Thực Bì Dưới Tán Rừng Thông Mã Vĩ Hỗn Giao Keo Lá Tràm Và Thông Mã Vĩ Thuần Loài.


Thông qua chỉ tiêu đường kính tán có thể dự đoán khả năng cải thiện điều kiện sinh thái môi trường bởi đây là nhân tố quyết định đến khả năng giữ nước của rừng. Chỉ tiêu sinh trưởng đường kính tán được tổng hợp ở bảng 4.13.

Bảng 4.13: Sinh trưởng về đường kính tán cây trồng trong các mô hình


Mô hình

Dt tb

Dt(m)

S%

N

Dtmax

Dtmin

1. Keo lai

2,36

0,79

7,1

239

2,8

2,0

2. Bạch đàn Urophylla

2,48

0,62

5,89

232

2,7

2,0

3. Thông mã vĩ

2,45

0,41

10,92

325

3,9

2,1

4. Thông mã vĩ+Keo lá tràm







Thông mã vĩ

2,35

0,26

10,92

244

3,5

1,8

Keo lá tràm

3,91

0,43

7,70

87

4,5

3,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Sinh trưởng đường kính tán của loài Keo lai là lớn nhất (0,79m/năm). Tiếp đến là của loài Bạch đàn Urophylla (0,62m/năm). Thông mã vĩ trồng thuần loài có sức sinh trưởng đường kính tán không cao như hai loài trên nhưng lại cao hơn nhiều so với Thông mã vĩ trồng hỗn giao với Keo lá tràm. Keo vốn là loài có tán rộng nhưng sinh trưởng đường kính tán của Keo lá tràm trồng hỗn giao với Thông mã vĩ lại không cao (0,43m/năm), điều này chứng tỏ sức sinh trưởng của loài bị hạn chế.

4.2.4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Ngoài các chỉ tiêu dùng để đánh giá là NPV, BCR, IRR, đề tài có sử dụng thêm các chỉ tiêu CPV và BPV để so sánh. Tỷ lệ chiết khấu tính theo lãi suất vay ưu

đãi là 5,4%/năm. Các chỉ tiêu tính toán được tính trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật, dự toán đầu tư trồng rừng của lâm trường Lục Ngạn và kết quả phỏng vấn trực tiếp các chủ rừng. Năng suất các mô hình là dự kiến do còn ở tuổi nhỏ, chưa cho thu hoạch. Hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng sản xuất tại huyện Lục Ngạn

được trình bày trong bảng 4.14.


Bảng 4.14: Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các mô hình rừng trồng sản xuất tại Lục Ngạn.

Chỉ tiêu

Đầu tư

Thu nhập

Lợi

Tỷ suất

Tỷ lệ


(CPV)

(BPV)

nhuận

lợi nhuận

thu hồi


(đ/ha/ck)

(đ/ha/ck)

(NPV)

(BCR)

vốn

Mô hình



(r=5,4%)

(r=5,4%)

(IRR)




(đ/ha/ck)

(đ/ha/ck)

(%)

1. Keo lai

13915955

38080000

14667942

3,1

33

2. Bạch đàn Urophylla

14055214

41650000

17018230

3,3

29

3. Thông mã vĩ

16033374

49725000

17846518

3,6

21

4. Thông mã lá tràm

+

Keo

27581481

62156250

15789507

2,6

15

Từ kết quả bảng 4.14 ta thấy mô hình Thông mã vĩ trồng thuần loài có chi phí không phải là thấp nhất nhưng lại cho lợi nhuận cao nhất; tỷ suất lợi nhuận cũng là lớn nhất. Xếp sau là mô hình Bạch đàn Urophylla, chi phí thấp hơn mô hình Thông mã vĩ nhưng có lợi nhuận là tương đương; tỷ suất lợi nhuận cũng cao hơn so với 2 mô hình còn lại. Xét về quy mô lợi nhuận cũng như chi phí đầu tư, mô hình Thông mã vĩ hỗn giao với Keo lá tràm tỏ ra ít hấp dẫn nhất.

Với mức lãi suất 5,4%/năm, tỷ suất lợi nhuận và chi phí của các mô hình đều

>1, chứng tỏ các mô hình đều có lãi. Tuy nhiên, xếp đầu bảng vẫn là mô hình Thông mã vĩ (BCR=3,6).

Xét về tỷ lệ và thời gian thu hồi vốn, ta có thể thấy mô hình rừng trồng Keo lai có chi phí đầu tư thấp nhất và tỷ lệ thu hồi vốn lớn nhất (IRR= 33%).

Nhìn chung, mức thu nhập từ các mô hình chưa phải là cao nhưng đối với điều kiện dân cư khu vực nghiên cứu kết quả này tỏ ra chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu xét hiệu quả kinh tế của các mô hình trên thực tế thì hiệu quả của các mô hình sẽ cao hơn: Mô hình rừng trồng Thông mã vĩ thuần loài và Thông mã vĩ hỗn giao với Keo lá tràm còn có thể cung cấp sản phẩm nhựa Thông bắt đầu từ năm thứ 9. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, các hộ dân trồng rừng còn tự bỏ công lao động nên giá trị thực thu được sẽ bao gồm cả tiền nhân công (bảng 4.15)


4.2.4.4. Đánh giá về hiệu quả xã hội

Hiệu quả xã hội góp phần không nhỏ vào sự thành công của công tác trồng rừng, nhất là đối với rừng trồng sản xuất. Trên thực tế, những mô hình nào đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ thu hút được các chủ đầu tư, đặc biệt sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm, từ đó nâng cao khả năng phát triển sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập cho người dân,… Với phạm vi của đề tài, việc đánh giá hiệu quả xã hội giới hạn trong phạm vi tạo công ăn việc làm (từ lượng công lao động tạo ra trong các mô hình sản xuất).

Bảng 4.15: Công lao động tạo ra từ các mô hình rừng trồng sản xuất.



Chỉ tiêu

Công lao động


Thu nhập




Số công


Tiền công

(đ)

NPV + tiền

bình

Mô hình


công (đ)

quân/năm/




ha

1.Keo lai

186,64

4.028.251

18.696.193

2.670.884

2.Bạch đàn Urophylla

186,64

4.028251

21.046.481

3.006.640

3.Thông mã vĩ

259,08

5.591723

23.438.241

1.982.946

4.Thông mã vĩ + Keo lá tràm

265,10

5.721.653

21.511.160

1.754.389

Qua bảng 4.15, ta thấy lượng công lao động tạo ra từ các mô hình rừng trồng sản xuất là khá dồi dào: mô hình rừng trồng Thông mã vĩ hỗn giao với Keo lá tràm sử dụng lượng nhân công lớn nhất (265,1 công/ha/chu kỳ); tiếp theo là mô hình rừng trồng Thông mã vĩ thuần loài (259,08 công/ha/chu kỳ); Keo lai và Bạch đàn Urophylla có lượng công lao động thấp hơn (186,64 công/ha/chu kỳ). Nếu đem quy

đổi thành tiền và tính công lao động vào lợi nhuận thì mỗi ha rừng trồng sản xuất cho thu nhập từ 1.754.389đ/năm (mô hình Thông mã vĩ hỗn giao với Keo lá tràm) đến 2.670.884đ/năm (mô hình Keo lai). Như vậy, các mô hình rừng trồng sản xuất trên

địa bàn huyện Lục Ngạn không chỉ đơn thuần hấp dẫn người lao động về hiệu quả kinh tế mà còn tạo được công ăn việc làm cho người dân.

Những mô hình rừng trồng sản xuất có khả năng tạo ra một lượng sản phẩm khá lớn, đây sẽ là tiền đề cho sự phát triển chế biến lâm sản. Các cơ sở sản xuất này sẽ là những địa chỉ thu hút nhân công. Bên cạnh đó, các sản phẩm được tạo ra cũng sẽ


đáp ứng cho các nhu cầu tiêu dùng của địa phương và một số vùng lân cận. Cùng với sự phát triển của rừng trồng sản xuất, nhận thức của người dân trong vùng về hoạt

động này đã được nâng lên nhất là từ khi có dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Các hộ gia đình trồng rừng đã nắm được các quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Cùng với hướng dẫn kỹ thuật của lâm trường và qua kinh nghiệm, một số hộ đã tự sản xuất được cây con bằng phương pháp giâm hom một số loài tại vườn nhà sử dụng cho trồng cây phân tán.

4.2.4.5. Đánh giá hiệu quả phòng hộ

Hiệu quả về bảo vệ môi trường sinh thái của rừng được thể hiện qua nhiều mặt như: Bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ và điều tiết nguồn nước, cải thiện điều kiện khí hậu,… Trong phạm vi giới hạn của đề tài chỉ xem xét hiệu quả bảo vệ môi trường ở khía cạnh bảo vệ đất và chống xói mòn bề mặt: Các mô hình rừng trồng hầu hết là các loài cây mọc nhanh, đến năm thứ 3 bắt đầu giao tán; công tác xới, phát chăm sóc cũng chỉ thực hiện đến đầu năm thứ 3 là kết thúc, do đó có tác dụng bảo vệ lớp thảm tươi nên có khả năng hạn chế xói mòn bề mặt. Vật rơi rụng của thực vật là nguồn hữu cơ đáng kể trả lại cho đất, với rừng Keo, rễ cây còn có khả năng cải thiện độ phì đất thông qua cấu tạo nốt sần rễ. Như vậy có thể kết luận rằng rừng trồng sản xuất đã phát huy được khả năng phòng hộ.

Hiệu quả phòng hộ hay tác dụng bảo vệ của rừng đối với môi trường của các mô hình rừng trồng sản xuất tại huyện Lục Ngạn được trình bày trong bảng 4.16.

Bảng 4.1Điểm cho khả năng phòng hộ của các mô hình



Mô hình

OTC


Điểm cho thành phần cơ giới đất


Điểm cho

độ dốc

Điểm cho độ tàn che và độ che

phủ


Tổng

điểm


Đánh giá


Keo lai

1

20

25

6

39

Trung bình

2

20

20

8

32

Trung bình




3

20

25

8

37

Trung bình

TB

20

25

8

37

Trung bình


Bạch đàn

1

20

20

8

32

Trung bình

2

20

20

8

32

Trung bình

3

20

20

6

34

Trung bình

TB

20

20

8

32

Trung bình


Thông mã vĩ

1

20

25

8

37

Trung bình

2

20

25

6

35

Trung bình

3

25

25

4

46

Kém

TB

20

25

8

37

Trung bình


Thông mã vĩ + Keo lá tràm

1

20

20

8

32

Trung bình

2

20

15

8

27

Tốt

3

20

20

10

30

Trung bình

TB

20

20

8

32

Trung bình

Qua bảng 4.16 ta có thể rút ra một số nhận xét: Nhìn chung, hiệu quả phòng hộ của các mô hình rừng trồng sản xuất tại Lục Ngạn ở mức trung bình. Sự sai khác về khả năng phòng hộ của từng OTC trong mỗi mô hình là không đáng kể. Tuy nhiên, nếu chỉ xét đến tiêu chí độ tàn che và độ che phủ thì mô hình rừng trồng Thông mã vĩ hỗn giao với Keo lá tràm có khả năng phòng hộ tốt nhất. Nguyên nhân có thể do rừng trồng hỗn giao, nhiều tuổi hơn so với các mô hình còn lại; biện pháp xử lý thực bì trước khi trồng và trong khi thực hiện chăm sóc là giữ lại những cây bản

địa, cây tái sinh dưới tán để hình thành rừng trồng hỗn loài (với Thông mã vĩ là chủ yếu) nên độ che phủ cao. Mô hình rừng trồng Bạch đàn do trồng trên độ dốc thấp nên cũng cho kết quả phòng hộ tốt hơn. Đối với mô hình Thông mã vĩ thuần loài, các chỉ tiêu về cấp phòng hộ kém có thể là do mô hình ở gần khu vực dân cư sinh sống,


người dân vẫn giữ thói quen chăn thả gia súc vào rừng nên làm ảnh hưởng tới lượng thực bì dưới tán.


Hình 4 Thực bì dưới tán rừng Thông mã vĩ hỗn giao Keo lá tràm và Thông mã vĩ 1Hình 4 Thực bì dưới tán rừng Thông mã vĩ hỗn giao Keo lá tràm và Thông mã vĩ 2


Hình 4. Thực bì dưới tán rừng Thông mã vĩ hỗn giao Keo lá tràm và Thông mã vĩ thuần loài.

4.2.4.5. Đánh giá hiệu quả tổng hợp:

Hiện nay, có nhiều ý kiến trong việc đưa ra các tiêu chí đánh giá tổng hợp các hiệu quả kinh tế, xã hội và sinh thái môi trường. Trong phạm vi đề tài, việc đánh giá hiệu quả tổng hợp thông qua một số chỉ tiêu thể hiện qua bảng 4.17.

Bảng 4.17: Chỉ số hiệu quả tổng hợp của các mô hình.


Chỉ tiêu

Tối ưu

Trị số tối ưu

Mô hình

Keo lai

Bạch đàn

TMV

T + K

NPV

(đ)

Max

17486518

14667942

17018230

17486518

15789507

BCR (đ)

Max

3.6

3.1

3.3

3.6

2.6

IRR (%)

Max

29

27

29

21

15

CLĐ (công)

Max

265.1

186.19

186.19

259.08

265.1



Tổng chi phí(đ)


Min


13915955


13915955


140552214


16033374


27581481

Tổng

thu nhập(đ)


Max


62156250


38080000


41650000


49725000


62156250

Cấp phòng

hộ


Min


32


37


32


37


32

Ect


1

0,830116

0,7659029

0,8906045

0,806708

Qua bảng 4.17 cho thấy nhìn chung các mô hình rừng trồng tại huyện Lục Ngạn có chỉ số Ect không quá thấp. Mô hình rừng trồng Thông mã vĩ có hiệu quả tổng hợp là cao nhất (Ect = 0,89), tiếp đó đến mô hình Keo lai (Ect = 0,83), Dạng mô hình Thông mã vĩ hỗn giao với Keo lá tràm cũng có hiệu quả tổng hợp xấp xỉ mô hình Keo lai (Ect = 0,81) và xếp cuối bảng là mô hình Bạch đàn Urophylla. Kết quả này cũng phù hợp với tình hình phát triển rừng trồng sản xuất hiện nay của huyện Lục Ngạn: diện tích rừng trồng Thông mã vĩ là lớn nhất và vẫn đang tiếp tục được phát triển, nhân rộng; mô hình các loài Keo lai và Bạch đàn Urophylla tăng dần qua các năm (tính từ năm 2001 trở lại đây).

4.3. Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách và thị trường tới phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện Lục Ngạn

4.3.1. Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Lục Ngạn

4.3.1.1. Các chính sách liên quan đến trồng rừng sản xuất tại địa phương

Cơ chế chính sách là một mắt xích rất quan trọng, quyết định đến sự thành bại của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Vì vậy, để góp phần thực hiện đường lối đổi mới của đất nước trong đó có phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển rừng trồng sản xuất, một hệ thống các chính sách có liên quan đã được ban hành và hoàn thiện dần, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp vận động theo cơ chế thị trường. Sau đây là tóm lược các nội dung một số chính sách quan trọng đó.

* Chính sách về quản lý rừng:


- Luật bảo vệ và phát triển rừng (năm 1991 và sửa đổi năm 2004) cùng các văn bản hướng dẫn quy định: RSX là rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất RSX có độ che phủ từ 0,1 trở lên; RSX được sử dụng chủ yếu để sản xuất gồm rừng trồng và rừng tự nhiên. Văn bản này còn quy định về các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bảo vệ làm giàu RSX là rừng nghèo, trồng RSX gỗ lớn, quý, đặc sản, xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, hỗ trợ dân nơi có khó khăn tổ chức sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm; cho thuê, đấu thầu đất, miễn giảm thuế, cho vay với lãi suất ưu đãi cho trồng rừng; giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn bản. Có quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nói chung và quy hoạch, kế hoạch phát triển, sử dụng RSX nói riêng.

- Quyết định 08/2001/TTg ngày 11/1/2001: Quyết định này quy định về quy chế quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất là rừng tự nhiên. Trong quyết định này có quy định về đất lâm nghiệp; cấp có thẩm quyền giao và cho thuê đất lâm nghiệp cũng như tổ chức quản lý, kinh doanh, sử dụng RSX là rừng tự nhiên; phân chia xác định ranh giới 3 loài rừng trên bản đồ và ngoài thực địa.

Những chính sách về quản lý rừng đã xác lập được cơ sở pháp lý cho việc lập quy hoạch và kế hoạch đối với RSX cũng như đưa ra những định hướng làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách hỗ trợ trồng RSX có tính đặc thù của ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện trên thực tế gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân: thủ tục còn rườm rà phức tạp, chưa có những hướng dẫn cụ thể để thực thi quy hoạch trên thực địa, việc quy hoạch còn chồng chéo,… Do vậy, khâu giao đất RSX là rừng tự nhiên cũng như khâu cho thuê đất để trồng RSX chưa thực hiện được mặc dù không thiếu những nhà đầu tư.

* Chính sách về đất đai:

- Luật đất đai (sửa đổi 2003) và các văn bản hướng dẫn quy định: Các tổ chức kinh tế (nông, lâm trường) được thành lập sau năm 2001, toàn bộ diện tích đất kinh doanh RSX phải chuyển sang chế độ thuê đất. Các lâm trường có chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chính thì chuyển sang thuê đất của Nhà nước. Giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông - lâm nghiệp mà nguồn sống chủ yếu là thu nhập có được từ các hoạt động sản xuất đó với

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2022