DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa luật định của Việt Nam và chính sách 37
Bảng 2.1. Cơ cấu diện tích đất năm 2015 và biến động diện tích đất 66
Bảng 2.2. Diện tích các loại đất thu hồi năm 2015 huyện Thanh Trì 70
Bảng 2.3. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp 81
Bảng 2.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về BTHT dự án đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp 82
Bảng 2.5. Trích đơn giá một số loại công trình nhà ở 88
Bảng 2.6. Trích đơn giá một số loại công trình nhà tạm vật kiến trúc 89
Bảng 2.7. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội trên địa bàn huyện Thanh Trì 95
Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về BTHT dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội trên địa bàn huyện Thanh Trì 96
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 1
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 3
- Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội - 4
- Chính Sách Giải Phóng Mặt Bằng Và Tái Định Cư Của Một Số Nước Trên Thế Giới
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Khu tái định cư dự án đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp...80 Hình 2.2. Cơ cấu diện tích đất thu hồi theo loại đất dự án đường nối Tứ Hiệp
với đường Ngũ Hiệp 81
Hình 2.3. Khu tái định cư dự án thoát nước nhằm cải thiện 93
Hình 2.4. Cơ cấu diện tích đất thu hồi theo loại đất dự án Thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội trên địa bàn huyện Thanh Trì 95
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Việt Nam đang thực hiện CNH - HĐH đất nước mà nội dung cơ bản cần thực hiện trong những năm gần đây là : “Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng, trước hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển”. Thực hiện mục tiêu đó, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng lần lượt được thực hiện. Để các dự án được triển khai, các địa phương phải huy động quỹ đất làm mặt bằng xây dựng. Trong đó công tác GPMB và tái định cư là nhiệm vụ tiền đề quyết định thành công của dự án.
Hà Nội với đặc thù là Thủ đô của cả nước, nhu cầu xây dựng các công trình, dự án như khu công nghiệp, khu đô thị, giao thông, cơ sở hạ tầng, ... ngày càng gia tăng. Công tác GPMB, thu hồi đất đang diễn ra ở mọi nơi, trong đó huyện Thanh Trì - một huyện ngoại thành phía Nam Hà Nội là nơi thực hiện khối lượng GPMB lớn để thi công nhiều dự án trọng điểm. Huyện Thanh Trì với tổng quỹ đất là 6.317,27 ha . Trong những năm gần đây phải thực hiện công tác GPMB để thi công nhiều dự án như: Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A; dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội; dự án khu đô thị Tây Nam Kim Giang theo địa giới hành chính huyện Thanh Trì, … Trong thời gian qua, công tác GPMB và tái định cư trên địa bàn huyện cơ bản đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình GPMB vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, do đó công tác GPMB vẫn còn chậm so với tiến độ đề ra.
Vấn đề quan trọng có tính cấp thiết đã và đang được đặt ra cho Hà Nội nói chung và huyện Thanh Trì nói riêng là làm thế nào để có thể hoàn thiện công tác GPMB khi Nhà nước thu hồi đất một cách nhanh chóng, đúng tiến độ, đáp ứng nhu cầu thực hiện CNH - HĐH đất nước nhưng đồng thời cũng đảm bảo bồi thường và tái định cư cho người bị thu hồi đất một cách công bằng, thỏa đáng. Để thực hiện được điều này, cần thiết dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn về phân tích hiện trạng công tác GPMB và tái định cư của một số dự án điển hình. Xuất phát từ
lý do thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài luận văn thạc sỹ “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua phân tích thực trạng công tác GPMB và tái định cư tại 2 dự án thuộc huyện Thanh Trì, rút ra những điểm mạnh và điểm yếu, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần giải quyết những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện GPMB và tái định cư các dự án đầu tư trên địa bàn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đề ra, nhiệm vụ nghiên cứu cần thực hiện bao gồm:
- Tổng quan tài liệu về cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý có liên quan đến hướng nghiên cứu của luận văn.
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Thu thập các dữ liệu về 2 dự án được chọn phân tích trong luận văn.
- Khảo sát thực địa, điều tra, phỏng vấn nhanh để thu thập các số liệu về thực trạng bằng cách phát phiếu điều tra tự thiết kế đến từng hộ dân liên quan đến GPMB và tái định cư 2 dựa án được chọn.
- Khảo sát, điều tra, thu thập các thông tin liên quan đến GPMB và tái định cư của người dân tại 2 dự án được chọn.
- Phân tích, đánh giá, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và tồn tại liên quan đến GPMB và tái định cư, bao gồm từ phía người dân và những người thực hiện dự án.
- Xây dựng ra các căn cứ cho việc đề xuất giải pháp dựa trên pháp luật, tình hình thực tiễn ở địa phương và kết quả điều tra, đánh giá ở chương II.
- Đề xuất giải pháp các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác GPMB và tái định cư.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu 2 dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì.
+ Dự án 1: Dự án xây dựng công trình đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì.
+ Dự án 2: Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề sau:
+ Thực trạng thu hồi đất, bồi thường, GPMB và tái định cư cho người dân trên không gian địa bàn 2 dự án.
+ Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần giải quyết những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện GPMB và tái định cư.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp chọn dự án nghiên cứu: trong các dự án đã được duyệt kinh phí tại huyện Thanh Trì, chọn 02 dự án với diện tích đất thu hồi lớn, gồm nhiều loại đất và có ảnh hưởng đến việc triển khai nhiều dự án khác.
- Phương pháp điều tra, khảo sát:
+ Nguồn số liệu thứ cấp: kế thừa, thu thập tài liệu, số liệu, báo cáo chuyên ngành, kết quả thống kê, kiểm kê,… từ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban quản lý các dự án, Văn phòng đăng kí đất và nhà Hà Nội chi nhánh huyện Thanh Trì.
+ Nguồn số liệu sơ cấp: điều tra 150 hộ gia đình, cá nhân (dự án 1: 87 hộ và dự án 2 : 63 hộ) theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên từ các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi theo mẫu phiếu soạn sẵn kết hợp với phỏng vấn trực tiếp người dân.
- Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: số liệu, tài liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, phân tích xử lý bằng phần mềm Excel.
- Phương pháp thống kê, so sánh: so sánh thực tế quá trình thực hiện với các quy định về pháp lý, trên 3 tiêu chí chính: (1) xác định đối tượng GPMB và tái định cư, (2) cách thức tiến hành và (3) kết quả thực hiện. Các số liệu được phân nhóm, thống kê và từ đó rút ra giải pháp phù hợp với thực tế tại huyện Thanh Trì.
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến trao đổi, đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên môi trường để đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần giải quyết những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện bồi thường, GPMB và tái định cư.
6. Cơ sở tài liệu để thực hiện Luận văn
a) Tài liệu khoa học tham khảo
- Các công trình nghiên cứu liên quan tới hướng nghiên cứu lý thuyết của đề
tài.
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Trì.
- Luận cứ của các dự án nghiên cứu trong luận văn.
b) Các văn bản pháp lý liên quan tới bồi thường, GPMB và tái định cư của
chính phủ và địa phương
- Luật Đất Đai ngày 29/11/2013.
- Nghị đinh số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết một số điều khoản của Luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do Luật đất đai 2013 và các nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 96/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2019.
- Thông báo số 118/TB-UBND ngày 11/5/2011 của UBND huyện Thanh Trì về việc thu hồi đất để thực hiện đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường nối Tứ Hiệp với đường Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì.
- Quyết định số 62/QĐ-UBND ngày 05/01/2007 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao nhiệm vụ Chủ đầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư để triển khai Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội.
- Quyết định số 6950/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 của UBND huyện Thanh Trì về việc thu hồi đất để thực hiện Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội trên địa bàn huyện Thanh Trì.
c) Tài liệu, số liệu thu thập, điều tra thực tế tại địa phương
- Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng quản lý đất đai tại địa phương.
- Các quyết định, thông báo, báo cáo chuyên ngành, kết quả thống kê, kiểm kê,… về giải phóng mặt bằng và tái định cư và tái định cư các từ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, Trung tâm phát triển quỹ đất, Ban quản lý các dự án, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hà Nội huyện Thanh Trì.
- Phiếu điều tra khảo sát tại địa phương.
- Tư liệu ghi chép thực tế trong quá trình khảo sát thực địa.
7. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tính pháp lý và cơ sở lý luận về giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư một số dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội.
CHƯƠNG 1 - TÍNH PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ
1.1. Tính pháp lý về giải phóng mặt bằng và tái định cư
1.1.1. Khái niệm cơ bản
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp cần thiết, Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia; lợi ích công cộng và các mục đích phát triển kinh tế thì người bị thu hồi đất được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định được quy định cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới trên đó. Điều này có nghĩa là không phải là mọi khoản “trả lại tương xứng” đều được tính bằng tiền. Sự “thiệt hại”, mất mát của một chủ thể nào đó có thể là sự “thiệt hại”, mất mát về vật chất, có thể cả về tinh thần.
- Bồi thường có nghĩa là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác.
- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.
- Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
- Hỗ trợ là việc trợ giúp tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại về một hành vi của chủ thể khác.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.
- Tái định cư là việc bố trí chỗ ở mới, ổn định cho người bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở. Theo quy định của pháp luật thì khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo đủ điều kiện bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. [8]
Thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư được quy định tại chương VI của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn hiện hành cụ thể như:
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định chi tiết một số điều khoản của Luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
- Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.
- Thông tư 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do Luật đất đai 2013 và các nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Qua phân tích các khái niệm nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng, thực chất của công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB không chỉ đơn thuần là bồi thường trả lại về giá trị vật chất mà nhà nước còn có trách nhiệm xác định những thiệt hại để bồi thường nhằm ổn định và nâng cao đời sống người dân khi bị thu hồi đất, đảm bảo lợi ích chính đáng cho người sử dụng đất, đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có một cuộc sống tốt hơn hoặc bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như là một biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đem lại.
1.1.2. Cơ sở pháp lý về giải phóng mặt bằng và tái định cư
1.1.2.1. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2013 (thực hiện Luật Đất đai 2003)
Sau khi Nhà nước ban hành Luật Đất đai 2003, để đáp ứng thực tiễn Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản hướng dẫn thi hành Luật như Nghị đinh, Thông tư cụ thể hóa các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy