Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Nam Bộ Việt Nam - 20

thuộc địa hay đương đại làm tăng thêm tính hấp dẫn cho DL city tour. Ở ngoại vi thành phố có những điểm tham quan nổi bật như địa đạo Củ Chi, rừng ngập mặn Cần Giờ, vườn cò Thủ Đức, 18 thôn vườn trầu. TPHCM lại là trung tâm văn hóa, kinh tế, KHKT hàng đầu của cả nước. Có hệ thống cơ sở hiện đại và đồng bộ phục vụ cho PTDL: 2.084 cơ sở lưu trú, 15 khách sạn 5 sao.

Các vùng ở Nam Bộ đều có tiềm năng để phát triển tổng hợp các LHDL, đánh giá cho thấy 4 vùng còn lại đạt mức TĐTL cho PTDL II.1, II.2, II.5, II.6, không có vùng nào ITL cho phát triển tổng hợp DL. Trong chiến lược phát triển DL Nam Bộ, mức độ ưu tiên cho 7 vùng, tập trung khai thác các vùng ven biển, có mức độ tập trung TNDL và ĐKSKH TL để khai thác một cách hợp lý, tối ưu nhất.

b. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch theo vùng

Từ các phân tích, đánh giá TNDL và ĐKSKH của các vùng, xác định được mức độ tập trung và thế mạnh tiềm năng DL của từng vùng, từ đó định hướng phát triển các sản phẩm DL đặc trưng cho 11 vùng của Nam Bộ như sau:

b.1. Vùng đồi đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1]: khung cảnh rất đẹp thu hút được DK DLTQ tự nhiên, có thể kết hợp phát triển DLST miệt vườn, DLST VQG Nam Cát Tiên. Đặc điểm địa hình chia cắt có nhiều thác ghềnh và các núi lửa đã tắt ở Xuân Lộc – Gia Kiệm có thể phục vụ cho DLTQ leo núi, thác, ghềnh, DLST Hồ Trị An, Thác Giang Điền hoặc DLND hồ, núi, ngoài ra còn có DLVH làng nghề, các lễ hội của người dân tộc Ede, Cơ ho

b.2. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2] du lịch mạo hiểm, tham quan, leo núi. Núi Bà Đen cũng là một trong những điểm du lịch phổ biến ở ĐNB, gắn với du lịch tham quan leo núi, du lịch tâm linh.

b.3. Vùng ven biển Đông Nam Bộ [I.3] du lịch tham quan, giải trí tại TPHCM, du lịch biển với nhiều hình thức đa dạng như DLND tắm biển Vũng Tàu, DLND suối nước nóng Bình Châu, ngoài ra còn kết hợp với DLTQ leo núi ở Hồ Mây, DLTQ RNM Cần Giờ, DLVH về nguồn ở các khu di tích như di tích Minh Đạm, Long Phước, núi Dinh, chiến khu rừng Sác.

b.4. Vùng Đồng Tháp Mười [II.1] các sản phẩm DL tiêu biểu: DLTQ sân chim Gò Tháp, DLST VQG Xẻo Quýt, DLST sinh cảnh đất ngập nước nội địa Tràm Chim, DLST trải nghiệm KBT Láng Sen,v.v.

b.5. Vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu [II.2] Phát triển hình thức du lịch sông nước, khai thác các đặc sản mùa lũ như cá linh, điên điển. Sản phẩm DL bao gồm: DLTQ sông nước, DLST vườn trái cây cù lao Thới Sơn, DLTQ làng nghề ven sông, DLST nông nghiệp mùa nước nổi, DLTQ chợ nổi Cái Răng

b.6. Vùng ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3] Vùng này cần chú ý khai thác du lịch vào mùa khô, kết hợp với du lịch tâm linh, văn hóa, đặc biệt tại Sóc Trăng. Các sản phẩm DL: DLVH lễ hội Ooc Om Boc, DLTQ làng nghề truyền thống,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.

DLVH lễ hội Khmer Sóc Trăng

b.7. Vùng tứ giác Long Xuyên [II.4] Khu vực này nổi tiếng với cảnh quan đẹp và nhiều chùa chiền, lễ hội lớn của người Kmer. Các sản phẩm DL rất đa dạng bao gồm: DLTQ trải nghiệm địa hình karst, DLND biển hòn chông, mũi nai, DLVH di sản thiên nhiên hòn phụ tử, DLVH chùa hang , DLVH lễ hội bà chúa xứ, DLVH lễ hội Nguyễn Trung trực, DLVH lễ hội đua bò, DLST mùa nước nổi rừng Trà Sư,v.v

b.8. Vùng trũng Tây sông Hậu [II.5] LHDL thích hợp ở vùng này là du lịch sông nước, DLTQ bưng, điền, kết hợp với tham quan vườn cây ăn trái ở hai bên bờ sông Hậu, các sản phẩm DL tiêu biểu: DLTQ chợ nổi trên sông, DLVH đờn ca tài tử Bạc Liêu, DLVH Khmer, DLTQ chùa chiền Trà Vinh, DLST RNM Bạc Liêu

b.9. Vùng bán đảo Cà Mau [II.6]: Các sản phẩm DL tiêu biểu: DLST VQG U Minh Hạ, DLVH ẩm thực gắn sông nước Cà Mau- LHDL đồng quê, du lịch trải nghiệm, DLST dựa vào cộng đồng rất có tiềm năng phát triển ở vùng này, DLVH đờn ca tài tử, DLTQ đất mũi là hoạt động hấp dẫn, sản phẩm DLTQ miệt vườn này là sản phẩm thường gặp ở TNB

b.10. Vùng biển đảo vịnh Thái Lan [II.7] Điều kiện tự nhiên và vùng đảo với các bãi biển có các dãy núi đâm ra biển, núi thấp tạo điều kiện cho phát triển DLTQ, tắm biển, DLND, du lịch khám phá các đảo. DLND biển cao cấp, DLVH khám phá nghề nước mắm phú quôc, DLST rạn san hô, v.v

b.11. Vùng biển đảo bờ Đông TNB [II.8] TNDL nổi trội giúp phát triển mạnh ngành du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, tắm biển và kết hợp du lịch khám phá các cảnh quan rừng. các sản phẩm tiêu biểu: DLND tắm biển, DLST gắn với hệ sinh thái biển Côn Đảo, DLVH tâm linh mộ chị Võ Thị Sáu, DLTQ di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo, DLTQ khám phá cảnh quan rừng

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở định hướng phát triển DL của cả nước, các kết quả khảo sát thực tế, NCS đã lựa chọn 4 LHDL đặc trưng cho Nam Bộ đó là DLTQ, DLND, DLST và DLVH. Tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu của từng LHDL luận án đã xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu, thang điểm đánh giá và hệ số đánh giá thích hợp đối với từng LHDL.

Cụ thể, đối với DLTQ, đánh giá qua 4 tiêu chí: thắng cảnh, địa hình, sinh vật, SKH với các trọng số (chỉ tầm quan trọng của tiêu chí) khác nhau (ví dụ: thắng cảnh có trọng số cao nhất là 0,37). Kết quả ở mức RTL có 2 vùng I.3 và II.4; TL - các vùng I.1, I.2, II.7, II.8; TĐTL - các vùng II.3, II.6; ITL - II.1, II.2, II.5 (Bản đồ 11).

Tương tự đối với DLND, tiêu chí đánh giá là thắng cảnh, địa bình, bãi tắm và SKH; trong đó tiêu chí SKH có trọng số cao nhất (0,4).

Kết quả đối với LHDL nghỉ dưỡng RTL - vùng I.3; TL - Các vùng II.4, II.7 và II.8; TĐTL – 4 vùng I.1, I.2, II.2, và II.3; ITL – 3 vùng I.1, II.5 và II.6 (Bản đồ 12).

Để đánh giá cho DLST, luận án sử dụng ba tiêu chí là: HST tự nhiên, SKH, địa hình, trong đó tiêu chí có trọng số cao nhất là HST (0,5). RTL được xác định là 5 vùng I.1, I.3, II.4, II.7 và II.8; Đạt mức TL – các vùng I.2, II.1 và II.6; TĐTL – các vùng II.3 và II.5; ITL - vùng II.2 (Bản đồ 13).

Đối với DLVH luận án đề xuất 3 tiêu chí: DSVH vật thể, DSVH phi vật thể và SKH; trong đó tiêu chí DSVH vật thể có trọng số cao nhất (0,5); các vùng được đánh giá là RTL bao gồm 3 vùng I.2, II.2 và II.4; TL - Vùng I.1, II.3 và II.8; TĐTL

– 2 vùng I.3 và II.1; ITL – 2 vùng II.6 và II.7 (Bản đồ 14).

Điểm đáng chú ý trong chỉ tiêu đánh giá 4 LHDL này là chỉ tiêu tài nguyên SKH nền (thể hiện qua bản đồ phân loại SKH – một loại chỉ số SKH nền), kết hợp với chỉ số khí hậu du lịch TCI (nhằm đánh giá sâu hơn về vai trò của khí hậu nói chung – CIA; cũng như khí hậu ban ngày - CID khi diễn ra hoạt động DL) đã được vận dụng khá triệt để trong đánh giá; Trọng số của ĐKSKH được xác định tùy thuộc vào mức độ quan trọng của nó đối với từng LHDL.

Luận án đã tiến hành đánh giá tổng hợp mức độ TL cho phát triển 4 LHDL theo các vùng ĐLTN (với các mức RTL, TL, TĐTL và ITL). Kết quả đánh giá tổng hợp (bảng

3.14 và Bản đồ 15) cho thấy: các vùng I.3, II.4, II.8 đạt mức đánh giá RTL cho phát triển tổng hợp các LHDL. Ở mức TL cho phát triển tổng hợp các LHDL có 4 vùng là

I.1, I.2, II.3 và II.7; còn ở mức TĐTL là các vùng còn lại II.1, II.2, II.5 và II.6. Và không có vùng nào ở mức ITL cho phát triển tổng hợp 4 LHDL.

Để đề xuất định hướng phát triển 4 LHDL theo các vùng ở Nam Bộ được tốt hơn, sát với thực tế vùng Nam Bộ hơn, luận án đã phân tích thực trạng PTDL Nam Bộ ở một số khía cạnh (lượng DK, doanh thu từ DL, số lượng cơ sở lưu trú, khả năng chứa khách, nguồn lao động phục vụ trực tiếp/gián tiếp cho ngành DL vùng); Kết hợp với phân tích bổ sung một số yếu tố quan trọng trong cơ sở hạ tầng PTDL các địa phương (các hệ thống giao thông vận tải, cung cấp nước sạch, thoát nước thải và vệ sinh môi trường).

Cuối cùng, dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển 4 LHDL có tham khảo dự báo PTDL của Nam Bộ, luận án đã đề xuất định hướng phát triển lãnh thổ du lịch Nam Bộ theo vùng, đã xác định r các vùng ưu tiên PTDL, các sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên đặc điểm TNDL và ĐKSKH.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Thông qua việc nghiên cứu đánh giá ĐKTN TNDL TNDL tự 1


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thông qua việc nghiên cứu đánh giá ĐKTN, TNDL (TNDL tự nhiên, tài nguyên SKH, TNDL văn hóa) cho PTDL Nam Bộ, luận án đã rút ra những kết luận và kiến nghị sau:

KẾT LUẬN

1. Trên thế giới và ở Việt Nam, việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên cho mục đích PTDL đã được tiếp cận và thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau. Tổng quan về nghiên cứu đánh giá tổng hợp lãnh thổ làm cơ sở cho phát triển DL trên thế giới, ở Việt Nam nói chung cũng như ở một số vùng: Tây Nguyên, Tây Bắc hay một số địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh... là cơ sở để luận án kế thừa cũng như xác định r hơn hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu phù hợp với tổ chức lãnh thổ DL Nam Bộ. Cũng qua tổng quan luận án thấy rằng nghiên cứu TNDL và ĐKSKH phục vụ một số LHDL ở Nam Bộ Việt Nam vẫn chưa được thực hiện. Đặc biệt, chưa có đề tài nào nghiên cứu chi tiết về vai trò của ĐKSKH đến PTDL vùng. Để DL phát triển với hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, đáp ứng được cho nhu cầu thực tế phát triển KT-XH của vùng Nam Bộ, luận án tập trung nghiên cứu các dạng TNDL tự nhiên (trong đó nhấn mạnh vai trò của tài nguyên SKH), TNDL nhân văn đặc trưng cho Nam Bộ trên cơ sở phát triển tổng hợp 4 LHDL có thế mạnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao của Nam Bộ.

2. Nam Bộ có điều kiện tự nhiên, ĐKSKH, TNTN, TNNV phong phú và đa dạng, Để đánh giá các dạng tài nguyên cho phát triển các LHDL, luận án đã tiến hành phân vùng ĐLTN Nam Bộ, với các chỉ tiêu phân vùng cần có là có sự tu o ng đồng về hu ớng so n va n, tu o ng đồng về điều kiẹ n khí hạ u du ới tác đọ ng tu o ng hỗ của địa hình. Riêng đối với biển đảo, sự phân chia đu ợc bố sung thêm các tiêu chí chính là vạ t chất hình thành nên các đảo, vị trí phân bố của các đảo, và khi cần còn có thể xét thêm tiêu chí bổ trợ là cấu trúc của các quần hẹ sinh vạ t (các kiểu thảm, HST chính). Quy trình phân vùng dựa trên tổng hợp các tài liẹ u, kết quả thực địa, phân tích tổng hợp đạ c điểm tự nhiên, điều kiẹ n SKH và TNDL từng vùng, trên cơ sở tích hợp, chồng xếp các bản đồ thành phần. Kết quả phân vùng ĐLTN Nam Bộ có 2 miền ĐNB và TNB, 11 vùng ĐLTN, đây chính là các đơn vị cơ sở phục vụ cho đánh giá TNDL, đề xuất định hướng phát triển DL theo vùng của Nam Bộ.

3. Phân tích TNDL Nam Bộ, luận án cũng phát hiện được sự phân hóa có quy luật của ĐKSKH – tài nguyên SKH đối với sức khỏe con người, với du lịch. Kết quả phân loại SKH cho thấy Nam Bộ có 12 loại SKH DL, được phân bố xen kẽ với tần suất lặp lại không giống nhau trên vùng ĐLTN. Trên nền chung, phổ biến của khí hậu rất nóng

(các loại SKH đai I và II), sự xuất hiện khí hậu hơi nóng (IIIAa) phân bố ở khu vực đồi núi phía bắc Nam Bộ là cơ sở để hình thành những khu nghỉ dưỡng tránh nóng cho vùng nhiệt đới Nam Bộ. Đánh giá tài nguyên SKH qua chỉ số TCI cho thấy: CTI trung bình năm ở Nam Bộ chủ yếu nằm trong khoảng 40- 55 (ngưỡng chấp nhận được đến tương đối tốt). Tuy nhiên thời kỳ khí hậu DL tốt đến rất tốt (CTI ≈ 60-80) lại là các tháng XII – III là mùa khô ở Nam Bộ.

4. Để đánh giá TNDL, ĐKSKH cho 4 LHDL tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái và văn hóa theo các vùng ĐLTN, luận án đã xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá, thang đánh giá (có trọng số khác nhau) cho từng LHDL. Mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí đối với LHDL là RTL, TL, TĐTL và ITL. Để kết quả đánh giá được khách quan trọng số đánh giá được xác định bằng phương pháp ma trận tam giác. Nhiều LHDL có chung một số tiêu chí nhưng trọng số các tiêu chí đó trong các LHDL khác nhau. Ví dụ như chỉ tiêu SKH, đối với DLTQ thì số ngày mưa chiếm trọng số cao nhất 0.42, trong khi đối với DLND, nhiệt độ chiếm trọng số cao nhất

0.5. Kết quả đánh giá riêng cho 4 LHDL được thể hiện trên các bản đồ 11, 12, 13 và 14.

5. Kết quả đánh giá tổng hợp cho 4 LHDL (bảng 3.14 và Bản đồ 15) cho thấy: Nam Bộ có rất nhiều tiềm năng để phát triển tổng hợp các LHDL. Ở mức RTL cho phát triển tổng hợp các LHDL là ba vùng ven biển ĐNB: TPHCM - Vũng Tàu [I.3], Biển đảo phía Đông TNB [II.8], và Tứ giác Long Xuyên [II.4]; Ở mức TL là 4 vùng: Đồi đất cao Bình Dương - Bình Phước - Đồng Nai [I.1], Thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2], Ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3], Biển đảo ven vịnh Thái Lan [II.7]. Còn ở mức TĐTL là 4 vùng còn lại: Đồng Tháp Mười [II.1], Đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu [II.2], Trũng Tây Sông Hậu [II.5], Bán đảo Cà Mau [II.6].

6. Dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển 4 LHDL, kết hợp với phân tích thực trạng PTDL Nam Bộ có tham khảo quy hoạch, dự báo PTDL (của Tổng cục DL) Nam Bộ, luận án đã đề xuất định hướng phát triển lãnh thổ du lịch Nam Bộ theo vùng, đã xác định r các vùng ưu tiên PTDL, các sản phẩm du lịch đặc trưng dựa trên đặc điểm TNDL và ĐKSKH.

KIẾN NGHỊ

1. Do vùng nghiên cứu rộng lớn và hạn chế về thời gian, NCS chỉ giới hạn phạm vi đánh giá TNTN, Điều kiện SKH và TNNV cho 4 LHDL tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái và văn hóa, đây là 4 LHDL có thế mạnh, có khả năng phát triển lâu dài, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng. Tuy nhiên, Nam Bộ vẫn là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển các LHDL khác như DL miệt vườn, du lịch thể thao, du lịch nghiên cứu, du lịch MICE, du lịch Homestay, v.v. Đây sẽ là hướng mở cho phát triển thêm cho đề tài luận án.

2. Mã số của luận án là 9.44.02.17 - ĐLTN, do đó khi đánh giá cho cả 4 LHDL luận án chú trọng nhiều hơn đến ĐKTN, TNTN, tài nguyên SKH. Vì thế một số kết quả đánh giá chưa hoàn toàn trùng khớp với Quy hoạch DL (được Tổng cục DL đề xuất). Trong đó ngoài ĐKTN, TNDL (TNTN, TNVH), các định hướng còn được đề xuất trên cơ sở một số yếu tố quan trọng khác như định hướng PT KT-XH của vùng, vị thế địa chính trị của vùng (ví dụ: Phú Quốc là 1/3 đặc khu kinh tế của cả nước nên đề xuất sẽ là nơi DL nói chung và DLND nói riêng sẽ phát triển. Trong khi đó, kết quả đánh giá của luận án mức độ TL của Phú Quốc thấp hơn Côn Đảo một chút). Tuy nhiên, cũng từ đây có thể rút ra khuyến nghị rằng để đưa Phú Quốc thành một trung tâm DL nghỉ dưỡng hàng đầu VN, ngành DL cần khắc phục tốt những hạn chế về SKH (lượng mưa lớn nhất Nam Bộ, khí hậu rất nóng...) bằng cách tổ chức CS lưu trú, phương tiện di chuyển, dịch vụ DL... nhằm khắc phục những hạn chế về thời tiết khí hậu ở đây.

3. Không riêng gì đối với kinh tế DL, hướng nghiên cứu về SKH phục vụ phát triển kinh tế hiện nay đang rất được quan tâm và ngày càng trở phổ biến. Trên thế giới, ngoài chỉ số TCI (được sử dụng trong luận án), còn một số các chỉ số khí hậu khác như CIT (một chỉ số khí hậu du lịch khác), TCCI (chỉ số thích nghi khí hậu du lịch), PET (chỉ số nhiệt hiệu dụng tiêu chuẩn), HTM (Chỉ số du lịch Hamburg); còn có một số nghiên cứu khí hậu ứng dụng khác như GCM –RCM (mô hình khí hậu toàn cầu và mô hình khí hậu khu vực) có xem xét đến vai trò của BĐKH. Do đó, trong xu thế BĐKH trong khu vực nói chung, ở ĐBSCL nói riêng việc áp dụng các mô hình khí hậu, các chỉ số khí hậu khác nhau cho dự báo ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết tương lai đối với các ngành kinh tế vừa là miền đất hứa vừa là thách thức của nghiên cứu địa lý, khí hậu ứng dụng trong phát triển KT-XH của Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung.

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí