Mục Tiêu, Đối Tượng, Giới Hạn, Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu


Nghiên cứu phương thức trồng rừng hỗn giao cũng được nhiều tác giả quan tâm như nghiên cứu thí nghiệm gây trồng rừng hỗn loài Thông đuôi ngựa, Keo lá tràm và Bạch đàn trắng của tác giả Phùng Ngọc Lan [21].

Nguyễn Hữu Vĩnh, Phạm Thị Huyền, Nguyễn Quang Việt (1994) đã nghiên cứu cơ sở khoa học của phương thức trồng rừng hỗn loài Bạch đàn + Keo lá tràm [56].

Các loài cây bản địa trong thời gian qua cũng đã được chú ý nghiên cứu hơn như nghiên cứu của các tác giả Trần Quang Việt, Nguyễn Bá Chất (1997-1998) đã chọn lựa tập đoàn cây trồng gồm 70 loài và xây dựng quy trình, hướng dẫn kỹ thuật trồng cho 20 loài cây (Lát hoa, Dầu rái, Muồng đen, Trám trắng,…)[55]; nghiên cứu về Lim xanh của tác giả Phùng Ngọc Lan xác định được vùng sinh thái của loài cây này [22].

Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) [30] trong cuốn “Nghịch lý cơ bản về cây bản

địa” đã nêu rò những thuận lợi khó khăn khi đưa cây bản địa vào trồng rừng ở nước ta; Phạm Đình Tam (2000) [43] nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Trám trắng phục vụ cho nguyên liệu gỗ dán; Trần Quang Việt (2001) [54] nghiên cứu kỹ thuật trồng Hông, tuy chưa đưa ra mô hình trồng tập trung đạt kết quả nhưng cũng đã có khuyến nghị phát triển loài cây này theo hướng nông- lâm kết hợp hoặc trồng phân tán; Nguyễn Xuân Quát và cộng sự (1989-1991) [36] đã đưa ra mô hình trồng hỗn giao Bồ đề + Dó giấy,...

Về gây trồng cây đặc sản cũng đã có nhiều nghiên cứu như: Lê Đình Khả và các cộng sự (1976-1980) [17] nghiên cứu chọn giống Ba kích có năng suất cao; Lê Thanh Chiến (1999) [2] nghiên cứu thăm dò khả năng trồng Quế có năng suất tinh dầu cao từ lá; Đinh Văn Tự [53] nghiên cứu di thực và gây trồng Trúc sào về Hoà Bình; Nguyễn Hoàng Nghĩa (1995) [32] nghiên cứu chọn và nhân giống Sở có năng suất cao,... Từ năm 2004, Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã triển khai khá đồng bộ các nội dung nghiên cứu về tình hình gây trồng, thị trường và xây dựng mô hình trồng cây đặc sản ở vùng đệm các Vườn Quốc gia, khu bảo tồn như Ba Bể, hồ Kẻ Gỗ,…


Từ kết quả của những nghiên cứu trên, hàng loạt các quy trình, quy phạm và hướng dẫn kĩ thuật trồng đã được ban hành và áp dụng trồng rừng thành công ở nhiều nơi, góp phần đáng kể vào công tác phát triển rừng trồng sản xuất ở nước ta trong thời gian qua. Tuy nhiên, khâu chuyển giao và dịch vụ kỹ thuật còn yếu, đặc biệt là vấn đề thị trường.

1.2.3. Về kinh tế - chính sách và thị trường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Cùng với đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các chính sách về quản lý rừng như Luật đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; các Nghị định 01/CP [25]; 02/CP [26]; 163/CP [27] về việc giao đất, cho thuê

đất lâm nghiệp; các chính sách về đầu tư, tín dụng như luật Khuyến khích đầu tư trong nước, nghị định 43/1999/NĐ-CP, nghị định 50/1999/NĐ-CP, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, chính sách thuế, chính sách hưởng lợi... Các chính sách trên đã có tác động mạnh tới phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng sản xuất.

Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Lục Ngạn - Bắc Giang và đề xuất các giải pháp phát triển - 3

Nhìn chung, những nghiên cứu về kinh tế và chính sách phát triển trồng rừng sản xuất ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm nhiều hơn, song cũng mới chỉ tập trung vào một số vấn đề như: phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của cây trồng, sử dụng đất lâm nghiệp và một số nghiên cứu nhỏ về thị trường. Có thể kể

đến các nghiên cứu của các tác giả:

- Vò Nguyên Huân (1997) [14], đánh giá hiệu quả giao đất giao rừng ở Thanh Hoá; từ việc nghiên cứu các loại hình chủ rừng sản xuất đưa ra khuyến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nội lực của chủ rừng trong quản lý và sử dụng bền vững. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra những khó khăn và hạn chế của chính sách giao

đất khoán rừng đồng thời đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng.

- Đỗ Doãn Triệu (1997) [51] với nghiên cứu xây dựng một số luận cứ khoa học và thực tiễn góp phần hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào trồng rừng nguyên liệu công nghiệp.

- Lê Quang Trung và cộng sự (2000) đã nghiên cứu và phân tích các chính sách khuyến khích trồng rừng Thông nhựa đã đưa ra 10 khuyến nghị mang tính định hướng để phát triển loại rừng này [53].


- Vũ Long (2000) [23] đã đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi giao và khoán

đất lâm nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung (2003)

[40] đã đánh giá hiệu quả trồng rừng công nghiệp ở Việt Nam.

- Phạm Xuân Phương (2003) [33], 2004 [34] đã rà soát các chính sách liên quan đến rừng như chính sách về đất đai, đầu tư tín dụng. Tác giả cũng chỉ rò các chủ trương, chính sách là rất kịp thời và có ý nghĩa nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều bất cập. Tác giả cũng định hướng hoàn thiện các chính sách để có quy hoạch tổng thể cho vùng trồng rừng nguyên liệu, chủ rừng có thể vay vốn trồng rừng đảm bảo có lợi nhuận, đảm bảo rừng được trồng với tập đoàn giống tốt.

- Nguyễn Xuân Quát và cộng sự (2003) [35] đã đánh giá thực trạng trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong thời gian qua; Vò Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát (2003) [10] đánh giá thực tế triển khai thực hiện chính sách về quyền hưởng lợi (QĐ 178).

Nghiên cứu thị trường lâm sản cũng được nhiều tác giả quan tâm vì đây là vấn

đề có quan hệ mật thiết tới trồng rừng, có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu như sau:

- Nguyễn Văn Tuấn (2004) [49] đã nghiên cứu hiện trạng và xu hướng phát triển thị trường gỗ nguyên liệu giấy vùng Trung tâm Bắc Bộ; Nguyễn Văn Dưỡng (2004) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến định giá sản phẩm gỗ và LSNG tại Hoành Bồ và Ba Chẽ - Quảng Ninh [6].

- Ngô Văn Hải (2004) [12], trong nghiên cứu về yếu tố đầu vào và đầu ra trong sản xuất nông lâm sản hàng hoá ở miền núi phía Bắc, tác giả đã phân tích những lợi thế cũng như bất lợi và hiệu quả của sản xuất nông sản hàng hoá ở miền núi.

- Vò Đại Hải (2003 - 2005) khi tiến hành nghiên cứu về thị trường lâm sản rừng trồng miền núi phía Bắc đã tổng hợp nên các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng cũng như lâm sản ngoài gỗ. Tác giả cũng chỉ ra rằng để phát triển thị trường lâm sản rừng trồng cần phát triển công nghệ chế biến lâm sản cũng như hình thành được phương thức liên doanh liên kết giữa người dân và xí nghiệp lâm nghiệp [7], [8], [9].


1.3. Đánh giá chung


Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới đề tài có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Các công trình nghiên cứu trên thế giới được triển khai tương đối toàn diện và có quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực từ khâu kỹ thuật cho tới kinh tế - chính sách,… nhiều nghiên cứu về chọn và tạo giống, kỹ thuật trồng, sinh trưởng và sản lượng rừng

đã được tiến hành đồng bộ tạo cơ sở khoa học cho phát triển trồng rừng sản xuất ở các nước, đặc biệt với quy mô công nghiệp, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội từ nhiều năm nay.

ở nước ta nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất mới thực sự được quan tâm chú ý trong những năm gần đây, nhất là từ khi chúng ta thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, phát triển các nhà máy giấy và các khu công nghiệp lớn. Các công trình nghiên cứu trong những năm qua cũng khá toàn diện về các lĩnh vực, từ nghiên cứu chọn, tạo và nhân giống cây trồng rừng cho tới các biện pháp kỹ thuật gây trồng và chính sách, thị trường thúc đẩy phát triển rừng trồng sản xuất. Nhờ những kết quả nghiên cứu này mà công tác trồng rừng sản xuất nước ta đã có những bước tiến đáng kể, trong một số lĩnh vực chúng ta đã đạt trình độ khu vực. Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách cũng như giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả của rừng trồng sản xuất vẫn còn là vấn đề đáng lưu tâm xem xét. Đề tài “Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang và đề xuất các giải pháp phát triển

đặt ra nhằm góp phần tháo gỡ một vài khó khăn nêu trên, thúc đẩy trồng rừng sản xuất phát triển trên địa bàn huyện Lục Ngạn.


Chương 2: Mục tiêu, đối tượng, giới hạn, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

* Về khoa học

- Làm rò được thực trạng phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

- Xác định được các yếu tố thuận lợi và khó khăn đối với phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

* Về thực tiễn:

Đề xuất được một số các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

* Đối tượng nghiên cứu: Rừng trồng sản xuất tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

* Giới hạn nghiên cứu:

- Về nội dung:

+ Đánh giá hiệu quả các mô hình rừng trồng sản xuất chỉ tập trung vào những mô hình rừng trồng sản xuất phổ biến nhất ở huyện Lục Ngạn, bao gồm:

Mô hình Thông mã vĩ hỗn giao với Keo lá tràm Mô hình Thông mã vĩ thuần loài

Mô hình Bạch đàn Urophylla thuần loài Mô hình Keo lai thuần loài

+ Đánh giá sinh trưởng các mô hình giới hạn trong các chỉ tiêu: D1,3, Hvn, Dtán, tỷ lệ sống.

+ Đánh giá khả năng phòng hộ giới hạn thông qua các chỉ tiêu gián tiếp có

ảnh hưởng đến xói mòn đất và dòng chảy như : Độ tàn che tầng cây cao, độ che phủ tầng thảm tươi, độ dốc, đất.

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua chi phí và thu nhập.

+ Các chính sách, thị trường và chế biến lâm sản: chỉ xem xét các chính sách chủ yếu nhất có liên quan đến rừng trồng sản xuất tại địa phương; xem xét một số


đặc điểm chung nhất về thị trường, các kênh tiêu thụ sản phẩm, các địa điểm chế biến,… và những ảnh hưởng của chúng đến rừng trồng sản xuất.

- Về địa điểm:

Đề tài giới hạn trong phạm vi huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.

2.3. Nội dung nghiên cứu :

Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu sau đây:

* Tìm hiểu quá trình trồng rừng sản xuất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang:

- Các giai đoạn phát triển trồng rừng sản xuất.

- Nguồn vốn và mục tiêu trồng rừng sản xuất.

- Kết quả đạt được về diện tích rừng trồng sản xuất hiện nay.

* Tổng kết và đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang:

- Loài cây trồng rừng sản xuất.

- Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng sản xuất.

- Các mô hình tổ chức thực hiện trồng rừng sản xuất:

+ Đánh giá sinh trưởng và chất lượng của các loài cây trồng rừng chủ yếu.

+ Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình rừng trồng sản xuất chủ yếu.

* Đánh giá ảnh hưởng của chính sách và thị trường tới phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang:

- nh hưởng của chính sách đã có tới phát triển rừng trồng sản xuất.

- nh hưởng của thị trường chế biến lâm sản.

* Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang:

- Giải pháp về khoa học – kỹ thuật.

- Giải pháp về chính sách và thể chế.

- Giải pháp về kinh tế, xã hội.

- Giải pháp về thông tin, tuyên truyền phổ cập.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài


- Với đối tượng nghiên cứu là rừng trồng sản xuất nên đề tài sẽ xem xét chủ yếu là về mặt kinh tế. Tuy nhiên, với quan điểm phát triển bền vững thì rừng trồng sản xuất và các giải pháp đưa ra còn phải đáp ứng được cả yêu cầu về mặt xã hội và môi trường sinh thái.

- Nghiên cứu phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Lục Ngạn không chỉ xem xét và chú ý tới khâu trồng rừng mà cần phải xem xét và nghiên cứu cả các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm mà rừng trồng tạo ra vì các khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau.

Cách tiếp cận trong nghiên cứu của đề tài là tổng hợp, đa chuyên môn (cả về kỹ thuật, kinh tế, chính sách, thị trường,…) và có sự tham gia của cộng đồng và người dân địa phương.

Tìm hiểu quá trình trồng RSX

- Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn nên cách tiếp cận chính là kế thừa các kết quả nghiên cứu, đề tài chỉ nghiên cứu bổ sung thêm một số khía cạnh có liên quan.

Thu thập thông tin, tài liệu đã có


Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách

Nghiên cứu ảnh hưởng của thị trường lâm sản

Phân tích, xử lý số liệu đã thu thập


Đề xuất giải pháp

Tổng kết, đánh giá các mô hình

Sơ đồ 2.1: Các bước nghiên cứu của đề tài


2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

* Kế thừa tài liệu: Các số liệu sau đây đã được kế thừa:

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.

- Các số liệu về diện tích các loại rừng do Bộ NN & PTNT công bố trong các năm qua.

- Các văn bản pháp quy liên quan đến chính sách phát triển trồng rừng sản xuất, các định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình và quy phạm kỹ thuật trồng rừng,…

- Các tài liệu khoa học, các kết quả nghiên cứu có liên quan.

2.4.2.1. Tìm hiểu quá trình trồng rừng sản xuất tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc

Giang

áp dụng phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural

Appraisal - PRA), trong đó công cụ chủ yếu được sử dụng là phỏng vấn người cung cấp tin chính: các cán bộ quản lý hoặc cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp trên địa bàn; những người dân trực tiếp tham gia sản xuất lâm nghiệp.

Nội dung tập trung vào các vấn đề:

+ Các dự án đầu tư vào hoạt động trồng rừng sản xuất, bao gồm vốn đầu tư, mục tiêu

đầu tư, địa điểm thực hiện, thời gian và kết quả,...

+ Loài cây trồng rừng chủ yếu; các biện pháp kỹ thuật được áp dụng.

+ Diện tích rừng trồng,...

Trên cơ sở đó, chọn địa điểm khảo sát và đánh giá ngoài thực địa.

2.4.2.2. Tổng kết và đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Làm việc với Sở NN & PTNT tỉnh (chi cục PTLN), lâm trường Lục Ngạn, UBND huyện Lục Ngạn để nắm tình hình chung về các hoạt động trồng rừng sản xuất cũng như thu thập các tài liệu có liên quan. Sử dụng phương pháp điều tra theo các bước:

Bước 1. Điều tra khảo sát tổng thể, nắm tình hình chung, trên cơ sở đó tiến hành phân loại đối tượng và lựa chọn các điểm điều tra chi tiết tiếp theo.

Bước 2. Trên cơ sở những kết quả thu được ở bước 1, tiến hành đánh giá chi tiết các mô hình:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2022