Diện Tích Rừng Trồng Và Rừng Trồng Sản Xuất Ở Huyện Lục Ngạn


Bảng 4.2: Mục tiêu trồng rừng sản xuất ở huyện Lục Ngạn


Mục tiêu, sản phẩm


trồng rừng sản xuất


Loài cây trồng chính

I/ Nhóm cung cấp sản phẩm gỗ

1. Nguyên liệu giấy, dăm, bóc,…

Các loại Bạch đàn, Keo,.…

2. Vật liệu xây dựng

Các loại Keo, Thông đuôi ngựa, Xoan ta, Bạch

đàn,…

3. Gỗ trụ mỏ

Keo các loại, Thông đuôi ngựa, Bạch đàn,…

4. Gỗ gia dụng

Các loại Keo, Xoan ta, Thông mã vĩ,…

II/ Nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ

1. Thân tre, luồng

- Tre

- Luồng

2. Măng tre, măng luồng

Tre nhập nội và tre nội địa, Luồng

3. Nhựa thông

Thông mã vĩ

4. Quả và nhựa Trám trắng

Trám trắng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Lục Ngạn - Bắc Giang và đề xuất các giải pháp phát triển - 6

Có thể thấy rằng mục tiêu trồng rừng sản xuất tập trung ở Lục Ngạn đã được định hình khá rò ràng, cụ thể nhằm cung cấp nguyên liệu giấy, dăm, bóc, hoặc gỗ trụ mỏ,... với các loài cây chủ yếu là Bạch đàn, Keo các loại, Thông mã vĩ,...

Về lâm sản ngoài gỗ, mục tiêu trồng rừng cũng đã định hình tương đối rò ràng:

đối với Thông mã vĩ, hiện tại giá nhựa thông lên rất cao (14.000đ/kg) vì vậy việc phát triển mặt hàng này đang có những lợi thế nhất định. Sản phẩm Tre, Luồng cũng đã có những bước phát triển mới, riêng đối với Trám trắng mới đang ở giai đoạn khởi điểm.

4.1.3. Diện tích rừng trồng và rừng trồng sản xuất ở huyện Lục Ngạn

Diện tích rừng trồng cũng như rừng trồng sản xuất của huyện Lục Ngạn được trình bày trong bảng 4.3.


Bảng 4.3: Tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng theo huyện ở tỉnh Bắc Giang



Huyện


Diện tích tự nhiên (ha)

Diện tích rừng tự nhiên (ha)


Diện tích rừng trồng (ha)

Diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp (ha)


Độ che phủ rừng (%)

1. Hiệp Hoà

20.107,9

-

167,4

-

0,8

2. Lạng Giang

24.575,2

236,7

3.577,6

108,7

15,3

3. Lục Nam

59.690,0

14.679,0

16.309,9

1.411,6

49,3

4. Lục Ngạn

101.223,7

12.120,5

31.510,9

14.138,2

42,5

5. Sơn Động

84.432,4

44.670,7

12.233,3

13.005,4

65,3

6. TP Bắc Giang

3.221,8

-

97,6

-

3,0

7. Tân Yên

20.373,8

0,7

2.080,4

79,0

10,2

8. Việt Yên

17.135,4

-

772,6

75,2

4,4

9. Yên Dũng

21.338,2

-

2.501,9

30,8

11,0

10. Yên Thế

30.101,5

1.869,3

12.248,5

1.800,3

41,8

Toàn tỉnh

382.220,0

73.576,9

81.500,1

30.649,2

39,1

(Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang, Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2005)

Theo số liệu tại bảng 4.3, Lục Ngạn là huyện miền núi có diện tích tự nhiên lớn nhất trong tỉnh Bắc Giang (101.223,7 ha), chiếm 26,5% diện tích toàn tỉnh; tiếp

đó là các huyện Sơn Động (84.432,4 ha) và Lục Nam (59.690 ha). Diện tích rừng tự nhiên huyện Lục Ngạn là 12.120,5 ha, đứng thứ 3 sau Sơn Động và Lục Nam. Tuy nhiên, diện tích rừng trồng ở Lục Ngạn lại là lớn nhất tỉnh (31.510,9 ha), chiếm 38,7% diện tích rừng trồng toàn tỉnh; Lục Nam là huyện có diện tích rừng trồng lớn thử 2 của tỉnh, tuy nhiên diện tích cũng chỉ đạt 16.309,9 ha (chỉ bằng 51,8% diện tích rừng trồng huyện Lục Ngạn). Diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp của huyện Lục Ngạn đứng đầu tỉnh (14.138,2 ha), chiếm 46,1% tổng diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp của tỉnh Bắc Giang; tiếp đến là huyện Sơn Động (13.005,4 ha), các đơn vị khác trong tỉnh diện tích này không còn nhiều. Độ che phủ rừng của huyện Lục Ngạn đứng thứ 3 toàn tỉnh (42,5%), nhưng cũng đã xấp xỉ tiêu chí về độ che phủ rừng toàn quốc tới năm 2010 (43 – 44%). Với tất cả những ưu thế này, có thể nói Lục Ngạn thực sự là một địa điểm hứa hẹn cho phát triển trồng rừng sản xuất.


Bảng 4.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Lục Ngạn.


Hạng mục

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích tự nhiên

101.223,7

100

I. Đất có rừng

43.631,4

43,1

A. Rừng tự nhiên

12.120,5

27,8

1.Rừng gỗ

12.119,8

99,9

2.Rừng tre nứa

0,7

0,1

B. Rừng trồng

31.510,9

72,2

1.Rừng trồng có trữ lượng

5.108,7

16,4

2.Rừng trồng chưa có trữ lượng

11.224,2

35,6

3.Cây đặc sản

15.106,0

48,0

II. Đất không rừng QH cho lâm nghiệp

14.138,2

14,0

III. Đất khác

43.454,1

42,9

(Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang, Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2005)

Qua bảng 4.4 ta thấy, diện tích đất có rừng của huyện Lục Ngạn là 43.631,4 ha - chiếm 43,1% tổng diện tích đất toàn huyện; trong đó diện tích rừng trồng là 31.510,9 ha - chiếm 72,2% tổng diện tích đất có rừng. Đây thực sự là một ưu thế cho phát triển rừng trồng nói chung và rừng trồng sản xuất nói riêng của địa phương. Với 11.224,2 ha rừng non (chưa có trữ lượng) chứng tỏ sự quan tâm chú trọng đầu tư cho trồng rừng của huyện Lục Ngạn đang tăng mạnh trong những năm gần đây. Thêm vào đó, quỹ đất quy hoạch cho lâm nghiệp còn 14.138,2 ha đất trống (chiếm 14% tổng quỹ đất toàn huyện) - đây vừa là thế mạnh và là tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp trong vùng.


Bảng 4.5: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Lục Ngạn phân theo chức năng

Đơn vị tính: ha.


Loại đất, loại rừng

Tổng

diện tích

Phân theo chức năng

Phòng hộ

Sản xuất

Diện tích tự nhiên

101.223,7



I. Đất có rừng

43.631,4

21.419,6

22.211,8

A. Rừng tự nhiên

12.120,5

9.591,0

2.529,5

1.Rừng gỗ

12.119,8

9.590,3

2.529,5

2.Rừng tre nứa

0,7

0,7


B. Rừng trồng

31.510,9

11.128,6

19.682,3

1.Rừng trồng có trữ lượng

5.108,7

3.186,1

1.994,6

2.Rừng trồng chưa có trữ lượng

11.224,2

4.756,1

6.468,1

4.Cây đặc sản

15.106,0

3.886,4

11.219,6

II. Đất không rừng (QH cho lâm nghiệp)

14.138,2

5.693,3

8.444,9

III. Đất khác

43.454,1



(Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang, Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2005)

Số liệu bảng 4.5 cho ta thấy trong tổng số 43.631,4 ha đất có rừng, diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất không có sự khác biệt nhiều lắm (21.419,6 ha rừng phòng hộ và 22.211,8 ha rừng sản xuất). Tuy nhiên, diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng phân theo chức năng lại có sự khác biệt khá rò rệt: rừng tự nhiên với chức năng phòng hộ có diện tích lớn gần gấp 4 lần so với diện tích rừng tự nhiên có chức năng sản xuất (9.591,0 ha so với 2529,5 ha); với rừng trồng, diện tích có chức năng sản xuất lại gần gấp đôi diện tích rừng có chức năng phòng hộ (19.682,3 ha và 11.128,6 ha). Ngoài 1.994,6 ha rừng trồng sản xuất có trữ lượng sắp cho thu hoạch, toàn huyện còn 6.468,1ha rừng trồng sản xuất chưa có trữ lượng và 11.219,6 ha cây

đặc sản có chức năng sản xuất. Lục Ngạn cũng dành lượng lớn quỹ đất cho phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển rừng trồng sản xuất: 8.444,9 ha đất không rừng quy hoạch cho rừng sản xuất (chiếm 59,7% tổng diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp).


Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại các xã của huyện Lục Ngạn được trình bày trong bảng 4.6

Bảng 4.6. Diện tích đất rừng huyện Lục Ngạn chia theo xã.



Diện tích

tự nhiên (ha)

Rừng tự

nhiên (ha)

Rừng

trồng (ha)

Đất không

rừng (QH cho lâm nghiệp) (ha)

Độ che

phủ rừng (%)

1. Biên Sơn

4.209,0


1.946,2

530,2

43,6

2. Biển Động

1.851,5

4,5

907,7

14,6

49,0

3. Cấm Sơn

4.052,0

751,1

1.405,3

933,5

51,4

4. Giáp Sơn

1.863,5


765,5

10,7

40,4

5. Hồng Giang

1.494,0


81,5


5,5

6. Hộ Đáp

4.527,0


3.020,4

569,5

60,1

7.Kim Sơn

7.584,5


1.296,9

114,9

16,8

8.Kiên Lao

5.600,0

973,6

2.707,3

157,8

63,5

9.Kiên Thành

3.147,5


1.226,5

238,4

38,3

10.Mỹ An

1.545,0

32,1

379,5

29,1

26,6

11.Nam Dương

2.966,0

371,9

894,8

490,7

41,5

12.Nghĩa Hồ

968,4





13.Phong Minh

7.022,5

2.420,2

455,4

1.576,1

40,6

14.Phong Vân

6.014,0

175,5

1.969,4

1.459,4

33,2

15.Phượng Sơn

2.078,8

7,8

335,2

0,8

16,5

16.Phì Điền

715,0


278,4

0,5

38,8

17.Phú Nhuận

2.392,2

461,1

1.108,1

141,7

64,3

18.Quý Sơn

4.008,9


1.464,5

95,3

35,7

19. Sơn Hải

5.267,5

842,5

2.277,4

1.00,1

56,1

20. TT Chũ

264,1





21.Thanh Hải

2.600,0


452,6

374,3

17,4

22.Trù Hựu

1.288,3


98,6

1.189,7

7,7

23.Tân Hoa

3.060,0


1.431,6

36,6

46,6

24.Tân Lập

5.581,0

1.173,4

1.215,1

1.627,1

42,1

25.Tân Mộc

3.748,0

554,3

1.160,7

782,6

45,1

26.Tân Quang

1.724,5


1.039,8


60,3

27.Tân Sơn

5.320,0

648,2

1.861,8

1.508,2

44,5

28.Xa Lý

4.085,5

977,2

410,9

1.714,5

30,6

29.Đèo Gia

4.414,5

2.727,1

513,2

720,3

73,2

30.Đồng Cốc

1.830,5


806,6

11,3

44,1

Toàn huyện

101.223,7

12.120,5

31.510.9

14.138,2

41,6

(Nguồn: UBND tỉnh Bắc Giang, Diện tích rừng và đất lâm nghiệp năm 2005)


Qua số liệu bảng 4.6, ta thấy các xã có diện tích rừng trồng lớn là Hộ Đáp với 3.020,4 ha; Kiên Lao với 2.707,3 ha; Sơn Hải với 2.277,4 ha; Phong Vân với 1.969,4 ha; Biên Sơn với 1.946,2 ha; Tân Sơn với 1.861,8 ha;... Trong14.138,2 ha đất không rừng quy hoạch cho lâm nghiệp, các xã còn nhiều diện tích đất trống có thể trồng rừng như Xa Lý với 1.714,5 ha; Phong Minh với 1.576,1 ha; Tân Lập với 1.627,1 ha; Tân Sơn với 1.508,2 ha; Phong Vân với 1.459,4 ha; … Độ che phủ rừng của huyện tuy không đều nhưng cũng khá cao: 17/30 xã có độ che phủ từ 40% trở lên, một số xã có độ che phủ rừng trên 60% như Đèo Gia (73,2%), Phú Nhuận (64,3%), Kiên Lao (63,5%), Tân Quang (60,3%),…

Số liệu bảng 4.7 cho ta thấy giai đoạn 2000 – 2005 huyện Lục Ngạn trồng

được 1891,8 ha rừng sản xuất tập trung, trung bình mỗi năm trồng được trên 300 ha.

Bảng 4.7: Diện tích rừng trồng sản xuất tập trung huyện Lục Ngạn giai đoạn 2000 - 2005

Đơn vị tính: ha.


Năm thực hiện

Đơn vị thực hiện

2000

2001

2002

2003

2004

2005

1. Lâm trường Lục Ngạn

111,7

177,0

160,5

168,7

110,4

113,7

Thông mã vĩ

111,7

169,5

145,5

132,0

66,2

22,4

Bạch đàn Urophylla


7,5


10,0

10,3

19,1

Keo lai



15,0

26,7

33,9

72,2

2. Dự án trồng rừng Việt - Đức

324,4


151,7

237,9

266,3

69,5

Thông mã vĩ + Keo lá tràm

324,4

100,7

125,4

142,3


Thông mã vĩ


51,0

112,5

124,0

91,5

Lát hoa, Vối thuốc, Trám trắng




20,0

22,0

Tổng cộng

436,1

177,0

312,2

406,6

376,7

183,2

Loài cây chủ yếu trong trồng rừng sản xuất vẫn là Thông mã vĩ và Thông mã vĩ hỗn giao với Keo lá tràm. Trong vài năm gần đây, Keo lai và Bạch đàn Urophylla với các giống đã được tuyển chọn và được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô, giâm hom đã bắt đầu được chú ý. Năm 2001, Lâm trường Lục Ngạn trồng 7,5 ha Bạch đàn Urophylla; năm 2002 trồng 15 ha Keo lai. Năm 2005, diện tích trồng Bạch

đàn Urophylla tăng lên 19,1 ha và Keo lai là 72,2 ha. Với những diện tích rừng trồng


sản xuất do dự án KFW hỗ trợ đầu tư, hướng của trồng rừng sản xuất ngoài mục đích chính là lấy gỗ, dự án còn định hướng xây dựng các lâm phần bền vững, sau 20 – 25 năm phục hồi được rừng Thông thành thục có kèm cây tái sinh của một số loài ưa sáng nên loài cây trồng rừng chủ yếu vẫn là Thông mã vĩ hoặc Thông mã vĩ hỗn giao với Keo lá tràm; một số diện tích nhỏ thử nghiệm trồng Trám trắng hay Vối thuốc thuần loài.

Ngoài diện tích rừng trồng sản xuất tập trung của lâm trường Lục Ngạn và những hộ dân tham gia dự án KFW, hàng năm huyện còn có một lượng cây lấy gỗ và lâm sản phụ trồng phân tán trong các vườn rừng và trang trại nhỏ của tư nhân.

Có thể thấy kết quả trồng rừng huyện Lục Ngạn trong những năm gần đây

đang tiến bộ rò rệt, nhất là rừng trồng sản xuất. Giữa trồng rừng nói chung và trồng rừng sản xuất nói riêng đã có sự phân biệt rò ràng kể từ năm 2000 tới nay.

Nhận xét chung:

Trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh tăng năng suất tại tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng đã thực sự được quan tâm chú ý, đặc biệt là từ khi có Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

Công tác triển khai thực hiện trồng rừng trong thực tế sản xuất đạt được những kết quả khả quan: Việc lựa chọn cơ cấu cây trồng rừng bước đầu đã theo định hướng sản phẩm cũng như điều kiện thực tế của địa phương. Hiện tại, Lục Ngạn là một trong những vùng nguyên liệu gỗ trụ mỏ cho vùng than Đông Bắc với các loài Bạch

đàn, Keo, Thông,…; đồng thời cũng là một vùng nguyên liệu cung cấp sản phẩm ngoài gỗ như nhựa Thông, Trám,… Lục Ngạn cũng là một vùng nguyên liệu tiềm năng cung cấp nguyên liệu dăm, giấy và sắp tới là cung cấp nguyên liệu ván thanh cho nhà máy ván ghép thanh của công ty Lâm nông nghiệp Đông Bắc (Vinafor).

Với diện tích rừng trồng hiện có và quỹ đất dành cho trồng rừng, Lục Ngạn nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung thực sự đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển rừng trồng sản xuất.

4.2. Tổng kết và đánh giá các mô hình trồng rừng sản xuất ở huyện Lục Ngạn- tỉnh Bắc Giang

4.2.1. Loài cây trồng rừng sản xuất


Các loài có mặt trong rừng trồng của huyện Lục Ngạn bao gồm cả những loài cây gỗ sinh trưởng nhanh, cung cấp gỗ nhỏ và củi cùng những loài cây gỗ lớn, được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8. Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng ở Lục Ngạn


Tên loài

Các

giai đoạn


Cung cấp gỗ lớn


Cung cấp gỗ nhỡ, gỗ nhỏ


Ngoài gỗ


Trước 1990

Muồng đen, Lim xanh, Lát hoa, Thông mã vĩ.

Bạch đàn trắng,

Xoan ta.

Nhựa: Trám, Thông mã vĩ,

Quả: Trám




Nhựa: Trám, Thông


Muồng đen,


mã vĩ,


Thông mã vĩ,

Các loài Keo,

Quả: Trám

Từ 1990 – nay

Trám trắng, Lát

Xoan ta, Bạch



hoa, Vối thuốc,

đàn các loại.

Tre, Dùng phấn,


Xoan ta.


Dó trầm (thử




nghiệm)

Theo danh mục các loài cây trong bảng 4.8 có thể thấy trước và sau năm 1990, các loài như Thông mã vĩ, Lát hoa, Muồng đen, Trám trắng,… đều được trồng với mục đích cung cấp gỗ lớn. Tuy nhiên trong thực tế, những loài này sinh trưởng chậm nên chủ yếu được trồng trong diện tích rừng phòng hộ, trồng cây phân tán hoặc trên diện nhỏ, ít hoặc không có trong diện tích thống kê. Với rừng trồng sản xuất, giai

đoạn trước 1990 những loài có thể cung cấp gỗ nhỏ, gỗ nhỡ chỉ đơn điệu là Bạch đàn trắng, Xoan ta. Sau năm 1990, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, Lục Ngạn bắt đầu có những chuyển biến mới trong sử dụng các loài cây trồng rừng. Những loài có khả năng cung cấp gỗ kết hợp với lâm sản ngoài gỗ không nhiều, lượng lâm sản ngoài gỗ không lớn nhưng giữ vai trò khá quan trọng trong đời sống hàng ngày của một bộ phận người dân.

4.2.2. Các biện pháp kỹ thuật :

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí