Phòng Tổ chức Hành
Phòng Kế hoạch Tài chính
Phòng Khoa học Kỹ thuật
Trung tâm DVDLST
Hạt Kiểm lâm
-Ban du lịch dịch vụ
- Ban giáo dục MT
- 11 trạm kiểm lâm và tổ kiểm lâm cơ động
Hệ thống quản lý Vườn quốc gia Cát Bà kể từ ngày có quyết định thành lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT cho đến 06/4/2004, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 333/QĐ-TTg chuyển Vườn quốc gia về UBND thành phố Hải Phòng quản lý, đến năm 2006 UBND TP Hải Phòng giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT.
Hiện nay Ban quản lý VQG có 83 cán bộ, công nhân viên. Trong đó, Hạt kiểm lâm có 60 người và các phòng ban khối văn phòng có 23 người (bao gồm ban giám đốc và các phòng tổ chức hành chính, kế hoạch tổng hợp, khoa học kỹ thuật và Trung tâm du lịch dịch vụ).
3.4.3. Hiện trạng quản lý
- Hạt kiểm lâm có tổ cơ động (15 người) đóng tại văn phòng ở trung tâm còn lại 45 kiểm lâm viên đóng tại 10 trạm bảo vệ xung quanh VQG Cát Bà. Do đặc thù của VQG là hải đảo bao gồm cả phần rừng và phần biển vì vậy công tác quản lý bảo vệ ở đây có những nét đặc thù riêng. Các trạm kiểm lâm được xây dựng kiên cố, đóng rải rác trên toàn huyện đảo kể cả phần rừng và dưới biển, thường xuyên tuần tra, kiểm tra giám sát trên toàn huyện đảo. Đặc biệt luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa phương để phát hịên các vụ vi phạm tài nguyên rừng và buôn bán động vật hoang dã trong và quanh khu vực VQG. Các chương trình tuyên truyền và giáo dục tinh thần về ý thức bảo vệ động thực vật rừng, cảnh quan thiên nhiên và các giá trị về di chỉ di tích lịch sử có trên địa bàn. Ban lãnh đạo VQG trực tiếp chỉ đạo Hạt kiểm lâm làm công tác quản lý cấp Nhà nước đối với công tác quản lý bảo vệ rừng. Thực hiện các văn bản pháp luật, các chỉ thị về bảo vệ rừng đối với hệ thống rừng đặc dụng.
Vườn được quy hoạch thành các phân khu cụ thể như: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chính dịch vụ. Các phân khu này có chức năng cụ thể rò ràng để thuận lợi cho việc triển khai các giải pháp bảo tồn.
Thực hiện quyết định 202/TTg ngày 02/5/1994 về giao khoán bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm đóng trên các địa bàn theo dòi các hộ gia đình trước đây chủ yếu sống bằng nghề rừng, nay chấp hành tốt luật bảo vệ rừng từ đó giao khoán bảo vệ rừng tự nhiên cho họ, nhằm tạo công ăn việc làm hạn chế các tác động đến rừng. Bình quân mỗi năm giao khoán 800-1000 ha rừng tự nhiên đến các hộ dân.
- Thực hiện pháp lệnh phòng cháy, chữa cháy, thành lập các đội phòng chống cháy (PCC) tại các điểm trong khu vực, hàng năm tổ chức tuyên truyền công tác PCC tại các xã, nhằm phối hợp khi xảy ra cháy rừng. Do chỉ đạo tốt công tác PCC, nhiều năm ít xảy ra vụ cháy lớn.
- Việc phối hợp với các Ban Ngành của huyện đã được Ban quản lý VQG xác định là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược và được thực hiện thường xuyên. Ban lãnh đạo VQG đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm làm tốt công tác phối kết hợp với các ban ngành địa phương như đồn Công an, đồn Biên phòng, Hạt kiểm lâm huyện, cán bộ các xã nhằm phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên trái phép ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên rừng, biển.
- Công tác nghiên cứu khoa học đã được chú trọng ngay từ những năm đầu thành lập VQG, đã tập trung thực hiện các biện pháp lâm sinh như: Khoanh nuôi bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, trồng và chăm sóc rừng. Xây dựng các đề tài nghiên cứu trồng rừng hỗn loài dưới tán rừng mưa ẩm nhiệt đới, được các nhà chuyên môn đánh giá cao; Thực nghiệm nhân giống và trồng cọ Hạ Long tại VQG; thực nghiệm gây nuôi một số loài bướng quý hiếm, một số loài đặc hữu phục vụ công tác bảo tồn tại VQG; Điều tra đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn loài Sơn dương; Điều tra đánh giá thực trạng phân bố các loài cây gỗ quý hiếm và đề xuất biện pháp bảo tồn tạiVQG;...
- Tổ chức du lịch sinh thái đã được triển khai từ nhiều năm trước và phát triển mạnh từ năm 2000 trở lại đây.Công tác này được tổ chức và quản lý chặt chẽ, xây dựng các tuyến du lịch sinh thái rừng biển, xây dựng tuyến đường đi bộ, đi thuyền phù hợp với mục tiêu của du lịch sinh thái, nhằm thăm viếng các cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, đồng thời kết hợp thăm quan, tìm hiểu các phong tục tập quán của người dân bản địa, nhằm làm giàu thêm các nội dung du lịch cho du khách trong nước và quốc tế. Hàng năm VGQ Cát Bà đón gần 100.000 khách tới du lịch, thăm quan nghiên cứu. Các hoạt động du lịch sinh
thái chính của khách thường là leo núi, đi thuyền, thăm quan, nghiên cứu VQG kết hợp thăm vịnh và các cảnh quan thiên nhiên trên tuyến du lịch. Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của VGQ không tạo sự hấp dẫn lớn. Xét với thực trạng đầu tư như hiện nay, việc phát triển du lịch sinh thái ở đây còn có nhiều hạn chế.
- Công tác hợp tác quốc tế, thu hút các tổ chức nước ngoài, trong nước đầu tư và tăng cường công tác lãnh đạo nhằm phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên trên huyện đảo được VQG quan tâm. Trong những năm qua đã thu hút được khá nhiều các dự án từ các tổ chức như: Dự án Nhật - Việt Nam: Thông qua Cục Phát triển lâm nghiệp gọi tắt là dự án JIFPRO thực hiện 1998 - 2001: Mục tiêu là trồng 200 ha rừng, làm vườn thực vật; xây dựng một số biển báo. Dự án này đã và đang tiến hành đạt hiệu quả cao; Dự án FFI (thực hiện từ 10/2000 - 8/2001): Chủ yếu tập trung vào công tác tuyên truyền về môi trường, cộng đồng, du lịch sinh thái...; Dự án WWF (thực hiện 4/99 - 5/2000): Chủ yếu tập trung vào tuyên truyền giáo dục cộng đồng và bảo vệ môi trường, làm các bảng biểu, tờ rơi, giá đặt ảnh tuyên truyền và hệ thống thùng rác phục vụ khách du lịch. Dự án này đã kết thúc và đạt hiệu quả cao; Dự án bảo tồn Voọc Cát Bà, do các đối tác là Hội động vật về bảo tồn loài và quần thể (ZGAP) và Vườn thú Muenster (Đức) phối hợp thực hiện từ tháng 11 năm 2000 đến nay. Dự án giải quyết những vấn đề cấp thiết liên quan đến sự sống còn của loài linh trưởng đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp - loài Voọc Cát Bà, (như điều tra, bảo vệ, giảm thiểu sự chia cắt quần thể); nâng cao năng lực làm việc cho lực lượng kiểm lâm và các nhóm bảo tồn của cộng đồng địa phương; thúc đẩy nâng cao nhận thức bảo tồn, trợ giúp việc thực hiện công tác quản lý rừng bền vững tại địa phương...
3.5. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các mối đe dọa (SWOT).
Thông qua việc tìm hiểu khảo sát tài nguyên thiên nhiên tại Vườn quốc gia Cát Bà, chúng ta thấy được rằng, Vườn quốc gia Cát Bà là một điểm đến tuyệt vời cho các du khách trong và ngoài nước đến không những để thư giãn vãn cảnh, nghỉ ngơi, mà còn là nơi nghiên cứu học tập tuyệt vời. Trên cơ sở đó chúng ta khẳng định rằng việc phát triển du lịch sinh thái là điều cần thiết, phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội, đồng thời đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo nên một xã hội phát triển bền vững. Chúng ta có thể thấy rò hơn vấn đề này qua việc phân tích SWOT.
Bảng 4.1. Phân tích Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Đe dọa (SWOT)
Điểm yếu (W) |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Tự Nhiên Và Xã Hội Vườn Quốc Gia Cát Bà
- Đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với quản lý vườn quốc gia Cát Bà bền vững - 6
- Hiện Trạng Du Lịch Sinh Thái Ở Vườn Quốc Gia Cát Bà
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Gắn Với Quản Lý Vườn Quốc Gia Cát Bà .
- Định Hướng Các Hoạt Động Khuyến Khích Người Dân Tham Gia
- Đề Xuất Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái .
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
- Hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn của VQG Cát Bà quản lý hiện vẫn còn mang tính tự phát, chưa có sự quản lý thống nhất giữa UBND huyện, VQG Cát Bà và Khu dự trữ sinh quyển, do chưa có đề án quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tổng thể. - Các tuyến, điểm và các loại hình du lịch sinh thái chưa đa dạng. - Cơ chế chính sách về quản lý tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý phân khu chức năng… còn hạn chế. - Việc thu gom và xử lý rác thải chưa tốt, cộng với ý thức gìn giữ môi trường của một bộ phận khách du lịch còn kém đã gây báo động về ô nhiễm môi trường. - Lực lượng cán bộ vườn quốc gia Cát Bà còn thiếu về nhân lực, kiêm nhiệm và không có biên chế, cán bộ làm công tác hoạt động du lịch còn thiếu và chưa có kiến thức chuyên môn, trang thiết bị còn nghèo nàn nên chưa đáp ứng yêu cầu - Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường mới thành lập nên hiệu quả hoạt động chưa cao, thiếu vốn,... | |
Cơ hội (O) | Đe dọa (T) |
- VQG là một phần của khu dự trữ sinh quyển, đồng thời gắn liền với khu Di sản thế giới Vịnh Hạ Long nên có cơ hội thu hút đầu tư và một lượng lớn khách tham quan du lịch đến với Cát Bà. | - Bảo vệ môi trường và bảo tồn sự đa dạng sinh học trước những nhu cầu phát triển du lịch và kinh tế xã hội sẽ là những đe dọa lớn đối với Cát Bà. |
- VQG Cát Bà đa dạng về các hệ sinh thái và loài động thực vật nên có thể phát triển du lịch sinh thái cả trên rừng và dưới biển.
- Phát triển du lịch kéo theo sự đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan thiên nhiên, sinh thái và đa dạng sinh học. - Phát triển du lịch sinh thái nếu không có quy chế quản lý chặt chẽ sẽ tạo nguy cơ tiêu diệt các loài động vật hoang dã trong VQG để làm các món ăn đặc sản cho các nhà hàng. - Người dân còn sống rải rác và len lỏi trong VQG nên việc quản lý rất khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề săn, bắn thú rừng, đánh bắt thuỷ sản trái phép,... - Hoạt động về sản xuất nông nghịêp và nuôi trồng thuỷ sản còn rất hạn chế nên chưa đáp ứng nhu cầu cung cấp lương thực, thực phẩm cho hoạt động du lịch. - Tác động tiêu cực về môi trường văn hóa xã hội cũng gia tăng khi hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ như: Các tệ nạn xã hội, mất đi bản sắc văn hoá, chuẩn mực đạo đức của cộng đồng,... |
- VQG có khả năng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và công viên địa chất.
Qua việc khảo sát đánh giá tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG Cát Bà, kết hợp với việc phân tích SWOT, tác giả có thể khẳng định rằng, việc phát triển DLST tại VQG Cát Bà là điều cấp bách. Đặc biệt với tình hình hiện nay đa dạng sinh học ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng ở các VQG và KBTTN trong nước cũng như quốc tế, thì việc đẩy mạnh du lịch sinh thái, kèm theo giáo dục môi trường để nâng cao nhận thức cho cộng đồng nói chung và người dân vùng đệm VQG về giá trị của đa dạng sinh học, từ đó tạo ra ý thức, hành động đúng đắn của cộng đồng đối với đa dạng sinh học, góp phần không nhỏ vào chiến lược phát triển bền vững của xã hội.
VQG Cát Bà được các nhà khoa học đánh giá là nơi có sự đa dạng sinh học cao, là kho tàng dự trữ các nguồn gen quý hiếm cho thế giới và Quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị cho đất nước nói chung, cho vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, nên cần phải bảo tồn, bảo vệ nghiêm ngặt VQG, trong đó cần đẩy mạnh du lịch sinh thái để góp phần bảo tồn đa dạng sinh học VQG Cát Bà.
Hiện nay một số nét văn hóa, nghề thủ công truyền thống của các dân tộc đang sinh sống tại vùng đệm VQG Cát Bà đã bị mai một và bào mòn dần, do đó phát triển du lịch sinh thái sẽ kích thích người dân khôi phục lại, phát triển dần và duy trì những nét văn hoá, nghề truyền thống độc đáo từ bao đời của các bản làng.
Như chúng ta đã tìm hiểu thì DLST có những bản chất thực sự ưu việt đó là loại hình Du lịch có tính giao dục môi trường cao, đóng góp hỗ trợ cho công tác bảo tồn và phát triển nền kinh tế địa phương. Sẽ là một mô hình phát triển cân bằng được lợi ích của cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn. Chính vì những yêu cầu đó đòi hỏi phát triển DLST cần có những định hướng đúng đắn ngay từ đầu và đề ra những giải pháp là hết sức cần thiết.
Chương 4
ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ
4.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên lý phát triển Du lịch sinh thái.
Như chúng ta đã biết DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, vì vậy hoạt động du lịch này rất nhạy cảm. Nếu như tổ chức hoạt động tốt, khoa học thì nó mang lại lợi ích to lớn cho cả công tác bảo tồn và cộng đồng địa phương. Song để tổ chức DLST đúng nghĩa không phải là một vấn đề đơn giản, nếu tổ chức hoạt động không tốt nhiều lúc lại có những ảnh hưởng tiêu cực phản tác dụng. Bởi các hoạt động của DLST diễn ra ở các vùng sinh thái rất mong manh, rất nhạy cảm.
4.1.1.Quan điểm phát triển du lịch sinh thái
- "DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Việc thừa nhận và
thực thi quan điểm này sẽ là cốt lòi để để phát triển DLST đúng nghĩa và bền vững.
- Khai thác hiệu quả tiềm năng của Khu vực VQG Cát Bà để phát triển DLST.
- Phát triển du lịch bền vững đảm bảo lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.
- Phát triển du lịch sinh thái ở Khu vực Vườn quốc gia Cát Bà liên hệ chặt chẽ với các khu vực lân cận đặc biệt là Vịnh Lan Hạ và Vịnh Hạ Long.
4.1.2. Các mục tiêu phát triển
- Phát triển du lịch sinh thái trong Vườn Quốc gia Cát Bà nhằm góp phần đưa Cát Bà trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn, có bản sắc độc đáo, có thương hiệu và sức hấp dẫn mạnh ở Việt Nam và quốc tế.
- Sử dụng môi trường rừng đặc dụng, môi trường biển, đảo… để phát triển du lịch sinh thái nhằm khai thác tiềm năng và giá trị tự nhiên, nguyên sơ, tạo môi trường trong lành, mát mẻ và hấp dẫn để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với VQG Cát Bà, đặc biệt là phục vụ kỳ nghỉ cuối tuần của nhân dân thành phố Hải Phòng và các vùng lân cận.
- Thông qua du lịch sinh thái giáo dục cho mọi người, nhất là lực lượng thanh thiếu niên, học sinh và sinh viên về lòng yêu thiên thiên, ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống và góp phần làm đẹp và gìn giữ cảnh quan môi trường.
- Giải quyết tốt mâu thuẫn nội tại giữa bảo tồn và phát triển trong quá trình khai thác các hoạt động du lịch sinh thái thông qua việc "Phát triển hoạt động dịch vụ du lịch sẽ tạo thêm việc làm và phát triển thêm nhiều ngành nghề cho khu vực góp phần phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng địa phương, đồng thời đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững của khu dự trữ sinh quyển thế giới". [13]
4.1.3. Nguyên lý phát triển du lịch sinh thái bền vững
- Tăng cường trách nhiệm đạo đức và hành vi hướng tới môi trường tự nhiên và văn hoá - xã hội của các chủ thể. (Các chủ thể bao gồm: Dân cư - Doanh nghiệp - Cơ quan quản lý - Khách du lịch)
- Các hoạt động du lịch sinh thái bảo đảm "Sự phát triển hợp lý và không làm suy thoái tài nguyên"
- Các chủ thể của quá trình phát triển du lịch nhận thức được giá trị đích thực của tài nguyên. Trong quá trình phát triển, các cơ sở du lịch và dịch vụ có thể làm giảm mức tiêu thụ tài nguyên nhưng không thể tự mình tạo thành điểm du lịch nếu tách rời các giá trị tài nguyên.
- Tập trung vào môi trường, du lịch sinh thái chấp nhận việc duy trì và bảo vệ môi trường hơn là biến đổi chúng nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người.