQG Tam Đảo để tạo ra đột phá trong phát triển du lịch sinh thái.‌

- Tăng cường đầu tư kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động phát triển cộng đồng tại vùng đệm của Vườn quốc gia. Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt ở những xã khó khăn; hỗ trợ đào tạo năng lực tổ chức kinh doanh du lịch cho cộng đồng. Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động như: vận chuyển, hướng dẫn du khách, trông giữ xe, bảo vệ an ninh trật tự và thu dọn rác thải; đào tạo nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ; khuyến nông, khuyến lâm....

- Nâng cao ý thức của người dân về ý nghĩa của việc bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch thông qua các chương trình giáo dục môi trường, tìm hiểu về cội nguồn và các tuyên truyền mang tính xã hội sâu rộng.

- Phát triển sản xuất các mặt hàng truyền thống làm hàng lưu niệm, các món ăn, bài thuốc gia truyền:

Tạo điều kiện, hỗ trợ cho người dân đầu tư sản xuất và cung cấp cho khách du lịch những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của địa phương. Khuyến khích các cơ sở sản xuất ở làng nghề thủ công mỹ nghệ liên kết với nhau để thành những cơ sở, những doanh nghiệp mạnh tại các địa phương

Cần gìn giữ, phát huy cách chế biến những món ăn dân tộc, những bài thuốc gia truyền để đáp ứng nhu cầu của du khách đồng thời tăng nguồn thu cho người dân và giảm áp lực vào Vườn quốc gia.


4.4.2.4. Giải pháp về tuyên truyền, xúc tiến quảng bá DLST và phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch

- Tăng cường năng lực xúc tiến quảng bá du lịch: Thành lập bộ phận xúc tiến quảng bá cho du lịch và du lịch sinh thái VQG Tam Đảo với cơ chế vận hành linh hoạt. Nhà nước cần tăng cường ngân sách cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái, xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch quốc gia ở trong nước và tại một số thị trường ngoài nước trọng điểm để đạt được trình độ cạnh tranh trong khu vực.

- Thực hiện triển khai xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp hóa: Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển sản phẩm, thị trường, xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu và tạo dựng hình ảnh du lịch sinh thái VQG Tam Đảo trên những thị trường trọng điểm. Tổ chức nghiên cứu, điều tra thị trường du lịch định kỳ theo phương pháp cố định để nắm bắt được yếu tố "cầu” của du khách làm cơ sở cho

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí