Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Thị Trường Lâm Sản Đến Phát Triển Rừng Trồng Sản Xuất Huyện Lục Ngạn



1. Xây dựng phương án kinh doanh.

2. Đầu tư vốn trồng rừng dưới hình thức:

- Cung cấp cây giống, phân bón.

- Tiền công trồng và chăm sóc rừng.

3. Dịch vụ kỹ thuật.

4. Giám sát, nghiệm thu công việc.

5. Bao tiêu sản phẩm.

1. Tự nguyện tham gia.

2. Có đất được giao hoặc được thuê.

3. Trồng và chăm sóc rừng theo phương

án kinh doanh của lâm trường.

4. Nộp sản phẩm gỗ theo thoả thuận cho lâm trường.

Ngoài những đặc điểm nêu trên, mô hình 2 có những tiêu chí và nội dung trình bày trong bảng 4.22.

Bảng 4.22: Tiêu chí và nội dung cơ bản trong phương án tổ chức trồng RSX theo mô hình chủ rừng liên kết với các hộ gia đình trồng RSX

TT

Tiêu chí

Nội dung

1

Suất đầu tư trồng rừng

Đầu tư 7 triệu đ/ha/chu kỳ 7 năm


2


Phương thức thanh toán tiền công

Người lao động tạm bỏ tiền công để thực hiện

công việc trước, sau khi nghiệm thu sẽ được thanh toán.


3


Khối lượng sản phẩm dân phải giao nộp cho lâm trường

Keo lai, Bạch đàn Uro: 45 m3/ha

(Nếu năng suất vượt và người dân có nhu cầu

bán lại, lâm trường sẽ thu mua theo giá thị trường).


4

Thời điểm tính khối lượng

sản phẩm giao nộp

Được tính ngay đầu chu kỳ kinh doanh và

được thể hiện trong hợp đồng.


5

Phương thức giao nộp sản phẩm


- Sản phẩm giao nộp là gỗ cây đứng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Bảng 4.22 cho thấy mô hình 2 được lâm trường cố gắng xây dựng phương án sản xuất giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, mô hình này không hấp dẫn lắm, một thực tế xảy ra gần đây là các hộ dân liên kết đã phá vỡ hợp đồng bán sản phẩm ra ngoài thị trường và trả lại tiền đầu tư cho lâm trường với nhiều lý do khác nhau mà chưa có

được cách giải quyết thoả đáng.


Tóm lại, các chính sách phát triển trồng rừng sản xuất đã tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho Lục Ngạn nói riêng và cho rừng trồng sản xuất nói chung. Tác


động lớn nhất đến trồng rừng sản xuất của địa phương là chính sách đất đai, cụ thể là giao đất cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là các hộ gia đình trồng rừng sản xuất.

Đất đai có chủ cùng với các ưu đãi về đầu tư, khai thác; cơ chế "mở" trong lưu thông lâm sản đang từng bước góp phần hướng phát triển rừng trồng sản xuất vận động theo cơ chế thị trường.

Mô hình 3: Các dự án nước ngoài đầu tư cho các hộ dân trồng RSX.

- Dự án trồng rừng Việt - Đức của Ngân hàng tái thiết Đức: Dự án KFW1 và KFW3 đã hỗ trợ kinh phí trồng và chăm sóc rừng trồng thông qua thiết lập các sổ tiết kiệm cho các chủ hộ trồng rừng tại Ngân hàng NN & PTNT.

- Dự án PAM: Dự án PAM 5322 đã hỗ trợ trồng RSX theo hướng lâm nghiệp xã hội (đầu tư trực tiếp cho các hộ dân trồng rừng) bằng các hình thức cấp gạo, cây giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật,...

4.3.2. Đánh giá ảnh hưởng của thị trường lâm sản đến phát triển rừng trồng sản xuất huyện Lục Ngạn

Thị trường gỗ rừng trồng sản xuất ở huyện Lục Ngạn về cơ bản có thể chia ra thành các loại sau đây:

- Thị trường gỗ trụ mỏ.

- Thị trường gỗ nguyên liệu xây dựng cơ bản.

- Thị trường nguyên liệu giấy, dăm.

- Thị trường gỗ dân dụng.

Ngoài thị trường gỗ, còn có thị trường về lâm sản ngoài gỗ - các loại mặt hàng bao gồm nhựa quả và nhựa Trám, nhựa Thông mã vĩ và măng tre luồng, thân tre luồng



Hình 4 4 Nơi tập kết gỗ rừng trồng Hình 4 5 Cốp pha từ gỗ rừng trồng Hình 1


Hình 4.4. Nơi tập kết gỗ rừng trồng



Hình 4 5 Cốp pha từ gỗ rừng trồng Hình 4 5 Con tiện tay vịn cầu thang từ gỗ 2


Hình 4.5. Cốp pha từ gỗ rừng trồng



Hình 4 5 Con tiện tay vịn cầu thang từ gỗ Keo 4 3 2 1 Đặc điểm chung thị 3


Hình 4.5. Con tiện tay vịn cầu thang từ gỗ Keo

4.3.2.1. Đặc điểm chung thị trường lâm sản rừng trồng huyện Lục Ngạn

Kết quả điều tra, khảo sát thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất huyện Lục Ngạn cho thấy có một số đặc điểm chung sau đây:

- Thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất ở huyện Lục Ngạn phát triển chủ yếu không đồng đều giữa các vùng, những nơi thị trường phát triển mạnh là thị trấn Chũ, khu đông dân cư và dọc đường quốc lộ, tỉnh lộ. Yếu tố chủ yếu chi phối thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất là các cơ sở chế biến, xí nghiệp chế biến lâm sản lớn trong và ngoài tỉnh cũng như các cơ sở chế biến nhỏ sản xuất đồ dân dụng,...

- Cho tới nay, Lục Ngạn vẫn nằm trong vùng quy hoạch sản xuất nguyên liệu gỗ trụ mỏ cho vùng than Đông Bắc nên phần lớn gỗ được tiêu thụ cho dòng sản phẩm này. Thị trường gỗ nguyên liệu sản xuất ván bao bì và dân dụng không tập trung và thường được các tư thương, các cơ sở chế biến nhỏ thực hiện chủ yếu ở khu vực thị trấn Chũ và những nơi gần đường giao thông.

- Diện tích rừng trồng sản xuất phát triển đã kéo theo sự hình thành khá nhiều các cơ sở chế biến lâm sản quy mô nhỏ xuất hiện ở thị trấn và cả trong các xã. Các cơ sở chế biến lâm sản này đã góp phần giải quyết đầu ra cho trồng RSX, tạo thêm công

ăn việc làm cho người dân địa phương, thúc đẩy trồng rừng - đây là vấn đề được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.


- Đối với lâm sản ngoài gỗ, một lượng nhựa Thông và tre luồng, thường được các tư thương thu mua tiêu thụ trong tỉnh và các tỉnh lân cận cũng như xuất khẩu theo

đường tiểu ngạch. Thị trường lâm sản ngoài gỗ nhìn chung cũng bình ổn, không sôi

động do quy mô sản xuất là không lớn, toàn bộ được bán dưới dạng nguyên liệu thô hoặc qua sơ chế đơn giản.

- Trước đây, công tác trồng rừng và chế biến lâm sản đều do lâm trường Lục Ngạn tổ chức thực hiện. Trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, do có nhiều khó khăn nên các xí nghiệp, xưởng chế biến của lâm trường tuy vẫn tồn tại nhưng hoạt động cầm chừng, quy mô nhỏ, chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng. Từ khi thực hiện đổi mới các lâm trường quốc doanh tới nay, đã xuất hiện một số mô hình gắn kết giữa trồng rừng và chế biến lâm sản có hiệu quả, như Công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc có dự án xây dựng nhà máy ván ghép thanh công suất 6.000 m3 sản phẩm, dự tính tiêu thụ 17.000 - 18.000 m3 gỗ tròn (đường kính > 15 cm) mỗi năm.

- Giá gỗ rừng trồng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là cự ly từ rừng trồng tới nhà máy, hiện nay phần lớn gỗ rừng trồng sau khai thác

được Công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc thu mua và tiêu thụ tại các địa chỉ như Bắc Ninh (nhà máy kính Đáp Cầu), Quảng Ninh (các công ty than, xí nghiệp băm dăm Cái Lân). Vì vậy, giá thu mua sản phẩm còn phải chịu cả cước phí vận chuyển khoảng 50.000 - 60.000 đồng/m3 (với gỗ nhỏ vận chuyển đường sông) hoặc 100.000

đồng/m3 (với gỗ lớn vận chuyển đường bộ), nên giá thu mua luôn thấp hơn giá mua tại các cơ sở chế biến lâm sản. Tuy nhiên, thực tế cho thấy chi phí vận chuyển lâm sản (kể cả tiêu cực phí) từ nơi trồng rừng đến nơi tiêu thụ chiếm gần 50% giá thành nguyên liệu. Đây cũng là vấn đề rất cần được sự quan tâm và giải quyết của các cấp. Sau đây là giá một số loại gỗ rừng trồng sản xuất:

+ Gỗ Thông mã vĩ giá từ 800.000 – 1.300.000 đồng/m3 tuỳ theo kích cỡ.

+ Gỗ Keo giá từ 400.000 - 800.000 đồng/m3 tuỳ theo từng chủng loại:

- Đường kính 22 - 25 cm, dài 2m giá 800.000 đồng/m3.

- Đường kính <20cm, dài 2m giá 400.000 đồng/m3.

+ Gỗ Bạch đàn đường kính 18 – 22cm, dài 2m giá 400.000 – 4500.000

đồng/m3.


+ Gỗ nhỏ (củi) giá 150.000 đồng/1ste đơn.

(Đây là giá tại xưởng chế biến, còn giá bán tại rừng khoảng 50% giá trên).


4.3.2.2. Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường


Bảng 4.23: Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường.


Loại nguyên liệu


Đầu mối


Dạng sản phẩm


Thị trường

Phương thức tiêu thụ

I. Nhóm sản phẩm gỗ:

I.1 Gỗ nhỏ, gỗ nhỡ (Keo, Bạch

đàn, Thông mã

vĩ, Xoan ta, …)


Lâm trường Tư nhân.

Trụ mỏ, nguyên liệu dăm, giấy, ván bao bì,…


Nội, ngoại tỉnh.

Qua trung gian, có hợp đồng hoặc tự do.

I.2 Gỗ lớn (Thông mã vĩ, Muồng đen, Keo lá tràm,…)


Chủ yếu là tư nhân.

Đồ mộc gia dụng, vật liệu xây dựng cơ bản.


Nội, ngoại tỉnh.

Qua trung gian, có hợp đồng hoặc tự do.

II.Ngoài gỗ:


II.1 Nhựa trám


Tư nhân.


Nhựa thô


Trung Quốc

Tiểu ngạch, thị trường tự do


II.2 Nhựa thông

Tư nhân.

Lâm trường.


Nhựa thô

Ngoại tỉnh,

Trung Quốc.

Có hợp đồng.

Tiểu ngạch.


II.3 Trám quả


Tư nhân

Quả tươi hoặc

đã sơ chế.


Ngoại tỉnh


Thị trường tự do.


II.4 Tre, Dùng phấn


Tư nhân

Xây dựng cơ bản, giấy, dăm, gia dụng


Nội, ngoại tỉnh


Thị trường tự do


Từ bảng 4.23 ta có thể thấy thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất tại huyện Lục Ngạn vận động theo 3 hình thức gắn với dạng sản phẩm và nguyên liệu:

+ Nguyên liệu thô (gỗ nhỏ và một số sản phẩm ngoài gỗ): Do lâm trường, xí nghiệp và tư nhân thu mua và tiêu thụ chủ yếu ở ngoại tỉnh.

+ Nguyên liệu sơ chế gồm gỗ xây dựng cơ bản, dân dụng do lâm trường, xí nghiệp chế biến, tư nhân tiêu thụ nội tỉnh hoặc các tư thương đưa ra tiêu thụ ngoại tỉnh khi đã xẻ thành nan, ván,...


+ Nguyên liệu tinh chế (đồ mộc): Do một số công ty, xí nghiệp nhỏ và xưởng

đồ mộc tư nhân trực tiếp hoặc qua trung gian để tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, sản phẩm tinh chế còn chưa đa dạng và chưa nhiều.

4.3.2.3. Tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất ở huyện Lục Ngạn

Các kênh tiêu thụ lâm sản rừng trồng được trình bày ở sơ đồ 4.1.


Công ty, xí nghiệp

lâm nghiệp

Rừng

Tư thương

Cơ sở chế biến,

sử dụng

Doanh nghiệp,

lâm trường


Sơ đồ 4.1: Các kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất huyện Lục Ngạn.

Qua sơ đồ 4.1 cho thấy có 3 đối tượng chủ yếu tham gia vào lưu thông sản phẩm từ rừng trồng, đó là các đối tượng:

- Công ty, xí nghiệp lâm nghiệp: Chủ yếu là thành viên của các công ty lâm nông nghiệp Đông Bắc, công ty nguyên liệu của nhà máy dăm Cái Lân,… đây là đối tượng chính trong lưu thông sản phẩm gỗ của huyện.

- Tư thương: Là đối tượng chính thu gom gỗ và lâm sản ngoài gỗ của các hộ gia đình đưa tới các cơ sở chế biến. Đây cũng là đối tượng thu gom gỗ cho các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp lâm nghiệp.

- Doanh nghiệp: Song song với tiêu thụ sản phẩm lâm sản tự sản xuất, doanh nghiệp còn thu gom sản phẩm từ các hộ gia đình và đưa đi tiêu thụ tại các cơ sở chế biến.


4.3.2.4. Kết quả điều tra, khảo sát một số đơn vị chế biến lâm sản và sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng ở Lục Ngạn

Kết quả được trình bày ở bảng 4.24.

Bảng 4.24: Kết quả điều tra, khảo sát một số cơ sở chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng tại huyện Lục Ngạn

Một số

thông tin và dữ liệu

Nhà máy sản xuất ván bao bì

Xưởng chế biến lâm

sản lâm trường Lục Ngạn


Các xưởng tư nhân


1. Địa điểm


Xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn.

Lâm trường Lục Ngạn, xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn.

Tập trung tại thị trấn Chũ và trên

địa bàn các xã

vùng thấp.


2. Quy mô

Quy mô nhỏ, đang mở rộng quy mô sản xuất.

Quy mô nhỏ, chủ yếu xẻ ván, cắt khúc

phân loại.


Quy mô nhỏ


3. Cở sở vật chất

Mặt bằng rộng, thiết bị nhỏ, bán cơ giới của Trung Quốc; đang xây dựng xưởng chế biến ván

ép. Có lò sấy gỗ 8 m3/mẻ.


Thiết bị nhỏ, bán cơ giới.


Mặt bằng sản xuất hẹp, thiết bị nhỏ.


4. Lao

động

18 lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ hoặc khi có hợp

đồng.

5 lao động thường xuyên và nhiều lao

động thời vụ.


3-5 lao động

5. Loại gỗ rừng trồng sử dụng

Các loài Keo, Thông mã vĩ.

Các loài Keo, Thông mã vĩ, Muồng đen, Lát,…

Các loài Keo, cây trồng phân tán, cây ăn quả,…

6. Sản

phẩm

Ván bao bì sử dụng nội tỉnh và xuất ra các tỉnh khác

Gỗ xẻ, gỗ tròn sử dụng tại chỗ và xuất ra các tỉnh khác.

Đồ mộc gia dụng dạng sơ chế và tinh chế

7. Khó khăn

Tìm kiếm thị trường sản phẩm.

Nguồn nguyên liệu

đầu vào không thường xuyên.

Đầu ra, giá thành nguyên liệu cao

Từ thông tin bảng 4.23 ta có thể rút ra một số nhận xét chung sau đây:

- ở huyện Lục Ngạn hiện nay hầu hết các cơ sở sản xuất đều có quy mô nhỏ, số lượng công nhân làm việc không nhiều, chủ yếu là hợp đồng theo thời vụ và công việc, đặc biệt là khi có các hợp đồng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/07/2022