Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La - 2


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ


1. Tên tác giả: Bùi Hoàng Dũng

2. Tên luận văn: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La”

3. Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8 62 01 16

4. Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

5. Mục đích nghiên cứu

Đánh giá được thực trạng của việc sản xuất nhãn đồng thời thấy được những tồn tại trong sản xuất từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nhãn đạt hiệu quả, nâng cao thu nhập cho các nông hộ sản xuất nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã.

6. Phương pháp nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

- Điều tra, thu thập thông tin từ các cơ quan chức năng; khảo sát, lấy thông tin, số liệu từ thực địa thông qua phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi.

- Áp dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học để xử lý số liệu và đánh giá kết quả đảm bảo yêu cầu khách quan và độ chính xác cho phép với sự hỗ trợ của phần mềm Exel, SPSS.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La - 2

7. Kết quả nghiên cứu chính

- Tình hình và thực trạng sản xuất nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã, diện tích, sản lượng nhãn trong các năm 2016, 2017, 2018.

- Đặc điểm các hộ trồng nhãn; kỹ thuật trồng và chăm sóc; tình hình sâu bệnh hại nhãn; tình hình thu hoạch, bảo quản, chế biến nhãn.

- Đánh giá hiệu quả sản xuất nhãn trên 1 ha: chi phí vật tư, giá trị công lao động, sản lượng nhãn hằng năm, giá bán và lợi thuận thu được trong việc sản xuất nhãn.

- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc phát triển sản xuất nhãn. Từ đó, đưa ra mục tiêu, giải pháp để phát triển sản xuất đạt hiệu quả, đem lại thu nhập cao cho người nông dân.


8. Kết luận chủ yếu của luận văn

- Nhãn khá dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao, là loại hoa quả có giá trị dinh dưỡng và hương vị thơm ngon nên rất có tiềm năng phát triển tai huyện Sông Mã nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Năng suất và sản lượng nhãn tăng nhanh qua các năm, mang lại thu nhập ngày càng tăng cho các hộ trồng nhãn.

- Trình độ kỹ thuật sản xuất nhãn chưa đồng đều, một số hộ còn mang nặng tập quán sản xuất cũ, đội ngũ cán bộ kỹ thuật chưa nhiều, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Do chi phí sản xuất nhãn lớn, đời sống còn gặp nhiều khó khăn nên một số hộ chưa mạnh dạn đầu tư để phát huy tiềm năng của cây nhãn, đặc biệt việc bón phân đúng kỹ thuật để ổn định năng suất, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ nhãn vẫn còn bấp bênh, không ổn định khiến người dân chưa thực sự yên tâm và tin tưởng vào sản xuất nhãn hàng hóa. Cần đầu tư quảng bá thương hiệu “Nhãn Sông Mã” kết hợp chú trọng phát triển chất lượng nhãn sẽ đem lại hiệu quả cao cho người nông dân hướng tới phát triển kinh tế bền vững.


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Cây ăn quả có vai trò quan trọng trong đời sống con người sản phẩm hoa quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt chứa nhiều vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể. Cũng như trong nền kinh tế quốc dân cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.

Hiện nay, cây ăn quả trở thành một trong những loại cây là thế mạnh kinh tế ở Việt Nam, sản phẩm cây ăn quả ngoài cung cấp cho thị trường trong nước còn là nguồn xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, sản phẩm cây ăn quả ngoài sử dụng ăn tươi còn là nguyên liệu cho ngành chế biến công nghiệp. Trong những năm qua, nghề trồng cây ăn quả đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với nền nông nghiệp,là cây góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập. Một trong số loại cây ăn quả đó là cây nhãn.

Nhãn là cây ăn quả dài ngày thích hợp với các vùng đất trung du và miền núi bởi đó mà cây nhãn không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn góp phần cải thiện môi trường sinh thái, góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc. Ngoài được dùng làm thực phẩm, sản phẩm nhãn còn là một vị thuốc được dùng trong Đông y chữa các chứng bệnh hay quên, thần kinh kém, suy nhược, hay hoảng hốt, khó ngủ... Những năm gần đây sản phẩm nhãn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La nói chung và của huyện Sông Mã nói riêng. Cây nhãn đem lại thu nhập cao cho đồng bào các dân tộc trong vùng đồng thời đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Sông Mã có điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển tốt. So với những cây trồng khác cây nhãn là cây trồng cho thu nhập chủ yếu của người dân trong huyện. Theo đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh


tế của huyện Sông Mã thì cây nhãn đem lại thu nhập tương đối cao và ổn định so với cây trồng khác. Tuy nhiên, năng suất và chất lượng quả chưa thực sự cao so với tiềm năng thế mạnh của địa phương bởi gần đây do ảnh hưởng của khí hậu toàn cầu, suy thoái rừng đầu nguồn, giá cả nhiều lúc bấp bênh. Mặt khác người dân sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn đầu tư, cây nhãn mới chỉ phát triển ở một số xã chứ chưa mở rộng ra toàn huyện.

Từ chính những lý do trên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây nhãn tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La” góp phần đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả của việc sản xuất nhãn đồng thời thấy được những tồn tại trong sản xuất từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nhãn đạt hiệu quả cao.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm về nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã.

- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi trồng cây nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã qua nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sản xuất nhãn của các nông hộ.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất nhãn đạt hiệu quả

cao.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các hộ nông dân trồng nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Đề tài được tiến hành thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

- Thời gian: Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là số liệu hộ thực hiện trong năm 2018, các số liệu thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2016- 2018.


5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu đề tài này giúp tôi có cơ hội được vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn, được học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn để phục vụ cho công việc sau này. Ngoài ra nó còn là tài liệu tham khảo cho các sinh viên trong trường.

* Ý nghĩa thực tiễn

- Thông qua việc thu thập thông tin, phân tích số liệu đề tài đã đánh giá được tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như nghề trồng nhãn nói riêng của người dân huyện Sông Mã.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở thực tiễn cho người dân, chính quyền địa phương xây dựng hướng phát triển, giải quyết những khó khăn trở ngại nhằm phát triển cây ăn quả nói chung và cây nhãn nói riêng hướng tới phát triển kinh tế bền vững.


Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Cây ăn quả

1.1.1.1. Vị trí cây ăn quả trong kinh tế nông nghiệp hiện nay

Cây ăn quả là các loại cây trồng hoặc quả rừng mà trái cây được dùng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. So với cây lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn thì cây ăn quả là nguồn dinh dưỡng quý cho con người về chất khoáng, đặc biệt nhiều vitamin nhất là các vitamin A và vitamin C rất cần cho cơ thể con người. Tùy theo nguồn gốc, xuất xứ và vùng sinh thái mà có thể chia ra cây ăn quả nhiệt đới, cây ăn quả cận nhiệt đới, cây ăn quả ôn đới...

Lịch sử loài người cho thấy rằng ngay từ xa xưa trái cây đã là nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên của con người nguyên thuỷ. Giá trị dinh dưỡng và sinh tố của các loại quả đã khiến chúng được con người sử dụng ngày càng nhiều trong cuộc sống hàng ngàn năm nay.

Do giá trị dinh dưỡng và hương vị phong phú mà các loại hoa quả và rau quả nói chung là loại thực phẩm không thể thiếu được trong đời sống con người và mức tiêu thụ ngày càng tăng.

1.1.1.2. Vai trò của sản xuất cây ăn quả

Cây ăn quả là loại cây có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong những năm gần đây, cây ăn quả góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái nhất là các tỉnh trung du miền núi. Trong xu thế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, khi mà vấn đề lương thực cơ bản đã được giải quyết, đời sống nông dân được cải thiện thì nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm quả ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Có thể nói rằng cây ăn quả có vai trò hết sức to lớn đối với con người cụ thể là:


* Quả dùng cho bữa ăn hàng ngày

Các loại quả là nguồn dinh dưỡng quý giá của con người ở mọi lứa tuổi và ngành nghề khác nhau. Trong quả có loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ, protein, lipit, chất khoáng, pectin, tananh, các hợp chất thơm và các chất khác có nhiều loại vitamin khác nhau A, B1, B2, B6, C, PP. Đặc biệt là vitamin C rất cần thiết cho cơ thể con người, vitamin A cần thiết cho trẻ em. Trong khẩu phần ăn của con người không những cần đầy đủ clo mà cần có Vitamin, muối khoáng, các axit hữu cơ và các hoạt chất khác để các hoạt động sinh lý được tiến hành bình thường. Nhu cầu về calo dựa vào việc cung cấp chất đạm, mỡ, hydrat, các bon từ động vật và thực vật, còn vitamin và các hoạt chất khác thì chủ yếu dựa vào quả và rau.

* Sản xuất cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến - xuất khẩu

Vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu đã tác động tới sự phát triển của công nghiệp, tạo nguồn ngoại tệ mạnh cho sự phát triển kinh tế nhất là những nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam.

Vào đầu những năm 60, ngành công nghiệp chế biến rau quả của Việt Nam đã được hình thành và phát triển. Nó phát triển mạnh vào những năm 70 với nhiều chủng loại sản phẩm như: rau quả hộp, rau quả sấy, bán thành phẩm của quả. Trước những năm 75, song song với việc phát triển các nhà máy ở phía Bắc, việc sản xuất phục vụ và các sản phẩm chế biến ngày càng phong phú đa dạng. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về rau quả chế biến nhiều nhà máy chế biến rau quả đã hình thành và phát triển. Mặt hàng chế biến rau quả ngày càng phong phú, đa dạng như: chuối sấy, vải sấy, long nhãn, nước giải khát...

* Bảo vệ môi trường sinh thái, tạo cảnh quan môi trường

Sản xuất cây ăn quả góp phần lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái. Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông


thôn, về cơ bản đã đưa nước ta ta thoát khỏi tình trang nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, văn minh. Đời sống của nông dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị trên một số mặt đáp ứng được nhu cầu của người dân nông thôn. Bên cạnh đó còn không ít những hạn chế như: tệ nạn xã hội, phân hoá giàu nghèo... ngày càng gia tăng. Một trong những vấn đề rất được quan tâm đó là ô nhiễm môi trường sinh thái. Sử dụng một cách bất hợp lý thuốc trừ sâu, phân bón đã làm cho tài nguyên đất, nước, không khí bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Việc chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng sang trồng những giống cây vừa mang lại hiệu quả kinh tế, ít ảnh hưởng đến môi trường là một hướng đi mới của nước ta. Trong những năm gần đây những mô hình sản xuất cây ăn quả không những đã mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, hạn chế sâu bệnh hại, duy trì độ phì nhiêu màu mỡ của đất, không khí trong lành.

1.1.2. Cây Nhãn (Dimocarpus longan)

1.1.2.1. Nguồn gốc

Nhãn có tên khoa học là Dimocarpus longan là loài cây nhiệt đới lâu năm thuộc họ Bồ hòn, có nguồn gốc miền nam Trung Quốc. Loài này còn được gọi là quế viên trong tiếng Trung, lengkeng trong tiếng Indonesia, mata kucing trong tiếng Mã Lai. Đây là một loại trái cây điển hình của vùng nhiệt đới thuộc thân gỗ, sống lâu. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nhãn)

Cây nhãn được trồng nhiều ở Việt Nam, miền nam Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia. Cây cao 5-10 m. Vỏ cây xù xì, có màu xám. Thân nhiều cành, lá um tùm xanh tươi quanh năm. Lá kép hình lông chim, mọc so le, gồm 5 đến 9 lá chét hẹp, dài 7-20 cm, rộng 2,5-5 cm. Mùa xuân vào các tháng 2, 3, 4 ra hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành hay kẽ lá, đài 5-6 răng, tràng 5-6, nhị 6-10, bầu 2-3 ô. Quả tròn có vỏ ngoài màu vàng xám, hầu như nhẵn. Hạt đen nhánh, có áo hạt màu trắng bao bọc. Mùa quả là vào khoảng tháng 7-8. Cây nhãn tương đối chịu rét hơn so với các cây cùng họ như vải,

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí