3. 3. Tổng hợp chung mức độ thuận lợi 4 LHDL theo từng vùng
3.3.1. Tiến hành đánh giá tổng hợp
Để xác định mức độ TL của các vùng cần đánh giá tổng hợp cho cả 4 LHDL. Từ các kết quả mức độ TL của từng LHDL tiến hành cho điểm và tính % số điểm so với tổng điểm tối đa của các LHDL ở từng vùng. Điểm tổng hợp của các LHDL sẽ là điểm đánh giá từng LHDL, cao nhất là 5 điểm, thấp nhất 1 điểm. Vì vậy, với thang 4 bậc điểm dao động từ 1 đến 4 điểm với khoảng cách dao động ở mỗi bậc là 1 điểm. Phân cấp mức độ đánh giá tổng hợp mức độ TL của 4 LHDL ở bảng 3.13 và được xem là bảng phân hạng mức độ ưu tiên khai thác DL ở mỗi vùng
Bảng 3.13. Phân cấp đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của 4 LHDL
Điểm theo các mức đánh giá | ||||
RTL | TL | TĐTL | ITL | |
Du lịch tham quan | 4 | 3 | 2 | 1 |
Du lịch nghỉ dưỡng | 4 | 3 | 2 | 1 |
Du lịch sinh thái | 4 | 3 | 2 | 1 |
Du lịch văn hóa | 4 | 3 | 2 | 1 |
% so với tổng điểm | 100 – 76% | 75 – 51% | 50 – 26% | 25% |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Đánh Giá Tổng Hợp Cho Phát Triển Du Lịch Nghỉ Dưỡng
- Đánh Giá Tài Nguyên Du Lịch Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái
- Kết Quả Đánh Giá Tổng Hợp Cho Phát Triển Du Lịch Văn Hóa
- Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Nam Bộ Việt Nam - 20
- Nguyễn Trần Cầu, Quan Điểm Hệ Thống Và Tổng Hợp Trong Nghiên Cứu Lãnh Thổ Du Lịch, Tuyển Tập Các Công Trình Nghiên Cứu Địa Lí, Nxb Khoa Học Và Kỹ
- Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, Phạm Huy Tiến, Khí Hậu Với Đời Sống: Những Vấn Đề Cơ Sở Của Sinh Khí Hậu Học, Nxb Khoa Học Và Kỹ Thuật, 1980, Hà
Xem toàn bộ 227 trang tài liệu này.
3.3.2. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi các LHDL Nam Bộ
Trên cơ sở chỉ tiêu đánh giá và mức độ TL của các LHDL theo các vùng, kết quả đánh giá tổng hợp mức độ TL 4 LHDL như sau
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của 4 LHDL
Tham quan | Nghỉ dưỡng | Sinh thái | Văn hóa | % Điểm | Mức đánh giá | |
I.1 | 3 | 2 | 4 | 3 | 75 | TL |
I.2 | 3 | 2 | 3 | 4 | 75 | TL |
I.3 | 4 | 4 | 4 | 2 | 87.5 | RTL |
II.1 | 1 | 1 | 3 | 2 | 43.75 | TĐTL |
II.2 | 1 | 2 | 1 | 4 | 50 | TĐTL |
II.3 | 2 | 2 | 2 | 3 | 56.25 | TL |
II.4 | 4 | 3 | 4 | 4 | 93.75 | RTL |
II.5 | 1 | 1 | 2 | 2 | 37.5 | TĐTL |
II.6 | 2 | 1 | 3 | 1 | 43.75 | TĐTL |
II.7 | 3 | 3 | 4 | 1 | 68.75 | TL |
II.8 | 3 | 3 | 4 | 3 | 81.25 | RTL |
Kết quả đánh giá tổng hợp 4 LHDL cho thấy, các mức độ thuận lợi của các vùng như sau: 3 Vùng I.3, II.4, II.8 đạt mức đánh giá RTL cho phát triển tổng hợp các LHDL. Vùng I.3 có thể triển khai cả 4 LHDL (RTL cho tổ chức DLTQ ở RNM Cần Giờ, Đảo Khỉ, tham quan núi giáp biển tại Bà Rịa Vũng Tàu - Xuyên Mộc, Đồng Nai, RTL triển khai DLND với 6 tháng liên tục TCI đạt mức đánh giá RTL, RTL phát triển DLST tại KDTSQ Cần Giờ, HST núi giáp biển núi Mây, núi Minh Đạm (Vũng Tàu), TĐTL cho triển khai DLVH như DTLS rừng Sác). Vùng II.4 RTL phát triển 4 LHDL (RTL tiến hành DLTQ tại rừng tràm Trà Sư, khu vực Bảy Núi, Thập cảnh vịnh Hà tiên, Hang Dơi, Thạch động, RTL cho DLST ở VQG U Minh Thượng, KBTTN Vồ Dơi, , RTL phát triển DLVH với các đền chùa, chùa Phù Dung, Tam Bảo, đình thần Thành Hoàng, v.v. thu hút DK với lễ hội đặc sắc như lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu, lễ hội Nghinh Ông, lễ Chôl Chnăm Thmây, lễ Dotla, TL cho DLND tắm biển tại bãi Dương, bãi Tà Lu, bãi Bàng (Hà Tiên), hồ Thủy Liêm (núi Ông Cấm), hồ Soài So, Suối Vàng (núi Cô Tô), TCI có 4 tháng TL.
Đánh giá TL cho PTDL có 4 vùng là I.1, I.2, II.3, II.7. Mỗi vùng có mức đánh giá cho từng LHDL khác nhau nhưng điểm đánh giá tổng hợp dao động từ 51- 75%. Ví dụ, vùng I.1 TL cho 3 LHDL: DLTQ ở rừng VQG Bù Gia Mập, KDTSQTG Cát Tiên, Bàu Sấu, thác Mỏ Vẹt, thác Trời, thác Dựng, thác Bến Cự, thác Giang Điền, núi Bà Rá (Bình Phước) cao 720m, núi Chứa Chan, hồ Trị An, hồ Thác Mơ ; vùng
I.2 RTL thực hiện DLVH do có mật độ DTLSVH vật thể cao nhất toàn Nam Bộ, đánh giá mức TL đối với DLTQ, DLST tại các điểm DL núi Bà Đen, hang (Hàm Rồng, Gió), động (Ba Cô, Thanh Long), cù lao (Rùa, Tân Triều, Phố, Phước Thiện), hồ Dầu Tiếng, VQG Lò Gò Xa Mát, HST rừng núi Bà Đen; Vùng II.3 TL để phát triển DLVH với các địa điểm thu hút DK như chùa Âng, chùa Hang, chùa Cò, ao Bà Om, 3 LHDL khác ở mức TĐTL cho DL. Tương tự các vùng khác có mức đánh giá cho các vùng khác II.7
4 vùng II.1, II.2, II.5, II.6 đạt mức đánh giá TĐTL cho PTDL. Các vùng này thường ít có thắng cảnh, hoặc thắng cảnh đơn điệu, các điểm tài nguyên phân bố không tập trung, ĐKSKH còn hạn chế cho DL.
3.4. Định hướng không gian phát triển các LHDL Nam Bộ Việt Nam
3.4.1. Thực trạng phát triển du lịch Nam Bộ
3.4.1.1. Khách du lịch
Số lượng DK của Nam Bộ tăng nhanh, trong vòng 5 năm từ 2000 đến 2015, ĐNB có tốc độ tăng trưởng trung bình DK đạt 11,2% - cao nhất so với các vùng khác, tăng gấp 8 lần, trong khi đó TNB có xu hướng tăng chậm hơn xấp xỉ 6 lần. Về cơ cấu, DK nội địa chiếm ưu thế của Nam Bộ, ĐNB chiếm 88,5% tổng lượt khách của vùng, còn TNB chiếm 85,5%. Khách du lịch nội địa tăng nhanh, ĐNB đón 41,8 triệu lượt khách (2015) dẫn đầu các vùng về số lượng khách nội địa. Khách du lịch quốc tế cũng tăng nhanh về số lượng. ĐNB đứng đầu cả nước về số lượng khách quốc tế (chiếm 22,4% triệu lượt khách quốc tế). Trong khi đó, DK quốc tế đến TNB chiếm 8,27% tổng lượng khách quốc tế của cả nước (2015), đứng thứ 4 toàn quốc. Chủ yếu tập trung tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vinh Long, Cần Thơ và Kiên Giang, do các địa phương này có nhiều tuyến điểm du lịch có sức hấp dẫn du khách quốc tế như chợ nổi Cái Răng, bến Ninh Kiều, Hà tiên, Phú Quốc. Thị trường khách du lịch quốc tế đến hiện nay chủ yếu là Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).
3.4.1.2. Doanh thu du lịch
ĐNB có doanh thu đứng đầu cả nước (2015) chiếm 46% tổng thu du lịch cả nước. TNB cũng có tổng thu du lịch tăng nhanh với mức tăng trưởng trung bình 23,6%/năm, đạt giá trị 13,5 nghìn tỉ đồng (2015). Tuy nhiên, so với cả nước thì tổng thu du lịch của TNB còn nhỏ, mức đóng góp thấp nhất trong 7 vùng du lịch, khoảng 4%. Hiện nay, ở các tỉnh thành phố trong vùng, một khách du lịch chi tiêu với những mức khác nhau giữa các địa phương. Các trung tâm du lịch lớn như TPHCM, Cần Thơ, Phú Quốc, Kiên giang khách chi tiêu nhiều hơn, năm 2008 ở TNB, mức tính trung bình khách du lịch quốc tế chi tiêu ở trung tâm du lịch lớn là 70USD, khách nội địa chi tiêu khoảng 25 USD.
3.4.1.3. Cơ sở lưu trú
Nam Bộ có khoảng 6.652 cơ sở lưu trú trong đó có 132 nghìn buồng với chất lượng các cơ sở và dịch vụ lưu trú ngày càng được cải thiện. ĐNB có hệ thống cơ sở lưu trú rất hiện đại và hoàn thiện, trong toàn vùng có 26 khách sạn 5 sao với
7.448 buồng (chiếm 29,2% tổng số khách sạn 5 sao và 31,3% số buồng khách sạn 5 sao của cả nước), 35 khách sạn 4 sao với 4.845 buồng. TNB có số phòng chiếm
9,8% cả nước. Toàn vùng có 52 cơ sở lưu trú đạt 3 sao đến 5 sao trong đó có 3 khách sạn 5 sao, với tổng số 4.546 buồng, đạt tỉ lệ 2,5% số cơ sở và 11,6% số buồng lưu trú toàn vùng. So với các vùng khác, các cơ sở lưu trú du lịch của TNB có quy mô và chất lượng còn thấp, chỉ cao hơn Tây Nguyên và quy mô các cơ sở rất nhỏ đến trung bình, một cơ sở có dưới 20 buồng, không thể đáp ứng được nhu cầu cho các đoàn khách lớn. Các loại hình lưu trú đặc trưng khác của vùng là homestay, phổ biến rộng rãi ở Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long. Loại hình lưu trú mới này cũng tạo nét độc đáo thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú nơi đây.
3.4.1.4. Nguồn lao động
Nhìn chung, lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch ở ĐNB và TNB có sự chênh lệch về trình độ nghiệp vụ cũng như quy mô, phân bố. Cụ thể, tại ĐNB lao động ở khu vực này có trình độ nghiệp vụ cao hơn do có nhiều cơ sở đào tạo, các công ty lữ hành lớn của cả nước tập trung tại đây, và phân bố không đồng đều chủ yếu ở TPHCM, trong khi ở các tỉnh còn lại thì hạn chế. Tổng số lao động trực tiếp trong ngành của ĐNB là 279.000 người, chiếm 45% tổng lao động DL của nước ta. Trong khi đó, lao động tại TNB chỉ chiếm 7% tổng số lao động DL của cả nước. Lực lượng lao động này ngày càng được nâng cao về chất lượng và số lượng, tăng trung bình 6.1 lần trong 5 năm từ 2000 – 2015, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành, nguồn lao động còn nhiều hạn chế, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỉ trọng lớn hơn 51% tổng số lao động cả vùng. Kỹ năng nghiệp vụ DL còn hạn chế.
3.4.1.5. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
a. Hệ thống giao thông vận tải: Hệ thống giao thông vận tải của Nam Bộ phát triển nhanh, đồng bộ, góp phần quan trọng cho phát triển KTXH, trong đó có DL. Nếu như ĐNB có hệ thống giao thông phát triển hiện đại nhiều cảng biển, cảng hàng không quan trọng, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, thì TNB có hệ thống giao thông bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch chằng chịt và nhiều sông lớn.
b. Đường hàng không: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quốc tế lớn nhất cả nước đạt tiêu chuẩn cấp 4F theo tiêu chuẩn ICAO; công suất thiết kế 17 triệu lượt khách/năm. Cảng hàng không Côn Sơn (Vùng Tàu) có công suất 194 ngàn khách/năm. Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ thăm dò dầu khí và cũng có thể phục vụ DK tham quan một số điểm DL. Trong các sân bay ở
139
TNB, chỉ có sân bay quốc tế Cần Thơ có khả năng tiếp nhận máy bay cỡ lớn (trên 100 khách), các sân bay khác, đường băng nhỏ, điều kiện kỹ thuật không đáp ứng vận hành chuyến bay trong điều kiện phức tạp.
c. Hệ thống cấp nước sạch: Khu vực đô thị tại ĐNB đã cấp nước 70 -90% với tiêu chuẩn 80 -150 lít/người/ngày. Lượng nước thất thoát trung bình tại các đô thị là 25 - 40%. Khu vực nông thôn người dân được cấp khoảng 40 -60 lít/người/ngày so với tiêu chuẩn 60 - 70 lít/người/ngày.
d. Hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường: Đối với các khu vực đô thị, do sự phát triển nhanh chóng của các đô thị nên vấn đề bất cập trong kiến trúc đô thị, hầu hết các tuyến thoát nước đã nhiều năm nên bị xuống cấp nhiều, chắp vá thiếu đồng bộ. Hệ thống thoát nước vẫn chưa đảm bảo cho việc thoát nước của các đô thị, chưa có nhà máy xử lý nước thải chung cho toàn tỉnh hoặc toàn thành phố.
e. Hệ thống cung cấp điện: Hiện nay, ĐNB có 7.400 MW công suất các nhà máy điện, thủy điện chiếm 21,6%, nhiệt điện 10,5%, tua bin khí 67% và còn lại là các nguồn khác. Các nguồn điện ĐNB chiếm trên 50% công suất toàn hệ thống. Nhìn chung, nguồn điện đã đến các vùng sâu, vùng xa và các điểm du lịch, cơ bản phục vụ được nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động du lịch.
3.4.2. Hướng phát triển không gian lãnh thổ cho các LHDL DL Nam Bộ
3.4.2.1. Các dự báo phát triển du lịch Nam Bộ
a. Căn cứ để xây dựng các phương án và các chỉ tiêu dự báo: Căn cứ vào các chỉ tiêu dự báo của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đối với các vùng DL ĐNB và TNB. Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH ĐNB và TNB đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể Phát triển KTXH vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành thuộc ĐNB và TNB; Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, các ngành của các tỉnh ĐNB và TNB. Căn cứ vào xu thế PTDL của các nước trên thế giới, khu vực trong nước và vùng du lịch Nam Bộ. Căn cứ vào vị trí địa lý, phân bố tài nguyên du lịch, nhu cầu phát triển, hiện trạng phát triển du lịch vùng
Nguyên tắc lựa chọn các phương án PTDL vùng là có cân nhắc, tính toán các chỉ tiêu phát triển số lượng DK, tổng thu từ DL và sản phẩm du lịch đến năm 2020 được đề cập trong Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng và tư tưởng chỉ đạo
140
của phát triển KTXH vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Nguyên tắc xây dựng các phương án có xem xét đến các biến động trên thế giới và khu vực trong thời gian tới đặc biệt là các biến động về kinh tế, chính trị, thị trường khách du lịch quốc tế của các nước trong khu vực. Tính toán dựa trên các yếu tố cơ bản là: thị trường DK, đặc biệt là DK quốc tế, khả năng cung ứng sản phẩm DL và đáp ứng của nguồn nhân lực cho PTDL, yếu tố nguồn lực nội tại như vốn đầu tư, nhân lực, cơ sở vật chất du lịch.
b. Dự báo chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu
b.1. Khách du lịch: Số lượng DK đến tham quan không đều trong các năm, giữa ĐNB và TNB cũng ko đồng đều. Xét chuỗi tăng trưởng thời kỳ nghiên cứu giai đoạn 2000-2013 thì các chỉ tiêu thực hiện về DK đạt các chỉ tiêu dự báo đặt ra [12]. Số lượt khách sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 10,4% đạt 4.510 ngàn lượt khách (ĐNB), giai đoạn 2021 – 2025 mức tăng khách quốc tế là 5,7% đạt 7.961 triệu lượt khách và khách du lịch nội địa đạt 3,8% đạt 28,8 triệu lượt. Căn cứ vào khả năng thu hút và cung cấp dịch vụ du lịch, số lượt DK đến TNB sẽ đạt 3.900.000 lượt khách với số ngày lưu trú lâu hơn 2,6 ngày. Nhìn chung, số lượt khách nội địa sẽ tăng nhanh và là nguồn khách chủ yếu cho Nam Bộ.
b.2. Dự báo về cơ sở lưu trú du lịch: Để đáp ứng nhu cầu lưu trú của DK, vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng khách sạn rất quan trọng. Định hướng phát triển cơ sở lưu trú giai đoạn đầu là giảm số lượng buồng có chất lượng thấp và đầu tư buồng có chất lượng cao để kinh doanh lưu trú hiệu quả hơn, lấy phương án cải tạo, nâng cao công suất sử dụng phòng và kéo dài thời gian lưu trú. Giai đoạn tiếp theo là xây dựng mới khách sạn chất lượng cao và đến năm 2030 phấn đấu ĐNB có 80% cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Nhu cầu khách sạn phụ thuộc vào số lượng DK, số ngày lưu trú của khách, công suất sử dụng buồng trung bình. Căn cứ vào số lượng DK và ngày lưu trú trung bình, công suất sử dụng buồng mà dự báo xu hướng phát triển. Ví dụ TNB dự kiến công suất sử dụng phòng khách sạn đạt 65% vào năm 2020, khách sẽ lưu trú trung bình 2,1- 2,4 ngày tương ứng với khách nội địa và khách quốc tế. Số giường trung bình mỗi phòng hiện nay cũng theo xu hướng phát triển của hệ thống khách sạn của TNB là 2 giường/buồng
b.3. Dự báo về nhu cầu nguồn lao động du lịch: Đặc điểm lao động không đều trong ngành du lịch của vùng, lao động trong dịch vụ kinh doanh lưu trú chiếm tỉ lệ cao nhất từ 65% lao động toàn ngành, số lượng lao động trong lĩnh vực cơ sở lưu trú tập trung vào các dịch vụ buồng, bàn bar, bếp có số lượng lớn, trong khi các bộ phận khác chiếm tỷ trọng thấp hơn. Hiện nay, các dịch vụ du lịch bổ sung sẽ phong phú hơn, chất lượng các sản phẩm du lịch sẽ nâng cao, vì vậy việc tính toán cho nguồn nhân lực lao động có thể xây dựng như sau: Bình quân cho một buồng khách sạn của cả nước là 1,6 lao động trực tiếp/buồng, lao động gián tiếp thì 1 lao động trực tiếp có 1,6 đến 2,30 lao động gián tiếp. Số lao động bình quân cho một phòng khách sạn hiện nay ở TNB còn rất thấp chỉ 1,1 -1,3 lao động trực tiếp (thấp hơn trung bình của cả nước). Tại ĐNB thì Tây Ninh chỉ đạt 0,30 lao động/buồng. Nguyên nhân là chất lượng cơ sở lưu trú có số lượng buồng từ 40 buồng trở lên chiếm rất ít chỉ đạt 0,12% trên toàn vùng nên nhu cầu lao động trong cơ sở lưu trú cũng chưa cao như các nước trong khu vực. Căn cứ vào nhu cầu lao động, dự kiến ở TNB sẽ là 1,3-1,6 lao động trực tiếp/buồng, cũng như số lao động gián tiếp kèm theo là 2,0 lao động. Dự báo lao động trực tiếp của ĐNB là 1,20 (2020) và 1,30 (2030). Lao động gián tiếp năm 2020 đạt 1,8 đến 1,9, 2030 đạt 2-2,10.
b.4. Dự báo về thu nhập du lịch: Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Nam Bộ thường chi tiêu cho cá nhân kèm theo trong quá trình tham quan khoảng 35% tổng thu từ DK, tùy theo địa bàn tham quan mà chi phối đến giá cả, các tỉnh có mức chi tiêu khác nhau. Tổng thu từ khách du lịch ở ĐNB trong giai đoạn 2020 là 85,79 nghìn tỷ đồng và đến 2030 là 154,89 ngàn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2015 -2020 là 13%, giai đoạn 2021 -2030 là 6%. Trong khi đó, dự báo thu nhập từ DL của TNB giai đoạn 2015 – 2020 sẽ là 1.349,500 triệu USD, đạt tốc độ 1.8%. Hệ số đầu tư (ICOR) của Việt Nam không cao, trong đó có DL, chỉ số chung của Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 – 2012 là 7,5 (1 đồng GDP cần đầu tư 7.5 đồng). Dự kiến đầu tư thời kỳ 2026 – 2030 là 162,80 ngàn tỷ đồng (ĐNB), ở TNB là 963.700 triệu USD.
3.4.2.2. Định hướng không gian và sản phẩm các LHDL Nam Bộ
Cần cụ thể hóa nội dung không gian phát triển KTXH đã được đề cập trong Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH [9, 11], Chiến lược và Quy hoạch Tổng thể PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [12].
a. Định hướng vùng ưu tiên phát triển du lịch:
Như đã phân tích ở trên, phân vùng ĐLTN là cơ sở để đánh giá, định hướng phát triển DL khách quan và hiệu quả. Từ kết quả đánh giá tổng hợp 4 LHDL trên 11 vùng ĐLTN Nam Bộ, định hướng mức độ ưu tiên cho tập trung trước tiên cho 3 vùng ven biển ĐNB và TNB: vùng ven biển ĐNB: TPHCM – Vũng Tàu và vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng biển đảo Vùng biển đảo phía Đông TNB đạt mức đánh giá rất TL cho phát triển tổng hợp các LHDL. Vùng ven biển ĐNB: TPHCM – Vũng Tàu đặc biệt có đô thị du lịch quốc gia Vũng Tàu: Vũng Tàu là đô thị du lịch nổi tiếng với nhiều LHDL có thể phát triển ở đây như nghỉ dưỡng, tắm biển, dưỡng bệnh, sinh thái, văn hóa, tham quan. Các bãi tắm đẹp phẳng, nổi tiếng và các cánh rừng nguyên sinh xanh mát, các kiến trúc tôn giáo như khu đình Thắng Tam, Thích ca phật Đài, tượng Chúa Kito, v.v. Đóng góp của đô thị DL này là đứng thứ 02 toàn vùng chỉ sau TPHCM, vùng còn có khu du lịch Cần Giờ, với nhiều địa điểm thu hút khách DL như KDTSQ Cần Giờ, bãi biển 30/4, chiến khu rừng Sác,v.v. Trong khi đó, vùng Tứ Giác Long Xuyên mang đặc trưng của TNB, với nhiều địa danh tâm linh nổi tiếng như núi Sam, Miếu Bà Chúa Xứ, những cảnh quan thiên nhiên mùa nước nổi rừng Tràm Trà Sư, các sản vật nổi tiếng, ở đây còn có hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư, có 2 cửa khẩu quốc tế nối liền với Campuchia v.v. Vùng biển đảo phía Đông TNB trong đó có Côn Đảo được đánh giá là 1 trong những nơi đáng đến (2016) do tạp chí Lonely Planet đánh giá, có thể phát triển nhiều LHDL.
Mức độ ưu tiên tiếp theo là 4 vùng: vùng biển đảo ven vịnh Thái Lan trong đó có đảo Phú Quốc được quy hoạch thành đặc khu kinh tế, với số lượng khách sạn 5 sao đạt 8000 phòng, sân bay Phú Quốc là cầu nối quan trọng, 150km bờ biển với nhiều bãi biển đẹp, TL về điều kiện SKH, nhiều đồi núi và rừng nguyên sinh; Vùng đồi núi cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1] và vùng phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai, vùng ven biển sông Tiền sông Hậu [II.3] cũng ưu tiên phát triển nhờ vào có mức độ tập trung các di tích lịch sử, cách mạng dày, các lễ hội, phong tục truyền thống đa dạng, có nhiều địa danh thắng cảnh, địa điểm du lịch nổi tiếng như KDL núi Bà Đen, Sóc Boom Bo, ĐKSKH thuận lợi, TCI đạt mức thuận lợi, HST rừng Cát Tiên, Bù Gia Mập với nhiều loài đặc sắc, có TPHCM là trung tâm du lịch quốc gia với nhiều điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế điển hình là hệ thống các di tích lịch sử và 11 bảo tàng. Các công trình kiến trúc thời