CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, KT-XH và thực trạng sử dụng và quản lý đất đâi của thành phố Vinh.
3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến tình hình sử dụng đất của các tổ chức
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ An, là một trong hai đô thị lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 16 phường và 9 xã. Trung tâm Thành phố cách thủ đô Hà Nội 295 km (về phía Bắc) và cách Huế 350 km; Đà Nẵng 472 km; Thành phố Hồ Chí Minh 1.447 km (về phía Nam). (hình 3.1)
Hình 3.1. Bản đồ hành chính thành phố Vinh – Nghệ An
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2019 - 2
- Các Văn Bản Của Tỉnh Nghệ An Liên Quan Đến Tình Hình Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai
- Một Số Kết Quả Nghiên Cứu Về Đánh Giá Đất Đã Giao, Cho Thuê
- Hiện Trạng Sử Dụng Đất Đai Năm 2019 Của Thành Phố Vinh
- Tổng Số Tổ Chức, Khu Đất, Diện Tích Sử Dụng Đất Của Các Tổ Chức Kinh Tế Năm 2019
- Tình Hình Sử Dụng Theo Mục Đích Được Giao, Được Thuê
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
+ Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Nghi Lộc;
+ Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên;
+ Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.
Thành phố Vinh là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An, nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, giữa hai Thành phố: Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất trong cả nước.
Từ Vinh có thể đi đến Lào (qua ba cửa khẩu: Cầu Treo, Thanh Thuỷ và Nậm Cắn) và các tỉnh vùng Đông Bắc của Thái Lan. Đến Vinh cũng xem như đã đến Thành phố Vinh (15 km); Kim Liên - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (12 km); Tiên Điền, Nghi Xuân - quê hương đại thi hào Nguyễn Du (10 km) cùng với các địa danh nổi tiếng khác ở quanh vùng.
Vị trí địa lý của Thành phố và hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại cũng như các hạng mục hạ tầng kinh tế và xã hội khác ngày càng được hoàn thiện đang và sẽ là những điều kiện thuận lợi để thành phố Vinh có thể tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để phát triển một nền sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh cao với những ngành mũi nhọn đặc thù, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nước và thế giới, đưa nền kinh tế của Thành phố nhanh chóng hòa nhập theo xu thế phát triển chung.
* Khí hậu, thời tiết
Nhiệt độ trung bình hằng năm của Thành phố 23oC – 24oC. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối là 42,1oC. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ thấp tuyệt đối 4oC . Với nền nhiệt độ cao và ổn định đã đảm bảo cho tổng tích nhiệt của Thành phố đạt tới trị số 8.600 – 9000oC; biên độ chênh lệch giữa ngày và đêm từ 5 – 8oC; số giờ nắng trung bình năm 1.500 - 1.600 giờ.
Lượng mưa trung bình hằng năm của toàn Thành phố khoảng 2.000 mm, lượng mưa năm lớn nhất (năm 1989) là 3.520 mm, lượng mưa ngày lớn nhất (năm 1931) là 484 mm và tháng mưa nhiều nhất (tháng 10 năm 1989) trên 1.500 mm. Lượng mưa chia làm hai mùa rò rệt:
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm khoảng 80% - 85% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa nhiều nhất tháng 8, 9 có lượng
mưa trung bình 200 - 500 mm. Mùa này thường trung với mùa bão, áp thấp nhiệt đới nên dễ gây ra lụt, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống.
- Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mưa ít, lượng mưa chiếm khoảng 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1,2, lượng mưa chỉ khoảng 20 - 60 mm.
Độ ẩm không khí hằng năm ở Vinh khá cao, trung bình năm dao động từ 80% - 90%, một số ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương đối thấp. Độ ẩm không khí thấp nhất là 15%, độ ẩm không khí cao nhất là 100%.
Lượng bốc hơi cả năm trung bình 928 mm. Tháng 7 là tháng có lượng bốc hơi cao nhất 183 mm, tháng 2 có lượng bốc hơi nhỏ nhất 27 mm.
Vinh là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, hằng năm có một vài cơn bão đổ bộ vào với sức gió trung bình cấp 8 - 10 và có khi đến cấp 12. Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều hậu quả đến sản xuất và đời sống nhân dân trong Thành phố.
Chế độ gió (hướng gió thịnh hành) ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rò theo mùa. Cụ thể:
+ Gió mùa Đông Bắc: Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Vinh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ đột ngột từ 5 – 10oC so với ngày thường gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống.
+ Gió Tây Nam khô nóng: là loại hình thời tiết đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ. Bình quân số ngày có gió Tây Nam ở Vinh là 30 - 40 ngày/năm, thường bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 8, cao điểm là tháng 6, 7. Gió Tây Nam có tốc độ gió lớn (20 m/s), lại khô và nóng gây ảnh xấu đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong thành phố.
* Đặc điểm địa hình
Thành phố Vinh nằm ở vùng đồng bằng ven biển nên địa hình tương đối bằng phẳng do được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển. Địa hình dốc đều về hai hướng Nam và Đông - Nam, độ cao trung bình từ 3- 5 m so với mực nước biển. Vinh còn có núi Quyết nằm ven bờ sông
Lam ở phía Đông Nam Thành phố. Núi dài trên 2 km, đỉnh cao nhất 101,5 m; đây là địa danh gắn liền với Phượng Hoàng Trung Đô, với sự nghiệp lẫy lừng của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ - Hoàng đế Quang Trung.
* Thủy văn
Trên địa bàn Thành phố có các sông chính như: sông Lam, sông Cửa Tiền, trong đó Sông Lam (sông Cả) là con sông lớn nhất tỉnh Nghệ An bắt nguồn từ thượng Lào, đoạn chảy qua Thành phố có chiều dài trên 5 km thuộc phần hạ lưu, lòng sông rộng, tốc độ dòng chảy hiền hòa hơn so với vùng thượng lưu.
Sông Cửa Tiền (sông Vinh) và sông Rào Đừng là hai sông nhỏ, lòng sông hẹp, lượng nước không lớn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của của chế độ thủy văn sông Lam.Do nằm ở vùng hạ lưu nên sông ở Vinh chịu ảnh hưởng của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều. Vào mùa mưa nước từ thượng nguồn dồn về làm mực nước sông lên cao, dòng sông chảy xiết, đôi khi gặp phải bão, áp thấp nhiệt đới gây nên tình trạng lụt lội.
Trong hơn 15 năm lại đây những cơn bão lớn ít xuất hiện ở Thành phố nên hiện tượng lũ lụt cũng không xảy ra và hiện tượng khí hậu thời tiết có những thay đổi bất thường. Mực nước các con sông trong trận lũ tháng 10 năm 1978 (ứng với tần suất 2%). Ngoài ra, Thành phố có hệ thống ao, hồ tự nhiên và nhân tạo khá phong phú, như hồ Cửa Nam, hồ Goong, Hồ Công viên trung tâm và các ao, hồ xen kẽ trong các khu dân cư.
Về nước ngầm: có hai lớp
+ Lớp trên nằm trong tầng cát ở độ sâu 0,5 - 2 m, không có áp lực;
+ Lớp dưới nằm ở tầng cát nhỏ, ngăn cách với lớp trên bởi tầng sét pha.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý và kinh tế - chính trị của Thành phố vinh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu với hà tỉnh và các địa phưòng khác.
- Nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo rất cao so với nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước.
- Thành phố có truyền thống phát triển công nghiệp từ rất sớm và là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
- Vai trò trung tâm của thành phố đối với tỉnh nghệ an và vùng trung du miền núi phía Bắc được khẳng định là cơ hội lớn để phát triển.
- Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều cơ hội mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ và hợp tác phát triển cho thành phố.
- Điều kiện đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là sản phẩm cam sã đoài
Địa bàn thành phố có nhiều di tích sử nếu được đầu tý sẽ thu hút được lượng du khách gấp nhiều lần so với hiện nay
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Dân số
Tổng dân số thành phố Vinh tính đến năm 2019 là 545.180 người. Mật độ dân số trung bình chung ở mức cao đạt 5.192 người/km2.
* Lao động, việc làm
Nghệ An là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - danh nhân văn hoá thế giới, là vùng đất nổi tiếng có truyền thống hiếu học, học giỏi, cần cù, sáng tạo; là trung tâm giáo dục - đào tạo của khu vực Bắc miền Trung với 17 trường Đại học, Cao đẳng đào tạo trên các lĩnh vực: kinh tế, kỹ thuật, đào tạo nghề, sư phạm, y tế, văn hóa nghệ thuật... Đặc biệt, là hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp và đào tạo nghề lao động kỹ thuật trên địa bàn tỉnh đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư.
Tổng số lực lượng lao động gần 1,9 triệu người. Trong đó, lực lượng lao động được đào tạo chiếm 48%.
c. Đời sống và thu nhập
* Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Trong năm 2019, giá trị sản xuất (tính theo giá cố định 2016) ước đạt 33.752 tỷ đồng, đạt 101,0% kế hoạch năm, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Giá trị gia tăng ước đạt 16.323,4 tỷ đồng, đạt 100,8% kế hoạch năm, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 11.987 tỷ đồng, đạt 100,4% kế hoạch năm, tăng 18,1% so với năm trước.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực:
+ Công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,97% năm 2016 lên 33,39%;
+ Dịch vụ, thương mại giảm từ 65,38% xuống 65,09%;
+ Nông nghiệp giảm từ 1,65% xuống 1,51%.
Giá trị thu nhập bình quân đầu người ước đạt 75,8 triệu đồng/người/năm.
* Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Nghệ An, là trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế văn hoá và xã hội. Thành phố Vinh có vai trò đặc biệt quan trọng về địa lý kinh tế và chính trị đối với tỉnh Nghệ An, do nằm tại vị trí có điều kiện giao lưu thương mại, kinh tế với các tỉnh nằm phía Đông nam Trung Quốc và 10 tỉnh ven biển của Việt Nam từ Quảng Ninh đến Quảng Trị. Đồng thời nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây ngoài việc thu hút hàng hoá từ các nước trong khu vực ASEAN như CHDCND Lào, Đông bắc Thái Lan, Myanmar... thông qua các cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (QL7), CầuTreo (QL8) xuất khẩu ra các cảng biển Cửa Lò, Vũng Áng... Thành phố Vinh còn có điều kiện thu hút khách du lịch đến thăm. Hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt chạy qua nối thành phố Vinh với các địa phương khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ và giao lưu kinh tế, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của thành phố theo tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thành phố Vinh có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển từ giao thông đến cấp điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông đến hệ thống các trường đào tạo chuyên ngành. Quỹ đất hiện nay của thành phố thuận lợi để phát triển đô thị, ngoài ra thành phố còn có khả năng mở rộng liên kết với các địa phương lân cận thành vùng đô thị Vinh. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thành phố Vinh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, gió Lào (gió Phơn Tây Nam với đặc trưng khô nóng), bão, lụt gây nhiều cản trở đến xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đô thị hoá, công nghiệp hoá và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một trung tâm vùng, chưa có những ngành mũi nhọn để tạo ra động lực cho phát triển đột phá về
kinh tế. Lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn chưa cao. Thành phố còn thiếu quy hoạch đồng bộ các ngành, lĩnh vực và quy hoạch trật tự văn minh đô thị, vệ sinh môi trường. Trước những thuận lợi và khó khăn trên năm 2019 thành phố Vinh cũng đã đạt được những thành tựu nổi bật về kinh tế, xã hội rất đáng kể:
Năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề để thành phố Vinh hoàn thành các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII đề ra. Thành phố Vinh bước vào triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh tình hình thế giới rất phức tạp. Trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Đồng thời phải đối mặt với khó khăn, thách thức rất lớn, nhất là về nguồn lực, cơ sở hạ tầng sản xuất, kinh doanh. Trước thách thức đó, Thành phố đã vạch rò quan điểm chỉ đạo chung là: chủ động nắm bắt tình hình, làm tốt công tác dự báo, chỉ đạo sâu sát, xử lý linh hoạt, phát huy nội lực, thu hút ngoại lực và tích cực xã hội hóa trên tất cả lĩnh vực. Cùng với sự quan tâm của Trung ương và Tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, UBND Thành phố đã triển khai tích cực đồng bộ, có trọng điểm các giải pháp thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo tinh thần Nghị quyết kỳ họp thứ 12 HĐND Thành phố khóa XVII. Cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của cả hệ thống chính trị, của đồng bào và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế xã hội Thành phố năm 2016 tiếp tục chuyển biến tích cực.
Trong năm 2019, kinh tế thành phố Vinh tiếp tục có bước tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất (tính theo giá cố định 2016) ước đạt 30.822 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 8,3% so với cùng kỳ. Giá trị gia tăng ước đạt 15.042,2 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 7,6% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 10.366 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm, tăng 7,0% so với năm trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: công nghiệp - xây dựng giảm từ 34,05% (năm 2013) xuống 32,77%, dịch vụ tăng từ 64,19% (năm 2013) lên 65,57%, nông nghiệp giảm từ 1,76% (năm 2013)xuống 1,66%. Thành phố đã tích cực triển khai thực hiện kế hoạch 63/KH-UBND về việc thực hiện Nghị quyết TW 8, khóa XI đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo. Chất lượng giáo dục năm học 2018 -
2019 trên địa bàn thành phố được nâng lên rò rệt, đạt được nhiều thành tích cao và dẫn đầu toàn tỉnh. Thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn như: Tổ chức tôn vinh khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên giỏi; hướng dẫn công tác tuyển sinh, tiến hành duyệt tuyển sinh các lớp đầu cấp, quy mô các bậc học đều tăng. Hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, thu chi ngoài quy định và quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên. Tích cực thực hiện xã hội hóa trường học. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm. Thành phố cũng đã chỉ đạo tuyên truyền và tổ chức tốt các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội, kỷ niệm các ngày lễ lớn. Bên cạnh đó, thành phố đã đẩy mạnh phong trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Công tác xúc tiến quảng bá du lịch được quan tâm (Tổ chức hội nghị về các giải pháp phát triển du lịch thành phố Vinh. Tham gia Hội nghị xúc tiến quảng bá du lịch Nghệ An tại Lào, Thái Lan, phát triển du lịch gắn với hàng không tại Đà Nẵng và Lâm Đồng). Phối hợp tốt với Sở Văn hóa Thể thao du lịch, huyện Nam Đàn và Thị xã Cửa Lò tổ chức các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh, thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia về y tế.
3.1.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Vinh
3.1.1.1. Tình hình quản lý đất đai
* Tình hình quản lý đất đai theo Luật Đất đai năm 2013
TP Vinh đã thực hiện việc giao đất ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 64/CP và Nghị định 60/CP (1994); thực hiện các QSDĐ theo Nghị định 17/CP (2007) của Chính Phủ và xác định địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT của Thủ tướng Chính phủ. Đã tiến hành đo đạc thành lập bản đồ địa chính, triển khai xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã tỉ lệ 1:5.000 thống kê, kiểm kê đất đai. Lập quy hoạch, kế' hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001¬2010 của TP và của 25 xã, phường; giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định pháp luật. Tiến hành cấp giấy chứng nhận (GCN) QSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp