3.2.1. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch tham quan
Du lịch tham quan chủ yếu được diễn ra ở những khu vực có phong cảnh đẹp, địa hình đa dạng và độc đáo, sinh vật đa dạng, ĐKSKH thuận lợi. NCS xác định đánh giá trên 4 tiêu chí: thắng cảnh, địa hình, sinh vật, ĐKSKH
3.2.1.1. Xây dựng thang đánh giá cho du lịch tham quan
a. Tiêu chí thắng cảnh
Một khu vực được coi là thắng cảnh phải hội tụ bởi nhiều yếu tố của địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật trong một phạm vi không gian hẹp tạo nên độ hấp dẫn lớn đối với DK. Cơ sở quan trọng và tiêu chí đánh giá cho phát triển DLTQ là độ hấp dẫn của thắng cảnh đó. Độ hấp dẫn của thắng cảnh được thể hiện qua các yếu tố như: mức độ tập trung, tính đa dạng, tính độc đáo, giá trị du lịch và sức chứa của thắng cảnh. Như vậy, tiêu chí thắng cảnh cho phát triển DLTQ, các chỉ tiêu, mức đánh giá và thang điểm như sau
Bảng 3.1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí thắng cảnh cho DLTQ
Chỉ tiêu
(Đặc điểm thắng cảnh theo từng vùng)
Mức đánh giá | Điểm đánh giá | |
Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, mật độ tập trung cao, có giá trị cấp quốc tế. Đặc biệt có chứa các DTLS - VH có ý nghĩa quốc gia đặc biệt. | RTL | 4 |
Thắng cảnh đa dạng, độc đáo, có giá trị cấp quốc gia. Có chứa các DTLS - VH cấp quốc gia. | TL | 3 |
Thắng cảnh đẹp, tương đối phong phú, mức độ tập trung ít, có giá trị cấp tỉnh. | TĐTL | 2 |
Dưới 2 thắng cảnh và chỉ mang ý nghĩa địa phương | ITL | 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Chỉ Tiêu Phân Loại Skh Cho Du Lịch Nam Bộ Việt Nam
- Chỉ Số Khí Hậu Du Lịch Tci Tại Các Trạm Nam Bộ
- Vùng Đồng Bằng Châu Thổ Sông Tiền Sông Hậu [Ii.2]
- Kết Quả Đánh Giá Tổng Hợp Cho Phát Triển Du Lịch Tham Quan
- Kết Quả Đánh Giá Tổng Hợp Cho Phát Triển Du Lịch Nghỉ Dưỡng
- Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
b. Tiêu chí địa hình
Địa hình tác động rất lớn đến tất cả các LHDL. Trong DLTQ, các kiểu, dạng địa hình với những hình thái khác nhau sẽ mang lại những giá trị khác nhau. Một số kiểu dạng địa hình đặc biệt (địa hình bờ biển, địa hình Karst, các khu vực đồi) thường có giá trị lớn đối với DLTQ. Mặt khác, địa hình không chỉ là yếu tố tạo nên cảnh quan thông qua hình thái địa hình mà còn tác động đến quá trình di chuyển của
DK đến điểm tham quan và việc xây dựng các công trình DL. Theo các nghiên cứu, khu vực sườn dốc trên 350 xảy ra các hiện tượng trượt lở, 120 là độ dốc giới hạn, độ dốc khủng hoảng [86]. Việc đi lại tham quan của DK có thể bằng nhiều hình thức như di chuyển bằng đường bộ, đường thủy với các phương tiện khác nhau như: đi bộ, ôtô, xe máy, xe đạp, tàu thuyền…thậm chí bằng cáp treo. Trên thực tế, những
khu vực có địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp RTL cho quá trình triển khai các hoạt
động di chuyển và ngược lại. Như vậy, những vùng có nhiều kiểu dạng địa hình đặc biệt, độ dốc địa hình thấp là điều kiện thuận lợi cho khai thác và triển khai DLTQ. Trong tiêu chí địa hình phục vụ phát triển DLTQ, các chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá được lựa chọn như sau (bảng 3.2)
Bảng 3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí địa hình cho DLTQ
Chỉ tiêu
(Đặc điểm địa hình theo vùng)
Mức đánh giá | Điểm đánh giá | |
Kiểu địa hình đặc biệt (bờ biển, địa hình karst, địa hình đảo, với những dạng địa hình có giá trị cho PTDL), độ dốc dưới 40 (trừ địa hình karst) | RTL | 4 |
Kiểu địa hình đồng bằng, đồi có trên 3 dạng địa hình* có giá trị cho PTDL | TL | 3 |
Kiểu địa hình đồng bằng, đồi có độ dốc từ 8 -150, có dưới 3 dạng địa hình* có giá trị cho PTDL | TĐTL | 2 |
Kiểu địa hình núi thấp có độ dốc trên 150 hoặc đồng bằng, chỉ có 1 dạng địa hình* có giá trị cho PTDL | ITL | 1 |
Dạng địa hình*: núi, hồ chứa, thác, ghềnh, suối, cù lao, bãi biển,
c. Tiêu chí sinh vật
Trong các thành phần tự nhiên, sinh vật là yếu tố đóng vai trò quan trọng cấu thành nên sức hấp dẫn của điểm DL. Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình; có các loài đặc hữu, đặc trưng quý hiếm; có những loài là đặc sản phục vụ nhu cầu của DK là những tiêu chí quan trọng để đánh giá tài nguyên sinh vật cho phát triển một số LHDL nói chung và DLTQ nói riêng. Như vậy, trong tiêu chí sinh vật đánh giá cho DLTQ, chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá được xác định như sau (bảng 3.3)
Bảng 3.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của tiêu chí sinh vật cho DLTQ
Chỉ tiêu
(Các kiểu thảm, hệ sinh thái theo từng vùng)
Mức đánh giá | Điểm đánh giá | |
Vùng có thảm rừng nhiệt đới thường xanh, nơi chứa VQG hoặc trên 2 khu bảo tồn*, có trên 5 hiện diện của sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm | RTL | 4 |
Vùng có thảm rừng nhiệt đới thường xanh, có chứa 1-2 khu bảo tồn*, có từ 3 -5 hiện diện của sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm | TL | 3 |
Vùng có các cây bụi, trảng cỏ, có 1-3 hiện diện của sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm | TĐTL | 2 |
Vùng có các kiểu thảm thực vật nông nghiệp, không có sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm | ITL | 1 |
*Bao gồm: Các KBT, KDTSQ, Ramsa, KBT (Thiên nhiên, loài, sinh cảnh)
Các chỉ tiêu, mức độ đánh giá và điểm đánh giá được xác định dựa trên cơ sở hiện trạng tài nguyên rừng, các ý kiến chuyên gia, DK và trên cơ sở khảo sát thực tế tại các điểm DL đang khai thác.
d. Tiêu chí SKH
Hoạt động tham quan thường diễn ra chủ yếu ở ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. ĐKSKH thuận lợi nhất cho tham quan là trời quang mây và không mưa. Như vậy, trong 3 tiêu chí phân loại SKH, tiêu chí số ngày mưa đóng vai trò quan trọng, thứ đến là yếu tố lượng mưa và nhiệt độ. Để xác định mức độ thuận lợi của 12 loại SKH cho phát triển DLTQ, NCS đánh giá cho từng yếu tố SKH dựa trên các chỉ tiêu đã xác định bằng phương pháp thang điểm có trọng số (điểm từ 1 đến 3 ứng với các mức từ ITL đến RTL). Dựa trên ý kiến chuyên gia, khảo sát thực địa và đặc điểm các loại SKH, điểm đánh giá theo các chỉ tiêu của từng yếu tố SKH được xác định. Trọng số của từng yếu tố SKH được xác định theo phương pháp ma trận tam giác (phụ lục 5.5)
Bảng 3.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại SKH cho DLTQ
Các chỉ tiêu sinh khí hậu
Mức đánh giá | Điểm | |||
Số ngày mưa | Nhiệt độ trung b nh năm | Lượng mưa trung b nh năm | ||
Trọng số 0.42 | Trọng số 0.29 | Trọng số 0.29 | ||
c,d | III | C,D | RTL | 3 |
b | II | B | TL | 2 |
a | I | A | ITL | 1 |
Trên cơ sở điểm trung bình cộng của từng loại SKH (phụ lục 6.2), NCS phân chia mức độ TL của các loại SKH cho DLTQ ở 4 mức đánh giá. Bên cạnh đó, đánh giá ĐKSKH cho DLTQ cần xác định thời gian TL (số ngày) triển khai hoạt động DL. Số ngày thuận lợi được xác định bằng tổng quỹ thời gian trong một năm trừ đi những ngày có điều kiện SKH không thuận lợi (số ngày mưa, ngày dông, bão, ngày sương mù). Dựa vào kết quả tính toán mức độ và thang điểm đánh giá của tiêu chí SKH cho triển khai DLTQ (phụ lục 6.1): Diện tích các loại SKH ở các vùng được xác định dựa trên kết quả chồng xếp giữa bản đồ SKH và bản đồ phân vùng ĐLTN (phụ lục 4). Kết quả tính toán (phụ lục 6.3 và 6.4). Vùng I.3 có các loại SKH IDd, ICc, ICb chiếm 82,92% diện tích nên RTL cho phát triển DLTQ. Các vùng I.2, II.1, II.2, II.3, II.4, II.8 TL cho DLTQ do có có các loại SKH IDb, ICb, IBb, IAc chiếm trên 50% diện tích. Vùng I.1 có điều kiện SKH tương đối thuận lợi cho DLTQ. Vùng II.5, II.6 và II.7 được đánh giá ITL cho phát triển DLTQ do có các loại SKH IIIAa, IIAa, IAa, IBa chiếm trên 50% diện tích.
3.2.1.2. Tiến hành đánh giá cho du lịch tham quan
a. Vùng đồi đất cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1]: Về tiêu chí sinh vật, vùng có nhiều rừng tự nhiên tiêu biểu như VQG Bù Gia Mập, KDTSQ TG
– VQG Nam Cát Tiên, hệ Ramsa ngập nước Bàu Sấu, v.v. có ý nghĩa tầm cỡ thế giới, có nhiều thảm thực vật xanh quý hiếm. Bàu Sấu nằm ở phía Nam của VQG Cát Tiên (Tân Phú, Đồng Nai) - diện tích hơn 2.500 ha vào mùa mưa. Đây là quê nhà của cá sấu nước ngọt (xiêm) một loài cá sấu của Việt Nam gần như đã tuyệt chủng trước đây. Ở đây có nhiều ghềnh thác, tiêu biểu có thác Mỏ Vẹt, thác Trời, thác Dựng, thác Bến Cự, thác Giang Điền, v.v. Vùng có kiểu địa hình đồi cao lượn sóng độ cao trung bình 100 đến 250m, xen kẽ những chóp lửa và những đỉnh núi granit ít bị phong hóa, do đó có nhiều dạng địa hình độc đáo với các núi Bà Rá (Bình Phước) cao 720m, núi Chứa Chan, hồ Trị An, hồ Thác Mơ, v.v. TL cho phát triển DLTQ tự nhiên gắn liền với cảnh quan thiên nhiên núi. Trong phạm vi vùng có 4 loại SKH: IAa, IBc, IIAa, IIIAa, với đặc điểm mưa nhiều, độ dài mùa khô trung bình nên đối với DLTQ chỉ đánh giá ở mức TĐTL. Kết quả đánh giá các tiêu chí thắng cảnh, sinh vật ở mức rất thuận lợi, địa hình ở mức thuận lợi, ĐKSKH ở mức tương đối thuận lợi.
b. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2] Vùng này có nhiều rừng tự nhiên được bảo tồn như VQG Lò Gò Xa Mát (Tây Ninh) - diện tích khá lớn 187,65 km2, có địa hình bằng phẳng và độ cao tuyệt đối chỉ 5-10m so với mực nước biển. Thảm thực vật là rừng bán rụng lá, rừng tràm, ven biên giới Campuchia là các dải đồng cỏ lác. Rừng tại VQG này có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là vùng chim quan trọng của Việt Nam - sếu đầu đỏ di cư từ TNB về sinh sản tại Campuchia. Bên cạnh đó, VQG này vừa có ý nghĩa
lịch sử là căn cứ cách mạng, vừa là rừng phòng hộ đầu sông Vàm Cỏ. Vùng còn có nhiều thắng cảnh tự nhiên gắn với cảnh quan và HST hồ như núi Bà Đen (Tây Ninh) là danh thắng núi trải rộng 24km2 –nhiều hang động đầy huyền bí như hang Hàm Rồng, hang Gió, động Ba Cô, động Thanh Long. Khu vực có nhiều tảng đá cao, gồ ghề và bí hiểm tạo động lực cho các đoàn du lịch tham quan khám phá. Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh, Bình Dương) là hồ nhân tạo lớn nhất khu vực Đông Nam Á với 27.000 ha mặt nước, trong lòng hồ có các đảo nổi có thể xây dựng khu nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí cho du khách. Bên cạnh đó, rừng lịch sử cạnh hồ là không
gian hùng vĩ thích hợp cho DL dã ngoại tham quan. Phía nam của vùng có các thắng cảnh như cù lao Rùa (Bình Dương), cù lao Tân Triều, cù lao Phố (Đồng Nai), cù lao Phước Thiện (TPHCM), v.v. với điều kiện khí hậu luôn mát mẻ hơn khu vực xung quanh từ 1 đến 2°C, nhiều cây trái xanh tốt. Vùng thuộc 5 khoanh vi SKH : IAa, IBb, IBc, ICb, ICc, trong đó các loại SKH IBb, IBc, ICb, ICc chiếm diện tích lớn nhất 66,35% nên ĐKSKH vùng TL. Kết quả đánh giá 4 tiêu chí thắng cảnh, địa hình, sinh vật, khí hậu đều ở mức thuận lợi cho phát triển DLTQ.
c. Vùng ven biển Đông Nam Bộ [I.3] Vùng có HST rừng đa dạng như RNM Cần Giờ, với diện tích 37.000 ha - là KDTSQ của thế giới đầu tiên ở Việt Nam. Nơi đây còn trở thành Khu DL trọng điểm quốc gia với nhiều LHDL khám phá hấp dẫn, tham quan đảo khỉ, rừng đước, đi xuồng cano dọc bờ sông ra cửa biển Cần Giờ. HST rừng thứ hai là HST núi giáp biển tại Bà Rịa Vũng Tàu - Xuyên Mộc, Đồng Nai - rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu. Bờ biển dài gần 180km, nhiều bãi biển đẹp, nước trong thuận lợi cho phát triển DL. Núi Dinh có độ cao khoảng 500m là ngọn núi cao và độc đáo nhất của tỉnh Vũng Tàu. Ngoài ra còn có suối nước khoáng Bình Châu với khu sinh thái Bình Châu - với hơn 70 điểm phun lộ thiên, hình thành hệ thống suối, các hồ lớn nhỏ luôn tỏa nhiệt và bốc hơi, nhiệt độ từ 37ºC đến 82ºC. Mạch nước dưới rừng tràm thơm đặc hữu này có chứa silic, hàm lượng nitơ cao, thêm lưu huỳnh, natri, clo, có tác dụng chữa trị nhiều loại bệnh. Tháng 8/2003 suối nước nóng Bình Châu đã được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) công nhận là 1/65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn thế giới. Vùng nằm trong 3 loại SKH IBc, ICb, ICc, có diện tích 82,92% diện tích vùng RTL cho DLTQ. Như vậy, có thể thấy trong các vùng, vùng này là sự hội tụ nhiều yếu tố có giá trị độc đáo và đặc sắc về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học cũng như những giá trị LSVH. Kết quả đánh giá tất cả các tiêu chí thắng cảnh, địa hình, sinh vật, khí hậu ở mức rất thuận lợi cho DLTQ.
d. Vùng Đồng Tháp Mười [II.1] Địa hình trũng thấp khá đơn điệu về mặt sinh cảnh, chủ yếu là rừng ngập nước nội địa, là một vùng đầm lầy ngập nước chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Cửu Long, và chịu ngập lũ hàng năm. Trên bề mặt địa hình không có khu vực thắng cảnh nào đặc sắc nên tiêu chí thắng cảnh và địa hình kém hấp dẫn. Vùng có nhiều HST đa dạng như KBT đất ngập nước Láng Sen, Tân Lập (Long An) với cảnh quan tiêu biểu là các vùng đất ngập
100
nước theo mùa, nhiều lung, trấp, KBT RAMSA – VQG Tràm Chim (Tam Nông) có 13 loài chim quý hiếm của thế giới. Đặc biệt là một loài chim hạc cao nhất thế giới sếu đầu đỏ. Rừng Tràm Gáo Giồng (Cao Lãnh). Rừng Tràm Gáo Giồng được ví như Đồng Tháp Mười thu nhỏ của miền TNB. Ở đây là sân chim rộng khoảng 35ha với hơn 15 loài cư trú như cò mỏ vàng, cò ngà, cồng cộc, diệc, vạc, điên điển, trích mồng đỏ,v.v. Đặc biệt có Nhan Điển (loài chim đã được vào sách đỏ sắp tuyệt chủng). Vùng có 5 loại SKH: IBb, ICb, ICc, IDb, IDd. Với đặc điểm lượng mưa thấp hơn so với các vùng khác chỉ 1500mm/năm, nhiệt độ trung bình năm rất nóng 26ºC nên TL cho DL. Kết quả đánh giá các tiêu chí sinh vật, ĐKSKH ở mức thuận lợi, nhưng các tiêu chí thắng cảnh, địa hình ở mức ít thuận lợi.
e. Vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu [II.2] Là khu vực đồng bằng ven sông, địa hình bằng phẳng và độ dốc thấp, nhưng vùng là phần bãi bồi hai bên bờ sông Tiền và sông Hậu, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, kênh rạch cũng là đường phố, ghe xuồng trước kia là phương tiện vận tải chính. Là khu vực có cảnh quan đảo giữa sông, cảnh quan bãi bồi và gờ sông, cảnh quan đồng bằng sau gờ sông và cảnh quan đồng trũng ở xa sông. Trên bề mặt địa hình không có các khu vực thắng cảnh độc đáo, độ hấp dẫn tương đối nên nên đánh giá với DLTQ chỉ ở mức TĐTL. Thảm thực vật khá đơn điệu chủ yếu chỉ là các đồng lúa và các khu dân cư. Trong vùng chỉ có rừng tràm Xẻo Quýt (Cao Lãnh – Đồng Tháp). Diện tích khá nhỏ khoảng 50 ha, trong đó có 20 ha rừng tràm nguyên sinh, còn lại là hệ thống rừng ngập mặn, dây leo. Nơi đây bảo tồn nhiều loài có giá trị và có 13 loài trong sách đỏ Việt Nam như trăn mốc, rùa hộp, rắn hổ trâu, chim sả mỏ rộng. Xẻo Quýt còn có giá trị lịch sử quốc gia, là căn cứ cách mạng của cơ quan Tỉnh uỷ Đồng Tháp. Vùng có nhiều cồn, cù lao sông như cù lao An Bình (vườn trái cây 6 tấn) (Vĩnh Long), cù lao Phong Điền (Cần Thơ), cồn Lân, cồn Long (Tiền Giang),v.v. có
nhiều vườn cây ăn trái trĩu quả, thu hút khách du lịch hàng năm đặc biệt vào mùa hè, khi các loại trái cây chín mọng. Vùng có 8 loại SKH: IAb, IBa, IBb(2),ICb, ICc, IDb, IDd, có đặc điểm mùa khô dài 4-5 tháng, vùng có 60,13% diện tích SKH thuận lợi cho DLTQ. Như vậy, kết quả đánh giá tiêu chí SKH ở mức thuận lợi, tiêu chí thắng cảnh ở mức tương đối thuận lợi, hai tiêu chí sinh vật và địa hình ít thuận lợi.
f. Vùng ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3] Trong đánh giá cho DLTQ, thắng cảnh của vùng có nhiều bãi biển như Tân Thành (Gò Công – Tiền Giang), Thạnh
101
Phú (Bến Tre), Ba Động (Trà Vinh). Địa hình đi lại dễ dàng cho dân phượt có thể đi bằng xe máy hoặc xe buýt đến nơi, nơi đây còn có nhiều hoạt động du lịch đặc sắc như cào nghêu, ngắm và thưởng thức hải sản biển Tân Thành, do đó đánh giá tiêu chí địa hình có ý nghĩa TL. Vùng nằm trong phạm vi 4 loại SKH IBa, IBb (2), ICb, ICc. Toàn vùng có lượng mưa vừa, mưa ít, từ 1.300 đến 1.750 mm, riêng khu vực Sóc Trăng từ 1750 đến 2000mm. Khu vực Gò Công, Mỹ Tho vẫn còn nằm trong dải ít mưa, số ngày mưa ít <140 ngày. Phân bố vùng nằm sát biển, khí hậu mát mẻ nên tiêu chí ĐKSKH có ý nghĩa RTL. Về mặt sinh vật, cảnh quan ở vùng này đơn điệu, giống như vùng II.2, chủ yếu là các HST nông nghiệp, tính đa dạng sinh học thấp, ven biển có rừng ngập mặn, tuy nhiên tình trạng phá rừng làm ao, đầm nuôi tôm, trồng lúa đã gây sạt lở và suy giảm đa dạng sinh học vùng. Đánh giá chung cho vùng, tiêu chí SKH, tiêu chí địa hình ở mức thuận lợi, tiêu chí thắng cảnh ở mức tương đối thuận lợi và tiêu chí sinh vật ít thuận lợi.
g. Vùng tứ giác Long Xuyên [II.4] Về mặt địa hình, vùng có địa hình vừa là độc đáo của vùng vừa là của cả TNB – kiểu cảnh quan núi đồi - khu vực Bảy Núi, được cấu tạo bởi đá granit và đá cát, các núi ở đây có thể có những đỉnh cao 500 - 700m, nhưng gồm các đồi cao và núi sót là chủ yếu như núi Ba Thê, núi Sam (200m), v.v. RTL cho DLTQ. Vùng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, tạo thành từ đá vôi tuổi Devon và Pecmi, bị biến chất thành đá hoa hoặc đolomit hóa. Quá trình Karst đã phát triển đến giai đoạn già, nhiều hang động đều nằm cao hơn mực cơ sở hiện đại đến vài m, trần hang không còn những thạch nhũ mới sinh, sàn hang lổn nhổn những khối đá đổ như Thạch Động. Các khối núi đá vôi còn thấy ở ngoài bờ biển Hà tiên, như hòn Phụ Tử, tạo ra quang cảnh Hạ Long thu nhỏ. Tạo nên ”Thập cảnh vịnh Hà Tiên” gồm có: Bình San điệp thúy (núi dựng một màu xanh) –núi Lăng nơi có di tích lăng Mạc Cửu; Thạch Động thôn vân (động đá nuốt mây) - tảng
đá xanh khổng lồ cao 80m nằm trơ trọi; Đông Hồ ấn nguyệt (hồ phía đông in hình trăng) - khu đầm tự nhiên rộng 14 km2 thuộc phường Đông Hồ (Hà Tiên); Châu Nham lạc lộ (cò về núi ngọc)- núi Đá Dựng cao gần 100m; Lộc Trĩ thôn cư (xóm quê Mũi Nai) - cạnh bãi tắm Mũi Nai có xóm ngư dân đẹp và thơ mộng. Dọc bờ biển ven vịnh Thái Lan có các bãi tắm đẹp như Bà Lụa, Hải Tặc, Mũi Nai. Vùng nằm trong phạm vi 5 loại SKH: IAa, IAb, IBb, ICc, IDb, mưa xảy ra chủ yếu dưới dạng mưa rào, cường độ lớn. Mùa khô kéo dài cũng là lợi thế để phát triển cho
102
DLTQ, tiêu chí SKH xếp loại TL. Tóm lại, vùng này có nhiều thắng cảnh đẹp độc đáo RTL cho DLTQ. Về sinh vật, HST rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng tràm (tiêu biểu có rừng tràm Trà Sư đại diện cho rừng ngập nước Tây Sông Hậu với ít nhất 3 loài trong sách đỏ Việt Nam là giang sen, điêng điểng và dơi chó tai ngắn). Là nơi sinh sống của loài sếu cổ trụi phương Đông, 1 trong 4 vùng đặc biệt quan trọng cho công tác bảo tồn tại miền TNB. Ở đây có những trảng cỏ rộng lớn với những thực vật đặc biệt còn lại ở vùng TNB. Nơi đây có sự chuyển tiếp từ các quần xã nước lợ đến đất phù sa bồi tụ. Kết quả đánh giá 2 tiêu chí thắng cảnh, địa hình rất thuận lợi, tiêu chí khí hậu, sinh vật ở mức thuận lợi cho DLTQ.
h. Vùng trũng Tây sông Hậu [II.5] Vùng này là một bồn trũng làm cho nước không tiêu thoát được nên gần như ngập quanh năm. Ở đây có các dạng địa hình tương đối khác nhau: dải đất phù sa ngọt được bồi đắp phía tây nam sông Hậu tạo các dạng gờ sông, bãi bồi, cồn sông. Khó khăn cho phương tiện di chuyển, nên mức đánh giá về tiêu chí địa hình là ITL. Về tiêu chí sinh vật, tính đa dạng sinh học trong vùng là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn với DK. Mật độ các HST dày đặc và nhiều HST được đánh giá cao. HST điển hình của vùng là VQG U Minh Thượng (Kiên Giang)
– đây là vườn di sản trên đất than bùn đầu tiên của khu vực, là HST rừng nhiệt đới ngập nước thuộc loại rất hiếm trên thế giới: rái cá long mũi, mèo cá, bồ nông chân xám, già đãy Java,.... được ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế giới. Đặc biệt, vùng lõi của VQG U Minh Thượng là rừng cực đỉnh nguyên sinh là hỗn giao giữa rừng tràm (loài bản địa) và nhiều loài thân gỗ cao: Bùi, Mốp, Dấu, TRâm, Gáo,v..Bên cạnh đó, vùng còn có rừng tràm, đầm lầy và trảng cỏ trên đất than bùn với diện tích 3.700ha. Ngoài ra, ở đây còn có các KBT thiên nhiên như: KBTTN Vồ Dơi, KBTTN Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang) diện tích 2.800ha là nơi bảo tồn ĐDSH thuộc loại độc đáo nhất cả nước hiện nay. Với HST RNM tự nhiên trên diện tích khoảng 385 ha, trong đó có 19 ha rừng nguyên sinh, vườn chim Bạc Liêu là nơi cư trú của khoảng 46 loài chim, trong đó có một loài chim được ghi vào sách Đỏ như Giang Sen, Cốc Đế nhỏ, v.v. Vùng ngoài cảnh quan là các RNM, rừng ngập nước thì không có thắng cảnh nào tiêu biểu, độc đáo, dọc bờ biển do nước sông mang vật liệu phù sa và xác hữu cơ nên bãi biển không sạch, vùng có hai bãi biển là Hiệp Thành và Canh Điền. Vì vậy, thắng cảnh xếp loại đánh giá ở mức ITL. Vùng nằm