Đánh Giá Về Tỷ Lệ Sống Và Chất Lượng Cây Trồng


Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật sử dụng cho các loài cây, dạng lập địa cũng như mục đích trồng rừng về cơ bản giống nhau và được trình bày trong bảng 4.9.

Bảng 4.9: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh được áp dụng trong các mô hình


TT

Nội dung công

việc

Biện pháp kỹ thuật cụ thể

1

Xử lý thực bì

Phát dọn toàn diện, băm đoạn và dọn theo băng hoặc rải

đều trên lô (để phân giải tự nhiên).


2


Làm đất, cuốc hố

Làm đất thủ công, cục bộ. Hố cuốc theo đường bình độ.

Đào và lấp hố trước khi trồng 15-30 ngày. Hố đào kích thước 40x40x30 cm (đối với hầu hết các loài cây).


3


Loài cây, mật độ

- Keo lai: 1600 cây/ha.

- Bạch đàn Urophylla: 1600 cây/ha.

- Thông mã vĩ: 1600-2000-2500 cây/ha.

- Thông mã vĩ hỗn giao với Keo lá tràm tỷ lệ 3 Thông: 1 Keo: 2000 cây/ha (1500 +500) và 2500 cây/ha

(1875+625).

- Các loài bản địa: 500 -600 cây/ha.


4


Nguồn giống

- Keo lai: Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng- Viện KHLN Việt Nam (được sử dụng làm cây mẹ cấp hom).

- Bạch đàn Urophylla: Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống cây lâm nghiệp Quảng Ninh (cây con sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô).

- Thông mã vĩ:

Dự án KFW (cây con gieo từ hạt).

Lâm trường Đình Lập - Lạng Sơn (hạt giống).


5


Phương thức trồng

- Trồng thuần loài: Thông mã vĩ, Bạch đàn Urophylla, Keo lai.

- Trồng hỗn giao theo hàng đối với Thông mã vĩ và Keo lá tràm.

Hầu hết tại các mô hình rừng trồng sản xuất đều áp dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.





phương thức nông lâm kết hợp trong 1-2 năm đầu khi rừng

chưa khép tán.

6

Phương pháp

trồng

- Trồng bằng cây con có bầu.

7

Bón phân

- Bón lót 200 g NPK 5:10:3 và phân vi sinh (đối với rừng trồng dự án KFW).

- Bón lót 100g NPK 5:10:3 và bón thúc 100 g NPK 5:10:3

(đối với rừng trồng của lâm trường Lục Ngạn).

8

Thời vụ trồng

Vụ xuân - hè, khi trời có mưa. Thường vào tháng 5, kết thúc vụ trồng chính vào 30/6. Trồng dặm được tiến hành vào lần chăm sóc đầu tiên (năm 1), thời gian hoàn thành là

30/7.

9

Chăm sóc

Năm 1: chăm sóc 2 lần (tháng 7 và tháng 11).

Năm 2 và 3: chăm sóc 2 lần vào các tháng 4-5, 10-11.

10

Khai thác

Khai thác trắng với Keo lai, Bạch đàn Urophylla, Thông mã vĩ trồng thuần loài.

Khai thác chọn có tỉa thưa đối với Thông mã vĩ hỗn giao

với Keo lá tràm.

Một số nhận xét đánh giá về các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng:

- Xử lý thực bì theo phương thức phát dọn toàn diện trước khi trồng 1 tháng; làm đất đào hố cục bộ, phương pháp thủ công theo đường đồng mức, kích thước hố 40 x 40 x 30 cm cho hầu hết các loài cây. Đối với rừng trồng dự án KFW, trong khi phát dọn còn giữ lại những cây bản địa tái sinh để phát triển rừng trồng hỗn loài.

- Giống cây trồng: Trước 1996, các loài được trồng bằng cây con tạo từ hạt và trồng cây rễ trần với nguồn giống không được chọn lọc kỹ. Từ 1996 và đặc biệt là từ 1999, cây giống được kiểm soát kỹ càng hơn: sử dụng các giống đã được công nhận là giống quốc gia như Keo lai BV10, BV16, Bạch đàn PN2, PN14, U6 được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô, giâm hom cho độ đồng đều cao. Cây con từ hạt cũng có xuất xứ rò ràng (rừng giống quốc gia tại Đình Lập, Lạng Sơn).


- Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Trồng thuần loài đối với Bạch đàn Urophylla, Keo lai, Thông mã vĩ và trồng theo phương thức hỗn loài giữa Thông mã vĩ và Keo lá tràm. Sử dụng cây con có bầu và có bón phân. Mật độ trồng được áp dụng chủ yếu là: Thông mã vĩ: 2500 cây/ha; Thông mã vĩ hỗn giao với Keo lá tràm: 2000 cây/ha và 2500 cây/ha với công thức 3 hàng Thông - 1 hàng Keo; Bạch đàn và Keo lai: 1600 cây/ha. Thực hiện chăm sóc trong 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần. Trồng dặm được tiến hành vào 2 lần chăm sóc 1 và 2. Tuy nhiên, đối với các loài mọc nhanh như Bạch đàn và Keo lai, năm thứ 3 đã bắt đầu khép tán nên kỹ thuật trồng và chăm sóc có sự thay

đổi cho phù hợp: Bón phân lót 1 lần 200g; trồng dặm được tiến hành vào cuối năm thứ nhất và tăng chăm sóc năm 2 lên 3 lần, giảm chăm sóc năm 3 xuống 1 lần.

Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng tuy mới chỉ là những kỹ thuật cơ bản nhưng cũng đã cho thấy hoạt động trồng rừng sản xuất của huyện Lục Ngạn có những nỗ lực rò rệt, chuyển dần từ quảng canh sang thâm canh. Có thể thấy rò bước chuyển này từ sau 1995, bắt đầu với dự án trồng rừng sản xuất do ngân hàng tái thiết Đức hỗ trợ. Về công tác giống, đã sử dụng các giống cây trồng cho năng suất cao được công nhận bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn như dòng Keo lai BV10, BV16, Bạch đàn Urophylla PN14, PN2, U6. Các giống này được sản xuất theo công nghệ nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô và giâm hom. Suất đầu tư trồng rừng cũng cao hơn từ khâu xử lý thực bì, làm đất, bón phân cho tới chăm sóc. Tuy nhiên, nội dung kỹ thuật trồng hầu như không khác biệt đối với hầu hết các loài cây trồng rừng và lập địa khác nhau cũng như mục tiêu trồng rừng khác nhau. Trên thực tế, sự bất hợp lý này không chỉ xảy ra trên địa bàn huyện Lục Ngạn, bởi những nội dung kỹ thuật trồng rừng đang áp dụng hiện nay mới chỉ

đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu trong thâm canh trồng rừng. Vấn đề này đặt ra một thách thức khá lớn cho trồng rừng sản xuất của Lục Ngạn nói riêng và trồng rừng kinh tế nói chung, đòi hỏi phải có những nghiên cứu kỹ càng hơn nữa để có thể cụ thể hoá các biện pháp tác động cho từng đối tượng loài cây và lập địa sao cho có hiệu quả nhất.

4.2.3. Các mô hình trồng rừng sản xuất


Qua khảo sát thực tế, trên địa bàn huyện Lục Ngạn có khá nhiều mô hình rừng trồng sản xuất. Có thể đưa vào 2 nhóm chính:

- Mô hình rừng trồng cây lấy gỗ kết hợp lâm sản ngoài gỗ như Thông mã vĩ, Trám trắng, Vối thuốc…

- Mô hình rừng trồng cây gỗ với các sản phẩm cho mục đích khác nhau như: Keo lai, Bạch đàn Urophylla, Thông mã vĩ hỗn giao với Keo lá tràm...

Trên thực tế, trồng rừng sản xuất mới chỉ tập trung vào vài loài chủ yếu như Thông mã vĩ, Keo lai, Bạch đàn Urophylla,… với mục tiêu chính là cung cấp gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy, dăm, bao bì,… Một số loại mô hình mới được triển khai trên diện hẹp và vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm như: Vối thuốc, Trám trắng, Muồng

đen, Dó trầm, Dùng phấn,… với phương thức trồng thuần loài hay hỗn giao. Cũng từ khảo sát thực tế cho thấy trên địa bàn hiện có 4 dạng mô hình phổ biến và đang có xu hướng nhân rộng:

+ Keo lai trồng thuần loài;

+ Bạch đàn Urophylla trồng thuần loài;

+ Thông mã vĩ trồng thuần loài;

+ Thông mã vĩ hỗn giao với Keo lá tràm.

Các loại mô hình này đã có được vị trí và vai trò nhất định trong phát triển lâm nghiệp và kinh tế xã hội của huyện, do đó luận văn sẽ đi sâu đánh giá hiệu quả 4 loại mô hình này.

4.2.4. Đánh giá hiệu quả các mô hình

4.2.4.1. Đánh giá về tỷ lệ sống và chất lượng cây trồng

Bảng 4.10: Tỷ lệ sống và chất lượng cây trồng trong các mô hình



Mô hình

Năm trồng

Tỷ lệ sống

Chất lượng cây trồng

A

B

C

N

%

N

%

N

%

1. Keo lai

2002

99,5%

234

98

5

2

0

0

2. Bạch đàn Urophylla

2001

96,6%

204

88

28

12

0

0

3. Thông mã vĩ

1999

86,6%

182

56

97

30

46

14

4. Thông mã vĩ+Keo lá

1996










tràm









Thông mã vĩ


86,8%

54

22

166

68

24

10

Keo lá tràm


92,8%

29

33

50

57

8

10

Từ số liệu bảng 4.10 rút ra một số nhận xét sau:

- Về tỷ lệ sống: cây trồng có tỷ lệ sống cao, đặc biệt với 2 loài Keo lai và Bạch

đàn Urophylla (đạt 99,5% và 96,6%); Keo lá tràm khi hỗn giao với Thông mã vĩ theo tỷ lệ 3:1 có tỷ lệ sống thấp hơn nhưng cũng đạt 92,8%, Thông mã vĩ ở mô hình hỗn giao có tỷ lệ sống xấp xỉ Thông mã vĩ trồng thuần loài (86,6% và 86,8%).

Tuy nhiên, chất lượng cây trồng lại có sự khác biệt: Với dạng mô hình Keo lai và Bạch đàn Urophylla, tỷ lệ cây có chất lượng tốt cao và không có cây có chất lượng xấu, chứng tỏ việc nâng cao chất lượng rừng thông qua các biện pháp kỹ thuật và sử dụng giống có chọn lọc đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng những mô hình này còn đang ở tuổi nhỏ, chưa có sự cạnh tranh lớn về dinh dưỡng. Với Thông mã vĩ trồng thuần loài, tỷ lệ cây có chất lượng tốt cũng không thấp như trồng hỗn giao với Keo mặc dù tỷ lệ cây chất lượng xấu cũng không ít. Qua thực tế cho thấy xảy ra hiện tượng này là do cạnh tranh dinh dưỡng giữa 2 loài Thông mã vĩ và Keo lá tràm trong mô hình hỗn giao.



Hình 4 1 Mô hình rừng trồng Bạch đàn Urophylla thuần loài 4 2 4 2 Đánh giá sinh 1Hình 4 1 Mô hình rừng trồng Bạch đàn Urophylla thuần loài 4 2 4 2 Đánh giá sinh 2


Hình 4.1. Mô hình rừng trồng Bạch đàn Urophylla thuần loài


4.2.4.2. Đánh giá sinh trưởng cây trồng

*Sinh trưởng đường kính D1.3

Kết quả nghiên cứu sinh trưởng đường kính của các loài cây trong những mô hình được trình bày trong bảng 4.11.

Bảng 4.11: Sinh trưởng về đường kính cây trồng trong các mô hình


Mô hình


D1.3(cm)

D

S%

N

Dmax

Dmin

1. Keo lai

7,58

2,53

5,17

239

8,40

5,60

2. Bạch đàn Urophylla

9,27

2,32

6,39

232

11,20

8,10

3. Thông mã vĩ

7,72

1,29

7,32

325

8,60

5,60

4. Thông mã vĩ+Keo lá

tràm







Thông mã vĩ

7,34

0,82

12,13

244

9,00

5,40

Keo lá tràm

12,24

1,36

15,27

87

9,6

15,9


Qua kết quả tại bảng 4.11, ta thấy Keo lai tuổi 3 (năm trồng 2002, đo đếm tháng

5/2005) có


D1.3

đạt 7,58 cm; lượng tăng trưởng đường kính hàng năm (D) đạt

2,53cm/năm; phạm vi biến động đường kính không lớn lắm ( Dmin đạt 5,6cm, Dmax đạt 8,4cm). Như vậy, tốc độ sinh trưởng của Keo lai tại Lục Ngạn cũng tương tự với một số điểm nghiên cứu khác: kết quả điều tra của nhóm tác giả Viện khoa học Lâm

nghiệp tại Ngọc Tụ - Đắc Tô - Đak Lak, D1.3=7,43cm ở tuổi 3 [16]. Tiếp theo là


Bạch đàn Urophylla (trồng tháng 3 năm 2001, đo đếm tháng 5 năm 2005),

D1.3

đạt

9,27 cm; đường kính trung bình tăng 2,32cm/năm; mức độ biến động cũng không lớn (Dmin đạt 8,1cm và Dmax đạt 11,2cm). Kết quả này cho thấy sức sinh trưởng đường kính của Bạch đàn Urophylla tại Lục Ngạn khá cao so với một số vùng trồng khác: tại lâm trường Phúc Tân, tác giả Nông Phương Nhung tiến hành điều tra và đưa ra kết quả đường kính trung bình của Bạch đàn Urophylla tuổi 4 đạt 8,84cm, độ biến động cũng rất lớn: 17,2%. Thông mã vĩ trồng thuần loài có lượng tăng trưởng hàng năm

cao hơn so với trồng hỗn giao: ở tuổi 6,


D1.3

đạt 8,6cm khi trồng thuần loài và chỉ

đạt 9cm ở tuổi 9 khi trồng hỗn giao với Keo lá tràm. Lượng tăng trưởng hàng năm


của Keo lá tràm cao hơn hẳn loài cùng trồng ( D1.3 đạt 12,24cm trong khi Thông mã

vĩ chỉ đạt 9cm). Điều này có thể giải thích là do Keo lá tràm sinh trưởng nhanh hơn và chèn ép Thông. Tuy nhiên, so với Keo lai thì sinh trưởng đường kính hàng năm của Keo lá tràm lại là rất thấp.

Độ biến động của hai loài trong mô hình hỗn giao Thông mã vĩ - Keo lá tràm cao hơn hẳn so với các loài trồng thuần loại: thấp nhất là Keo lai với độ biến động 5,17%; Bạch đàn có độ biến động là 6,39%; Thông mã vĩ thuần loài là 7,32%; Thông mã vĩ trong mô hình hỗn giao là 12,13% và Keo lá tràm là 15,27%). Nguyên nhân có thể do hai loài Keo lai và Bạch đàn Urophylla còn đang ở tuổi nhỏ, mật độ trồng của hai loài này lại thấp hơn nên cạnh tranh dinh dưỡng chưa cao; sử dụng giống đã qua khảo nghiệm đạt kết quả tốt, cây giống khi trồng có sự đồng đều cao cũng có thể là một nhân tố. Hai loài trong mô hình hỗn giao có hệ số biến động lớn có thể do các nguyên nhân như sử dụng cây giống từ hạt, trồng hỗn giao với mật độ lớn mà chưa tiến hành tỉa thưa kịp thời nên có sự phân hoá cao.


* Sinh trưởng chiều cao Hvn


Sinh trưởng chiều cao của những loài cây có trong các mô hình được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12: Sinh trưởng về chiều cao cây trồng trong các mô hình


Mô hình


Hvn(m)

H

S%

N

Hmax

Hmin

1. Keo lai

8,02

2,67

5,18

239

9,9

6,2

2. Bạch đàn Urophylla

10,95

2,74

6,87

232

12,3

8,7

3. Thông mã vĩ

3,82

0,64

8,92

325

4,3

2,9

4. Thông mã vĩ + Keo lá tràm







Thông mã vĩ

3,56

0,4

11,35

244

4,2

2,5

Keo lá tràm

11,52

1,29

8,62

87

10,2

14,5


Hvn của Keo lai tuổi 3 đạt 8,02m và Bạch đàn Urophylla đạt 10,95m chứng tỏ sinh trưởng chiều cao của hai loài này tại Lục Ngạn cũng tương tự so với các địa

điểm khác như: tại Lạng Sơn Hvn của Bạch đàn Urophylla tuổi 4 đạt 11,04m. So với các mô hình khác cùng địa bàn, sinh trưởng chiều cao của Bạch đàn Urophylla dẫn

đầu với H đạt 2,74m/năm. Thông mã vĩ trồng hỗn giao với Keo lá tràm có H thấp nhất, chỉ đạt 0,39m/năm. Thông mã vĩ thuần loài có H cao hơn một chút: 0,64m/năm. Keo lá tràm có H đạt 1,29m/năm, cao hơn Thông mã vĩ cùng mô hình nhưng vẫn là rất thấp so với Keo lai. Điều này càng chứng tỏ sức sinh trưởng của các loài Bạch đàn Urophylla và Keo lai trội hơn hẳn.

Hệ số biến động chiều cao của các loài cũng có sự khác nhau rò rệt. Thấp nhất vẫn là Bạch đàn Urophylla và Keo lai. Hệ số biến động chiều cao của Keo lá tràm là 8,62%, thấp hơn so với Thông mã vĩ cùng mô hình nhưng vẫn là cao hơn nhiều so với Keo lai trồng thuần loài. Thông mã vĩ có hệ số biến động cao nhất: 11,35%.

* Sinh trưởng đường kính tán

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí