Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Vườn Quốc Gia Ba Vì Và Vùng Đệm


sinh học cũng như ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường sinh thái. Mặt khác, do cuộc sống còn khó khăn nên một số người dân đã có những hành động phá hoại môi trường, làm tổn thương đến đa dạng sinh học. Để giảm sức ép vườn quốc gia Ba Vì đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cho cộng

đồng dân cư vùng đệm và góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống của người dân cụ thể là:

Từ năm 1991 - 1993, thực hiện dự án định cư cho 80 hộ dân người Dao tại thôn Sổ, Hợp Sơn để ổn định đời sống người Dao.

Từ năm 1994 - 1996, Vườn phối hợp với Viện Kinh tế sinh thái xây dựng làng sinh thái người Dao tại thôn Sổ nhằm tạo ra mô hình phát triển bền vững cho cộng đồng người Dao ở đây.

Từ 1994 - 1995, Vườn đã xây dựng mô hình vườn quả (vải + na) cho hai xã Vân Hòa, Tản Lĩnh.

Từ 1999 - 2003, Vườn thực hiện dự án xây dựng mô hình phát triển vườn hộ với các loài cây ăn quả (vải + nhãn + xoài xen cây dược liệu) và vườn rừng với các loài cây (măng bương + trám, sấu) tại xã Ba Vì với tổng diện tích 350 ha.

Mục tiêu của dự án là giúp cho người dân trong xã phát triển kinh tế vườn có hiệu quả cao.

4.1.2.5. Giáo dục môi trường

Vườn quốc gia Ba Vì đã quan tâm đến công tác giáo dục môi trường cho cán bộ, công nhân viên, cồng đồng dân cư các xã vùng đệm và đặc biệt là khách du lịch đến tham quan. Từ năm 1991-1995, Vườn đã thành lập trung tâm “Giáo dục hướng nghiệp lâm nghiệp”. Trung tâm có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp lâm nghiệp cho học sinh, sinh viên ở Hà Nội đồng thời tuyên truyền cho nhân dân vùng đệm quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học vườn quốc gia Ba Vì.

Năm 1993, Vườn thành lập ban “Dịch vụ du lịch”. Ban này có trách nhiệm tổ chức các hoạt động dịch vụ đón tiếp khách du lịch đến tham quan, học tập, nghiên cứu, làm việc tại Vườn. Ban dịch vụ du lịch có trách nhiệm


tuyên truyền, giới thiệu với du khách về công tác quản lý bảo vệ tài nguyên,

đa dạng sinh học của Vườn, bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt, Vườn đã kết hợp với chính quyền địa phương, các trường phổ thông trung học, phổ thông cơ sở đóng trên địa bàn xung quanh Vườn tuyên truyền vận động, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về rừng, thi vẽ về các đề tài về bảo vệ rừng bảo vệ môi trường sinh thái, sáng tác các thông điệp về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những hoạt động của Vườn quốc gia Ba Vì chưa đủ làm thay đổi nhận thức của đa số người dân về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học (bảng 4.3). Số người ít quan tâm đến bảo vệ rừng còn chiếm trên 30% số người được hỏi. Còn trên 60% số người được hỏi cho rằng bảo vệ rừng là của kiểm lâm, còn họ không có trách nhiệm liên quan.

Bảng 4.3. Nhận thức của người dân về bảo vệ rừng


Đơn vị: %



Tản

Lĩnh

Ba Trại

Yên Bài

Vân

Hoà

Minh

Quang

Khánh

Thượng

Được biết về đa

dạng sinh học

23

17,5

36,2

31,7

24,8

26,5

Được nghe phổ biến quy định về

bảo vệ rừng

63,2

71,6

67,3

82,1

74,5

76,8

Nhận thấy tầm quan trọng của

việc bảo vệ rừng

70,8

67,5

62,0

59,2

78,4

69,2

ít quan tâm đến

vấn đề bảo vệ rừng

38,7

25,6

40,5

45,8

34,5

39,4

Bảo vệ rừng là

việc của kiểm lâm

72,5

68,0

63,7

65,7

62,6

56,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường - 9

Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả


4.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Ba Vì và vùng đệm

4.2.1. Tài nguyên du lịch

Nhìn tổng thể, vườn quốc gia Ba Vì có nhiều lợi thế để phát triển du lịch sinh thái, nơi đây hội tụ đầy đủ những yếu tố cần thiết để phát triển du lịch sinh thái mà trước hết là sự đa dạng sinh học. Hơn nữa, Vườn có một vị trí

địa lý vô cùng thuận lợi cho du lịch. Tiếp giáp với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng rộng lớn, có sông Đà chảy bao quanh bên sườn tây chân núi Ba Vì, vườn quốc gia Ba Vì thật sự là địa điểm tham quan cho người dân Hà Nội và vùng đồng bằng rộng lớn. Vườn nằm trong chuỗi các khu du lịch nghỉ mát, thắng cảnh của tỉnh Hà Tây với nhiều hồ nước lớn dưới những chân núi, sơn thủy hữu tình, khí hậu mát mẻ, trong lành, đó là những phong cảnh tuyệt vời hấp dẫn du khách. Vườn quốc gia Ba Vì với khu vực núi Ba Vì, Viên Nam có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, là vùng đất quần cư của người Việt, người Mường, người Dao. Nơi đây còn bảo tồn nhiều loại cây quí giá của nhiều kiểu khí hậu từ nắng ấm đến mát lạnh mây mù. Ba Vì có những di tích lịch sử, các huyền thoại kỳ thú về các di tích, các kỳ tích như đỉnh Vua, đền Thượng, đền Trung, đền Hạ. Ngoài ra, Ba Vì còn có đền thờ chủ Tịch Hồ Chí Minh trên

đỉnh Vua cao 1.296 m. Ba Vì có những cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục như:

đỉnh và hang núi Tản Viên, đỉnh Chàng Rể, đỉnh Đế Vương, thác Cổng Trời, thác Ngà Voi, Thác Hương, Ao Vua, hồ Đồng Mô Ngải Sơn hồ, Hai Suối, Khoang Xanh, Thác Đa v.v. Người dân ở vùng đệm còn giữ nhiều phong tục tập quán lâu đời, có nhiều làng nghề truyền thống và các Đền, Chùa hành lễ theo phong tục xưa vì vậy có thể nói nơi đây có điều kiện để phát huy tiềm năng du lịch về văn hóa, tâm linh và sinh thái. Vùng núi Ba Vì còn gắn liền với truyền thuyết về Sơn Tinh, Thủy Tinh vô cùng hấp dẫn du khách.

Vườn quốc gia Ba Vì nằm trong hệ thống du lịch sinh thái, nghỉ mát của khu vực Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc Bộ với quy mô dân số khoảng 16


đến 18 triệu dân, nhất là khi chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây phát triển với quy mô 1 triệu dân sẽ là thị trường tiềm năng về tham quan nghỉ ngơi du lịch của Vườn. Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường Láng - Hoà Lạc nối liền Vườn với Hà Nội, đường 32 và đường 21A được hiện

đại hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy du lịch của Vườn phát triển. Ngoài ra, sông Đà chạy dưới chân núi Ba Vì sẽ đưa khách từ các tỉnh Tây Bắc về và từ Thái Bình, Hà Nội lên. Sân bay Hoà Lạc và sân bay Miếu Môn được xây dựng trong tương lai sẽ tạo điều kiện thuận lợi để khách du lịch đến với Vườn.

Trong những năm qua, vườn quốc gia Ba Vì được Nhà Nước đầu tư, về cơ bản đã hoàn thành cơ sở hạ tầng, đảm bảo cho các hoạt động của Vườn.

Đây cũng là cơ sở quan trọng để du lịch ở Vườn phát triển.

Để xây dựng vườn quốc gia có quy mô lớn hơn nhằm góp phần bảo vệ các nguồn gen, hệ thống động thực vật, bảo vệ môi trường sinh thái cũng như phục vụ cho phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội, không những cho vùng núi Ba Vì thuộc tỉnh Hà Tây mà còn phát triển mở rộng cho vùng núi Viên Nam thuộc tỉnh Hoà Bình.

Vườn cũng như nhiều tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng môi trường rừng tự nhiên Ba Vì và Viên Nam để phát triển du lịch sinh thái. Nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch sinh thái, sử dụng môi trường rừng để kinh doanh nên nếu không có quy định cụ thể, sự phân công và phối hợp tốt giữa Vườn và các doanh nghiệp sẽ tạo ra mâu thuẫn giữa quản lý bảo vệ rừng đặc dụng với nhu cầu phát triển - xã hội ở địa phương. Trên thực tế, từ năm 2002 mâu thuẫn này đã trở lên gay gắt.

Để giải quyết vấn đề này Vườn đã được chính phủ và Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho phép thí điểm thực hiện đề án sử dụng môi trường rừng đặc dụng kết hợp kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục hướng nghiệp ở Vườn.

4.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

Từ năm 1993 đến nay, những hoạt động du lịch có tăng trưởng nhanh từ 10- 15%/mỗi năm. đặc biệt từ năm 2000 đến nay du lịch tăng nhanh từ 20-25%/năm.


- Tổng lượt khách đến thăm quan, du lịch tăng nhanh từ 13,1 vạn lượt khách năm 1996 lên 30,1 vạn lượt khách năm 2001. Tốc độ tăng bình quân đạt xấp xỉ 30%.

- Tổng vốn đầu tư cho du lịch có hướng tăng trưởng khá. Đến năm 1999

đạt 30,6 tỷ đồng; đến năm 2000 đạt 48,6 tỷ đồng và năm 2001 đạt 67,8 tỷ

đồng, tăng 39,5% so với năm 2000 và trên 2 lần so với năm 1999.

- Doanh thu du lịch tăng cao, năm 1996 đạt 1,3 tỷ đồng, năm 1998 đạt 2,26 tỷ đồng, năm 2000 đạt 4,8 tỷ đồng và năm 2001 đạt 6,1 tỷ đồng, năm 2002 đạt 8,2 tỷ đồng và năm 2003 đạt 12,7 tỷ đồng.

- Nộp ngân sách nhà nước năm 1996 không đáng kể, năm 1997 đạt 433 triệu đồng, năm 1998 đạt 598 triệu đồng, năm 1999 đạt 790 triệu đồng, năm 2000 đạt 1.260 triệu đồng và năm 2001 đạt 1.500 triệu đồng [12].

4.2.2.1. Hoạt động của Trung Tâm Dịch Vụ Du Lịch Sinh Thái và Giáo Dục Môi Trường Vườn Quốc Gia Ba Vì

Năm 1993, vườn quốc gia Ba Vì đã thành lập ban dịch vụ du lịch, là ban

đầu tiên chuyên trách việc tổ chức các hoạt động dịch vụ đón tiếp khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu, làm việc tại Vườn.

Ngày 21/05/2003, trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường vườn quốc gia Ba Vì được thành lập nhằm phát triển du lịch sinh thái ở Vườn, tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường và hướng nghiệp lâm nghiệp, hợp tác nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế và thi công các công trình liên quan đến cảnh quan môi trường, tư vấn hướng dẫn và giám sát các hoạt động có tác động đến môi trường rừng của các doanh nghiệp du lịch có thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh du lịch sinh thái.

Dịch vụ du lịch sinh thái

Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái vườn quốc gia Ba Vì đã tổ chức

được nhiều hoạt động tiếp thị, quảng cáo như phát tờ rơi giới thiệu về thông tin của vườn quốc gia Ba Vì nói chung và các dịch vụ du lịch sinh thái. Hoàn


thành trang web giới thiệu về vườn quốc gia Ba Vì (hoạt động tại địa chỉ: www.VuonquocgiaBavi.com). Kết hợp với đài truyền hình kỹ thuật số VTC cho ra đời đĩa VCD “Du lịch sinh thái vườn quốc gia Ba Vì” (Được phát sóng trên đài VTC năm 2005). Ngoài ra, văn phòng đại diện trung tâm (tại 114, Hoàng Quốc Việt) còn tổ chức nhiều chương trình marketing, trực tiếp khai thác và đưa đón khách du lịch lên vườn quốc gia Ba Vì.

Hướng dẫn khách du lịch tham quan Vườn và tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về môi trường thiên nhiên và đa dạng sinh học, qua đó nâng cao nhận thức về môi trường cho du khách.

Tổ chức, quản lý kinh doanh các dịch vụ du lịch sinh thái tại cốt 400 và cốt 1.100 bao gồm: 25 phòng nghỉ, 1 nhà sàn phục vụ hội thảo, 2 khu cắm trại

đốt lửa trại sân khấu ngoài trời, 2 sân tennis, 1 bể bơi lớn, 5 nhà hàng phục vụ

ăn uống. Tổ chức các buổi tham quan cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc Dao, Mường ở vùng đệm.

Các hoạt động kinh doanh du lịch của Trung Tâm đều phát triển trong những năm qua. Lượng khách đến tham quan ngày càng đông nên nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ tăng lên (bảng 4.4 ).

Bảng 4.4. Kết quả kinh doanh ở Trung tâm du lịch sinh thái

Đơn vị: triệu đồng Nguồn: [13]


Năm

Nguồn thu

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Thu phí thắng cảnh

180

195

210

218

225

378

434

Thu phí gửi xe

60

62

65

67

68

102

115

Kinh doanh dịch vụ ăn uống

50

60

70

85

95

67

81

Kinh doanh buồng phòng

60

75

90

95

112

60

67

Kinh doanh các loại hình dịch

vụ khác

20

30

35

30

25

13

22

Tổng cộng

370

422

470

495

525

620

715


Từ các số liệu ở bảng 4.4 cho thấy, từ năm 1999 đến nay hầu hết các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái đều tăng, trong đó tăng đều và ổn định là tham quan cảnh quan thiên nhiên. Điều này nói lên thành công của vườn quốc gia Ba Vì trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái theo nguyên tắc bền vững. Nó cũng phản ánh nhu cầu tham quan cảnh quan, khám phá những bí ẩn thiên nhiên của khách du lịch có xu hướng gia tăng. Kết quả phân tích số liệu trên còn cho thấy, mặc dù số lượng khách du lịch đến Vườn tăng nhưng số khách lưu lại qua đêm không tăng nhiều nên doanh thu từ cho thuê phòng tăng không đáng kể. Doanh thu từ các dịch vụ tăng không dáng kể trong khoảng thời gian từ 1999 - 2005, nói lên sự yếu kém về các dịch vụ du lịch của Vườn đặc biệt là các công trình tham quan vui chơi giải trí và lưu giữ khách lại trong khu vực.

Giáo dục môi trường

Trung tâm đã tổ chức tuyên truyền giáo dục môi trường cho hàng ngàn lượt người đến tham quan Vườn dưới nhiều hình thức như nói chuyện chuyên

đề, tuyên truyền trực tiếp, tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, viết thông điệp vẽ logo vườn quốc gia Ba Vì cho các em học sinh trung học cơ sở. Nội dung tuyên truyền, giáo dục môi trường toàn diện gồm:

Phát triển lâm nghiệp bền vững.

Giới thiệu các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn cảnh quan, khu bảo tồn văn hoá lịch sử.

Các văn bản pháp luật về bảo tồn thiên nhiên,

Giới thiệu đặc điểm, tập quán văn hoá truyền thống của các dân tộc trong vùng.

Đa dạng sinh học và kế hoạch tồn đa dạng sinh học của các vườn quốc gia hiện nay.


Trung tâm phối hợp với các hội “Các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam” tổ chức các buổi toạ đàm về: du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại phòng hội thảo số 114, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Các hoạt động giáo dục môi trường do Vườn quốc gia Ba Vì tiến hành

đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học. Tuy nhiên, Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn hẹp, thiếu nhân lực nên các hoạt động chưa được tổ chức thường xuyên và chưa có chiều sâu. Đối tương tác động mới chủ yếu là khách du lịch. Đối với người dân các xã vùng đệm thì việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường còn rất hạn chế. Phần lớn người dân chưa được tập huấn hoặc phát tài liệu về môi trường (hộp 4.1).


Hộp 4.1. Tuyên truyền môi trường còn hạn chế

Hiện nay, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học còn nhiều bất cập. Có đến 75% người dân xã tôi không biết đến những vấn đề liên quan đến môi trường và đa dạng sinh học. Họ chưa được cơ quan, tổ chức nào giúp đỡ mà họ cũng không quan tâm nữa. Chúng tôi đành bó tay vì “lực bất tòng tâm”. Muốn tuyên truyền thì cần có tiền, có người hướng dẫn nhưng chúng tôi lấy đâu ra. Chúng tôi thấy cần thiết phải tổ chức các hình thức tuyên truyền phù hợp với người dân tộc thiểu số. Chẳng hạn, tổ chức các buổi sinh hoạt văn nghệ, thi vẽ cho các em nhỏ, phát thanh tuyên truyền. Người dân ở đây thích xem văn nghệ lắm.

Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thu, Chủ tịch xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Tây ngày 15 - 2 - 2006

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/08/2022