Phương Pháp Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Chính Sách, Thị Trường Và Chế Biến Lâm Sản:


+ Các mô hình rừng trồng đã có.

+ Các loài cây, giống đã được sử dụng.

+ Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã được áp dụng.

Thu thập số liệu sinh trưởng bằng cách lập các ô tiêu chuẩn diện tích 500m2 tại một số mô hình. Mỗi dạng mô hình bố trí 3 ô tiêu chuẩn ở cấp tuổi cao nhất. Các chỉ tiêu cần thu thập gồm tỷ lệ sống, đường kính ngang ngực, đường kính tán, chiều cao vút ngọn, độ tàn che, cây bụi thảm tươi,… Ngoài ra còn xác định vị trí, độ dốc, hướng dốc,… của ô tiêu chuẩn.

* Đánh giá sinh trưởng:

- Điều tra tỷ lệ sống và đánh giá chất lượng cây rừng phân ra 3 cấp:

Cấp I: Thân thẳng đẹp, tròn đầy, tán cân đối, sinh trưởng tốt, không cong queo sâu bệnh.

Cấp II: Cây sinh trưởng bình thường.

Cấp III: Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn.

- Sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3) được đo bằng thước kẹp kính, độ chính xác 0,1cm;

- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) đo bằng sào kết hợp thước dây, dụng cụ đo cao Blumeleiss, độ chính xác 0,1m;

- Sinh trưởng đường kính tán (Dt) dùng thước dây có độ chính xác 0,1dm.

*Đánh giá phòng hộ: Dựa vào cấp phòng hộ theo phương pháp cho điểm các nhóm nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến xói mòn do tác giả Nguyễn Xuân Quát đề xuất:

- Độ dốc (B) + Thành phần cơ giới đất (C).


Bảng 2.1: Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới đất


Nhân

tố

Độ dốc (B)

Thành phần cơ giới đất (C)

<80

8-150

15-250

25-350

>350

Nhẹ

Trung bình

Nặng

Điểm

10

15

20

25

30

10

20

30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Lục Ngạn - Bắc Giang và đề xuất các giải pháp phát triển - 4

- Khả năng chống xói mòn: Độ tàn che và độ che phủ (A).


Bảng 2.2: Thang điểm về độ tàn che và độ che phủ của rừng trồng


Độ tàn che

Độ che phủ

< 0,3

0,3-0,5

0,5-0,7

0,7-0,9

>0,9

<0,3

2





0,3 - 0,5

4

4




0,5 - 0,7

6

6

6



0,7 - 0,9

8

8

8

8


>0,9

10

10

10

10

10

- Cấp phòng hộ.

Bảng 2.3: Tổng hợp điểm cấp phòng hộ rừng trồng


Cấp phòng hộ

Rất tốt

Tốt

Trung bình

Kém

Rất kém

B + C - A

Điểm

<15

15 – 30

30 - 40

40 - 55

55

*Đánh giá về hiệu quả kinh tế: Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để

đánh giá hiệu quả của việc trồng rừng sản xuất và các mô hình.

2.4.2.3 Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách, thị trường và chế biến lâm sản:

* Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách:

Được chia thành 2 bước:

- Bước 1: Tổng luận và phân tích các chính sách hiện có liên quan đến phát triển trồng rừng sản xuất tại huyện Lục Ngạn.

- Bước 2: Trên cơ sở phân tích các chính sách, tiến hành khảo sát thực địa để xem xét những tác động tích cực và những mặt còn hạn chế đối với phát triển trồng rừng sản xuất ở địa phương, đặc biệt chú ý đến các ý kiến đề xuất của cơ sở. Nội dung nghiên cứu này được tiến hành đồng thời với nội dung tổng kết và đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất. Các chính sách quan trọng được phân tích đánh giá gồm:

- Chính sách về quản lý rừng.

- Chính sách đất đai.


- Chính sách thuế, đầu tư và tín dụng.

- Chính sách khai thác, vận chuyển và thị trường lâm sản.

- Các chính sách khác có liên quan như: các dự án quốc tế và trong nước, chính sách của tỉnh,…

* Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của thị trường và chế biến lâm sản:

- Phân tích các kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất thông qua điều tra khảo sát các đối tượng có liên quan như các chủ rừng (hộ gia đình, lâm trường, xí nghiệp,…), tư thương, công ty cung ứng và vận chuyển lâm sản, các nhà máy, xí nghiệp và xưởng chế biến,… Các vấn đề được quan tâm là giá cả, nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến, cơ sở hạ tầng.

2.4.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

Các số liệu thu thập sẽ được tính toán và xử lý trên các phần mềm máy vi tính thông dụng.

- Hệ số biến động được tính theo công thức: S% =

S

Xtb

*100

(2.1)

* Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình:

Sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá và phân tích kinh tế.

+ Giá trị lợi nhuận ròng (NPV - Net Present Value).

NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt

động sản xuất trong các mô hình, sau khi đã chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.

n

BtCt

NPV =

t 0

(1

r ) t

(2.2)


Trong đó: - NPV: giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng).

- Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng).

- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng).

- t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).

n

-

t 0

: Tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t.


NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, mô hình nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này nói lên được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV 0 thì mô hình có hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này nói lên được mức độ (độ lớn) của các chi phí đạt được NPV, chưa cho biết được mức độ đầu tư.

+ Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR – Benefits to cost Ratio).

BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

Công thức tính:

n

Bt

t 0 (1 r)t

BPV

BCR = n

Ct

= CPV

(2.3)

t 0 (1 r)t

Trong đó: - BCR: Là tỷ xuất giữa lợi nhuận và chi phí (đ/đ).

- BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đ).

- CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đ).

Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các mô hình, mô hình nào có BCR1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.

+ Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return).

IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV=0 tức là:

n Bt Ct

t 0

(1 r)t

= 0 thì r = IRR (2.4)


IRR được tính theo (%), được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, mô hình nào có IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Tỷ lệ chiết khấu dùng cho các công thức tính là 5,4%/năm.


* Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp của các mô hình.

Để đánh giá hiệu quả tổng hợp áp dụng phương pháp tính chỉ tiêu hiệu quả canh tác: Ect = Effective Indicator of farming system của W. Rola (1994).


Ect = 

f1

f (max)


hoặc

f (min)+ ……+

f1

f n hoặc

f (max)

f (min) : n (2.5)

f n


Ect: Chỉ số hiệu quả tổng hợp; Ect = 1 thì mô hình có hiệu quả tổng hợp cao,nghĩa là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội, sinh thái cao nhất.

f: Là các chỉ tiêu tham gia tính toán: Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng, Tỷ số giữa thu nhập và chi phí ròng, Tỷ lệ lãi suất hồi quy, Khả năng đầu tư tính theo mức chi phí của mỗi mô hình rừng trồng, Tổng thu nhập của mỗi mô hình, Hiệu quả giải quyết việc làm tính bằng số ngày công lao động đầu tư vào mỗi mô hình, Hiệu quả phòng hộ của mỗi mô hình.

n: Là số lượng các chỉ tiêu.


* Tổng hợp các số liệu nghiên cứu phục vụ đề tài:

- Đã khảo sát, đánh giá thực địa các mô hình rừng trồng sản xuất tại địa bàn 15/29 xã; đánh giá ảnh hưởng của các chính sách, thị trường đến phát triển rừng trồng sản xuất tại địa bàn huyện Lục Ngạn.

- Đã tổ chức tiếp xúc, trao đổi với 2 đối tượng chính:

+ Các nhà quản lý sản xuất lâm nghiệp từ tỉnh tới xã (10 người);

+ Những người trực tiếp sản xuất (52 hộ dân) và công nhân lâm trường Lục

Ngạn.

Các thông tin trao đổi, mạn đàm là nguồn dữ liệu quan trọng được xử lý, tổng

hợp, hệ thống sử dụng không chỉ cho đánh giá mô hình trồng rừng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường mà cho cả đánh giá ảnh hưởng của các chính sách, thị trường tới phát triển trồng rừng sản xuất.

- Đã lập 12 ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời diện tích 500m2/ô cho 4 dạng mô hình rừng trồng sản xuất của các loài cây trồng chủ yếu ở huyện để đánh giá định lượng về sinh trưởng và năng suất, môi trường sinh thái cũng như kinh tế - xã hội của các mô hình:

+ Keo lai (tuổi 3): 3OTC

+ Bạch đàn Urophylla (tuổi 4): 3OTC

+ Thông mã vĩ thuần loài (tuổi 6): 3OTC

+ Thông mã vĩ hỗn giao Keo lá tràm (tuổi 9): 3OTC


- Đã phân tích và đánh giá 4 nhóm chính sách quan trọng liên quan đến phát triển trồng rừng sản xuất tại địa phương, bao gồm:

+ Nhóm chính sách về quản lý rừng: 3

+ Nhóm chính sách về đất đai: 5

+ Nhóm chính sách về đầu tư, tín dụng, thuế: 8

+ Nhóm chính sách về khai thác, vận chuyển và thị trường lâm sản: 6

+ Các chính sách khác có liên quan như chính sách về đổi mới lâm trường quốc doanh; chính sách về quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng;...

- Đã khảo sát 12 cơ sở chế biến lâm sản với các quy mô, sản phẩm và thành phần kinh tế khác nhau trên địa bàn huyện Lục Ngạn và các vùng phụ cận (sử dụng nguồn nguyên liệu từ rừng trồng sản xuất của huyện).


Chương 3: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Lục Ngạn là một huyện trung du miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam.

Lục Ngạn có toạ độ địa lý: 21016’00” - 21034’40” vĩ độ Bắc.

106026’30” - 106052’00” kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn.

- Phía Đông giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang và huyện Lộc Bình tỉnh Lạng Sơn.

- Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.

Huyện Lục Ngạn gồm 29 xã và 01 thị trấn, nằm trên trục quốc lộ 31 từ Bắc Giang đi Sơn Động và quốc lộ 279 đi Đồng Mỏ - Lạng Sơn. Trung tâm huyện là thị trấn Chũ cách Bắc Giang 40 km về phía Bắc. Đây là một điểm tương đối thuận lợi của huyện Lục Ngạn trong giao lưu văn hoá, trao đổi buôn bán và cũng là một thế mạnh cho phát triển thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lâm sản trong và ngoài vùng.

3.1.2. Địa hình

Lục Ngạn là một bồn địa được bao bọc bởi 2 dải núi lớn là Bảo Đài ở phía Bắc và Tây Bắc Yên Tử, Huyền Định ở phía Nam và Đông Nam. Địa hình được chia thành 2 vùng rò rệt là vùng cao và vùng thấp.

- Vùng thấp bao gồm những dãy đồi bát úp xen kẽ các cánh đồng có độ cao trung bình từ 100 - 150 m so với mực nước biển, độ dốc <200, rất thuận lợi cho phát triển cây ăn quả và trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu tập trung, đặc biệt là xây dựng những mô hình vườn rừng, đồi rừng, trang trại lâm nghiệp, xây dựng những xưởng chế biến nhỏ, nơi tập kết lâm sản hay xây dựng những vườn ươm cây giống trồng rừng,...


- Vùng cao bao gồm những dãy núi có độ dốc trung bình từ 25 - 300, độ cao trung bình > 300 m so với mực nước biển. Vùng này diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có thể dùng cho sản xuất kinh doanh rừng trồng.

Vì vậy, có thể nói Lục Ngạn có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế đồi rừng cũng như đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp.

3.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng.

Lục Ngạn có nhiều loại đất khác nhau nhưng chủ yếu là đất feralit vàng nâu và nâu xám phát triển trên 3 loại đá mẹ chủ yếu là: Sa thạch, phiến thạch và phiến sa. Thành phần cơ giới từ trung bình đến sét nặng, có kết cấu viên, độ xốp lớp đất mặt từ 50 - 70%, khả năng thấm và giữ nước trung bình, hàm lượng mùn trong đất ở các lâm phần rừng và đồi rừng là 4%, đạm từ 0,3 - 0,4%, rất thích hợp cho sự phát triển của các loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây công nghiệp. Tuy nhiên, do có độ dốc tương đối lớn kiểu bát úp nên cần phải chú ý đến những biện pháp chống xói mòn và rửa trôi đất.

Ngoài ra, còn có một diện tích nhỏ đất phù sa được bồi tụ hàng năm ở ven sông, suối được người dân sử dụng trồng lúa nước, hoa màu và cây ăn quả.

Với tiềm năng đất đai lớn và phù hợp cho sản xuất lâm nghiệp cũng như cây

ăn quả, Lục Ngạn đang là một huyện đứng đầu tỉnh về sự nghiệp bảo vệ và trồng rừng cũng như phát triển kinh tế đồi rừng. Tuy nhiên, công tác trồng rừng sản xuất ở Lục ngạn chỉ mới được chú ý trong vài năm gần đây, vì vậy việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này trồng rừng ở huyện Lục Ngạn hiện nay là rất cần thiết.

3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn

3.1.4.1. Khí hậu

Lục Ngạn mang đặc trưng khí hậu vùng Đông Bắc, biểu hiện 2 mùa rò rệt:

- Mùa mưa: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Vào mùa này gió mùa

Đông Nam mang hơi nước từ biển Đông vào nên thường gây ra mưa lớn; lượng mưa tập trung vào tháng 7, tháng 8: bình quân 1.321 mm, cao nhất 1.780 mm và thấp nhất 912 mm. Đây cũng là mùa có độ ẩm và nhiệt độ cao (độ ẩm lên tới 90% vào tháng 8, tháng 9; nhiệt độ cao nhất trong năm thường vào tháng 6, khoảng 38- 400C).

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí