chúa giáo… pha trộn hài hoà giữa kiến trúc cổ truyền thống và kiến trúc hiện đại, cùng với tập quán nuôi trồng và khai thác quảng canh nguồn lợi thuỷ sản từ hệ thống đầm tôm và vây vạng rộng hàng ngàn héc ta, đã là những điểm tham quan khá lý thú. Các mô hình văn hoá vật thể và phi vật thể ở khu vực sẽ được kết nối để tạo nên một Tour du lịch khép kín và hấp dẫn. Nếu đi trọn Tour du lịch trên, du khách sẽ cảm nhận đầy đủ về mảnh đất và con người của một vùng quê hương văn hiến; từ đó mà trân trọng hơn truyền thống, góp phần sức lực nhỏ bé của mình để giữ gìn những giá trị vĩnh hằng của nền văn hoá vật thể và phi vật thể rất phong phú của địa phương, đồng thời cũng là những di sản quý giá của quốc gia và quốc tế.
3.1.2. Vườn quốc gia Cúc Phương
a) Khái quát sự hình thành và điều kiện tự nhiên
Vườn quốc gia Cúc Phương trải dài từ 20°14’ đến 20°24’ vĩ bắc, 105°29’ tới 105°44’ kinh đông, nằm trong một thung lũng lớn dài 25km , giữa hai dãy núi đá vôi trong đoạn cuối dãy Hoàng Liên Sơn , ở ranh giới ba tỉnh Hoà Bình, Thanh Hoá và Ninh Bình (nhưng phân nửa nằm trên diện tích Ninh Bình).
Theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật của Vườn quốc gia đã được Viện điều tra quy hoạch rừng xây dựng vào tháng 10 năm 1985 và được chủ tịch hội đồng Bộ trưởng phê duyệt theo quyết định số 139/CT xác định tổng diện tích đưa ra là 22.200 ha bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa. Vườn quốc gia Cúc Phương được phân làm 3 khu chức năng :Thứ nhất là khu bảo vệ nguyên vẹn có diện tích là 20.745 ha có chức năng duy trì, bảo vệ những điều kiện tự nhiên nguyên thủy nhất, bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan di tích lịch sử. Thứ hai là khu chuyên dùng với diện tích 743 ha có chức năng hoạt động dịch vụ, quản lý hành chính, nghiên cứu khoa học, dịch vụ du lịch và dân cư xen kẽ. Thứ ba là vùng đệm nhằm tạo vành đai bảo vệ tránh những tác động xấu của con người cho hai khu trên.
b) Tài nguyên thiên nhiên cho phát triển du lịch sinh thái
Hai dạng tài nguyên thiên nhiên nổi bật của Vườn quốc gia Cúc Phương hấp dẫn du khách bao gồm:
- Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học: Về động vật có xương sống đã điều tra, thống kê và phát hiện 35bộ, 120họ và 660 loài, trong đó, có nhiều loài thú được xếp vào loài quý hiếm như: Vọoc mông trắng, Báo gấm, Báo lửa, Gấu ngựa..., nhiều loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới. Về động vật không xương sống, đã thống kê được 1899 loài và phân loài, thuộc 169 họ, 33 bộ, 6 lớp và 3 ngành. Về thực vật: Đã điều tra, thống kê, phân loại được 2.427 loài thực vật. Trong đó đã phát hiện 1 chi, 2 loài mới cho khoa học và 2 chi mới cho Việt Nam.
- Tài nguyên cảnh quan karst: cảnh quan Vườn quốc gia Cúc Phương được phát triển trên địa hình karst nửa phủ. Trong phạm vi vườn có nhiều hang động đẹp với những cái tên gợi cảm như: động Sơn cung, động Phò mã giáng,… Đặc biệt có một số hang động còn lưu giữ những dấu tích của người tiền sử, sống cáchngày nay từ 7.500 năm đến 12.000 năm, đó là hang Đắng (động người xưa), hang con Moong. Năm 2000 Cúc Phương đã phát hiện một hoá thạch của loài động vật có xương sống, theo kết luận ban đầu của Viện cổ sinh học Việt Nam đây là hoá thạch của loài bò sát răng phiến, sống cách ngày nay chừng 200 đến 230 triệu năm.
c) Tài nguyên nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái
Từ xa xưa, Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường với những nét văn hoá độc đáo và đặc trưng, đó là những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, những cối giã gạo nương, những khung dệt thổ cẩm, độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản.
Hiện nay, Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường với những nét văn hoá độc đáo và đặc trưng. Đó là những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, những cối giã gạo nương, những khung dệt thổ cẩm. Độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản. Khách có thể tới làng Khanh, một làng du lịch sinh thái với những ngôi nhà truyền thống của người Mường. Bà con trong làng đã được chuyển giao công nghệ nuôi ong, hươu, cải tạo vườn tạp, khôi phục nghề dệt thổ cẩm. Ban quản lý Vườn Cúc Phương cũng đang mở rộng mô hình làng
Khanh ra các bản làng khác để hình thành tuyến du lịch sinh thái bản làngDu khách cũng có thể nghỉ đêm trong những ngôi nhà nhỏ hai phòng nằm nép dưới bóng cây ở vùng đệm của rừng.
3.2. Phân tích thực trạng hoạt động tổ chức phát triển du lịch sinh thái tại hai Vườn quốc gia
3.2.1.Vườn quốc gia Xuân Thủy
a) Thực trạng hoạt động tổ chức
Vườn quốc gia Xuân Thủy là một địa điểm du lịch khá độc đáo. Nơi đây vừa có rừng , vừa có biển; khí hậu mát mẻ trong lành quanh năm. Về mùa chim di trú, du khách có thể trực tiếp chiêm ngưỡng nhiều loài chim quý hiếm sống theo bầy đàn đông đúc. Nguồn lợi thuỷ sản cũng khá phong phú,góp phần tạo nên điểm nhấn của Tour Du lịch. Du khách đến với Vườn quốc gia Xuân Thủy sẽ có dịp được thưởng thức thứ văn hoá ẩm thực nồng nàn hương biển. Kết hợp trên tuyến du lịch là những điểm thăm quan các danh thắng nổi tiếng của một miền quê văn hiến như: Đền Tức Mạc - Phủ Thiên Trường; Làng hoa cây cảnh Vị Khê - Điền Xá, Chùa Keo
- Cổ Lễ; Toà thánh Phú Nhai - Bùi Chu,... Tất cả các giá trị cả về văn hoá vật thể và phi vật thể ở đây làm nền tảng cấu thành nên một Tour du lịch khép kín mang một sắc thái riêng, kết hợp hài hoà giữa sinh thái và nhân văn.
Căn cứ vào các số liệu thống kê, có thể thấy thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Xuân Thủy được phản ánh như sau:
* Cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch: còn nhỏ bé và thiếu tiện nghi; Văn phòng Vườn hiện nay quá nhỏ đang được xây dựng mới hiện đại hơn, phương tiện thuỷ thiếu, đường bộ xấu, hệ thống dịch vụ và thông tin liên lạc chưa tốt. Đặc biệt, khi triều kiệt việc đi lại thăm thú của du khách bằng đường thuỷ gặp rất nhiều khó khăn.
* Trình độ quản lý: mặc dù có nhiều tiến bộ nhưng nhìn chung lực lượng mỏng, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu;với khách quốc tế nghiên cứu khoa học Vườn quốc gia đã đón tiếp và làm việc được bước đầu.Cán bộ và nhân viên của Vườn quốc gia cần tiếp tục được đào tạo nâng cao nghiệp vụ về chuyên môn và Anh ngữ.
* Quảng bá du lịch và sự tham gia của cộng đồng: quảng bá du lịch còn yếu do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu. Một số người dân địa phương đã tham gia vận chuyển khách đường thuỷ nhưng không thường xuyên và chất lượng phục vụ còn thấp. Nhiều người dân và cán bộ địa phương chưa có hiểu biết thấu đáo về du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Xuân Thủy.
b) Hiện trạng khách du lịch quốc tế và nội địa
Những năm gần đây lượng khách quốc tế đến Vườn quốc gia Xuân Thủy khoảng 30-40 đoàn/năm. Số lượng khách khoảng 100-200 lượt người/năm, với gần 30 Quốc tịch. Khách có Quốc tịch đông nhất là Anh, Mỹ, Hà Lan và Australia. Phần lớn du khách là những nhà khoa học về sinh học (nghiên cứu chim hoặc rừng ngập mặn và thuỷ sinh). Một số khách du lịch đến xem chim vào mùa Chim di trú, theo thông tin trên mạng Internet, hoặc qua môi giới của các Công ty lữ hành như: Sài Gòn Tourist, Dalat Tourist, Sao mai, Hoàn Kiếm... Khách trong nước gia tăng hàng năm, khoảng hơn 200 đoàn/năm. Số lượng khoảng 3000-5000 người/năm. Đối tượng chủ yếu là sinh viên, học sinh, cán bộ thăm quan và con em địa phương đi xa về thăm quê. Với khách trong nước,Vườn quốc gia chưa có dịch vụ nên chưa quản lý tốt đối tượng này, bởi vậy hiện trạng du lịch còn khá hoang sơ.
Từ năm 2003 đến 6 tháng đầu năm 2008, khách quốc tế đến Vườn quốc gia Xuân Thủy tăng nhưng không đều qua các năm. Cao nhất là năm 2007, chiếm 28,8% tổng số khách trong gần 6 năm, thấp nhất là năm 2005, chỉ chiếm 10,9%. Trung bình có khoảng 30-40 đoàn/năm và khách đến từ gần 30 quốc tịch khác nhau. Khách có quốc tịch đông nhất là Anh, chiếm 23,7% tổng số khách quốc tế đến Vườn quốc gia trong gần 6 năm, tiếp theo là Mỹ, chiếm 12,6%, Bỉ chiếm 8,5%,…Đặc biệt trong vài năm gần đây, lượng khách Đông Nam Á đến đây tăng đáng kể.
Bảng 3.1: Thống kê số lượng khách quốc tế đến Vườn quốc gia Xuân Thủy trong giai đoạn từ năm 2003 – 6 tháng cuối năm 2010
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 6/2010 | |
Số lượng khách | 134 | 112 | 85 | 134 | 219 | 293 | 350 | 250 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý, Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Các Khu Rừng Đặc Dụng
- Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Phân Tích Cơ Cấu Tài Nguyên Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Hai Vườn Quốc Gia
- Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Hai Vườn Quốc Gia
- Bảng Giá Dịch Vụ Du Lịch Tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
- Phân Tích Swot Về Quản Lý, Tổ Chức Du Lịch Sinh Thái Ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương Và Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
- Xác Định Các Giải Pháp Ưu Tiên Quản Lý, Tổ Chức Du Lịch Sinh Thái
- Quản Lý, Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Các Khu Rừng Đặc Dụng
- Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Phân Tích Cơ Cấu Tài Nguyên Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Tại Hai Vườn Quốc Gia
- Bảng Giá Dịch Vụ Du Lịch Tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
- Phân Tích Swot Về Quản Lý, Tổ Chức Du Lịch Sinh Thái Ở Vườn Quốc Gia Cúc Phương Và Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
- Xác Định Các Giải Pháp Ưu Tiên Quản Lý, Tổ Chức Du Lịch Sinh Thái
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
“Nguồn: Thống kê du lịch hàng năm Vườn quốc gia Xuân Thủy, 2011”
Bảng 3.2: Thống kê số lượng khách quốc tế đến Vườn quốc gia Xuân Thủy trong giai đoạn từ năm 2003 – 6 tháng đầu năm 2008 theo quốc tịch
Anh | Mỹ | Bỉ | Đức | Úc | Nhật | Hà Lan | Đông Nam Á | Khác | |
Số lượng | 284 | 148 | 116 | 109 | 104 | 94 | 84 | 160 | 418 |
“Nguồn: Thống kê du lịch hàng năm Vườn quốc gia Xuân Thủy, 2011”
* Ghi chú: Số lượng khách nêu trên mới chỉ là những đối tượng có đăng ký tạm trú ở Vườn quốc gia, còn khoảng 60-100% đối tượng khách quốc tế đến Vườn quốc gia thông qua đối tác khác, chỉ thăm thú & làm việc trong ngày, không đăng ký tạm trú, nên Vườn quốc gia không có số liệu thống kê báo cáo đầy đủ về các đối tượng này.
Những năm trước, phần lớn du khách là những nhà khoa học về sinh học (nghiên cứu chim, rừng ngập mặn và thuỷ sinh) nhưng hiện nay đã có sự thay đổi đáng kể, lượng khách đến Vườn quốc gia để quan sát chim chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 80%). Khách thường đến vào mùa chim di trú (tháng 9, 10 năm trước – tháng 3, 4 năm sau), theo thông tin trên mạng Internet hoặc qua các công ty lữ hành như Sài Gòn Tourist, Dalat Tourist, Vido Tour, Sao Mai, Hoàn Kiếm... Nhìn chung lượng khách quốc tế còn nhỏ và ít có khách đi theo tour du lịch sinh thái.
Số lượng khách nội địa thường chiếm trên 90% tổng số khách đến Vườn quốc gia và chủ yếu là khách đi du lịch thiên nhiên chứ chưa phải đã có động cơ du lịch sinh thái đích thực. Thông thường khách nội địa đến tham quan nghiên cứu là học sinh, sinh viên, cán bộ nhân viên đến từ khối các cơ quan nhà nước và con em địa phương đi xa về thăm quê. Số lượng khách hàng năm thường từ 4000 – 6000 lượt khách, khoảng 200 đoàn/ năm.
Bảng 3.3: Thống kê số lượng khách du lịch nội địa đến Vườn quốc gia Xuân Thủy trong giai đoạn từ năm 2003 – 6 tháng đầu năm 2010
2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 6/2010 | |
Số lượng | 3123 | 3586 | 3905 | 4396 | 4907 | 6901 | 7500 | 4600 |
“Nguồn: Thống kê du lịch hàng năm Vườn quốc gia Xuân Thủy, 2011”
Từ các kết quả trên có thể thấy số lượng khách đến Vườn quốc gia Xuân Thủy là quá nhỏ bé so với tiềm năng sẵn có ở đây. Do vậy, việc xây dựng các chiến lược phát triển du lịch là rất cần thiết.
Về tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, số liệu thống kê cho thấy, số lượng khách nước ngoài đến Vườn quốc gia Xuân Thủy chủ yếu tập trung vào quý 1 và quý 4 trong năm. Riêng trong quý 1, số lượng khách đã chiếm 51,5% tổng số khách; quý 4 chiếm 29,7%; quý 2 chiếm 10,3%; quý 4 chiếm 8,5%.
Bảng 3.4: Thống kê số lượng khách nước ngoài đến Vườn quốc gia Xuân Thủy trong giai đoạn từ năm 2003- 6 tháng đầu năm 2008 (tính theo quý)
Năm Quý | 1 | 2 | 3 | 4 | |
1 | 2003 | 78 | 0 | 4 | 52 |
2 | 2004 | 58 | 0 | 6 | 48 |
3 | 2005 | 60 | 0 | 9 | 16 |
4 | 2006 | 30 | 19 | 31 | 54 |
5 | 2007 | 114 | 28 | 16 | 61 |
6 | 2008 | 60 | 33 | 0 | 0 |
Tổng | 400 | 80 | 66 | 231 |
“Nguồn: Thống kê du lịch hàng năm Vườn quốc gia Xuân Thủy, 2011”
Có sự chênh lệch khá lớn về số lượng khách giữa các mùa như trên là do nhu cầu của khách du lịch đến đây chủ yếu là quan sát chim. Trong khi đó những loài mà khách quan tâm nhiều nhất lại là chim di trú nên du khách chỉ có thể gặp chúng vào khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau (mùa chim di trú). Do vậy, đây chính là thời điểm mà khách tập trung nhiÒu nhất trong năm ở Vườn quốc gia Xuân Thủy (thường chiếm 80 – 90% tổng số khách trong năm). Còn lại trong những thời gian khác của năm, số lượng khách đến đây rất ít (chỉ từ 10 – 20%) và thường là những đối tượng có mục đích và có mối quan tâm khác.
Đối với khách nội địa thường tập trung nhất vào mùa hè với mục đích chính là du lịch thiên nhiên (chiếm khoảng 50% tổng số khách trong năm) và thời điểm đi du lịch phụ thuộc vào thời gian rỗi nhiều hơn.
c) Cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch
* Dịch vụ lưu trú
Hiện nay Vườn quốc gia Xuân Thủy đã có cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch đến tham quan. Với 4 phòng đôi và 02 phòng ba khép kín được trang bị khá đầy đủ. Ngoài những trang thiết bị cơ bản như: giường ngủ, chăn ga, gối, đệm, tủ, bàn làm việc… còn có Tivi, Điều hoà nhiệt độ, nước nóng. Còn lại là những phòng nghỉ trung bình (dùng chung công trình phụ).
Hệ thống phòng nghỉ hiện tại ở Vườn quốc gia Xuân Thủy có thể phục vụ được khoảng 15-25 khách/ đêm. Năm tới (2011) khi xây dựng xong một phần Khu dịch vụ du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy có thể tiếp đón khách tham gia Hội thảo quy mô đoàn từ 150-200 người, khách lưu trú khoảng 50 người/ngày/đêm.
Điều thú vị nữa là: trong chuyến tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy, du khách có thể nghỉ tại nhà dân nếu muốn tận hưởng không khí trong lành, yên ả của một làng quê. Tại xã Giao Xuân có 10-15 phòng nghỉ với trang thiết bị khá đầy đủ, đảm bảo có thể phục vụ cùng một lúc tối thiểu là 20 khách và cao nhất là 40 khách. Những người dân tham gia phục vụ khách du lịch đã được tham gia những khoá tập huấn về nghiệp vụ du lịch, có khả năng đón tiếp khách chu đáo.
* Dịch vụ ăn uống
Đến tham quan Vườn quốc gia Xuân Thủy, du khách có cơ hội được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị biển. Đó là những món ăn được chế biến từ những loại thuỷ hải sản do người dân địa phương khai thác được trong khu vực Vườn quốc gia như: tôm, cua, cá, ngao, mực, nấm … Món ăn không chỉ ngon, rẻ, đảm bảo vệ sinh mà cách trang trí cũng hết sức được chú trọng.
Tại Vườn quốc gia Xuân Thủy đã có một phòng ăn rộng, có thể phục vụ được nhiều thực khách trong cùng một thời điểm.
* Dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ bổ sung
Do du lịch sinh thái là loại hình du lịch có tính chất chuyên biệt, du khách đến đây chủ yếu tập trung vào những đối tượng mà họ quan tâm chứ ít chú ý đến các hoạt động khác. Vì vậy các hoạt động vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung chưa phát triển. Trong khi đó các dịch vụ như bán đồ lưu niệm, cho thuê đồ lại rất cần thiết bởi nó góp phần vào sự thành công của Tour du lịch cũng như tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch ở đây. Mỗi khách du lịch đều muốn mang về một vật kỷ niệm nào đó để đánh dấu cho chuyến đi, đồng thời thông qua đó hình ảnh du lịch ở đây sẽ được quảng bá. Tuy nhiên, các dịch vụ này tại Vườn quốc gia Xuân Thủy chưa được phát triển. Vườn quốc gia Xuân Thủy cũng đang chuẩn bị các sản phẩm du lịch địa phương có thương hiệu để phục vụ nhu cầu đa dạng của du khách như: “Nấm Vườn quốc gia Xuân Thủy, Mật ong, Ngao Giao Thuỷ, Gạo tám thơm...”
* Hệ thống các thiết bị phụ trợ
Ngoài nhiệm vụ chính là bảo tồn các loại động thực vật hoang dã, hệ sinh thái đất ngập nước ở khu RAMSAR - Vườn quốc gia Xuân Thủy còn một số nhiệm vụ quan trọng khác trong đó có phát triển du lịch. Do đó, Ban quản lý cũng đã trang bị, cho mình những trang thiết bị, công cụ cần thiết để phục vụ các nhiệm vụ trên.
Hệ thống biển báo chỉ dẫn đã được lắp đặt trên các trục đường chính đến Vườn quốc gia, trên đê Ngự Hàn, đê Vành Lược với nội dung tuyên truyền giáo dục khá phong phú.
Ban quản lý cũng đã trang bị cho mình 03 xuồng máy phục vụ công tác tuần tra và đưa đón khách, đảm bảo phục vụ 20-30 khách cùng một thời điểm. Đội thuyền của cộng đồng cũng sẵn sàng phục vụ nhu cầu của du khách với số lượng từ 30-100 người/ngày. Ngoài ra, Đơn vị cũng đã trang bị một số phương tiện và trang thiết bị hỗ trợ như: ống nhòm, máy ảnh, máy chiếu, máy vi tính…Tất cả các thiết bị trên được sử dụng một cách hiệu quả vào công tác bảo tồn cũng như góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách.
Tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, giá cả dịch vụ trên chủ yếu tính cho đối tượng là khách quốc tế. Khách Việt Nam có thể được áp dụng linh hoạt cho phù hợp với từng đối tượng.