Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 3

định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho các địa phương áp dụng, với nội dung cụ thể như sau:

- Về bồi thường về đất: Đất được bồi thường theo hình thức đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì bồi thường bằng tiền tại thời điểm có quyết định thu hồi.

- Về giá đất tính bồi thường: Giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do UBND cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng. Trường hợp bồi thường chậm theo quy định mà nguyên nhân do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường gây ra hoặc do người bị thu hồi đất gây ra thì hoàn toàn chịu trách nhiệm thực hiện theo giá đất mà giá đất đó bất lợi hơn so với giá đất tại thời điểm thu hồi hoặc giá đất hiện tại.

- Về bồi thường công trình, nhà ở: Được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng quy định. Nhà, công trình gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng hoặc trái với mục đích sử dụng đất sau ngày 01/7/2004 thì không được bồi thường.

- Về chính sách hỗ trợ: Ngoài những chính sách hỗ trợ như hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và hỗ trợ khác thì Nghị định 197/NĐ-CP còn bổ sung chính sách hỗ trợ người đang thuê nhà trọ thuộc sở hữu Nhà nước, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn.

- Về tái định cư: Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định cư để đảm bảo phục vụ tái định cư cho người có đất bị thu hồi phải di chuyển chỗ ở.

- Về quy định giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và TĐC: UBND cấp tỉnh giao việc thực hiện công tác bồi thường GPMB cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái

định cư cấp huyện và Tổ chức phát triển quỹ đất. Trường hợp người được giao đất, được thuê đất hoặc tổ chức phát triển quỹ đất thỏa thuận được với người bị thu hồi về mức bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này thì được thực hiện theo thỏa thuận đó.

- Về trách nhiệm của các Sở, ban ngành, UBND các cấp: Tổ chức thực hiện công tác GPMB, trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về chính sách BTHT và TĐC theo thẩm quyền; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền [8].

Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhằm đáp ứng nhu cầu hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai, giải quyết những bất cập của pháp luật trước đây và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật. Nghị định 69/2009/NĐ-CP ra đời thay thế các quy định không còn phù hợp với thực tiễn như Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Nghị định 84/2004/NĐ-CP. Nội dung cơ bản của Nghị định 69/2009/NĐ-CP được thể hiện như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Quy định về giá đất phải sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường.

- Sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp (nâng mức hỗ trợ đất nông nghiệp vườn ao, đất nông nghiệp trong đô thị, khu dân cư).

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 3

- Các hình thức chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đa dạng và phong phú để cho người có đất bị thu hồi lựa chọn sao cho phù hợp với từng loại đối tượng. Quy định quyền của UBND cấp tỉnh trong việc quyết định hình thức hỗ trợ (bằng tiền hoặc giao đất ở mới, căn hộ).

- Thay đổi toàn bộ trình tự bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; giải quyết khiếu nại, tố cáo, cưỡng chế thu hồi đất.

- Thành lập quỹ phát triển đất (trích từ 30% - 50% nguồn thu hàng năm từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất).

- Bổ sung một số chính sách hỗ trợ khác (hỗ trợ tái định cư cho trường hợp các hộ đủ tiêu chuẩn được tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua nhà, đất tái định cư; hỗ trợ kinh phí học nghề cho lao động trong độ tuổi lao động có nhu cầu).

Việc ban hành Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ đã giải quyết được nhiều tồn tại, vướng mắc trong công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phù hợp với tình hình biến động của xã hội, lợi ích của người dân khi bị thu hồi đất, đặc biệt là người dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp và bị thu hồi đất ở phải di chuyển đến chỗ ở mới. Nhìn chung Nghị định số 69/2009/NĐ-CP đã phần nào đảm bảo hài hòa ba lợi ích: Người bị thu hồi đất – Nhà đầu tư – Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, còn có những mặt hạn chế, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, cụ thể:

* Về chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất (giá đất, thời điểm xác định giá đất để bồi thường, hỗ trợ; các khoản, các loại đất được hỗ trợ, mức hỗ trợ):

- Việc thay đổi lớn chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dẫn đến gia tăng tình trạng khiếu kiện, khiếu nại đặc biệt đối với những dự án lớn, thời gian GPMB kéo dài, trong đó chủ yếu là vướng mắc cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các thời điểm khác nhau.

- Việc xác định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường theo quy định của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP gặp nhiều khó khăn và nhiều trường hợp không chính xác với thực tế.

- Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn nhiều bất cập, thiếu tính đa dạng, chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương và tập quán của người dân.

* Về chính sách tái định cư và tổ chức thực hiện các dự án tái định cư:

- Việc tái định cư cho các hộ bị di dời chỗ ở thực tiễn mới chỉ giải quyết đến chỗ ở mà chưa giải quyết triệt để các nội dung liên quan như việc quy hoạch khu

dân cư tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới tăng thu nhập và đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Một số nơi, đặc biệt vùng nông thôn, miền núi, đối tượng bị thu hồi đất là người nông dân đang sống ở các khu dân cư, có diện tích đất lên đến hàng nghìn m2/hộ (cả đất ở và đất vườn), khi vào các khu tái định cư có diện tích hẹp hơn đã làm cho tập quán sinh hoạt phải thay đổi gây khó khăn cho người vào khu tái định cư.

- Chưa có quy định cụ thể về cách tính “suất tái định cư tối thiểu”, “suất đầu tư hạ tầng” làm cơ sở để tính toán hỗ trợ tái định cư gây khó khăn cho người có đất bị thu hồi phải di dời.

* Về công tác thu hồi, giao đất:

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng khu, cụm công nghiệp nhà đầu tư có thể chọn hình thức thuê đất trả tiền hàng năm, nhưng vẫn có quyền cho thuê lại đất, nhưng không quy định cụ thể hình thức cho thuê lại, nên nhiều nhà đầu tư đã cho thuê lại và thu tiền 1 lần, trong khi chưa nộp đủ tiền thuê đất cho Nhà nước, dẫn đến phát sinh nhiều phức tạp trong quá trình quản lý, dễ gây thất thoát tiền thuê đất;

- Hiện nay nhiều ngành, lĩnh vực chưa có quy định mức hạn mức sử dụng đất khó khăn trong công tác thẩm định nhu cầu sử dụng đất của dự án;

- Tính công khai, dân chủ trong tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số địa phương chưa đảm bảo theo quy trình, quy định.

1.1.2.2. Giai đoạn sau khi có Luật Đất đai 2013

Nhằm đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất, giảm thiểu khiếu kiện trong bồi thường, giải phóng mặt bằng, Luật Đất đai 2013 tiếp tục kế thừa những những quy định còn phù hợp của Luật đất đai 2003 đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định mới nhằm đưa chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Về các trường hợp thu hồi đất:

Từ 12 trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 38 của Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 bổ sung trường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính

mạng con người để chia thành 4 nhóm để có quy định riêng về cơ chế xử lý đất thu hồi, tài sản trên đất thu hồi phù hợp với tính chất của từng nhóm, gồm:

+ Nhóm 1: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Nhóm 2: Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

Theo Luật Đất đai năm 2013 thì thu hẹp hơn các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: Nhà nước chỉ thu hồi đất đối với các dự án đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư và một số trường hợp được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét thông qua chủ trương thu hồi đất

+ Nhóm 3: Thu hồi đất do vi phạm pháp luật; đặc biệt đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, Luật Đất đai năm 2013 quy định chế tài mạnh để xử lý đối với các trường hợp này:”Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng”

+ Nhóm 4: Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

- Thẩm quyền thu hồi đất:

Luật Đất đai năm 2013 có sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất so với quy định hiện hành để cải cách hành chính khi thực hiện các dự án, trong đó quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện thu hồi đối với trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và hộ gia đình, cá nhân đang sử

dụng đất. Đây là lần đầu tiên trong Luật Đất đai có quy định UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho UBND cấp huyện thực hiện thu hồi đất

- Trình tự, thủ tục thu hồi đất:

Đối với trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Luật Đất đai năm 2013 quy định bổ sung trình tự, thủ tục cưỡng chế kiểm đếm để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trình tự cưỡng chế thu hồi đất nhằm đảm bảo công khai, minh bạch và dân chủ; đảm bảo quyền lợi của người có đất thu hồi; tăng cường hơn sự tham gia trực tiếp của nhân dân; trách nhiệm đối thoại và giải trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người dân chưa có ý kiến đồng thuận trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Luật không quy định phải lập, duyệt phương án bồi thường tổng thể, đối với trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định khung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đối với người dân mất đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, UBND cấp tỉnh phải có phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm cho người dân. Với những người dân bị thu hồi đất, mục tiêu an sinh phải đặt lên cao nhất.

+ Lần đầu tiên quy định tại nguyên tắc bồi thường việc bồi thường bằng tiền được xác định theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND câp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi.

+ Trong đó một số quy định về bồi thường đối với đất ở thông thoáng hơn: Theo quy định hiện hành việc bồi thường đất ở bằng đất chỉ thực hiện trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng tái định cư thì này, các địa phương có điều kiện về quỹ đất được phép thực hiện bồi thường đất ở bằng đất (quen gọi là đất đổi đất)

+ Đồng thời việc thu hồi đất ở cũng được quy định chặt chẽ hơn, đó là việc thu hồi đất ở chỉ được phép thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc hạ tầng

khu tái định cư. Quy định này tránh cho người dân bị thu hồi đất ở một cách tùy tiện trong khi chưa thực hiện chu đáo việc bố trí tái định cư.

+ Trường hợp chậm bồi thường, Nhà nước phải trả lãi suất cho người dân bị thu hồi. Đối với trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ Luật quy định rõ gửi số tiền này vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc, như vậy sẽ không có lãi suất như hiện nay đang thực hiện là gửi số tiền này vào tài khoản mở tại ngân hàng.

1.2. Cơ sở lý luận về các vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Đặc điểm của công tác giải phóng mặt bằng

Công tác GPMB mang tính đa dạng và phức tạp:

- Tính đa dạng thể hiện: Mỗi dự án được tiến hành trên một vùng đất khác nhau với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội và trình độ dân trí nhất định. Đối với khu vực đô thị, mật độ dân cư cao, ngành nghề đa dạng, giá trị đất và tài sản trên đất lớn dẫn đến quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB có những đặc trưng nhất định. Đối với khu vực ven đô, mức độ tập trung dân cư khá cao, ngành nghề dân cư phức tạp, hoạt động sản xuất đa dạng: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, buôn bán nhỏ... quá trình GPMB và giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũng có đặc trưng riêng của nó. Còn đối với khu vực nông thôn, hoạt động sản xuất chủ yếu của dân cư là sản xuất nông nghiệp, đời sống phụ thuộc chính vào nông nghiệp. Do đó, GPMB và giá đất tính bồi thường, hỗ trợ cũng được tiến hành với những đặc điểm riêng biệt.

- Tính phức tạp thể hiện: Đất đai là tài sản có giá trị cao, có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội đối với mọi người dân. Ở khu vực nông thôn, dân cư chủ yếu sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà đất đai lại là tư liệu sản xuất quan trọng trong khi trình độ sản xuất của nông dân thấp, khả năng chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn do đó tâm lý dân cư vùng này là giữ được đất để sản xuất, thậm chí họ cho thuê đất còn được lợi nhuận cao hơn là sản xuất nhưng họ vẫn không cho thuê. Trước tình hình đó đã dẫn đến công tác tuyên truyền, vận động dân cư tham gia di chuyển là rất khó khăn và việc hỗ trợ chuyển nghề nghiệp là điều cần

thiết để đảm bảo đời sống dân cư sau này. Mặt khác, cây trồng và vật nuôi trên vùng đó cũng đa dạng, không được tập trung một loại nhất định nên gây khó khăn cho công tác định giá bồi thường. Đối với đất ở vấn đề càng phức tạp hơn do đất ở là tài sản có giá trị lớn, gắn bó trực tiếp với đời sống và sinh hoạt của người dân mà tâm lý, tập quán là ngại di chuyển chỗ ở. Do yếu tố lịch sử để lại nên nguồn gốc sử dụng đất phức tạp và do cơ chế chính sách chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế sử dụng đất nên chưa giải quyết được các vướng mắc và tồn tại cũ. Việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ dẫn đến các hiện tượng lấn chiếm, xây dựng nhà trái phép nhưng lại không được chính quyền địa phương xử lý dẫn đến việc phân tích hồ sơ đất đai và áp giá phương án bồi thường gặp rất nhiều khó khăn.

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác GPMB

Tiến độ công tác GPMB phụ thuộc vào bảy yếu tố sau:

- Một là, thực trạng quản lý đất đai, hay nói đúng hơn là hiệu lực pháp lý về quản lý đất đai của nơi có dự án. Nơi nào công tác quản lý đất đai tốt như đã hoàn chỉnh bản đồ địa chính có chất lượng, làm rõ nguồn gốc đất, ban hành công khai hạn mức diện tích đất ở và đất canh tác thì khâu đo đạc, xác định tính pháp lý của đất để áp giá bồi thường hoặc hỗ trợ, di chuyển tái định cư thường thuận lợi hơn. Trái lại, những nơi chưa tiến hành tốt những việc thuộc nội dung quản lý đất đai thường xuyên nói trên sẽ gặp không ít khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất, chủ sở hữu hợp pháp, diện tích, ranh giới của khu đất giữa thực địa và hồ sơ giải thửa do mất nhiều thời gian để đối chiếu, xác minh. Mặt khác, mặc dù đã nhận được thông báo về chủ trương thu hồi đất và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng đất nằm trong chỉ giới giải phóng mặt bằng, nhưng một số hộ dân vẫn tự ý trồng cây, cơi nới các công trình khiến việc thống kê, đền bù GPMB gặp không ít khó khăn.

- Hai là, khả năng tổ chức thực hiện và giải quyết các thủ tục hành chính trong GPMB như trích lục, trích đo địa chính, thu hồi đất, thẩm định giá, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Ba là, khả năng giải quyết các chế độ, chính sách đối với các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng, thái độ và năng lực của cán bộ, công chức của cơ quan có thẩm

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí