Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Lục Ngạn - Bắc Giang và đề xuất các giải pháp phát triển - 12


- Các xưởng chế biến lâm sản trước đây thuộc quyền quản lý của Lâm trường Lục Ngạn hiện nay còn tồn tại nhưng chủ yếu làm chức năng sơ chế gỗ hoặc chế biến thô như xẻ ván bao bì, cốp pha,… Ngoài ra, còn là nơi phân loại và trung chuyển lâm sản. Các xưởng tư nhân cũng khá phát triển, hầu hết được nâng cấp từ các hộ gia đình làm thợ mộc.

- Trang thiết bị nhìn chung chưa hiện đại, chủ yếu là thiết bị nhỏ của Trung Quốc, các xưởng hoạt động hiện nay bán cơ giới.

- Chủng loại gỗ rừng trồng được sử dụng khá phong phú, từ các loài Keo lá tràm, Bạch đàn, Thông mã vĩ,… cho đến các loài cây trồng phân tán như Keo tai tượng, Muồng, Xoan ta, Lát hoa, cây ăn quả,...

- Nguồn nguyên liệu thô phần lớn được thu mua bởi Công ty lâm nông sản

Đông Bắc và được chuyển ra khỏi địa phương. Các sản phẩm tinh chế từ gỗ rừng trồng nhìn chung rất ít, hầu hết được sơ chế, làm bao bì hoặc xẻ thành ván rồi xuất ra khỏi tỉnh hoặc đưa đi tinh chế ở nơi khác. Sản phẩm gỗ rừng trồng được sử dụng tại chỗ chủ yếu dưới dạng gỗ nhỏ và gỗ nhỡ, vì vậy chỉ được dùng để chế biến một phần trong các sản phẩm của các xưởng chế biến như chân và khung bàn ghế, khung cánh cửa; các bộ phận khác như mặt bàn, mặt ghế,… chủ yếu được sử dụng từ các sản phẩm khác như ván sợi ép.

* Nhận xét và đánh giá chung về thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất huyện Lục Ngạn.

- Thị trường gỗ rừng trồng đã được hình thành và phát triển trong nhiều năm, tuy nhiên mới chỉ bó hẹp trong sản xuất gỗ trụ mỏ cung cấp cho vùng than Đông Bắc. Những năm gần đây đã mở rộng hơn với sản phẩm ván bao bì, nguyên liệu dăm, giấy,... nhưng vẫn mang tính thời vụ.

- Các loại sản phẩm tinh chế đơn điệu do công nghệ chế biến còn thấp, chủ yếu là đồ mộc gia dụng như bàn, ghế, giường, tủ, phục vụ sinh hoạt gia đình, bàn ghế học sinh,... Thị trường lâm sản tập trung chủ yếu ở khu vực đông dân cư (thị trấn Chũ) và một số xã ven đường quốc lộ, tỉnh lộ (Phượng Sơn, Nghĩa Hồ).

- Vùng nguyên liệu đang trong quá trình hình thành và chưa ổn định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


- Thị trường LSNG kém phát triển do quy mô phát triển còn hẹp, chủng loại chưa nhiều, chủ yếu vẫn là nhựa Thông.

Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Lục Ngạn - Bắc Giang và đề xuất các giải pháp phát triển - 12

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng RSX ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

4.4.1. Những tiến bộ bước đầu trong trồng RSX ở huyện Lục Ngạn

- Trong 10 năm gần đây đã bắt đầu có những chuyển biến rò nét, vượt ra khỏi sự chờ đợi từ vốn bao cấp và vốn viện trợ đã ngự trị nhiều năm trong trồng RSX và kinh doanh lâm nghiệp, đi theo hướng sản xuất hàng hoá với cơ chế thị trường.

- Bước đầu đã hình thành vùng trồng RSX tập trung cung cấp nguyên liệu giấy, dăm và trụ mỏ; ngoài ra, một số loài cung cấp LSNG của địa phương như Thông mã vĩ, Tre lấy măng và Trám trắng phù hợp điều kiện sinh thái, gắn với hộ dân bắt đầu phát huy có hiệu quả.

- Đã cải tiến một số cơ chế gắn kết lâu dài và thu hút người dân tham gia trồng RSX theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” như người dân góp đất và nhân công, Lâm trường đầu tư vốn dưới hình thức vốn vay,…; người dân được hưởng lợi khi bán sản phẩm cho lâm trường theo giá cả 2 bên thoả thuận trước trong hợp

đồng. Bên cạnh đó, cũng đã hình thành nhiều hình thức tổ chức trồng RSX theo kiểu liên doanh, liên kết, bước đầu tạo ra được động lực cho phát triển RTSX và mối liên kết trong sản xuất.

- Vấn đề trồng RSX theo hướng thâm canh và sản xuất hàng hoá đã được quan tâm từ chủ trương phát triển lâm nghiệp của tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn, triển khai thực hiện trong thực tế sản xuất theo các chương trình, dự án cụ thể.

- Cơ cấu cây trồng RSX bước đầu đã lựa chọn theo định hướng sản phẩm và

điều kiện thực tế của các địa phương, bắt đầu hình thành một số vùng nguyên liệu có quy mô khá lớn, như: các loài Keo, Bạch đàn, Thông mã vĩ,… ở một số xã.

- Nhiều tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng trong trồng RSX như các giống mới, kỹ thuật gây trồng,… góp phần nâng cao đáng kể năng suất và hiệu quả của rừng trồng.


- Cơ chế và tổ chức thực hiện đã có sự chuyển hướng tích cực theo hướng xã hội hoá: kết hợp trồng RSX tập trung với trồng rừng phân tán thông qua ký hợp đồng với người dân để trồng và bảo vệ rừng.

4.4.2. Những cơ hội phát triển trồng RSX ở huyện Lục Ngạn

- Với đặc thù về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, Lục Ngạn thích hợp với nhiều loài cây trồng lâm nghiệp như Thông mã vĩ, Keo, Bạch đàn,… có thể phát triển mở rộng trồng rừng sản xuất.

- Thông qua nhiều chương trình, dự án trồng rừng, trong thời gian qua ở một số khu vực huyện Lục Ngạn đã hình thành vùng nguyên liệu tập trung, diện tích rừng trồng sản xuất của huyện lớn, loài cây trồng rừng đã được khẳng định, các cơ chế hợp tác phát triển sản xuất đã được định hình, tạo tiền đề quan trọng cho những bước phát triển tiếp theo.

- Diện tích đất trống vùng huyện Lục Ngạn còn nhiều (14.138,2 ha), phần lớn diện tích này có thể huy động vào trồng RSX trong những năm tới.

- Công tác nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng rừng đã đạt được nhiều thành tựu, loài cây trồng rừng cũng đa dạng hơn, ở Lục Ngạn đã có vườn ươm giống quy mô lớn, công nghệ nhân giống mô, hom cũng đã được áp dụng.

4.4.3. Những thách thức đối với phát triển trồng RSX

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, huyện Lục Ngạn cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức rất lớn về phát triển trồng RSX, cụ thể như sau.

- Mặc dù đất trống đồi núi trọc có thể sử dụng vào trồng RSX huyện Lục Ngạn còn khá lớn, tuy nhiên nhiều nơi đất đã bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau dưới tác

động của nhiều yếu tố xói mòn, rửa trôi,… Bên cạnh đó sức ép về diện tích phát triển cây ăn quả cũng là những nhân tố tác động và ảnh hưởng đến phát triển trồng rừng sản xuất.

- Đời sống một bộ phận người dân vùng đồi núi, đặc biệt là ở các vùng xa còn thấp, nhiều hộ thuộc diện nghèo đói nên không có khả năng đầu tư phát triển trồng RSX, trong khi đó việc tiếp cận với quỹ hỗ trợ phát triển còn nhiều vướng mắc và chưa có cơ chế mở; Phương thức cho vay vốn trồng rừng hiện nay còn nhiều bất


cập, lãi suất còn cao và chưa hấp dẫn người trồng rừng. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển RSX còn gặp nhiều khó khăn.

- Giao đất giao rừng đã tiến hành nhưng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều vướng mắc, dẫn đến hiện tượng xâm lấn đất đã quy hoạch trồng rừng để làm nhà, trồng trọt cây nông nghiệp và ăn quả.

- Kỹ thuật trồng rừng thâm canh mới đang ở giai đoạn đầu, nhất là ứng dụng và tìm kiếm các kỹ thuật mới còn chậm, công nghệ chế biến lâm sản quy mô nhỏ, bán thủ công là chính nên chưa sử dụng tổng hợp nguyên liệu. Trong nuôi dưỡng rừng các kỹ thuật tỉa thưa chưa được chú ý nhiều, việc kinh doanh rừng gỗ lớn còn nhiều hạn chế.

4.4.4. Đề xuất một số giải pháp phát triển trồng RSX ở huyện Lục Ngạn

4.4.4.1. Những quan điểm và định hướng chung

- Phát triển trồng RSX huyện Lục Ngạn cần có quan điểm tổng hợp, gắn phát triển trồng RSX với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từng bước nâng cao đời sống, nhận thức của người dân và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

- Phát triển trồng RSX phải dựa trên các điều kiện cụ thể của từng xã.

- Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, kỹ thuật lâm sinh và sử dụng đất dốc bền vững nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng, đáp ứng cả yêu cầu về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

- Vì đất lâm nghiệp được giao rất phân tán và manh mún, thêm vào đó là địa hình chia cắt nên thường không liền vùng, liền khoảnh, vì vậy phát triển trồng RSX cần kết hợp hài hoà giữa trồng rừng tập trung quy mô lớn với trồng rừng quy mô nhỏ và trồng cây phân tán.

4.4.4.2. Các giải pháp về kỹ thuật

* Về lựa chọn lập địa và quy hoạch vùng trồng RSX:

Cần xác định rò và cụ thể lập địa trồng rừng (vi mô) phù hợp với từng loài cây trồng và mục tiêu sản phẩm. Đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho rừng trồng sản xuất bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. Trong chiến lược phát triển, mặc dù trước đây ở Lục Ngạn đã có quy hoạch vùng trồng RSX song


theo Quyết định số 60/2005/QĐ-BNN của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT ngày 12/10/2005 về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ hiện nay huyện cũng như toàn tỉnh đang rà soát lại quy hoạch 3 loại rừng, cần quy hoạch cụ thể các khu trồng rừng tập trung tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, với những nơi có điều kiện trồng rừng phân tán ưu tiên cho trồng cây gỗ lớn hay cây

đặc sản.


Cần tiếp tục phân loại lập địa vi mô nhằm tạo điều kiện cho việc quy hoạch trồng RSX, góp phần mang lại hiệu quả cao và đảm bảo tính bền vững.

Khi quy hoạch vùng trồng RSX cấp vi mô cần kết hợp xác định ngay hình thức tổ chức trồng RSX với sự tham gia của người dân địa phương như thế nào.

- Đối với những diện tích trồng RSX tập trung quy mô lớn và vừa (rừng liền vùng, liền khoảnh), diện tích rừng trồng xa khu dân cư nên tiếp tục hình thức tổ chức trồng rừng khoán theo từng công đoạn như làm đất, trồng rừng,...

- Đối với những diện tích đất trồng RSX manh mún, nằm xen kẽ với các hộ dân nên tiếp tục tổ chức giao khoán cho các hộ dân sở tại trồng rừng cả chu kỳ kinh doanh.

- Đối với những diện tích của dân được Nhà nước giao theo Nghị định 02/CP thuận tiện đường vận chuyển và công tác quản lý bảo vệ cần tích cực xúc tiến hình thức hợp tác, liên kết khuyến khích hỗ trợ cho các chủ hộ vay vốn (ký hợp đồng kinh tế) để trồng rừng và bao tiêu sản phẩm cuối chu kỳ.

- Trong quy hoạch không nhất thiết phải trồng RSX trên mọi điều kiện lập địa (khu đất trống), vấn đề quyết định phải là hiệu quả kinh tế cuối cùng. Nếu đất quá xấu và biết chắc không có lãi thì không nên khuyến khích trồng RSX.

* Về chiến lược sản phẩm:

Cần xây dựng một chiến lược sản phẩm rò ràng cho trồng RSX ở Lục Ngạn và cụ thể hoá đến từng điều kiện lập địa trồng rừng trong thực tế, không nên để tình trạng “tuỳ cơ ứng biến”. Có thể tập trung vào 4 nhóm sản phẩm chính:

+ Gỗ nguyên liệu giấy, dăm: Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn

Urophylla, …


+ Gỗ nguyên liệu trụ mỏ: Mặc dù đã có nhiều biện pháp tìm kiếm các vật liệu thay thế những nhu cầu gỗ trụ mỏ hiện tại vẫn cao, vì vậy cũng cần quy hoạch vùng trồng cho chủng loại sản phẩm này. Các loài cây Thông mã vĩ, Bạch đàn, Keo lá tràm,… là những cây trồng rừng chủ yếu.

+ Gỗ lớn: Thông mã vĩ, Lát hoa, Trám, Vối thuốc, Muồng đen,...

+ LSNG: Tre lấy măng, Trám, Thông mã vĩ,…

Căn cứ vào nhu cầu thị trường và khả năng về điều kiện tự nhiên để quy hoạch vùng cung cấp từng chủng loại sản phẩm, đồng thời đa dạng hoá thị trường và đa dạng hoá sản phẩm: gỗ lớn, gỗ xây dựng cơ bản,… Đối với trồng RSX, cần xuất phát từ nhu cầu thị trường và dự báo về thị trường để làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch trồng rừng. Ngoài việc chú trọng tới trồng rừng cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu giấy, dăm cần chú ý đẩy mạnh trồng rừng cung cấp gỗ lớn hoặc gỗ nhỏ kết hợp gỗ lớn phục vụ chế biến đồ mộc xuất khẩu và nội tiêu; chú trọng các biện pháp nuôi dưỡng và chuyển hoá rừng phù hợp. Đối với những vùng RTSX đang phát triển cần nghiên cứu đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nhất là quy mô nhỏ nhưng trình độ công nghệ phải tương đối cao để tăng giá trị sản phẩm, tạo động lực cho trồng RSX phát triển.

* Về cơ cấu loài cây và kỹ thuật gây trồng:

- Cơ cấu cây trồng RSX phải bám sát chiến lược sản phẩm trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh của từng tỉnh, đồng thời phải bám sát điều kiện tự nhiên: đất đai,

địa hình, khí hậu,... và các điều kiện sản xuất kinh doanh khác: vị trí địa lý, thị trường, cơ sở chế biến,… nên tập trung cho 4 nhóm sản phẩm đã nêu ở trên.

- Kỹ thuật trồng RSX và mức độ thâm canh cần được cụ thể hoá cho từng loài cây, điều kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm; áp dụng đồng bộ và liên hoàn các tiến bộ kỹ thuật, trong đó khâu giống vẫn còn nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất rừng trồng. Trong trồng rừng thâm canh, cần chú ý các biện pháp làm đất cơ giới ở những nơi đất bằng và dốc thoải, chú trọng bón phân, các biện pháp tỉa thưa và nuôi dưỡng cũng như kiểm soát dịch bệnh.


- Về kỹ thuật lâm sinh, cần có nghiên cứu sâu và đầy đủ hơn để có thể kết luận chính xác về phương án sản phẩm của rừng trồng sản xuất (chỉ cung cấp 1 loại hay nhiều loại sản phẩm: gỗ xẻ và gỗ dăm ?) tuổi thành thục kinh tế (khai thác lúc nào thì lợi nhuận cao nhất ?).

- Có quy hoạch vùng trồng rò ràng và ổn định trên thực địa, gắn với thiết kế vi mô cùng tham gia (chọn cây trồng phù hợp lập địa, gắn kết thiết kế cụ thể và nghiệm thu chặt chẽ có sự tham gia của dân).

- Nguồn giống, vật liệu giống phải có chứng chỉ, nguồn gốc rò ràng, không lợi dụng vườn ươm tập trung cung cấp cây con xô bồ để kinh doanh lấy lãi nuôi bộ máy quản lý của các công ty, đơn vị; chú ý ứng dụng công nghệ cao trong tạo và nhân giống cây trồng.

- Về phương thức trồng, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài, ngoài việc thực hiện phương thức trồng thuần loài tập trung, cần tiến hành trồng hỗn loài theo đám, theo lô, theo khoảnh,...

- ng dụng và phát triển công nghệ nhân giống bằng hom, mô tại chỗ với nguồn vật liệu giống đã được chọn lọc chính thức và công nghệ chế biến lâm sản hàng hoá nhỏ phù hợp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ và xuất khẩu, hạn chế bán nguyên liệu thô và lãng phí phế thải.

4.4.4.3. Các giải pháp về chính sách và thể chế

- Phải có chương trình xây dựng chính sách trên cơ sở tổng kết, đánh giá hệ thống chính sách đã có một cách toàn diện và khoa học

Đã đến lúc cần tổ chức đánh giá tác động của các chính sách đối với trồng RSX một cách toàn diện, hệ thống, nghiêm túc, khách quan và khoa học, khẳng định những khung chính sách cả vĩ mô và vi mô về 2 mặt được và chưa được, đưa ra những

đề xuất bổ sung hoàn thiện chính sách chung một cách kịp thời, phù hợp không chỉ trên phạm vi toàn quốc mà còn phải phù hợp với đặc trưng của từng vùng, miền, trong đó có tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn.

- Cần xây dựng tổ chức chuyên trách chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách


Năng lực tổ chức thực hiện các chính sách của các địa phương cần được nâng cao cả về trình độ cán bộ, điều kiện và phương tiện thực hiện, kiểm tra và giám sát. Ngành NN & PTNT cần có một bộ phận chuyên trách có đủ khả năng trình độ kể cả kinh phí và đầu tư, thường xuyên cập nhật, phát hiện được những thành công và bất cập, tham mưu kịp thời cho Nhà nước. Đây cũng là tổ chức tham mưu đưa ra kế hoạch nghiên cứu và xây dựng chính sách trung hạn và dài hạn để Nhà nước có chương trình nghiên cứu một cách chủ động, tránh tình trạng chỉ đi điều tra khảo sát một vài nơi rồi đề ra chính sách.

- Tạo điều kiện nâng cao năng suất rừng trồng thay vì ưu đãi và giảm lãi suất Tạo được sự cạnh tranh công bằng giữa các ngành hàng sản xuất ngay trong

ngành NN & PTNT dựa trên cơ sở khuyến khích đầu tư khoa học công nghệ thâm canh tăng năng suất, trong đó trồng RSX không phải chỉ thực hiện ở những nơi đất xấu, ở vùng sâu, vùng xa hoặc không phải lúc nào cũng trông chờ vào ưu đãi lãi suất thấp mà phải tự vận động để sản xuất kinh doanh có lãi.

Tuy nhiên, để tạo được động lực trồng RSX đối với vùng sâu, vùng xa - nơi có

điều kiện sản xuất và tiêu thụ khó khăn, dân trí thấp cần có những ưu tiên trong việc vay vốn và tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông, chế biến, thị trường,… Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất ở các vùng miền núi sâu xa như Lục Ngạn về vốn đầu tư, thị trường, giảm thuế sản phẩm gỗ rừng trồng.

- Cần có chính sách khuyến khích tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng RSX

Cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích đầu tư trồng rừng thâm canh tổng hợp liên hoàn và hệ thống nâng cao năng suất rừng trồng từ khâu chọn loài cây trồng, chọn giống, cải thiện giống đến bón phân, làm đất và hệ thống biện pháp kỹ thuật lâm sinh: mật độ, phương thức trồng, tỉa thưa, tỉa cành,… tạo ra được hiệu quả kinh tế để chủ rừng có khả năng tích luỹ vốn tái đầu tư trồng rừng, thoát ra khỏi sự phù thuộc vào vốn vay.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí