- Động Thiên Long: Hiện là điểm tham quan du lịch quan trọng trong tuyến tham quan của Vườn.. Động hấp dẫn du khách với những thạch nhũ kỳ bí.
- Giỏ Cùng: Đây là khu vực có rạn San Hô có giá trị cho bảo tồn và du lịch sinh thái. Các rạn san hô nếu được bảo tồn tốt, được bảo vệ một cách hợp lý sẽ góp phần đáng kể vào phát triển ngành du lịch biển. Vào những lúc biển lặng, có thể tổ chức du lịch lặn biển xem san hô cho du khách.
- Thăm quan Vịnh Lan Hạ: Bao gồm các điểm như Cát Dứa, Năm Cát, Vạn Bội. Vịnh Lan Hạ là vùng vịnh êm ắng hình vòng cung với khoảng 300 hòn đảo lớn nhỏ được phủ đầy thảm thực vật rừng. Có hàng trăm bãi cát vàng nhỏ nhắn, xinh xắn và hoang vắng và thanh bình với những làng chài nhỏ sống tách biệt và những làng bè nuôi các loại đặc sản của vùng (Đã có quy hoạch nuôi trồng thủy sản trong Vịnh Lan Hạ). Du khách có thể thuê thuyền kayark tự khám phá vịnh đảo, cắm trại qua đêm trên một bãi cát hoang sơ nào đó. Những vùng biển lặng nước như ở đảo Sến, đảo Cù, đảo Rùa, đảo Khỉ…, chính là nơi du khách có thể lặn ngắm san hô. Nhiều hang động thạch nhũ như Hàm Rồng, Dỏ Cùng, hang Cả…
- Đảo đầu Bê: Là một phần của di sản thiên nhiên Hạ Long nằm trong VQG Cát Bà, nơi đây có nhiều đảo và bãi cát đẹp.
* Các điểm du lịch cộng đồng
- Làng Việt Hải: là cụm dân cư với nghề nông - lâm - ngư kết hợp. Hiện tại, Việt Hải là điểm tham quan của du khách và đã có tuyến tham quan du lịch tới khu vực này.
Khu vực được định hướng tiếp tục là nơi tổ chức loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng. Du khách được thưởng thức, trải nghiệm đời sống văn hóa, sinh hoạt của cộng đồng dân cư sinh sống tại đây với những nét đặc sắc, độc đáo của một làng - xã được VQG bao quanh, chưa bị tác động, ảnh hưởng nhiều từ những sự phát triển ồ ạt quá mức bên ngoài bởi không có đường giao thông bộ nối liền với các xã và trung tâm huyện. Du khách được tham quan những kiến trúc truyền thống của làng quê nơi đây đồng thời tìm hiểu, khám phá, thưởng thức những nét văn hóa, ẩm thực, sinh hoạt, của người dân bản địa, khám phá tài nguyên thiên nhiên quanh khu vực xã trong VQG, đồng thời là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng đưa con người về với thiên nhiên, với vùng quê để thư giãn nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng trong cuộc sống công nghiệp hối hả hiện nay.
- Khu Đền Bà Men: Đền Bà Men nằm trên 1 đảo đá thuộc quần thể đảo Đầu Bê, đền được gắn với truyền thuyết của ngư dân. Theo các ngư dân thì đền Bà Men rất thiêng, trước khi đi biển họ thường tới đây thắp hương và thảy đều linh ứng. Đền Bà Men (tương truyền là tên của bà) được xây dựng từ nguồn công đức của ngư dân và khách thập
phương, có đủ bái đường, hậu cung và hệ thống sân, vườn khá đẹp. Lễ hội đền Bà Men được duy trì tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng hàng năm và các quy định, thể lệ của lễ hội hoàn toàn do các ngư dân định ra.
Nhìn một cách tổng thể, lễ hội đền Bà Men cũng hội đủ các yếu tố cần thiết của một lễ hội truyền thống, mang đậm tính dân gian, thể hiện ước vọng của ngư dân các làng chài về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mạnh khỏe và may mắn ; lòng biết ơn tổ tiên và tạo không khí phấn khởi trong lao động, sản xuất.
Có thể bạn quan tâm!
- Hiện Trạng Du Lịch Sinh Thái Ở Vườn Quốc Gia Cát Bà
- Phân Tích Những Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội Và Các Mối Đe Dọa (Swot).
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Gắn Với Quản Lý Vườn Quốc Gia Cát Bà .
- Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái .
- Tăng Cường Công Tác An Ninh Trật Tự Và An Toàn Phòng Chống Cháy Nổ Trong Khu Vực Vqg Cát Bà
- Phỏng Vấn Khách Tham Quan Du Lịch Sinh Thái Vqg Cát Bà (30 Phiếu)
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Với những đặc điểm đặc trưng, khu vực thích hợp để phát triển các khu du lịch sinh thái biển, thăm làng chài nổi, có thể tổ chức loại hình du lịch homestay, đưa du khách hòa nhập với những nét văn hóa tâm linh truyền thống của dân chài nơi đây.
- Khu làng chài nổi được quy hoạch trên vịnh Lan Hạ (Đang quy hoạch)
b. Khu nghỉ dưỡng
Các khu vực phát triển du lịch nghỉ dưỡng chủ yếu là các khu vực nằm trong phân khu phục hồi và phát triển sinh thái. Đây là các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng do chủ yếu nằm trên các đảo trên vịnh và ven biển. Việc đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng tại đây phải tuân thủ các quy định về sử dụng đất theo quy định hiện hành (Theo thông tư số 99/2006/TT-BNN, ngày 06 tháng 11 năm 2006 hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế quản lý rừng   ban hành kèm theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ) và Quyết định số 1497/QĐ
– UB ngày 08/07/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy chế quản lý Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà.
* Khu vực Năm Cát. Bao gồm:
- Hòn Ba Cát Bằng: nằm trong vịnh Lan Hạ, từ bến Bèo đi tàu du lịch khoảng 40 phút. Có bãi tắm và mặt bằng để xây dựng các bungalow (nhà chòi) và cắm trại cho khách nghỉ. Định hướng phát triển hòn Ba Cát Bằng trở thành một khu nghỉ biển với các dịch vụ nghỉ lưu trú, ăn uống, thể thao bãi biển…
- Bãi Tháp Nghiêng: Bãi Tháp Nghiêng có bãi biển đẹp, hoang sơ, cát trắng mịn, thích hợp cho du khách tắm biển và nghỉ ngơi. Tuy nhiên, Bãi Tháp Nghiêng nằm trong vùng lòi của khu DTSQ nên các hạng mục thiết kế phục vụ mục đích du lịch phải tuân theo các quy định hiện hành. Điểm du lịch này định hướng xây dựng khu nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và thưởng thức các món hải sản đặc sắc. Định hướng phát triển khu bãi Tháp nghiêng trở thành khu nghỉ biển với các dịch vụ chính như lưu trú, ăn uống.
- Bãi Năm Cát: Là bãi biển còn hoang sơ, lý tưởng cho nghỉ dưỡng, tắm biển, chèo thuyền Kayark, câu cá, lửa trại, hoặc đi tàu để thưởng thức, khám phá cảnh đẹp huyền bí
về tài nguyên rừng và biển tại khu vực Nam Cát và vịnh Lan Hạ. Xây dựng khu nghỉ dưỡng biển là định hướng thích hợp cho khu vực này. Các hạng mục đầu tư chính gồm:
* Khu vực Vạn Bội gồm:
- Khu vực hồ Trống Bỏi: (từ bến Bèo đi bằng tầu du lịch mất khoảng 1h); Hồ Trống Bỏi thông với vịnh bên ngoài qua một hang nhỏ (Hang Trống Bỏi), nước biển trong xanh, san hô rực rỡ. Khu vực thích hợp để định hướng cho tổ chức du lịch lặn biển, câu cá, chèo thuyền kayark, nghỉ dưỡng biển và các loại hình vui chơi, giải trí khác. Và hiện nay Vườn đã khai thác và bắt đầu đưa vào hoạt động.
- Bãi Tai Kéo: là eo nhỏ nằm trên hòn Rùa Giống gồm bãi trước, bãi sau là những bãi cát hoang sơ. Phía trước trong ra bãi Vạn Bội trong, phía sau đối diện hòn Cặp Quan - thuộc phân khu phục hồi sinh thái biển, xung quanh bao bọc là vùng biển nước trong xanh, san hô, hải sản phong phú. Bãi Tai Kéo nằm trong phân khu phục hồi sinh thái biển. Vì thế khu vực được định hướng phát triển du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng.
- Khu vực Bãi tắm Vạn Bội : Tổ chức du lịch nghỉ dưỡng, leo núi, tắm biển, lặn biển, câu cá; là nơi tắm biển trên các bãi tắm nguyên sơ, lặn xem các rặn san hô, chèo kayark, lướt ván và tham quan các bè nuôi trồng các loài hản sản đặc sản của vùng biển Cát Bà, tham quan thắng cảnh tuyệt đẹp trong Vịnh Lan Hạ của VQG.
* Khu vực Cát Dứa gồm:
- Cát Dứa 1: Đảo hiện là nơi tham quan các tài nguyên rừng, biển, leo núi, quan sát một số loài khỉ sau khi được cứu hộ và bảo vệ tại đây. Đảo còn có tiên gọi khác là đảo Khỉ. Trong đó, bãi tắm tại Cát Dứa 1 là bãi tắm vệ tinh đẹp của đảo Cát Bà (Ngoài bãi tắm Cát Cò 1, 2, 3 tại thị trấn Cát Bà). Đến đây, du khách mới có cảm giác thực sự của tắm biển trong vịnh Lan Hạ bởi nước biển ở đây tuyệt đối trong xanh và sạch. Trước mặt bãi tắm là những hòn đảo nhỏ nhấp nhô tạo nên một phong cảnh vịnh vô cùng đặc sắc.
- Cát Dứa 2 có quy mô nhỏ hơn bãi tắm Cát Dứa 1. Hiện nay, tại đây đã được xây dựng thành khu nghỉ dưỡng (theo mô hình Resort) dành cho khách du lịch cao cấp với những ngôi nhà kết cấu truyền thống (tranh, tre, lứa, lá) theo phương thức mô hình du lịch sinh thái thử nghiệm của Vườn Quốc gia Cát Bà. Mô hình này hoạt động khá hiệu quả và được du khách biết tiếng.
- Sa Vạt: Khu vực là một đảo đẹp, chưa được khai thác. Đảo thích hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển. Cũng giống như bãi Cát Dứa 1, Cát Dứa 2, Sa Vạt được định hướng để xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp và các dịch vụ ăn uống khác.
* Khu trung tâm dịch vụ hành chính gồm:
-Khu du lịch nghỉ dưỡng tại vườn vải thiều: Định hướng phát triển thành khu nghỉ dưỡng với các dịch vụ chính: nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi, tham quan, khám phá.
- Khu vực Hồ Hới: Định hướng phát triển thành khu nghỉ dưỡng với các dịch vụ chính: nghỉ dưỡng, thể thao nước, vui chơi, tham quan, leo núi, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu sự đa dạng sinh học thông qua vườn thực vật.
* Khu vực Đồng cỏ và Suối Treo Cơm: Đây là khu vực nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của Vườn, gần với động Trung Trang, hang Quân Y, hang Ủy Ban, thích hợp cho xây dựng các khu nghỉ dưỡng sinh thái, cắm trại, vui chơi giải trí…
* Khoăn Tiền Đức - Mé Gợ : Khu vực này nằm trong phân khu phục hồi sinh thái rừng, cách trung tâm Vườn 3 km, nơi đây đã có đường nhựa và gần các tuyến du lịch sinh thái rừng, là nơi lý tưởng để du khách gần gũi và khám phá thiên nhiên như xem thú ban đêm, xem chim… Thích hợp cho xây dựng khu nghỉ dưỡng với các nhà nghỉ băng ga lâu bằng các vật liệu thân thiện với môi trường như tranh tre, nứa, lá.
* Dự án Làng Việt Hải (Đồng Ninh Tiếp - Việt Hải – Tùng Phèo – Áng Kho). Khu vực này bao gồm một phần diện tích rừng trồng cây keo và một phần cây ăn quả và đất trống, nơi thích hợp tổ chức loại hình du lịch nghỉ dưỡng, lịch cộng đồng và du lịch văn hóa. Khu vực được định hướng xây dựng kiểu kiến trúc dân gian và môi trường rừng nhiệt đới làm địa điểm tham quan, nghỉ ngơi cho khách du lịch.
* Khu vực Trà Báu: Bao gồm:
-Áng Nội: Nằm trong phân khu phục hồi sinh thái biển của Vườn quốc gia Cát Bà. Khu vực này nằm khoảng giữa lối đi từ Bến Gia Luận đi Trà Báu, gần đường danh giới giữa Cát Bà và Hạ Long. Đây là khu vực rất giàu tiềm năng để phát triển du lịch với sự đa dạng về hệ sinh thái tài nguyên, cảnh quanh thiên nhiên hết sức thơ mộng. Áng Nội có hệ sinh thái của rừng ngập mặn với nhiều loài cây sú, vẹt, trang, mắm và có nhiều loài hải sản, giáp sác, chim nước trú ngụ. Bao quanh Áng Nội là hệ sinh thái rừng núi đá vôi quanh năm xanh tốt. Phía bên ngoài Áng Nội là bãi cát hoang sơ trắng mịn, nước biển trong xanh, trông ra phía trước mặt là phong cảnh tuyệt đẹp của Vịnh Hạ Long được điểm tô thêm bằng những cánh buồm nâu của những con tàu du lịch đưa du khách thăm các thắng cảnh của khu vực.
- Man Sim: Khu vực nằm trong phân khu phục hồi sinh thái biển về phía bắc của Vườn, gần khu vực Trà Báu và hướng ra vịnh Hạ Long, gần khu vực đảo TiTôp của Quảng Ninh, nơi đây có bãi biển và cảnh quan đẹp, thích hợp cho du khách muốn tắm biển và thưởng thức cảnh quan nơi đây. Xây dựng một khu nghỉ dưỡng biển và các dịch vụ liên quan là một định hướng khả quan cho khu vực.
- Hòn Ngăn: Nằm phía trên khu vực Áng Nội. Định hướng phát triển hòn Ngăn trở thành một khu nghỉ dưỡng biển với các dịch vụ nghỉ lưu trú, ăn uống, thể thao bãi biển
* Đảo Đồng Công, Rừng ngập mặn:
Gần động Thiên Long, từ bến Cái Viềng qua khu vực rừng ngập mặn với các đầm hồ của nhân dân xã Phù Long nuôi trồng thủy hải sản. Nơi đây du khách tham quan rừng ngập mặn, quan sát các loài động vật hoang dã như khỉ đuôi vàng, Voọc Cát Bà, tắm biển, chèo thuyền, câu cá, xem các loài chim nước … thích hợp cho việc xây dựng du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với các băng ga lâu dựng trên các khu vực rừng ngập mặn.
(Sơ đồ tuyến, điểm tham quan- Xem phụ lục 6)
4.2.5. Định hướng các hoạt động khuyến khích người dân tham gia
Khuyến khích và tạo cơ hội để người dân tham gia hoạt động DLST, bởi vì họ là những người đã sống gắn bó với rừng từ khi sinh ra, họ hiểu hơn ai hết về tài nguyên rừng nơi họ đang sinh sống và sống nhờ vào những cánh rừng này, họ cũng chính là người gây ra nhiều tác động tiêu cực cho rừng. Mục tiêu lớn nhất của phát triển du lịch sinh thái là bảo tồn đa dạng sinh học, giải quyết một số vấn đề về dân sinh – kinh tế của người dân vùng đệm. Khi người dân có việc làm, có thu nhập, được giao lưu văn hoá, trình độ với du khách sẽ làm cho người dân nhìn nhận khác về tài nguyên thiên nhiên, họ sẽ biết được những giá trị của rừng, từ đó họ sẽ tham gia bảo vệ rừng và tránh những tác động xấu vào rừng. Khi du lịch sinh thái phát triển thì các loại hình dịch vụ cũng sẽ tăng theo, người dân có thể tạo ra một số sản phẩm đặc trưng của vùng miền mình để bán cho du khách làm đồ lưu niệm, những thực phẩm sạch như: rau, củ quả, một số món ăn, đồ uống đặc trưng. Người dân địa phương cũng có thể tham gia vào một số công việc như:
- Người dẫn đường cho du khách khi tham quan rừng.
- Làm công việc vệ sinh môi trường, nhà nghỉ, khách sạn, phục vụ trong các cơ sở nghỉ dưỡng.
- Các dịch vụ ăn uống, đi lại, đồ lưu niệm, dịch vụ trông giữ xe.
- Xây dựng các cơ sở du lịch cộng đồng, trải nghiệm cuộc sống của ngư dân.
- Các dịch vụ đi lại, giải trí như: taxi, xe ôm, xe điện, xe đạp....
- ......
4.2.6. Dự báo các tác động môi trường từ hoạt động DLST
Mức độ ô nhiễm hiện tại nêu ra ở trên do nhiều nguyên nhân, trong đó không ngoại trừ việc phát triển các hoạt động du lịch. Vậy nếu như, quy mô du lịch sinh thái tiếp tục
mở rộng hơn nữa trong khu vực Vườn thì môi trường sẽ chịu những tác động có thể diễn ra như sau:
a. Tác động đến môi trường tự nhiên
* Tác động tích cực
- Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn Khu dự trữ sinh quyển VQG Cát Bà.
- Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng, đề cao giá trị các cảnh quan.
- Cải thiện hạ tầng cơ sở: Các cơ sở hạ tầng của địa phương hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện thông qua hoạt động du lịch.
- Việc hoàn thiện các tuyến, điểm và các khu du lịch sẽ tạo ra một bức tranh tổng thể của một khu du lịch tập trung có tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Giảm sức ép từ lượng lớn du khách đến khu du lịch tại thị trấn Cát Bà vào mùa du lịch.
* Tác động tiêu cực
Tác động về môi trường của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên được xác định một cách rò nhất là những tác động đến các môi trường thành phần như nước, không khí, đất và các hệ sinh thái:
Tác động đến môi trường đất
Thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Quỹ đất cho bảo tồn sẽ bị thu hẹp do xây dựng các công trình dịch vụ du lịch. Các công trình mới được xây dựng thường làm thay đổi kết cấu tầng đất, ảnh hưởng đến địa chất công trình, có thể gây sạt lở đất và ô nhiễm tầng nước ngầm. Rác thải không được thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm tầng đất mặt và làm suy thoái môi trường đất.
Tác động đến môi trường nước
Việc san lấp mặt bằng để xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch VQG Cát Bà có thể sẽ gây ra xói mòn và sụt lở đất, từ đó có thể làm thay đổi lưu lượng dòng chảy và chất lượng nguồn nước. Các chất thải không được xử lý có thể gây lên ô nhiễm nguồn nước ngầm, môi trường biển. Tuy vậy, ảnh hưởng này không quá nghiêm trọng do khả năng tự làm sạch của nước biển.
Tác động đến môi trường không khí và tiếng ồn
- Bụi, khí thải từ quá trình san lấp đất, hoạt động xây dựng và vận hành các loại máy xây dựng, máy móc phục vụ vui chơi giải trí, tàu xe vận chuyển khách hoặc từ quá trình đốt các nguyên liệu như củi, than từ hoạt động cắm trại của du khách sẽ gây ô nhiễm không khí. Tuy vậy do quy mô của khu vực nghiên cứu và tính chất của hoạt động du lịch, môi trường không khí sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Tiếng ồn, trạng thái đông đúc ngột ngạt do hoạt động của máy móc xây dựng, các phương tiện vui chơi giải trí có thể làm kinh động đến đời sống động vật hoang dã
Tác động đến đa dạng sinh học
- Các yếu tố gây ô nhiễm như rác thải, nước thải do tập trung nhiều tại một điểm tỷ lệ theo sự gia tăng lượng khách du lịch, nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái dưới nước.
- Tăng nguy cơ lây lan bệnh dịch, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của nhiều loài động vật được bảo tồn, của người dân và du khách.
- Nhu cầu của du khách về thức ăn đặc sản được xem là tác động mạnh đến sự sống của nhiều loài động vật đang bị săn bắt quá mức. Ngoài ra, nhu cầu làm quà lưu niệm từ tài nguyên đa dạng sinh học làm số lượng các loài trong tự nhiên sẽ giảm sút nhanh chóng.
- Việc sử dụng đất không hợp lý cho phát triển du lịch, đặc biệt là trong các khu bảo tồn có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật do nhiều loài rất nhạy cảm với các biến động môi trường khi bị xâm lấn hoặc trạng thái ồn ào, ô nhiễm các môi trường thành phần…, Đặc biệt đối với các hoạt động du lịch triển khai trong khu rừng nguyên sinh và các khu bảo tồn Voọc.
- Ngoài ra các hoạt động của du khách như hút thuốc, cắm trại có nguy cơ làm cháy rừng, ảnh hưởng đến diện tích rừng đặc dụng của khu vực.
b. Tác động đến môi trường kinh tế và văn hóa - xã hội
* Tác động tích cực
- Du lịch sinh thái là phương tiện để thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho du khác và mọi tầng lớp nhân dân.
- Đối với kinh tế:
Thứ nhất, trong định hướng phát triển kinh tế của vùng thì du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh và thu nhập cho dân cư quanh vùng;
Thứ hai, du lịch tạo thêm nhiều việc làm. Du lịch tồn tại dưới dạng tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ, do đó có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến cơ hội kinh doanh và việc làm.
Thứ ba, là động lực thúc đẩy phát triển khu vực thông qua phát triển hạ tầng, đẩy mạnh đầu tư và giao lưu liên vùng.
- Tác động về văn hoá: Phát triển du lịch có thể là phương tiện bảo tồn nền văn hoá truyền thống. Du lịch đảm bảo cho du khách có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc và am hiểu về đời sống văn hóa của dân địa phương. Dân cư địa phương có điều kiện giao lưu văn hóa, mở mang dân trí, học và luyện tập tiếng nước ngoài.
* Tác động tiêu cực
Tác động đến phát triển kinh tế
- Thu nhập từ hoạt động du lịch mang tính chất thời vụ.
- Khi du lịch quá tải sẽ tạo ra tình trạng khan hiếm thực phẩm làm cho giá cả tăng…sẽ gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt của người dân địa phương và ái ngại cho khách du lịch.
- Các việc làm tạo ra từ phát triển du lịch không đem kết quả như mong muốn cho dân cư địa phương nếu như không có biện pháp đào tạo nghề phù hợp và quản lý được sự di dân tự do.
Tác động đến sức khỏe
- Khi hoạt động du lịch gia tăng vượt quá khả năng kiểm soát có thể sẽ dẫn đến sự xuống cấp của môi trường, qua đó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ du khách và dân địa phương. Lây lan các bệnh dịch truyền nhiễm, những căn bệnh "thế kỷ" như AIDS, SARS. Đối với du khách, quá trình truyền bệnh diễn ra theo cả hai hướng: truyền cho và nhận lại từ người dân nước sở tại.
Vệ sinh môi trường
Việc phát triển nhanh chóng các hoạt động du lịch có thể làm cho hoạt động vệ sinh môi trường tại các khu du lịch trở nên khó khăn hơn. Sự gia tăng đột biến của các chất gây ô nhiễm trong khi chưa đủ khả năng xử lý vệ sinh môi trường tại chỗ làm rác thải không kịp thu gom dồn ứ; nước thải chảy tràn, trạng thái ồn ào, bụi bặm…vừa gây mất cảnh quan, vừa là nguyên nhân cho bệnh dịch hoành hành và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của du khách và dân địa phương.
Tác động đến dân số học
Hoạt động phát triển du lịch kéo theo nhập cư sức lao động. Dưới tác động đó, thành phần, cơ cấu, mật độ phân bố và nhiều khía cạnh xã hội học liên quan đến dân số đều bị thay đổi. Số lượng dân nhập cư đông sẽ khó khăn cho công tác quản lý, gây mất trật tự an ninh và xung đột về nhiều mặt giữa cộng đồng địa phương và dân nhập cư sẽ xuất hiện.
Tác động đến văn hóa