Kết Quả Đánh Giá Tổng Hợp Cho Phát Triển Du Lịch Tham Quan

103

trong phạm vi 4 loại SKH IAa, IAb, IBa, IBb. Trong đó IBb, IDb chiếm diện tích 44,64% diện tích toàn vùng, được đánh giá TL cho phát triển DLTQ. Kết quả đánh giá tiêu chí sinh vật RTL, ĐKSKH TL nhưng thắng cảnh và địa hình ITL.

i. Vùng bán đảo Cà Mau [II.6] Kiểu địa hình trũng thấp, ít chịu tác động của sông với cảnh quan là các bãi bùn triều và các đồng lầy nước mặn ven biển, đồng trũng và đồng bằng nội địa với đất phèn nhẹ, ngập nước lợ vào mùa mưa. DK có thể chèo xuồng vào trong các khu rừng qua hệ thống kênh rạch chằng chịt, đánh giá địa hình ở mức TĐTL. Cũng tương tự như vùng II.5, thắng cảnh khá đơn điệu, biển ở vùng này không thuận lợi để thiết kế bãi tắm do đặc điểm vật liệu cấu tạo nhiều bùn, biển không trong sạch (Khai Long) so với biển ĐNB, tuy nhiên lại có các đảo nhỏ có các bãi tắm ở đảo ven bờ như Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc. Về mùa đông, các đầm nước trong rừng có những đàn vịt trời, ngỗng trời, giang, sếu, đỗ lại trên các gò đất và bãi lầy tạo thành quang cảnh rất náo nhiệt. Chúng đẻ trứng trong các bụi cỏ và nhiều đến mức người ta có thể đi thuyển một buổi sáng nhặt đẩy một khoang. Hình thức này có thể kết hợp để PTDL homestay, với loại hình mới giúp DK vừa tham quan, vừa tự tay thu nhặt trứng chim, vịt, nên thắng cảnh TĐTL. Tương tự như vùng II.5, vùng này có tiêu chí sinh vật RTL cho phát triển DLTQ, có HST đất ngập nước ven biển TNB có giá trị thu hút DK, đó là VQG – KDTSQ Đất Mũi và U Minh Hạ (Cà Mau). Trong đó, KDTSQ Đất Mũi là vùng sinh thái bãi bồi, RNM ven biển, vùng sinh sản và trú ngụ của các loài thủy sinh vịnh Thái Lan, điểm dừng chân và trú ngụ của nhiều loài chim di trú quí hiếm trên thế giới. Vào năm 2009 được công nhận là KDTSQTG. VQG U Minh Hạ là VQG thứ hai ở Cà Mau, ngoài đặc điểm ĐDHST rừng tràm trên đất than bùn như U Minh Thượng, “Ở đâu bằng xứ lung tràm/ Chim kêu như hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm”, VQG U Minh Hạ vốn ly kỳ qua những thước phim Ðất Phương Nam, hay những câu chuyện hài hước của bác Ba Phi, ông vua nói dóc Nam Bộ, được UNESCO công nhận là 1 trong 3 vùng l i của KDTSQTG Mũi Cà Mau. Vùng nằm trong phạm vi 1 loại SKH: IAa,

nền nhiệt rất nóng >260C có mưa rất nhiều dao động từ 2.200mm – 3.000 mm/năm.

Mùa khô ngắn chỉ khoảng 2 -3 tháng, số ngày nắng thấp nhất chỉ 1892 giờ nên ITL cho phát triển DLTQ. Nhìn chung, kết quả đánh giá tiêu chí sinh vật RTL, ĐKSKH ITL, tiêu chí thắng cảnh và địa hình TĐTL

104

j. Vùng biển đảo Vịnh Thái Lan [II.7] Các hệ thống đảo bờ Tây (Vịnh Thái Lan) này rất gần với đất liền, dễ dàng giao thông di chuyển, địa hình biển đảo rất thuận lợi di chuyển trong đảo. Phú Quốc rất độc đáo chạy dài từ Nam đến Bắc Đảo là hệ thống 99 ngọn núi đồi lớn nhỏ. Ở đây ngoài đồi núi, còn có đồng bằng, rừng tự nhiên rộng 37.000ha với nhiều gỗ quí và chim muông. Hệ thực vật ở VQG Phú Quốc khá phong phú. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài, bao gồm: các loài cây đại mộc (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa), các loài phong lan quý (Lan vân hài, Âm lan núi, v.v), các loài thảo dược quý (hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo, v.v). Hệ động vật cũng rất đa dạng với 30 loài thú, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: sói rừng, khỉ bạch, vượn pillê; 200 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước. Phần biển Phú Quốc rất phong phú và đa dạng, các rặng san hô ở quanh các đảo nằm ở phía nam. Các rặng san hô này chiếm đến 41% diện tích. Khu hệ cá trong các rặng san hô rất phong phú. Nơi đây và Côn Đảo là 2 vùng biển duy nhất có bò biển dugong, mức nguy cấp trong sách Đỏ Việt Nam. Viền quanh đảo có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Trường, bãi Kem, ghềnh Dầu, rạch Tràm, rạch Vẹm. DK có thể tắm biển, tắm suối, tắm sông, leo núi, vào hang, lên rừng nơi có thể quan sát cuộc sống của các loài động vật hoang dã. Suối Tranh là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại Phú Quốc với phong cảnh đẹp cùng với bầu không khí mát mẻ quanh năm của khu rừng nhiệt đới. Vùng nằm trong 1 loại SKH IAc. Toàn vùng nằm trong khu vực mưa nhiều nhất của miền Nam Việt Nam. Với đặc điểm lượng mưa lớn như trên và số ngày mưa nhiều gây hạn chế cho phát triển DLTQ, mức đánh giá ITL. Tuy nhiên, nếu muốn tránh mưa bão thì mùa vụ DL thích hợp ở Phú Quốc vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Nhưng khoảng thời gian đẹp nhất để đến Phú Quốc là tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, đây là lúc biển lặng, thời tiết đẹp. Kết quả đánh giá ở vùng tiêu chí sinh vật, địa hình RTL, thắng cảnh mức thuận lợi, ĐKSKH ở ITL.

k. Vùng biển đảo bờ Đông TNB [II.8] Điều kiện khí hậu á xích đạo hải dương, vùng này nằm trong 1 loại SKH IAa. Thời gian từ tháng 3 đến hết tháng 9 là thời gian tốt nhất để đi du lịch Côn Đảo. Tuy nhiên, từ tháng 10 đến tháng 2, dù vùng

biển Côn Đảo thường có sóng lớn nhưng là mùa khô nên luôn có nắng tốt và cũng là thời gian thích hợp để đến Côn Đảo. Đánh giá ĐKSKH thuận lợi cho DLTQ. Vùng có nhiều thắng cảnh đẹp như các bãi biển Đầm Trâu, Lò Vôi, An Hải, Đất Dốc, cát trắng mịn và nước biển trong xanh. Vịnh Đầm Tre với cảnh quan tự nhiên, kín gió, có rừng ngập mặn bao bọc xung quanh. Tại đây, có thể phát triển DLTQ RNM, bơi lặn ngắm san hô, xem chim yến làm tổ trong mùa sinh sản và nhiều loài sinh vật biển khá. Hai bên là cảnh đẹp của vịnh Côn Sơn, mũi Lò Vôi, bãi biển Đất Dốc, mũi Chim Chim, vịnh Đông Bắc. VQG Côn Đảo có tính đa dạng sinh thái cao. Tổng diện tích là 15.043 ha, trong đó: Phần trên đảo là 6.043 ha và phần biển là

9.000 ha, VQG có hệ động vật có xương sống trên cạn mang tính độc đáo với nhiều loài đặc hữu, 37 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam. Trên đảo có nhiều rừng nguyên sinh như rừng nguyên sinh Ông Đụng, Hòn Tre, Bảy Cạnh. Hệ động thực vật đặc trưng là hệ san hô và đặc biệt là loài rùa biển. Kết quả đánh giá tiêu chí sinh vật RTL, các tiêu chí thắng cảnh, ĐKSKH, địa hình TL.

3.2.1.3. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch tham quan

Trên cơ sở điểm trung bình cộng của từng vùng, NCS phân chia mức độ thuận lợi của từng vùng cho DLTQ ở 4 mức đánh giá. Trong các tiêu chí đã lựa chọn, mức độ ảnh hưởng của chúng đối với DLTQ khác nhau. Dựa vào đặc điểm, yêu cầu của DLTQ (1.2.1.5) và theo ý kiến chuyên gia, yếu tố có mức độ ảnh hưởng và vai trò quan trọng nhất là thắng cảnh, thứ hai là địa hình, thứ ba là yếu tố sinh vật và ĐKSKH. Đây là cơ sở để xác định trọng số của các tiêu chí (bảng 3.1) (phụ lục 5.1). Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của DLTQ, ta thấy hai vùng I.3, II.4 rất thuận lợi. 4 vùng I.1, I.2, II.7, II.8 có mức đánh giá TL cho phát triển DLTQ. Các vùng II.3, II.6 TĐTL cho DLTQ. Các vùng II.1, II.2, II.5 đánh giá ITL cho DLTQ.

Bảng 3.5. Kết quả đánh giá tổng hợp cho DLTQ của các vùng Nam Bộ


Tiêu chí

Vùng

Thắng cảnh

Địa h nh

Sinh vật

SKH


Điểm TB


Mức đánh giá

0.37

0.27

0.18

0.18

I.1

4

3

4

2

3.37

TL

I.2

3

3

3

3

3.00

TL

I.3

4

4

4

4

4.00

RTL

II.1

1

1

4

3

1.90

ITL

II.2

2

1

1

3

1.73

ITL

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.


II.3

2

3

1

3

2.27

TĐTL

II.4

4

4

3

3

3.64

RTL

II.5

1

1

4

1

1.54

ITL

II.6

2

2

4

1

2.18

TĐTL

II.7

3

4

4

1

3.09

TL

II.8

3

3

4

3

3.18

TL


3 2 2 Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng 3 2 2 1 Xây 1

3.2.2. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng

3.2.2.1. Xây dựng thang đánh giá cho du lịch nghỉ dưỡng

Những khu vực có ĐKSKH thuận lợi đối với sức khỏe con người, cảnh quan thiên nhiên đẹp là điều kiện phát triển LHDL nghỉ dưỡng. Nam Bộ có 7/11 vùng giáp biển, những bãi biển đẹp đã từ lâu trở thành những khu nghỉ dưỡng lý tưởng cho DK trong nước và quốc tế thư giãn, tái tạo sức khỏe sau những ngày lao động mệt nhọc. NCS lựa chọn 4 tiêu chí: Sinh khí hậu, bãi biển, địa hình và thắng cảnh.

a. Tiêu chí sinh khí hậu

Tương tự như đánh giá cho DLTQ, cần xác định mức độ thuận lợi của 12 loại SKH phục vụ DLND. Đối với LHDL nghỉ dưỡng, trong 3 yếu tố SKH, yếu tố nhiệt độ đóng vai trò quan trọng nhất – trọng số 0.5, lượng mưa xếp thứ hai với trọng số 0.33, thứ đến là yếu tố số ngày mưa chiếm trọng số 0.17 (phụ lục 5.6)

Bảng 3.6. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH cho DLND


Các chỉ tiêu sinh khí hậu


Mức ĐG


Điểm

Số ngày

mưa

Nhiệt độ trung b nh

năm

Lượng mưa trung b nh

năm

Trọng số

0.17

Trọng số 0.5

Trọng số 0.33

c,d

III

C,D

RTL

3

b

II

B

TL

2

a

I

A

ITL

1

Dựa vào kết quả tính toán mức độ (phụ lục 6.5) và thang điểm trung bình cộng đánh giá (phụ lục 6.6) của tiêu chí SKH cho triển khai DLND. Diện tích các loại SKH ở các vùng được xác định dựa trên kết quả chồng xếp giữa bản đồ SKH và bản đồ phân vùng ĐLTN (phụ lục 4). Kết quả tính toán (phụ lục 6.7 và 6.8) Vùng I.3 có các loại SKH IDd, ICc, ICb chiếm 82,92% diện tích nên rất thuận lợi cho phát triển DLTQ. Các vùng I.2, II.1, II.2, II.3, II.4, II.8 thuận lợi cho phát triển DLTQ do có có các loại SKH IDb, ICb, IBb, IAc chiếm trên 50% diện tích. Vùng I.1 có điều kiện SKH tương đối thuận lợi cho DLTQ. Vùng II.5, II.6 và II.7 được đánh giá ít thuận lợi cho phát triển DLTQ do có các loại SKH IIIAa, IIAa, IAa, IBa chiếm trên 50% diện tích.

NCS lựa chọn bổ sung chỉ số khí hậu TCI để đánh giá cho PTDL nghỉ dưỡng các vùng Nam Bộ vì chỉ số TCI là chỉ số khí hậu tổng hợp, dựa trên kết quả phân tích TCI có thể lựa chọn thời gian thích nghi của DK với ĐKSKH.

b. Tiêu chí bãi biển

Mức độ hấp dẫn của các bãi tắm phụ thuộc vào diện tích và thành phần vật chất cấu tạo nên bãi biển. Các bãi biển có thể tổ chức DLND cần phải đạt được những yêu cầu về kỹ thuật của bãi tắm như dài, rộng, nền chắc và được cấu tạo bằng cát mịn, độ dốc thoải, sức chứa của bãi tắm. Hiện nay, sức chứa bãi tắm có nhiều cách xác định khác nhau. Theo QĐ 02/2003/NQ - BTNMT, tiêu chuẩn sức chứa bãi tắm biển nghỉ dưỡng được xác định: Diện tích mặt nước dành cho du khách: 15 - 20m²/người; Diện tích bãi cát cho một du khách: 10 - 15m²/người; Mật độ trung bình người tắm biển trong thời gian cao điểm là 4 người/m dài bờ biển. Theo JICA, tiêu chuẩn sức chứa bãi tắm cho LHDL tắm biển được xác định: Sức chứa tối thiểu là 1 người/10m chiều dài bờ biển, tối đa là 2 người/10m chiều dài bờ biển.

Như vậy, để đánh giá loại hình du lịch tắm biển ở khu vực Nam Bộ, tiêu chí về bãi tắm được xác định theo các chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá như sau:

Bảng 3.7. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí bãi biển cho DLND


Chỉ tiêu đánh giá

(Cấu tạo và tổng sức chứa trung bình các bãi tắm theo vùng )

Mức đánh giá

Điểm đánh

giá

Thành phần cát mịn, sức chứa tối thiểu 2000 người/ngày

RTL

4

Thành phần cát, pha bùn, sức chứa tối thiểu 1000 người/ngày

TL

3

Thành phần bùn, cát lẫn sạn, sức chứa tối thiểu 500 người/ngày

TĐTL

2

Thành phần bùn, sức chứa tối thiểu 500 người/ngày

ITL

1

Xác định thành phần vật chất cấu tạo nên các bãi biển dựa vào sơ đồ địa mạo khu vực Nam Bộ và vùng phụ cận và kiểm chứng trên thực địa. Xác định sức chứa dựa trên độ dài bãi tắm theo số liệu thống kê, đo trên hệ thống GIS và cũng thực hiện kiểm chứng trên thực địa. (phụ lục 7)

c. Tiêu chí địa hình

Địa hình cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và triển khai DLND. Ngoài là nhân tố tạo nền cho phong cảnh và khả năng tiếp cận thì địa hình là một trong ba nhân tố tạo nên đặc điểm của khí hậu khu vực. Chính vì vậy, các khu vực địa hình ven biển, các đảo và khu vực núi có điều kiện thuận lợi do khí hậu mát mẻ, cảnh quan tự nhiên đa dạng. Đối với khu vực Nam Bộ, những nơi địa hình TL thuộc các kiểu địa hình ven biển, các đảo. Các khu vực I.1 địa hình núi cao và đồi, mặc dù có ĐKSKH mát mẻ nhưng khả năng tiếp cận còn hạn chế nên ITL.

d. Tiêu chí thắng cảnh

DLND gắn kết chặt chẽ với điều kiện khí hậu, cảnh quan môi trường. Một số địa điểm có phong cảnh đẹp, nhất là những vùng hồ lớn nơi địa hình thấp thoải thích hợp cho xây dựng các công trình nghỉ dưỡng, ngắm cảnh, có mặt nước rộng, thoáng cho những hoạt động nghỉ dưỡng tích cực như bơi thuyền, tắm, câu cá…Vùng TNB có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thực vật tràm, đước, bần đa dạng, tỏa bóng râm rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng chèo thuyền trên sông, vùng ĐNB có các vùng núi có hồ nước trên đỉnh như Núi Chân Mây (Vũng Tàu), khu du lịch Bửu Long (Đồng Nai) rất phù hợp cho phát triển nghỉ dưỡng. Những khu vực đó được đánh giá rất thuận lợi cho phát triển DLND. Sự xuất hiện của điểm lộ nước khoáng, nước nóng có ý nghĩa rất lớn đối với DLND. Lượng khoáng chất trong nguồn nước, nhiệt độ nước cũng như các loại bùn khoáng tích tụ ở những nơi xuất lộ nước khoáng cũng có giá trị chữa bệnh rất tốt như suối nước nóng Bình Châu.

Mức độ TL của cảnh quan cho DLND được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của thắng cảnh tự nhiên cho DLND.

3.2.2.2. Tiến hành đánh giá cho du lịch nghỉ dưỡng

Đánh giá tiêu chí địa hình và thắng cảnh theo các vùng đã được đánh giá đối với DLTQ. Dưới đây, tác giả chỉ đánh giá tiêu chí SKH, bãi tắm cho từng vùng dựa trên các chỉ tiêu đã xác lập. Bên cạnh đó, bổ sung các yếu tố khác như điểm nước khoáng, nguồn dược liệu trong đánh giá DLND.

a. Vùng đồi đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1] Đây là vùng không có bãi tắm nên kết quả đánh giá tiêu chí này là 0 điểm. Khí hậu vùng này không khác biệt mấy so với khí hậu của TPHCM, tuy nhiệt độ có thấp hơn chút ít do ảnh hưởng của độ cao và biểu hiện của mùa khô r nét hơn, độ dài mùa khô trung bình – dài khoảng 4-5 tháng. ĐKSKH vùng I.1 ở mức TĐTL cho phát triển DLND. Các tháng có chỉ số TCI thuận lợi cho du lịch là 5 tháng từ XI đến III, trong đó TCI hơn >60 tháng XII, I và II, III, TCI đạt mức tốt đến rất tốt. Trong quy hoạch thời vụ du lịch, cần chú ý các tháng còn lại IV, VII, VIII, Ĩ, V chỉ số TCI được đánh giá ở mức chấp nhận được cho hoạt động du lịch. Hai tháng mùa mưa là V, VI ở ngưỡng cực tiểu trong năm, TCI không thích hợp <40 vì mưa nhiều và có gió lớn. Đặc biệt tháng VI, CID rất thấp 0,6 độ ẩm lớn và nhiệt độ cao gây cảm giác khó

Xem tất cả 227 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí