Chính Sách Giải Phóng Mặt Bằng Và Tái Định Cư Của Một Số Nước Trên Thế Giới

trong phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC. Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC của dự án:

- Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC đối với các dự án thu hồi đất có liên quan từ 2 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên và phương án của dự án do UBND cấp tỉnh phê duyệt.

- Nội dung thẩm định: Việc áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án; Việc áp giá đất, giá tài sản để tính bồi thường; phương án bố trí tái định cư.

- Việc thẩm định phương án do Sở tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cho phù hợp với đặc điểm tính chất của từng dự án. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định do Giám đốc Sở tài chính làm Chủ tịch Hội đồng.

- Thời gian thẩm định tối đa là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phương án; Sau thời hạn trên, nếu cơ quan thẩm định không có ý kiến thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Những phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC của dự án không thuộc quy định trên thì không phải thẩm định.

- Sau khi có ý kiến của cơ quan thẩm định, chủ đầu tư giúp Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC hoàn thiện phương án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp:

- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

+ Chỉ đạo, tổ chức, vận động, tuyên truyền mọi tổ chức, cá nhân về chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC và thực hiện GPMB theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chỉ đạo các sở ban ngành và uỷ ban nhân dân cấp huyện: Lập dự án TĐC, khu TĐC để phục vụ cho việc thu hồi đất; Lập phương án BTHT và TĐC theo thẩm quyền; phê duyệt hoặc phân cấp cho UBND cấp huyện phê duyệt phương án; Phê duyệt giá đất; ban hành bảng giá tài sản tính bồi thường, quy định các mức hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền; phương án bố trí TĐC, phương án đào tạo chuyển đổi nghề theo thẩm quyền được giao.

+ Chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về BTHT và TĐC theo thẩm quyền pháp luật quy định.

+ Bảo đảm sự khách quan công bằng khi xem xét và quyết định việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất theo thẩm quyền quy định.

+ Quyết định hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện cưỡng chế đối với các trường hợp cố tình không thực hiện quyết định thu hồi đất của Nhà nước theo theo thẩm quyền.

+ Chỉ đạo kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ.

- Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi: Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất bị thu hồi có trách nhiệm:

+ Chỉ đạo, tổ chức, tuyên truyền, vận động mọi tổ chức, cá nhân về chínhsách bồi thường, hỗ trợ, TĐC và thực hiện GPMB theo đúng quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Chỉ đạo Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC; thực hiện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức và chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng, phương án tạo lập các khu TĐC tại địa phương theo phân cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân về bồi thường, hỗ trợ và TĐC theo thẩm quyền được giao; ra quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

- Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

+ Tổ chức tuyên truyền về mục đích thu hồi đất, chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC của dự án.

+ Phối hợp với Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC thực hiện việc xác nhận đất đai, tài sản của người bị thu hồi.

+ Phối hợp và tạo điều kiện hỗ trợ cho việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí TĐC cho người bị thu hồi đất và tạo điều kiện cho việc GPMB.[8]

1.2.4. Công nghiệp hóa, đô thị hóa với vấn đề giải phóng mặt bằngtái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, đô thị hóa, hằng năm, trên địa bàn TP Hà Nội có hàng chục công trình, dự án lớn của Trung ương và thành phố được triển khai. Trong khi đó, mật độ dân số ở Thủ đô rất cao, đặc biệt khu vực nội thành, điều này tạo áp lực rất lớn trong công tác GPMB.

- Từ năm 2010 đến tháng 6-2016, trên địa bàn thành phố có 3.073 dự án phải thực hiện thu hồi đất. Tuy nhiên, tới nay thành phố mới hoàn thành GPMB 1.711 dự án với tổng diện tích đất hơn 8.462ha; chi trả hơn 54.829 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 213.554 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định cư cho 9.924 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở. Trong giai đoạn tới, Hà Nội đặt ra mục tiêu phấn đấu hoàn thành giải phóng mặt bằng khoảng 2.700 dự án, trong đó có 52 dự án, công trình trọng điểm, với diện tích thu hồi đất gần 6.000 ha, liên quan tới trên

80.000 hộ dân, số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 60.000 tỷ đồng, cần bố trí tái định cư cho khoảng 19.000 hộ dân.

- Mật độ dân số ở khu vực nội thành rất cao, mỗi một dự án được triển khai dù lớn hay nhỏ thường phải di dời hàng trăm, hàng nghìn hộ dân để có mặt bằng thi công. Ví dụ như dự án mở rộng đường vành đai 2, đoạn từ Ngã tư Sở - Ngã Tư Vọng cần di dời 620 hộ dân thuộc địa bàn hai quận Thanh Xuân và Đống Đa; đoạn từ Nhật Tân đến Cầu Giấy phải di dời tới 1.555 hộ. Dự án thoát nước giai đoạn II, được triển khai trên địa bàn 8 quận, huyện, ảnh hưởng tới nơi ở của 8.500 hộ dân… Hiện, ở khu vực nội thành Hà Nội có hàng chục công trình lớn, dự án trọng điểm của Trung ương và thành phố được triển khai như các tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội, vành đai 1, vành đai 2, đường Trần Phú - Kim Mã… cho thấy khối lượng khổng lồ trong công tác GPMB.

Tuy nhiên, theo đánh giá, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là công việc có rất nhiều khó khăn, phức tạp và còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém, như: tiến độ giải

phóng mặt bằng của phần lớn các dự án, kể cả một số dự án trọng điểm còn chậm, việc giải quyết yêu cầu tái định cư chưa đồng bộ, có mặt còn bất cập. Bên cạnh đó, tình trạng khiếu nại liên quan đến giải phóng mặt bằng vẫn diễn biến phức tạp, việc công khai, minh bạch trong cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện còn hạn chế. Công tác tuyên truyền, vận động có lúc, có dự án, chưa được thực hiện sâu rộng, còn thiếu các giải pháp đột phá về trình tự, thủ tục, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.[6]

1.3. Tổng quan chính sách giải phóng mặt bằng trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1. Chính sách giải phóng mặt bằng của các tổ chức trên thế giới gồm ngân hàng thế giới (WB) và ngân hàng phát triển châu Á (ADB)

- Mục tiêu giải phóng mặt bằng: giảm thiểu tối đa TĐC và phải đảm bảo cho các hộ bị di chuyển được BT và HT sao cho tương lai kinh tế và xã hội của họ được thuận lợi tương tự như trong trường hợp không có dự án, chính sách của WB và ADB bao hàm toàn bộ quá trình bồi thường, di chuyển, khôi phục điều kiện sống và tạo thu nhập cho các hộ bị ảnh hưởng ít nhất bằng mức như khi không có dự án.

- Phạm vi xác định những người bị ảnh hưởng: những người bị ảnh hưởng là những người bị mất toàn bộ hay một phần các tài sản vật chất hoặc phi vật chất kể cả đất đai và tài nguyên của gia đình hay cộng đồng như rừng, khu đánh cá...Do vậy, phạm vi ảnh hưởng của dự án phải quan tâm là rất rộng.

- Quan niệm bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng: theo các tổ chức này thì người sử dụng đất thiếu các chứng chỉ hợp pháp về đất sẽ không là vật cản đối với việc bồi thường mà chỉ những người “nhảy dù” sau ngày kết thúc việc lên danh sách các hộ bị ảnh hưởng mới là những người bất hợp pháp và không được hưởng bồi thường.

- Mức bồi thường đất đai và tài sản: đất đai và tài sản phải được bồi thường bằng giá trị thay thế và đảm bảo tái tạo lại được các tài sản như không có dự án, tức là số tiền bồi thường về đất phải đảm bảo mua được mảnh đất tương tự, còn số tiền bồi thường tài sản phải bằng 100% giá trị xây dựng mới của nhà và công trình.

Trong công tác TĐC, tổ chức đòi hỏi các chủ dự án phải quan tâm và giúp đỡ nhiều hơn nữa những người bị ảnh hưởng trong suốt quá trình TĐC: tìm nơi ở mới thích hợp cho khi họ phải di chuyển đi nơi khác, bố trí tổ chức các khu TĐC; trợ giúp các chi phí về vận chuyển, đào tạo nghề nghiệp, cho vay vốn để phát triển sản xuất, cung cấp các dịch vụ...tại khu TĐC.

- Thời gian giải phóng mặt bằng và tái định cư: Việc bồi thường và TĐC bao giờ cũng phải hoàn thành xong trước khi gải phóng mặt bằng.

- Cách thức thực hiện GPMB:

+ Không những phải thông báo đầy đủ các thông tin về dự án cũng như các chính sách về BT, TĐC của dự án cho các gia đình có đất bị thu hồi mà còn tham khảo ý kiến và tìm cách để thoả mãn những yêu cầu chính đáng của người sử dụng đất trong suốt quá trình thực hiện công tác GPMB và TĐC.

+ Việc lập kế hoạch cho công tác TĐC ở tất cả các dự án có TĐC không phải là tự nguyện mà là điều bắt buộc trong suốt quá trình thẩm định dự án. Mức độ chi tiết của kế hoạch TĐC phụ thuộc vào số lượng và mức độ bị ảnh hưởng của dự án đối với người dân bị thu hồi đất.

+ Ngoài giám sát nội bộ, cơ quan thực hiện dự án phải thuê một tổ chức bên ngoài làm giám sát độc lập để đảm bảo những thông tin khách quan. Nhiệm vụ của cơ quan giám sát độc lập là phải kiểm tra xem các hoạt động TĐC có được thực hiện triển khai đúng hay không từ đó có những kiến nghị biện pháp giải quyết sao cho công tác TĐC đạt được mục tiêu cuối cùng là giải quyết những vướng mắc nảy sinh.

Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa luật định của Việt Nam và chính sách của Ngân hàng Thế giới


Chính sách của WB và ADB

Chính sách của Việt Nam

Những người bị ảnh

Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ các điều kiện quy

hưởng không được bồi

định tại luật, thì được bồi thường; trường hợp không đủ

thường theo luật định

điều kiện được bồi thường thì Uỷ ban nhân dân tỉnh,

trong nước sẽ được hỗ

thành phố trực thuộc trung ương (UBND tỉnh/thành phố)

trợ nhằm khôi phục lại

xem xét để hỗ trợ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 5


Chính sách của WB và ADB

Chính sách của Việt Nam

mức sống như trước khi có dự án.

(Nhận xét: Không quy định cụ thể mức hỗ trợ. UBND

mỗi tỉnh tự quyết định mức hỗ trợ của Dự án trong phạm vi tỉnh mình.)

Giá bồi thường đất sẽ tương đương giá thay thế.

Giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo qui định của Chính phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng.

(Nhận xét: Giá đất ở do UBND các tỉnh công bố thường thấp hơn giá chuyển nhượng thực tế quyền sử dụng đất).

Tất cả nhà và công trình, không phân biệt tình trạng pháp lí, cần được bồi thường theo giá thay thế.

- Nhà và công trình gắn liền với đất bị thu hồi (mà đất đó không thuộc diện được đền bù), được xây dựng không vi phạm qui hoạch sử dụng đất đã công bố hoặc hành lang an toàn, sẽ được hỗ trợ tương đựơng 80% giá thay thế

- Nhà và công trình trên đất bị thu hồi là đất không được bồi thường, mà khi xây dựng vi phạm các kế họach sử dụng đất đã công bố hoặc trong phạm vi hành lang an toàn, sẽ không được bồi thường. Trong trường hợp đặc biệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét hỗ trợ theo

từng trường hợp cụ thể.

Tất cả các hộ có kinh doanh bị ảnh hưởng đều được quyền hưởng

hỗ trợ.

Chỉ những hộ kinh doanh có đăng kí mới được bồi thường

Các hộ bị ảnh hưởng nặng, bao gồm những hộ bị mất trên 20% đất sản xuất, sẽ được hỗ

trợ phục hồi.

Những hộ bị ảnh hưởng mất trên 30% đất nông nghiệp sẽ được hỗ trợ ổn định, đào tạo và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp

Cần có sự giám sát độc lập đối với thực hiện tái định cư.

Không yêu cầu điều này

1.3.2. Chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư của một số nước trên thế giới

1.3.2.1. Trung Quốc

Mục tiêu bao trùm lên chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là hạn chế đến mức tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng như số lượng người bị ảnh hưởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư. Nếu như việc thu hồi đất là

không thể tránh khỏi thì có sự chuẩn bị cẩn thận phương án đền bù, trên cơ sở tính toán đầy đủ lợi ích của nhà nước, tập thể và cá nhân, đảm bảo cho những người bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trước khi bị thu hồi đất.

Theo quy định của pháp luật Trung Quốc, khi Nhà nước thu hồi đất thì người nào sử dụng đất sau đó sẽ có trách nhiệm bồi thường. Người bị thu hồi đất được thanh toán ba loại tiền: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp về tái định cư, tiền trợ cấp bồi thường hoa màu trên đất. Cách tính tiền bồi thường đất đai và tiền trợ cấp tái định cư căn cứ theo tổng giá trị tổng sản lượng của đất đai những năm trước đây rồi nhân với hệ số. Tiền bồi thường cho hoa màu, cho các loại tài sản trên đất được tính theo giá cả hiện tại.

Mức bồi thường cho giải tỏa mặt bằng được thực hiện theo nguyên tắc đảm bảo cho người dân có cuộc sống bằng hoặc cao hơn nơi ở cũ. Việc quản lý giải phóng mặt bằng được giao cho các cục quản lý tài nguyên đất đai ở địa phương đảm nhiệm. Tổ chức, cá nhân được quyền sử dụng thửa đất nào sẽ trả tiền thuê một đơn vị xây dựng giải tỏa mặt bằng.

Việc bồi thường nhà ở cho dân ở thành phố khác với việc bồi thường cho dân ở nông thôn, bởi có sự khác nhau về hình thức sở hữu đất đai ở thành thị và nông thôn. Đối với nhà ở của người dân thành phố, nhà nước bồi thường bằng tiền là chính, với mức giá do thị trường bất động sản quyết định qua các tổ chức trung gian để đánh giá, xác định giá. Với người dân nông thôn, nhà nước thực hiện theo những cách thức rất linh hoạt, theo đó, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có cách bồi thường khác nhau: tiền bồi thường về sử dụng đất đai; tiền bồi thường về hoa màu; bồi thường tài sản tập thể.

Về phương thức bồi thường, Nhà nước thông báo cho người sử dụng đất biết trước cho việc họ sẽ bị thu hồi đất trong thời hạn một năm. Người dân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường bằng tiền hoặc bằng nhà tại khu ở mới. Tại thủ đô Bắc Kinh và thành phố Thượng Hải, người dân thường lựa chọn bồi thường thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợp với nơi làm việc của mình. Về giá bồi

thường, tiêu chuẩn là giá thị trường. Mức giá này cũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thời được điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhà nước tác động điều chỉnh tại chính thị trường đó. Đối với đất nông nghiệp, bồi thường theo tính chất của đất và loại đất.

Về TĐC, các khu TĐC và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịp thời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ý tạo điều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước có chính sách riêng. Khi di dời thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ. Khu TĐC được quy hoạch tổng thể (nhà ở, trường học, chợ), cân đối được giao thông động và tĩnh. Trong quá trình bồi thường GPMB phải lập các biện pháp xử lý theo phương thức trước tiên là dựa vào trọng tài, sau đó khiếu tố.

1.3.2.2. Thái Lan

Hiến pháp Thái Lan quy định việc trưng dụng đất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khác phải theo giá thị trường cho những người có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng gây ra và quy định việc bồi thường phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kế tài sản đó. Tuy nhiên, với những dự án do Chính phủ quản lý, việc đền bù được tiến hành theo trình tự: tổ chức nghe ý kiến người dân định giá đền bù.Giá đền bù phụ thuộc vào từng khu vực, từng dự án. Nếu một dự án mang tính chiến lược quốc gia thì nhà nước đền bù với giá rất cao so với giá thị trường.

Năm 1987 Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng BĐS áp dụng cho việc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dựng tiện ích công cộng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước, phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đích công cộng. Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắc tính giá trị bồi thường các loại tài sản bị thiệt hại. Căn cứ vào đó, từng ngành đưa ra các quy định cụ thể và trình tự

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/10/2023