Các Văn Bản Của Tỉnh Nghệ An Liên Quan Đến Tình Hình Quản Lý Và Sử Dụng Đất Đai


Góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật;

+ Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 109 của Luật Đất đai năm 2003.

Theo Luật Đất đai 2013 thì:

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có các quyền sau đây:

+ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;

+ Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;

+ Tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước; tặng cho quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng; tặng cho nhà tình nghĩa gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;

+ Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

+ Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả không có nguồn

Đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2019 - 3


gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; việc thực hiện các quyền phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà tiền thuê đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 173 của Luật này.

Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

+ Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở mà được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất;

+ Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp không được miễn hoặc không được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng;

+ Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai như trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm đối với loại đất có mục đích sử dụng tương ứng.

c, Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê được quy định tại Điều 111 Luật Đất đai 2003 như sau:

+ Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất có các quyền và nghĩa vụ sau đây:


+ Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 105 và Điều 107 của Luật Đất đai năm 2003;

+ Thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;

+ Bán tài sản, góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

+ Cho thuê lại đất đã được xây dựng xong kết cấu hạ tầng trong trường hợp được phép đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng tạ khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

+ Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là năm năm thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật Đất đai năm 2003 trong thời hạn đã trả tiền thuê đất; trường hợp có nhu cầu chuyển sang hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì phải nộp tiền sử dụng đất trừ đi tiền thuê đất đã trả và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 110 của Luật Đất đai năm 2003.

+ Tổ chức kinh tế thuê lại đất trong khu công nghiệp thì có các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật Đất đai năm 2003.

+ Tổ chức kinh tế sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Luật Đất đai năm 2003 thì có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về dân sự.

1.1.2.5. Các văn bản của tỉnh Nghệ An liên quan đến tình hình quản lý và sử dụng đất đai

1.2. Tổng quan quản lý đất đai trong nước và ngoài nước

1.2.1. Tình hình quản lý đất đai trên Thế giới

Theo tài liệu của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) thì diện tích của phần đất liền của các lục địa là 13.400 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng


và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó có 1.500 triệu ha (11%) là đất canh tác, 3.200 triệu ha (24%) là đồng cỏ chăn nuôi gia súc, 4.100 triệu ha (31%) là diện tích rừng và đất rừng; 4.400 triệu ha (34%) còn lại là diện tích đất dùng vào các việc khác (dân cư, đầm lầy, đất ngập mặn...). Diện tích đất có thể dùng cho canh tác được đánh giá vào khoảng 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác khoảng 1.500 triệu ha. Tại các vùng khác nhau, các nước khác nhau, tỉ lệ đất đã sử dụng canh tác so với đất có tiềm năng canh tác cũng khác nhau. Đáng chú ý là khu vực Châu Á, tỉ lệ này rất cao, đạt đến 92%; trái lại, ở Châu Mỹ Latinh con số này chỉ đạt 15%, các nước phát triển là 70%, các nước đang phát triển là 36%. Trong diện tích đất canh tác, đất cho năng suất cao chiếm 14 %, năng suất trung bình là 28% và năng suất thấp là 58%

Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe doạ 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số. Ở Việt Nam từ năm 1978 đến nay, 130.000 ha bị lấy cho thủy lợi, 63.000 ha cho phát triển giao thông, 21ha cho các khu công nghiệp (Trần Văn Lanh, 2011).

Theo số liệu của Viện Tài nguyên Thế giới, năm 1993 quỹ đất của toàn thế giới khoảng 13 tỉ ha, mật độ dân số 43 người/km2. Một số nước có quỹ đất hạn

hẹp như Hà Lan, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore (chỉ 0,3ha/người). Diện tích nước ta là trên 33 triệu ha diện tích bình quân đầu người khoảng 0,4 ha.

Quỹ đất trồng trọt tăng không đáng kể trong khi dân số tăng nhanh nên diện tích đất trên đầu người ngày càng giảm. Đất ngày bị sa mạc hóa, bạc màu… do sự khai thác của con người.

Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua do xói mòn rửa trôi, sa mạc hoá, chua hoá, mặn hoá, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Khoảng 40% đất nông nghiệp đã bị suy thoái mạnh hoặc rất mạnh, 10% bị sa mạc hoá do biến động khí hậu bất lợi và khai thác sử dụng không hợp lý. Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng lấn mất

100.000 ha đất nông nghiệp và đồng cỏ. Thoái hoá môi trường đất có nguy cơ


làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới.

Tính tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới thì đại dương chiếm 71%, còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 29%. Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000 m2. Đất trồng trọt toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai trong đó có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên, được đánh giá là:

Đất có năng suất cao:14% Đất có năng suất TB:28% Đất có năng suất thấp:28%

Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất cũng như tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết.

Hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế độ sở hữu đối với đất đai khác nhau), đều có xu hướng ngày càng tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, để phục vụ cao nhất cho quyền lợi của quốc gia, đồng thời có những quy định phù hợp với xu thế mở cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu tư giữa các quốc gia thông qua các chế định pháp luật thông thường, cởi mở nhưng vẫn giữ được ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia (Trần Văn Lanh, 2011).

1.2.2. Tình hình quản lý đất đai tại Việt Nam

Tổng diện tích đất tự nhiện của nước ta là trên 33.000.000 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200 nước trên thế giới. Đất bằng ở Việt Nam có khoảng >7 triệu ha, đất dốc >25 triệu ha, >50% diện tích đất đồng bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi


là đất xấu và có độ phì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25% gần 12,4 triệu ha (Dương Hà, 2010).

Theo Thu Phương (2009), thì mục đích sử dụng năm 2008, đất nông nghiệp 16.406,1 nghìn ha, lâm nghiệp 11.575,4 nghìn ha, đất phi nông nghiệp 1.772,3 nghìn ha, đất chưa sử dụng 14.924,9 nghìn ha.

Đất tiềm năng nông nghiệp hiện còn khoảng 4 triệu ha. Bình quân diện tích đất tự nhiên ở Việt Nam là 0,4 ha/người. Bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp và giảm rất nhanh theo thời gian, năm 1940 có 0,2 ha, năm 1995 là 0,095 ha. Đây là một hạn chế rất lớn cho phát triển. Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất ở Việt Nam chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá thấp, hiệu quả dùng đất thấp, năng suất cây trồng thấp, riêng năng suất lúa, cà phê và ngô đã đạt mức trung bình thế giới. Trong điều kiện mở mang đô thị như hiện nay, đất sản xuất nông nghiệp ở nước ta sẽ còn mất thêm. Vấn đề đặt ra là cần phải quy hoạch và bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiết kiệm đất đai, hạn chế thấp nhất việc mất đất.

Theo mục đích sử dụng đất năm 2010, Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 33.115 nghìn ha, là nước có quy mô diện tích thuộc loại trung bình nhưng vì dân số đông nên diện tích đất bình quân theo đầu người vào loại thấp: với mức 0,1 ha/người( bằng 1/6 mức bình quân của thế giới). Hiện nay, toàn quốc đã đưa vào sử dụng cho nông nghiệp 24.997,2 nghìn ha (chiếm 75,5% tổng diện tích đất tự nhiên). Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 9.420,3 nghìn ha (chiếm 28,4% tổng diện tích đất tự nhiên), đất lâm nghiệp 14.816,6 nghìn ha (chiếm 44,7% tổng diện tích đất tự nhiên), đất nuôi trồng thủy sản 728,6 nghìn ha (chiếm 2,2% tổng diện tích đất tự nhiên), đất làm muối 13,7 nghìn ha (chiếm 0,04% tổng diện tích đất tự nhiên), đất nông nghiệp khác 18,1 nghìn ha (chiếm 0,05% tổng diện tích đất tự nhiên); đất phi nông nghiệp 3.385,8 nghìn ha, mặt nước ven biển 42,5 nghìn ha còn lại là đất chưa sử dụng (Dương Hà, 2010).

1.3. Tình hình sử dụng đất đai của cả nước

1.3.1. Hiện trạng sử dụng đất của cả nước


Với tổng diện tích đất tự nhiên trên 33,11 triệu ha, nước ta có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi, được phân bố ở các tỉnh phía Bắc 15,80 triệu ha (2,30 triệu ha ở đồng bằng, tập trung tại hạ lưu các dòng sông, các dải đất ven biển). Các tỉnh phía Nam có 17,20 triệu ha diện tích đất tự nhiên với 6,70 triệu ha đất bằng chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trên địa bàn cả nước, diện tích đất đang được khai thác sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp là 28.592.216 ha, chiếm 86,34% diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng còn 4.522.836 ha, chiếm 13,66% tổng quỹ đất. Khoảng 36% diện tích đất đang sử dụng của cả nước tập trung ở 2 vùng Đông Bắc (với 5.221.914 ha, chiếm 18,26%) và Tây Nguyên (với 5.075.746 ha, chiếm 17,75%); khoảng 42% tập trung ở vùng Bắc Trung Bộ (4.331.820 ha, chiếm 15,15%), vùng Đồng bằng sông Cửu Long (4.015.123 ha, chiếm 14,04%) và vùng Duyên hải Nam Trung bộ (với 3.640.395 ha, chiếm 12,73%); còn lại 3 vùng chiếm tỷ lệ 22% (trong đó, vùng có tỷ lệ thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng chiếm 5,09%) (Phương Hiếu, 2012).

1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức trong cả nước

Tổng diện tích các tổ chức sử dụng đất trong cả nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất (Trần Văn Lanh, 2011) có 7.833.142,70 ha chiếm 23,65 tổng diện tích tự nhiên của cả nước với 144.485 tổ chức và 338.450 thửa đất, khu đất, trong đó:

Trong tổng số 7.833.142,70 ha đất do các tổ chức sử dụng đất chủ yếu là diện tích của các nông – lâm trường quốc doanh quản lý, sử dụng (chiếm 77,88% tổng diện tích đất của các tổ chức), tổ chức sự nghiệp công (chiếm 6,63%), tổ chức kinh tế (chiếm 6,47%). Trong khối tổ chức là cơ quan nhà nước (cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công) thì tổ chức sự nghiệp công sử dụng đất là chủ yếu (chiếm đến 92,16%).

Diện tích đất của các tổ chức phân bố ở các vùng, trong đó diện tích lớn nhất là tại vùng Tây Nguyên với 2.515.166,38 ha, chiếm 32,11% tổng diện tích sử dụng (trong đó tập trung chủ yếu diện tích sử dụng của các nông – lâm trường


với 2.311.993,26 ha) và thấp nhất tại vùng Tây Bắc với 176.381,38 ha, chiếm 2,25% tổng diện tích sử dụng. Vùng Đồng bằng sông Hồng nơi chiếm đến 22,69% tổng số tổ chức trong cả nước nhưng chỉ chiếm 3,07% diện tích sử dụng đất của các tổ chức và phần lớn là diện tích đất của khối tổ chức các cơ quan nhà nước.

Năm 2010 diện tích quản lý, sử dụng đất của các tổ chức là 7.833.142,70 ha được phân theo các hình thức sử dụng chủ yếu là giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tiền trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:

* Tình hình giao đất (QL, 2010):

Theo kết quả kiểm kê đối với diện tích được nhà nước giao (có giấy tờ về giao đất) thì diện tích đất giao cho các loại hình tổ chức sử dụng trên phạm vi toàn quốc 5.149.526,27 ha, chiếm 65,74% tổng diện tích của các hình thức do các loại hình tổ chức sử dụng và chiếm 15,55% so với tổng diện tích tự nhiên toàn quốc, trong đó giao đất không thu tiền 5.097.118,91 ha và giao đất có thu tiền 52.443,36 ha. Như vậy, diện tích sử dụng đất của cá tổ chức chủ yếu được nhà nước giao đất không thu tiền, trong đó tổ chức quốc phòng an, ninh và các tổ chức nông lâm trường có tỷ lệ diện tích được nhà nước giao tương đối cao.

* Tình hình thuê đất (QL, 2010):

Diện tích đất do các loại hình tổ chức thuê sử dụng trên phạm vi toàn quốc 1.307.606,14 ha, chiếm 16,96% tổng diện tích đất của các tổ chức và chiếm 3,95% tổng diện tích tự nhiên của toàn quốc, trong đó thuê đất trả tiền một lần 8.457,04 ha và thuê đất trả tiền hàng năm là 1.299.149,10 ha. Trong đó tổng diện tích sử dụng 8.457,04 ha của hình thức thuê đất trả tiền một lần thì diện tích sử dụng tập trung chủ yếu ở tổ chức kinh tế 7.804,17 ha chiếm 92,28% (trong đó, lớn nhất là Tây Nguyên 2.062,40; Đồng bằng sông Hồng 1.902,,86 ha, Đông Nam bộ 1.863,24 ha và Duyên hải Nam Trung bộ 1.020,24 ha). Trong tổng diện tích sử dụng 1.299.149,10 ha của hình thức thuê đất trả tiền hàng năm thì diện tích tập trung chủ yếu các nông – lâm trường 998.460,14 ha, chiếm 76,85%, các loại hình tổ chức khác chiếm tỷ lệ dưới 0,1%.

* Công nhận quyền sử dụng đất (QL, 2010):

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí