b. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai [I.2] Về tiêu chí DSVH vật thể, vùng được đánh giá ở mức rất thuận lợi cho DLVH. Vùng có mức độ tập trung các di tích lịch sử văn hoá cao nhất so với Nam Bộ, mật độ DTLS - VH dày đặc, có 116 di tích xếp hạng quốc gia (riêng TPHCM đã có 53 DSVH vật thể được xếp hạng quốc gia), và 3 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt trong đó có
TPHCM có mức độ tập trung rất dày như Quận 5 có 400 di tích được xếp hạng/100 km2, quận 1 có 237 di tích xếp hạng/ 100km2. Mật độ DSVH vật thể tập trung rất cao tại khu vực xung quanh TPHCM, Thủ Dầu Một, Dĩ An (Bình Dương), Biên Hoà (Đồng Nai). TPHCM là một trung tâm du lịch lớn, với các DTLS và bảo tàng ghi lại dấu ấn thời chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Tiêu biểu là hệ thống 11 bảo tàng. Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc thời thuộc địa cũng làm mãn nhãn du khách, như Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng, Chợ Bến Thành và
Dinh Độc Lập,v.v. Các DSVH vật thể rất đa dạng, gồm có các di tích lịch sử, công trình kiến trúc, nghệ thuật, các di tích tôn giáo, tín ngưỡng và các làng nghề truyền thống, di tích khảo cổ học. Các di tích gắn với lịch sử đã được TPHCM đưa vào tuyến điểm du lịch nội thành rất thu hút du khách nước ngoài. Các di tích lịch sử trải dài thành nhiều tuyến điểm ở các tỉnh trong vùng như di tích cách mạng Trung ương Cục Miền Nam, chiến khu Dương Minh Châu, di tích lịch sử Bời Lời (Tây Ninh), Chiến khu D địa điểm Chiến thắng La Ngà, Nhà Xanh, Căn cứ khu uỷ Miền Đông Nam Bộ, Địa đạo Suối Linh, Nhơn Trạch (Đồng Nai), Địa đạo Củ Chi, nhà tù Phú Lợi, địa đạo Tây Nam Bến Cát (Bình Dương),v.v. Các di tích kiến trúc, nghệ thuật còn giữ lại từ xưa như nhà cổ Trần Công Vàng, Trần Văn Hổ, khảo cổ cù lao Rùa (Bình Dương), nhà đốc Phủ Sứ, nhà cổ 123 năm (Tây Ninh), nhà cổ Trần Ngọc Du, đình An Hoà (Đồng Nai), khu di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ đô thị (TPHCM),.... riêng TPHCM đã có 30 kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng quốc gia, 65 kiến trúc nghệ thuật xếp hạng cấp thành phố. Các di tích gắn liền với tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống có rất nhiều, từ các đền chùa, đình miếu đến toà thánh như toà thánh Cao Đài (Tây Ninh), là một hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo đạo Cao Đài độc đáo mang hình tượng Long Mã bái sư, chùa Đại Giác, đình An Hoà (Đồng Nai), đình Phú Long, chùa Hội Khánh (Bình Dương), Tổ đình Giác Lâm, chùa Huê Nghiêm, chùa Phụng Sơn là những ngôi chùa trên 200 tuổi gắn liền với vùng đất Sài Gòn Gia Định, v.v. Về tiêu chí DSVH phi vật thể, vùng cũng đạt mức
128
đánh giá RTL. DSVH phi vật thể của vùng đặc sắc, độc đáo, có giá trị cấp quốc gia, nhiều lễ hội văn hoá được tổ chức hàng năm tại đây. Riêng TPHCM, người Hoa đã xây dựng tới 63 khu làng nghề được xếp hạng, ngoài ra còn có các làng nghề thủ công như làng mành trúc Tân Thông Hội, 18 thôn vườn trầu, làng dệt thổ cẩm, làng mộc mỹ nghệ (Bình Dương), bánh tráng, muối tôm (Tây Ninh). Các lễ hội Kỳ Yên, lễ hội chùa Ông, lễ hội chay miếu Tổ Sư (Đồng Nai), v.v. Kết quả đánh giá 2 tiêu chí DSVH vật thể và DSVH phi vật thể RTL, tiêu chí ĐKSKH TL
c. Vùng ven biển Đông Nam Bộ [I.3] Về tiêu chí DSVH vật thể, mật độ DTLS - VH thưa từ 2-5 di tích/km2, ngoài căn cứ rừng Sác (TPHCM) là di tích lịch sử được ví như địa đạo chìm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và xếp hạng cấp quốc gia, còn có chiến khu Minh Đạm, di tích trận địa pháo cổ và hầm thuỷ lôi lớn, vùng còn có các di tích kiến trúc văn hoá, tôn giáo được xếp hạng như Lăng ông
Thuỷ tướng, Đình Cần Thạnh (Cần Giờ), các di tích này tập trung không đều chủ yếu ở Thành phố Bà Rịa Vũng Tàu và Cần Giờ (TPHCM). DSVH phi vật thể ở đây đa dạng về loại hình và còn mang ý nghĩa vùng, một số lễ hội chính ở vùng là lễ hội Nghinh Ông, lễ hội đình thần Thắng Tam, lễ hội Nghinh cô tại Dinh Cô, lễ giỗ Đức Thánh Trần, v.v. Các làng nghề truyền thống bình yên nằm trong các ngõ nhỏ của vùng như làng đúc đồng Long Điền, làng bún Long Kiên, làng cá Phước Hải,....Kết quả đánh giá 2 tiêu chí VH vật thể và VH phi vật thể tương đối thuận lợi, tuy nhiên tiêu chí SKH được đánh giá rất thuận lợi.
d. Vùng Đồng Tháp Mười [II.1] Đánh giá cho tiêu chí DSVH vật thể và DSVH phi vật thể của vùng ở mức TĐTL. Tiêu chí ĐKSKH ở mức TL. Các DSVH vật thể ở đây có mức độ tập trung DTLS - VH thưa, có dưới 20 di tích được xếp hạng quốc gia. Long An có 186 di tích nhưng chỉ có 16 di tích được xếp hạng quốc gia, còn lại là cấp tỉnh. Các DSVH được xếp hạng quốc gia như Căn cứ Xứ uỷ và uỷ ban hành chính kháng chiến Nam Bộ; cụm di tích kiến trúc nhà cổ Thạnh Phú Long (Long An), khu di tích khảo cổ lịch sử Khu di tích Gò Tháp là một di tích quốc gia đặc biệt, có diện tích 320ha thuộc Khu di tích này gồm 5 cụm di tích: Gò Tháp Mười; Miếu Hoàng Cô; Chùa Tháp Mười Cổ Tự; Đền thờ và mộ Đốc Binh Nguyễn Tấn Kiều, Thiên Hộ V Duy Dương; Gò Minh Sứ; Miếu Bà Chúa Xứ. Ngoài ra còn 3 nền gạch theo đánh giá của các nhà chuyện môn thì đây là dấu tích của nên văn hoá của Vương Quốc Phù Nam,v.v. DSVH phi vật thể thì có các làng nghề, lễ hội
129
nhưng còn mang tính địa phương, tiêu biểu có lễ hội Làm Chay, lễ hội Vía Bà Ngũ Hành ở Long Thượng, Cần Giuộc, lễ cầu mưa, lễ hội trái cây (Long An), lễ hội Định Yên, hội Tân Phú Trung, lễ hội Gò Tháp (Đồng Tháp), ....
e. Vùng đồng bằng châu thổ sông Tiền sông Hậu [II.2] Vùng có mức độ tập trung cao các DSVH vật thể từ rất dày đến dày trung bình trên 30 di tích/100 km2. Các DSVH vật thể đa dạng với các di tích văn hoá, lịch sử, cách mạng, di tích tín ngưỡng, tôn giáo với nhiều di tích được xếp hạng quốc gia, ví dụ như An Giang có 74 di tích thì đã có 28 di tích cấp quốc gia, Cần Thơ có 22 di tích thì đã có 10 di tích cấp quốc gia, .... Một số DSVH được công nhận là các di tích quốc gia đặc biệt như Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên),
khu di tích văn hóa Óc Eo (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn) và khu di tích Nhà mồ Ba Chúc (thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn), các khu di tích khảo cổ học như Óc Eo
– Ba Thê – đây là vùng di chỉ văn hoá khảo cổ đặc trưng cho TNB của nền văn hoá Phù Nam xưa, các khu di tích gắn với lịch sử như khu di tích chiến thắng Rạch Gầm Xoài Mút nằm trên một đoạn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang. Các DSVH kiến trúc - nghệ thuật: Đình Bình Thủy, chùa Long Quang, chùa Ông, Nhà thờ họ Dương (Cần Thơ), .... Nhà cổ Bình Thuỷ, các vật dụng trong ngôi nhà được làm từ nhiều loại gỗ quý hiếm và được chạm khắc tinh xảo, gắn liền với các sinh hoạt nơi miệt vườn sông nước Tây Nam Bộ. Đồng thời, nơi đây còn luu giữ rất nhiều đồ cổ quý giá suốt hơn 140 năm qua. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền. Đây là một thiền viện thuộc hàng lớn nhất
ở miền Tây Nam Bộ. Mật độ di tích tại Ninh Kiều dày đặc hơn so với các khu vực lân cận. Vĩnh Long có mật độ di tích rất cao 29,1/100km2. Bên cạnh các DSVH vật thể là hệ thống lễ hội truyền thống tại các đình, chùa hàng năm như: lễ hội Kỳ yên, lễ Thượng điền, lễ Hạ điền, lễ Xuân tế cầu an, lễ Vu Lan, Lễ Phật Đản, v.v. Lễ hội truyền thống đồng bào Khmer hàng năm như tết Chol Chnam Thmay, lễ Sen dolta,
Ok- om- bok,v.v. Các DSVH phi vật thể thì độc đáo, đặc sắc, đa dạng về loại hình gắn với nhiều di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt. Các lễ hội văn hoá gắn với các di tích như lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, lễ sen Dolta (lễ Ông Bà) gắn với lễ hội đua bò Bảy Núi, mùa nước nổi có đua thuyền ngoài Búng Bình Thiên, lễ đua ghe ngo, lễ Chol Chnam Thmay, lễ hội trái cây, dọc hai bờ sông Tiền sông Hậu là những cù lao và cồn sông, nơi có các chợ nổi ven sông như Cái Răng (Cần Thơ),
130
Cái Bè (Tiền Giang), Long Xuyên (An Giang), làng nổi Châu Đốc, tạo nên các điểm du lịch độc đáo nhất chính là làng bè nổi, nét văn hóa đặc sắc mang đậm phong cách của vùng sông nước. Xuồng, ghe là phương tiện chủ yếu của mỗi gia đình ở những làng nổi này. Gắn với đó còn có những làn điệu dân ca: đờn ca tài tử, hát sắc bùa, v.v. là nét văn hoá riêng rất độc đáo của miền TNB. Ngoài ra, vùng còn có nhiều làng nghề, sản phẩm đặc trưng gắn với văn hoá sông nước miền Tây như làng hoa kiểng Tân Quy Đông (Đồng Tháp), làng hoa Thới Nhựt (Cần Thơ), các sản phẩm đặc trưng như mắm Prohoc (An Giang), bánh tráng Thuận Hưng (Cần Thơ), nem lai vung (Đồng Tháp),v.v. Với những DSVH kể trên, đánh giá tiêu chí DSVH vật thể và DSVH phi vật thể cho vùng RTL cho phát triển DLVH. Tiêu chí SKH đánh giá TL.
f. Vùng ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3] Đánh giá cho 3 tiêu chí của vùng là SKH, DSVH vật thể và DSVH phi vật thể đạt mức TL. Vùng có mức độ tập trung các di tích lịch sử, cách mạng dày như Tiền Giang có 104 di tích thì có 20 cấp quốc gia, Trà Vinh có 7 di tích cấp quốc gia, Bến Tre có 16 di tích quốc gia, v.v. các di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng như chiến thắng Ấp Bắc, chiến thắng Giồng Dứa (Tiền Giang), các công trình kiến trúc như Đình Đồng Thạnh, Đình Điều Hoà (Tiền Giang), các công trình di tích tôn giáo, văn hoá như chùa Âng, chùa Hang, chùa Cò, ở đây còn có nhiều khu lăng mộ, đền thờ, di tích của các nhà cách mạng, các nhà văn nghệ sĩ như khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu, khu tưởng niệm và đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định, khu lăng mộ nhà nho, nhà giáo lớn Nguyễn Trường Toản, di tích và nhà lưu niệm Trương Vĩnh Ký – nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Việt Nam, di tích và các kiến trúc của ông Đạo Dừa (cồn Phụng, Bến Tre),v.v.Trà Vinh
nổi tiếng với di tích Ao Bà Om với diện tích hơn 100km2 được bao bọc bởi 465 cây
cổ thụ. Vùng còn có nhiều làng nghề gắn với các đặc sản vùng như làng bánh tét Trà Cuôn, làng muối Cồn Cù (Trà Vinh), Tiền Giang có các làng nghề truyền thống như: hủ tiếu Mỹ Tho, bánh phồng Cái Bè, bánh tráng Hậu Thành, tủ thờ Gò Công, vườn trái cây Cái Mơn (Chợ Lách), các món đặc sản miền quê Bến Tre như bánh xèo ốc gạo cồn Phú Đa (Chợ Lách), cháo hến, văn hoá miệt vườn gắn liền với đờn ca tài tử, v.v.
g. Vùng tứ giác Long Xuyên [II.4] Vùng có mức đánh giá cho DSVH vật thể và SKH ở mức thuận lợi, đánh giá cho DSVH phi vật thể ở mức RTL. DSVH vật thể
131
ở đây có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo, các kiến trúc cũng có nhiều công trình còn được lưu giữ. Mật độ DTLS - VH trung bình, có ít nhất 20 di tích xếp hạng quốc gia và phân bố tập trung. Vùng có văn hoá khảo cổ hấp dẫn - nền văn hoá Óc Eo – gò đất trên núi Ba Thê, Kiên Giang từng là hải cảng sầm uất của vương quốc Phù Nam thế kỉ I – VII, các di tích lịch sử văn hoá như chùa lớn, chùa Phù Dung, Tam Bảo, đình thần Thành Hoàng, di tích văn hoá núi Bình San. Các đình, lăng thờ các vị anh hùng, những người có công khai phá vùng đất mới như Lăng Mạc Cửu, đình thần Nguyễn Trung Trực, v.v. DSVH phi vạ t thể đạ c sắc, đọ c đáo và đa dạng về loại hình, trong đó có loại hình đu ợc xếp hạng quốc gia hoạ c gắn với di tích xếp hạng quốc gia đạ c biẹ t. Vùng có nhiều lễ hội đặc sắc như lễ hội Nguyễn Trung Trực tổ chức vào tháng 8 âm lịch hàng năm, đây là lễ hội lớn nhất ở Kiên Giang, lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu, lễ hội Nghinh Ông, lễ Chôl Chnăm Thmây, lễ Dotla (người Khmer), v.v. Vùng còn có nhiều làng nghề truyền thống như làng đan lục bình, đệm cỏ bàng, làm tôm khô, nắn nồi đất, làm bánh phồng ở Gò Quao, trang sức đồi mồi ở Hà Tiên, v.v.
h. Vùng trũng Tây sông Hậu [II.5] DSVH phi vạ t thể đạ c sắc, đọ c đáo, đa dạng về loại hình và mang ý nghĩa liên vùng. Những hoạt động, sinh hoạt văn hóa lễ hội diễn ra xuyên suốt gần như quanh năm trên khắp địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu. Đầu tiên phải kể đến là lễ hội Cúng Phước Biển, một lễ hội truyền thống của đồng bào người Khmer vùng biển Vĩnh Châu, Sóc Trăng, thu hút rất nhiều du khách. Đây là dịp để ngư dân người Khmer vùng biển Vĩnh Châu, tạ ơn biển cả đã cho con người nguồn hải sản quý giá và cầu nguyện cho người đi biển được bình yên, đánh bắt được nhiều tôm cá. Trong các Lễ hội của các dân tộc ở Sóc Trăng, “thương hiệu” của du lịch Sóc Trăng, chính là Lễ hội Ooc- om-boc – Đua ghe Ngo truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có một số lễ hội khác như lễ Thanh minh, lễ Đấu đèn của người Hoa, lễ hội Vu lan 15/7 âm lịch của người Hoa, người Kinh, lễ Chôl Chnăm Thmây, lễ Dotla của người Khmer. Sóc Trăng còn nổi tiếng với nhiều đặc sản như vú sữa tím, bánh pía Vũng Thơm, lạp xưởng Vũng Thơm, khô trâu Thạnh Trị, Bạc Liêu nổi tiếng với cánh đồng muối Bạc Liêu, vườn nhãn cổ Bạc Liêu, v.v. Về DSVH vật thể, ở vùng có mật độ DTLSVH thưa, có dưới 20 di tích được xếp hạng quốc gia. Trong đó có một số di sản như chùa Xiêm Cán, tháp cổ Vĩnh Hưng - kiến trúc cổ duy nhất ở miền Tây còn được
132
bảo tồn có giá trị về mặt văn hoá, nhà công tử Bạc Liêu, khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Bạc Liêu), v.v. Vùng có mức đánh giá cho DSVH vật thể ở mức tương đối thuận lợi, đánh giá cho DSVH phi vật thể ở mức TL, tiêu chí SKH ITL.
i. Vùng bán đảo Cà Mau [II.6] Vùng có mức đánh giá cho 3 tiêu chí DSVH vật thể, DSVH phi vật thể, ĐKSKH ở mức ít thuận lợi. Vùng chủ yếu là cảnh quan rừng ngập nước ven biển, mật độ tập trung của các di tích rất thưa dưới 2 di tích/km2, chỉ mang tính địa phương. Một số di tích được xếp hạng Bến Vàm Lũng và Di tích lịch sử và thắng cảnh trên đảo Hòn Khoai gồm: khu vực Hải đăng, Bãi lớn, Bãi nhỏ ở huyện Ngọc Hiển; Tuy nhiên khó khăn hiện nay là ở một số nơi đất di tích còn bị xâm hại, nhiều điểm chưa được quan tâm đúng mức, cơ sở hạ tầng tại
các khu di tích chưa được đầu tư, hệ thống giao thông đi đến một số điểm chưa thuận tiện, một số hạng mục tại các điểm công trình thi công chậm tiến độ ảnh hưởng đến việc phát huy giá trị di tích. Cũng như các vùng biển khác ở Nam bộ, lễ hội lớn chủ yếu là lễ hội Nghinh Ông, gắn liền với tín ngưỡng dân gian, mang ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, ngư dân ra khơi đánh bắt cá tôm được an hòa. Lễ hội được tổ chức trong ba ngày 14, 15, 16 tại thị trấn Sông Đốc, Cà Mau.
j. Vùng biển đảo ven vịnh Thái Lan [II.7] Người dân trên đảo vẫn giữ nguyên những nghề truyền thống từ trước đến nay là nghề làm nước mắm, nuôi ngọc trai, làm hồ tiêu rất nổi tiếng đó cũng là một nét đẹp rất độc đáo của hòn đảo và con người nơi đây. Ngoài ra còn có nhiều lễ hội tổ chức hàng năm tại Phú Quốc như lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Nguyễn Trung Trực, hội đua thuyền. Phú Quốc có mật độ tập trung các DSVH vật thể thấp chỉ 0.5 di tích/km2 được xếp hạng nên mức đánh giá cho DSVH vật thể là ít thuận lợi. DSVH phi vật thể cũng đánh giá ở mức ít
thuận lợi, chỉ có giá trị địa phương. ĐKSKH cũng ITL cho DLVH.
k. Vùng biển đảo phía Đông TNB [II.8] Vùng có Côn Đảo đạt mức đánh giá DSVH vật thể ở mức rất thuận lợi, với mật độ dày đặc, trong đó có nhiều di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt với quần thể thành phần 17 di tích lịch sử như khu Cầu Tàu, các khu trại giam từ trại 1 đến 9, khu chuồng Bò, nghĩa trang Hàng Dương, Mộ Võ Thị Sáu. Nhà tù Côn Đảo cũng là "Trường học Cộng sản" rèn luyện phẩm chất, ý chí của các chiến sĩ Cộng sản. Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của di tích, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo là Di tích quốc gia đặc biệt (2012). DSVH phi vật thể đánh giá ITL do ở
đây các lễ hội chỉ tổ chức đơn lẻ và quy mô không lớn và chưa có tính độc đáo đặc sắc cho riêng vùng, như ngày giỗ cô Sáu, ngày Côn Đảo, ngày lễ Vu Lan,v.v.Kết quả đánh giá tiêu chí DSVH RTL, tiêu chí ĐKSKH TL, tiêu chí DSVH phi vật thể ở mức ITL.
3.2.4.3. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch văn hóa
Dựa vào đặc điểm, yêu cầu của DLVH (mục 1.2.1.5) và ý kiến chuyên gia để xác định trọng số cho các tiêu chí: Kết quả điểm đánh giá theo các mức và điểm trung bình cộng (áp dụng công thức CT1) của các tiêu chí như sau: DSVH vật thể quan trọng nhất với điểm trọng số 0.5, DSVH phi vật thể trọng số 0.33, Sinh khí hậu có điểm trọng số thấp nhất 0.17 (phụ lục 5.4)
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá tổng hợp cho DLVH của các vùng Nam Bộ
DSVH vật thể | DSVH phi vật thể | Sinh khí hậu | Điểm TB | Mức đánh giá | |
0.5 | 0.33 | 0.17 | |||
I.1 | 3 | 3 | 2 | 2.83 | TL |
I.2 | 4 | 4 | 3 | 3.83 | RTL |
I.3 | 2 | 2 | 4 | 2.34 | TDTL |
II.1 | 2 | 2 | 3 | 2.17 | TDTL |
II.2 | 4 | 4 | 3 | 3.83 | RTL |
II.3 | 3 | 3 | 3 | 3.00 | TL |
II.4 | 3 | 4 | 3 | 3.33 | RTL |
II.5 | 2 | 3 | 1 | 2.16 | TDTL |
II.6 | 1 | 1 | 1 | 1.00 | ITL |
II.7 | 1 | 1 | 1 | 1.00 | ITL |
II.8 | 4 | 1 | 3 | 2.84 | TL |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Đánh Giá Tổng Hợp Cho Phát Triển Du Lịch Tham Quan
- Kết Quả Đánh Giá Tổng Hợp Cho Phát Triển Du Lịch Nghỉ Dưỡng
- Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Tổng Hợp Chung Mức Độ Thuận Lợi 4 Lhdl Theo Từng Vùng
- Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Nam Bộ Việt Nam - 20
- Nguyễn Trần Cầu, Quan Điểm Hệ Thống Và Tổng Hợp Trong Nghiên Cứu Lãnh Thổ Du Lịch, Tuyển Tập Các Công Trình Nghiên Cứu Địa Lí, Nxb Khoa Học Và Kỹ
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
Đánh giá RTL cho phát triển DLVH có các vùng I.2, II.2, II.4 do 3 vùng này có Mật độ di tích DSVH vật thể từ mức trung bình đến rất dày, nhiều DSVH có giá trị được công nhận cấp quốc gia, vùng I.2 nổi bật với các DTLS gắn với người dân tộc thiểu số ĐNB và các lễ hội quanh năm, vùng II.2 nổi tiếng với các DTLSVH gắn với cuộc sống khai khẩn lâu đời của người dân Nam Bộ, các làng nghề truyền thống và lễ hội, đình chùa, chợ nổi trên sông, trong khi đó vùng II.4 lại gắn với các DTLSVH tâm linh, nhiều lễ hội đặc sắc có quy mô lớn. Vùng I.1, II.3, II.8 có mức đánh giá TL cho phát triển DLVH. Các vùng I.3, II.1 có mức đánh giá TĐTL cho phát triển DLVH. Mức đánh giá ITL cho phát triển DLVH là ở các vùng II.6 và II.7 với mật độ di tích DSVH vật thể ở mức thấp, không có nhiều DTLSVH, các lễ hội ít và chỉ mang tính địa phương hoặc thiếu tính độc đáo chưa thu hút được DK.