Ảnh Hưởng Của Các Chính Sách Đến Phát Triển Trồng Rsx Ở Huyện Lục Ngạn


mạnh để thúc đẩy trồng RSX nhanh hơn, hiệu quả hơn. Những tồn tại còn tiềm ẩn ngay trong chính sách chung và kể cả các biện pháp cụ thể. Rất nhiều vấn đề

đặt ra cần có định hướng giải quyết như:


- Quy hoạch còn chồng chéo nên việc xác định ranh giới 3 loại rừng có khi mới chỉ nằm trên bản đồ, hoặc diện tích RSX lẫn trong diện tích rừng phòng hộ gây khó khăn cho khâu quản lý bảo vệ cũng như khai thác.

- Trong chính sách giao đất và cho thuê đất thì hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng,... Nhiều khi

đây lại là khe hở để người nhận đất trồng rừng bán đất cho chủ khác và sử dụng sai mục đích. Trên thực tế đã xảy ra hiện tượng này ở nhiều nơi, kết quả là người lao

động nghèo lại thiếu tư liệu sản xuất nên phải đi làm thuê, còn người giàu thì tích tụ

đất bất hợp pháp. Một vấn đề nữa nảy sinh trong quá trình giao khoán đất lâm nghiệp là các chủ rừng không muốn nhận những vùng đất xấu, có điều kiện giao thông khó khăn mặc dù đã có những ưu tiên. Trong giai đoạn trước năm 2000, do trồng rừng sản xuất thiếu sự đầu tư, hiệu quả trồng rừng thấp nên hầu hết các chủ rừng đem đất đầu tư cho trồng rừng phòng hộ để được hưởng chế độ đầu tư từ dự án.

- Chính sách khoán rừng và đất lâm nghiệp đã tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho việc huy động các hộ gia đình tham gia phát triển trồng RSX. Tuy nhiên, đây cũng lại là một trở ngại cho các nhà đầu tư lớn bởi đất đai bị chia cắt manh mún, khó tập trung.

- Nhà nước đã có quy hoạch tổng thể mang tính pháp lý, quy hoạch trên bản

đồ, còn quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên thực địa tới các đơn vị cơ sở triển khai còn chậm. Diện tích đất thực tế dành cho trồng RSX so với quy hoạch còn thiếu, nhiều nơi manh mún, độ dốc lớn không có đường vận chuyển. Ngoài ra, một số diện tích

đất của lâm trường quy hoạch phát triển RSX nhưng đang bị dân lấn chiếm, xâm canh hoặc đang có tranh chấp.

- Xét trên khía cạnh pháp lý, RSX có thể trồng trên đất được giao, được thuê. Tuy nhiên, hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp với tư cách là chủ rừng sẽ có toàn quyền trong việc quyết định trồng cây gì và khi nào thì khai thác. Vì vậy, trên thực tế


có những hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp nằm trong vùng quy hoạch RSX nhưng do nhiều nguyên nhân (chưa có hỗ trợ về vốn, hướng dẫn kỹ thuật, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm,...) nên diện tích trồng cây lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trên đất lâm nghiệp được giao. Quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu chỉ có ý nghĩa đối với khu vực kinh tế Nhà nước như lâm trường quốc doanh.

- Nhà nước đã có quy định chế độ chuyển mục đích sử dụng đất, tạo ra tiềm năng cho việc huy động đất đai phát triển trồng RSX, nhưng cũng đặt ra thách thức mới vì trên thực tế, hiệu quả kinh tế rừng trồng thấp, không hấp dẫn các nhà đầu tư trồng rừng, đất lâm nghiệp thường bị chuyển sang sử dụng vào mục đích khác, đặc biệt là đất rừng sản xuất vì ở đó có thể canh tác nông nghiệp.

- Các chính sách đầu tư, tín dụng, thuế sử dụng đất lâm nghiệp đã tương đối cởi mở như về ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế sử dụng đất cho những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,… Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư mới chỉ dừng ở đầu tư trong nước, chưa khuyến khích được đầu tư nước ngoài.

- Vay vốn theo Nghị định 43/CP thực sự khó thực hiện đối với hộ gia đình, cá nhân, vì việc vay phải đảm bảo các điều kiện: Phải xây dựng dự án trồng rừng nguyên liệu tập trung, phải có phương án tài chính rò ràng, phải chứng minh là phương án sản xuất, kinh doanh có lãi; đồng thời ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu 50% mức vốn vay. Cho nên trên thực tế chỉ có tổ chức Nhà nước mới tiếp cận được nguồn vốn này.

- Các chính sách tín dụng ưu đãi hầu như chỉ có các dự án lớn, thông qua các lâm trường quốc doanh mới có cơ hội vay vốn. Còn các hộ gia đình muốn nhận dự án trồng RSX độc lập rất khó vay vốn tín dụng ưu đãi. Mặt khác, thủ tục vay vốn ưu đãi còn quá phức tạp, gây khó khăn cho các cơ sở trực tiếp trồng rừng. Họ chỉ được vay vốn khi diện tích rừng trồng đã sống, đã được nghiệm thu chứ không được tạm ứng tiền trước để chuẩn bị giống, cây con và trang trải một số chi phí khác cho trồng rừng.


- Hạn mức vay vốn 10 triệu đồng/ha đã không khuyến khích đầu tư thâm canh

đối với rừng trồng sản xuất, nhất là đối với những loài có chu kỳ kinh doanh dài.

- Các chính sách đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc vay vốn tín dụng ở nông thôn, tuy nhiên, do lãi suất cao, có rất ít người vay vốn trồng RSX mà chủ yếu vay ngắn hạn để phát triển chăn nuôi, thuỷ sản, ngành nghề thủ công, chế biến nông lâm sản quy mô hộ gia đình.

- Việc quy định mức thuế suất 2% áp dụng đối với các loại cây trồng RSX không phân biệt hạng đất, tuy có tiện lợi cho cơ quan thuế, tiện cho người nộp thuế khi tính thuế, nộp thuế, nhưng dẫn đến vừa không tạo ra sự công bằng giữa các loại

đất, vừa không khuyến khích người được giao đất thâm canh cây trồng vì sản lượng nhiều, nộp thuế nhiều, sản lượng ít, nộp thuế ít, không đưa đất vào sản xuất kinh doanh không phải nộp thuế,... Mức thuế 4% đối với đất nông nghiệp được tính vào giá bán sản phẩm cũng là một bất cập bởi sẽ xảy ra tình trạng hoặc phải trả mức thuế khác nhau cho cùng một loại sản phẩm (giá gỗ bãi I khác giá gỗ bãi II), hoặc có tình trạng ép giá, ép cấp.

4.3.1.3. ảnh hưởng của các chính sách đến phát triển trồng RSX ở huyện Lục Ngạn

* ảnh hưởng của chính sách đến giao đất, giao rừng

Số liệu thu thập được trình bày ở bảng 4.17.

Bảng 4.17: Diện tích đất lâm nghiệp đã giao ở tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn

Đơn vị: ha


Đơn vị

Tổng diện tích đất lâm

nghiệp

Diện tích đất lâm nghiệp

đã giao

Số giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất đã cấp

Tổng diện tích

%

Tỉnh Bắc Giang


Huyện Lục Ngạn

185.726,8


57.769,6

173.350,4


54.881,3

93,3


95,0

48.882


10.253

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Lục Ngạn - Bắc Giang và đề xuất các giải pháp phát triển - 10

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang, 2005)

Qua bảng 4.18 cho thấy huyện Lục Ngạn đã thực hiện được khá tốt công tác giao đất thể hiện ở diện tích (tới 95%).


Kết quả khảo sát và đánh giá ở huyện Lục Ngạn cho thấy ảnh hưởng của giao đất giao rừng tới trồng RSX thể hiện ở một số nét chính được trình bày trong bảng 4.19.

Bảng 4.19: ảnh hưởng của giao đất giao rừng tới phát triển trồng RSX


ảnh hưởng tích cực

ảnh hưởng tiêu cực

1. Tạo được động lực cho các chủ rừng đầu tư

1. Đất đai manh mún, nhỏ lẻ

vốn trồng rừng, chủ động kế hoạch sản xuất

nên khó tạo ra số lượng

hàng năm.

nguyên liệu, hàng hoá tập

2. Diện tích và các mô hình rừng trồng sản xuất

trung quy mô lớn.

tăng lên đáng kể và ngày càng được đa dạng

2. Đối với quy hoạch vùng

hoá.

nguyên liệu sau giao đất sẽ rất

3. Rừng được bảo vệ tốt hơn, năng suất và chất

khó khăn trong việc giải quyết

lượng rừng được nâng lên, các cá nhân và tập

các thủ tục để đủ diện tích trồng

thể đã tự bỏ vốn đầu tư trồng RSX.

rừng cần thiết.

4. Số lượng trang trại lâm nghiệp hoạt động có

3. Một số người đã lợi dụng

hiệu quả xuất hiện.

chính sách giao khoán đất để đầu

5. Các mô hình tổ chức trồng RSX với các hình

cơ, buôn bán và kinh doanh đất

thức liên kết, liên doanh được hình thành.

lâm nghiệp.


* Những thành công và tồn tại trong giao đất giao rừng đối với phát triển trồng RSX ở huyện Lục Ngạn.

- Thành công.

Kết quả nghiên cứu ở huyện Lục Ngạn cho thấy một số nhận định chung về thành công của giao đất giao rừng như sau:

+ Rừng ở những nơi đã giao cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức quản lý, bảo vệ đã thực sự có chủ, rừng đã được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn, hạn chế đáng kể tình trạng phát nương làm rẫy, khai thác rừng trái phép, lấn chiếm đất đai,… đặc biệt là ở những vùng giáp ranh. Trách nhiệm của các chủ thể quản lý rừng đã được nâng lên một bước.


+ Do đã xây dựng được quy ước về sử dụng đất đai cũng như có sự đầu tư hỗ trợ từ các dự án nên tại địa phương đã có sự chuyển hướng tích cực, các chủ rừng đã chủ động sản xuất, nhiều hộ dân đã tự bỏ vốn trồng rừng, xây dựng trang trại lâm nghiệp và trồng cây ăn quả, cây đặc sản,… mang lại thu nhập lớn, góp phần xoá đói giảm nghèo.

+ Nhận thức của người dân đã được nâng lên, đã huy động được các nguồn lực về tài chính và lao động tại chỗ vào phát triển rừng, thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng.

+ Xuất hiện nhiều mô hình quản lý rừng tốt và kinh doanh có hiệu quả; một số trang trại lâm nghiệp đã bắt đầu hình thành.

- Một số tồn tại chính.

+ Diện tích giao còn manh mún, ranh giới giữa các hộ một số nơi chưa rò ràng, chưa đóng được cọc mốc ranh giới lô ở ngoài thực địa nên còn hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm lẫn nhau.

+ Đánh giá hiệu quả sản xuất lâm nghiệp sau giao đất còn chưa thực hiện

được. Chế độ kiểm tra, theo dòi và đánh giá không thường xuyên dẫn tới hiệu quả sử dụng đất chưa cao, có nơi sử dụng không đúng mục đích.

+ Hoạt động của một số Ban ngành có liên quan ở huyện chưa đều, thiếu sự phối hợp, kiểm tra và giám sát.


* ảnh hưởng của các chính sách đến việc hình thành các mô hình tổ chức trồng RSX ở huyện Lục Ngạn:

Các chính sách, đặc biệt là chính sách về đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tiến hành trồng RSX trên các diện tích mà mình

đã được giao, được thuê. Qua điều tra, khảo sát ở huyện Lục Ngạn cho thấy trong thời gian qua đã xuất hiện khá nhiều mô hình tổ chức trồng RSX có hiệu quả, cụ thể như sau.

Mô hình 1: Chủ rừng tự tổ chức trồng RSX trên mảnh đất mình được giao hoặc

được thuê.


Đối với lâm trường Lục Ngạn thì đây là dạng mô hình tổ chức trồng RSX cơ bản nhất và đã có từ lâu đời. Đặc điểm của mô hình cũng như những thuận lợi, khó khăn được trình bày ở bảng 4.20.

Bảng 4.20: Những đặc trưng cơ bản của mô hình chủ rừng tự tổ chức trồng RSX trên

đất được giao hoặc thuê


Điều kiện để thực hiện mô

hình

Thuận lợi

Khó khăn

1. Chủ rừng phải được

1. Có quyền quyết

1. Các hộ dân miền núi hoặc

giao đất hoặc thuê đất đủ

định phương án tổ

một số tổ chức khó có đủ vốn

chu kỳ kinh doanh.

chức kinh doanh.

hoặc vay vốn.

2. Có vốn tự có hoặc có

2. Chủ động được

2. Thiếu thông tin về thị trường,

khả năng vay vốn đủ để

kế hoạch sản xuất

đặc biệt là các hộ và doanh

đầu tư trồng rừng.

kinh doanh.

nghiệp tư nhân.

3. Có hiểu biết nhất định


3. Khó khăn về tiêu thụ sản

về sản xuất kinh doanh


phẩm nếu quy mô sản xuất nhỏ,

lâm nghiệp.


phân tán.

Bảng 4.20 cho thấy để phát triển mô hình tổ chức trồng RSX này cần tạo điều kiện cho các chủ rừng vay vốn và giải quyết những khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là đối với các chủ rừng là doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình -

đối tượng có nhiều tiềm năng nhưng chưa thu hút được sự quan tâm. Hiện nay, mô hình này vẫn được xem là chủ đạo ở huyện Lục Ngạn. Tuy vậy, đối với các chủ rừng là hộ gia đình do khó khăn về vốn trồng rừng nên số lượng hộ tham gia sản xuất theo mô hình này còn rất hạn chế.

Trong thực tiễn sản xuất, để đáp ứng nhu cầu lao động vào các thời vụ sản xuất lâm nghiệp hầu hết các chủ rừng đều phải thuê nhân công dưới các hình thức khoán công việc khác nhau hoặc giao khoán đất rừng. Chính vì vậy, mô hình này trong thực tế khá đa dạng về hình thức. Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy tại lâm trường Lục Ngạn có các hình thức giao khoán trồng RSX sau đây:

* Khoán theo công việc hoặc khoán theo công đoạn trồng rừng:

Đây là hình thức các chủ rừng khoán công việc cho các hộ dân từ khâu trồng

đến chăm sóc, bảo vệ rừng trong 3 năm đầu sau đó giao lại cho chủ rừng. Hộ nhận


khoán chỉ được hưởng thù lao theo đơn giá khoán từng phần việc. Hình thức khoán này thích hợp với những hộ nghèo không có vốn đầu tư nhưng có lao động. Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là chưa gắn lợi ích của các hộ nhận khoán với sản phẩm cuối cùng nên chưa huy động được tiền của, công sức của các hộ nhận khoán trong việc bảo vệ và phát triển rừng. Hình thức này được lâm trường Lục Ngạn

áp dụng với hầu hết các diện tích rừng trồng sản xuất tập trung, lực lượng chuyên trách của lâm trường có khả năng bảo vệ.

* Khoán hàng năm:

Chủ rừng ký hợp đồng khoán bảo vệ rừng hàng năm với hộ gia đình. Người nhận khoán chỉ được hưởng tiền công khoán, bình quân 50.000 đ/ha/năm. Hình thức này có ưu điểm là việc tổ chức bảo vệ rừng tập trung hơn, quản lý điều hành thuận lợi. Tuy nhiên, do thời gian giao khoán ngắn, nên trách nhiệm của hộ nhận khoán bị hạn chế và không quan tâm đến kết quả cuối cùng. Lâm trường Lục Ngạn vẫn áp dụng hình thức này đối với những diện tích rừng trồng sản xuất nhỏ lẻ, xen kẽ dân.

* Khoán ổn định, lâu dài:

Hình thức khoán này áp dụng chủ yếu trồng rừng mới với thời gian giao khoán là 1 chu kỳ cây. Qua khảo sát cho thấy, tại địa bàn huyện Lục Ngạn có 2 hình thức khoán lâu dài:

- Hộ gia đình nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng đến khi rừng thành thục công nghệ. Trong 3 năm đầu được hưởng theo định suất đầu tư của Nhà nước; từ năm thứ 4 mỗi năm được hưởng 50.000 đ/ha /năm.

- Bên nhận khoán tự đầu tư vốn để trồng, bảo vệ đến khi rừng thành thục công nghệ. Được hưởng toàn bộ sản phẩm còn lại sau khi nộp cho lâm trường 20% giá trị sản phẩm khai thác chính.

Khoán ổn định, lâu dài có ưu điểm sau:

- Rừng đã có chủ. Hộ nhận khoán chủ động, phát huy được tính năng

động, sáng tạo; khai thác tiềm năng về lao động, vốn, kỹ thuật của mình; gắn quyền lợi của người nhận khoán với sản phẩm cuối cùng.


- Rừng được chăm sóc, phát triển tốt và ổn định hơn.

- Các hộ gia đình có thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần vào việc xoá

đói giảm nghèo; tạo được mối quan hệ gắn bó giữa các hộ công nhân, nông dân và lâm trường.

Tuy nhiên, hình thức khoán này còn có mặt hạn chế sau:

- Đối với hộ nghèo, hình thức này chưa phát huy được hết hiệu quả. Một số hộ nhận khoán thiếu vốn đầu tư, trong khi vốn hỗ trợ từ lâm trường hạn chế nên

ảnh hưởng đến tiến độ trồng rừng.

- Có trường hợp người nhận khoán chặt tỉa dần cây rừng để bán. Khi rừng

đến tuổi khai thác chính, sản lượng gỗ còn lại rất ít, phần của lâm trường được hưởng không đủ bù đắp các chi phí đã đầu tư.

Tuy nhiên, hình thức này vẫn được lâm trường Lục Ngạn thực hiện đối với những hộ nhận khoán có lực lượng lao động tại chỗ và các hộ công nhân lâm trường.

Mô hình 2: Chủ rừng liên kết với các hộ gia đình trồng RSX

Đây là hình thức mới đang được triển khai tại huyện Lục Ngạn do lâm trường Lục Ngạn làm chủ đầu tư. Mục đích chính trong việc liên kết trồng rừng này nhằm tích tụ đất đai đã được giao cho các hộ gia đình thành vùng lớn đủ để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến. Một thực tế hiện nay là đất giao cho các hộ gia đình khá manh mún, một phần các diện tích này lại nằm xen kẽ, rải rác trong diện tích đã được giao cho lâm trường; vì vậy liên kết sẽ tăng lượng đất để trồng rừng cũng như dễ dàng hơn trong công tác bảo vệ. Mục đích thứ hai là nhằm thu hút lao động địa phương vào trồng và bảo vệ rừng sản xuất. Đây là vấn đề rất quan trọng vì địa bàn vùng sản xuất rộng, khối lượng công việc hàng năm thực hiện lớn và có tính chất thời vụ, nếu không có đủ lực lượng lao động thì lâm trường khó có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn.

Mô hình này có một số đặc điểm được trình bày trong bảng 4.21.

Trách nhiệm của hộ gia đình

Bảng 4.21: Đặc điểm của mô hình chủ rừng liên kết với các hộ gia đình trồng RSX


Trách nhiệm của lâm trường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2022