Đặc Điểm Địa Mạo Khu Vực Đảo Trà Bản, Bái Tử Long

2.1.2.2 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Vân Đồn đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp theo hướng đa dạng ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ phục vụ chế biến hải sản, lương thực - thực phẩm, sửa chữa cơ khí, tàu thuyền, khai thác - chế biến gỗ, từng bước công nghiệp hóa nông nghiệp Nông thôn. Các cơ sở sản xuất đã áp dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng, chế biến hải sản, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, mộc dân dụng, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn địa phương. Tỷ trọng ngành công nghiệp đến hết 2018 là 35,33%.

2.1.2.3. Thương mại - dịch vụ, du lịch

Thương mại - dịch vụ được củng cố và từng bước phát triển, đa dạng hóa, với nhiều thành phần kinh tế tham gia; hàng hóa đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội. Song hạ tầng cơ sở của thương mại, dịch vụ còn nhiều khó khăn, thiếu vốn đầu tư và cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn.

Hoạt động xuất khẩu phát triển đã có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế

- xã hội của huyện. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm các loại hải đặc sản và lâm sản.

Du lịch có bước phát triển tiến bộ. Lượng khách du lịch đến Vân Đồn ngày càng đông, thống kê 6 tháng đầu năm 2019 lượng khách du lịch đến huyện Vân Đồn đạt 848.000 lượt khách, tuy nhiên lượng khách du lịch đến đây chủ yếu là khách nội địa đạt 839.920 lượt. Nhiều ngày nghỉ vào mùa du lịch, các khách sạn, nhà nghỉ cháy phòng. Tuy nhiên cơ sở vật chất hạ tầng, mạng lưới dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, phục vụ ăn uống, hệ thống phương tiện phục vụ du lịch… chưa đạt các tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật, chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách; thế mạnh của du lịch Vân Đồn là các hình thức dịch vụ du lịch sinh thái biển chưa được đầu tư phát triển Tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2018 là 34,04%.

2.1.2.4. Các vấn đề xã hội

- Giáo dục - đào tạo

Hệ thống trường, lớp các cấp giáo dục phổ thông được bố trí ở hầu hết các khu vực dân cư trong địa bàn huyện, thu hút được phần lớn trẻ em đến tuổi đi học đến trường. Tuy nhiên, số phòng học tạm, mượn còn nhiều và xuống cấp nghiêm trọng, trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu thốn, vì vậy cần phải nâng cao cơ sở hạ tầng giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

- Y tế và chăm sóc sức khỏe

Công tác y tế đã có những chuyển biến tích cực trong những năm qua. Tình hình sức khỏe của nhân được cải thiện song vẫn còn trẻ em suy dinh dưỡng. Ở mỗi xã đều có trạm y tế, tuy nhiên hiệu suất sử dụng giường bệnh không đều, trong khi bệnh viện trung tâm thì bị quá tải.

2.1.3. Hiện trạng môi trường‌

2.1.3.1. Hiện trạng môi trường không khí

Trong những năm trở lại đây, hầu hết các điểm quan trắc ở các xã và Thị trấn Cái Rồng chất lượng không khí được đánh giá tốt: các thông số môi trường nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05/2009). Độ ồn ở tất cả các điểm cũng chưa vượt mức cho phép theo QCVN 26:2010.

Môi trường không khí huyện Vân Đồn còn tương đối trong lành, mật độ dân cư thấp cùng với các hoạt động sản xuất công nghiệp còn hạn chế giúp cho huyện đảo tránh được các ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí.

2.1.3.2. Hiện trạng chất lượng nước

Nhìn chung, môi trường nước ven biển, ven bờ của huyện Vân Đồn ở mức chưa bị ô nhiễm và phù hợp với nuôi trồng thủy sản. Kết quả phân tích chất lượng nước biển tại 06 điểm quan trắc môi trường của Ban quản lý vịnh Hạ Long trên toàn vùng biển huyện Vân Đồn trong 5 năm 2015-2019 cho thấy cho thấy hầu hết các thông số đặc trưng cho chất lượng nước biển ven bờ vẫn nằm trong giá trị giới hạn cho phép của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT). Tuy nhiên, đã có một số vị trí khảo sát có dấu hiệu đục hóa do hoạt động lấn biển phát triển đô thị như Cảng Cửa Ông, khu vực xã Đông Xá huyện Vân Đồn.

Chất lượng nước tại xã Bản Sen, sông Bang ngăn cách giữa đảo Trà Bản và đảo Quan Lạn (các thông số BOD, TSS, lượng Coliform đều có giá trị thấp hơn các điểm khác) tốt hơn so với các vị trí khác của huyện Vân Đồn. Nguyên nhân chính là do khu vực này còn độ che phủ rừng cao, ít hoạt động dân sinh .

Chất lượng môi trường tại cảng Cái Rồng: Chất lượng môi trường tại cảng Cái Rồng với các chỉ số quan trắc 06 tháng năm 20019 cho thấy chất lượng nước tại cảng Cái Rồng đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên có một số thời điểm trong năm lượng Coliform tăng cao hơn so với Quy chuẩn quốc gia.

2.2. Đặc điểm địa mạo khu vực đảo Trà Bản, Bái Tử Long

2.2.1. Cơ sở thành lập bản đồ địa mạo khu vực nghiên cứu‌

Đảo Trà Bản là một đảo lớn nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long về phía Đông có diện tích chừng trên dưới 90km2 với phần lớn diện tích là đồi núi. Về nguồn gốc hình thành, cũng giống như đa số các đảo ven bờ trong vịnh Bái Tử Long, đảo Trà Bản có nguồn gốc lục địa [27] và được phân loại thành 2 kiểu chính bao gồm: đảo núi thấp - đồi nguồn gốc bóc mòn xâm thực, cấu tạo đá trầm tích và trầm tích biến chất; và đảo núi thấp - đồi rửa lũa cấu tạo bằng đá vôi. Ở đây, hầu như không có sự tồn tại của các đảo đồng bằng nguồn gốc tích tụ hỗn hợp sông - biển.

Trong các nguyên tắc thành lập bản đồ địa mạo được đưa ra xem xét nghiên cứu, học viên lựa chọn thành lập bản đồ địa mạo khu vực đảo Trà Bản theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái, áp dụng ở tỷ lệ 1:10000. Việc thành lập bản đồ theo nguyên tắc này ngoài phản ánh đầy đủ các yếu tố về nguồn gốc địa hình còn có thể phân tích chi tiết đặc điểm hình thái, các quá trình động lực học trên từng đối tượng địa mạo. Như vậy, trong bối cảnh nghiên cứu đặc điểm địa mạo đảo Trà Bản trong mối liên quan với tai biến trượt lở đất, cần phải có sự chi tiết trong các phân tích nghiên cứu địa hình thì việc lựa chọn nguyên tắc thành lập bản đồ địa mạo khu vực theo nguồn gốc hình thái là đúng đắn và phù hợp hơn cả với mục tiêu nghiên cứu.

Trên cơ sở nguồn gốc phát sinh tương đối đơn giản (được phân chia theo 2 kiểu chính nêu trên), các dạng địa hình cũng được phát triển, tiến hóa đa dạng theo từng cơ chế ảnh hưởng từ các hoạt động trạm trổ, bản chất thạch học và các hoạt động nội sinh. Từ đây, có thể phân chia đặc điểm địa mạo khu vực đảo Trà Bản theo 5 dạng địa hình chính: địa hình do kiến tạo; địa hình ngoại sinh phát triển trên các đá trầm tích; địa hình phát triển trên các thành tạo karst; địa hình do tích tụ; địa hình nguồn gốc biển

2.2.2. Đặc điểm các dạng nguồn gốc và kiểu địa hình khu vực đảo Trà Bản‌

2.2.2.1. Địa hình kiến tạo

Đây là kiểu địa hình trong khu vực còn lưu giữ sắc nét ảnh hưởng của các vận động nội sinh trong lòng Trái đất gồm có đứt gãy, uốn nếp, các quá trình nâng hạ, vv… Cụ thể tại đảo Trà Bản, nơi mà quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ với lớp vỏ phong hóa tương đối dày, các kiến trúc hình thái bị lu mờ dần thì các sườn vách đứt gãy dốc, kéo dài tuyến tính là biểu hiện rõ ràng nhất phản ánh sự tồn tại của các đứt gãy phá hủy kiến tạo phát triển tại đây trong giai đoạn Đệ Tứ.

Các vách đứt gãy được xác định trong khu vực nghiên cứu kéo dài tuyến tính

có độ dài trung bình trên dưới 6km, độ rộng mặt vách chừng 150 - 200m,chủ yếu phát triển theo phương ĐB - TN, đan xen vào đó là một số ít các đứt gãy phát triển theo phương á kinh tuyến và phương á vĩ tuyến. Các đứt gãy phương ĐB - TN kéo dài phân bố chủ yếu doc ven rìa phía Đông và Tây của đảo Trà Bản, chỉ một số ít đứt gãy nhận thấy ở bên trong nội khối. Đứt gãy phương á kinh tuyến phát triển bên trong nội khối của đảo Trà Bản (kéo từ Đông Lĩnh đến xã Bản Sen), đứt gãy dạng vòng có phương chuyển từ ĐB - TN sang á vĩ tuyến (từ phía Nam Bản Senhướng đến núi Châu Đập) là đứt gãy phân chia ranh giới giữa 2 nền địa hình trên các đá karst và các đá phi karst.

Ảnh 2.1. Bề mặt sườn vách đứt gãy kiến tạo tuyến tính kéo dài phương ĐB-TN phía Bắc đảo Trà Bản (Ảnh: Đỗ Trung Hiếu, 2017)

2.2.2.2. Địa hình bóc mòn

Quá trình phong hóa phát triển rất mạnh khiến lớp vỏ phong hóa khu vực dày (đa phần là các lớp vỏ phong hóa mạnh và hoàn toàn), ít trơ lộ đá gốc, chính vì vậy nên các kiến trúc hình thái tại đây bị lu mờ và chủ yếu phát triển các quá trình cham trổ, bóc mòn tổng hợp trên các bề mặt sườn. Địa hình khu vực tương đối mềm mại, độ dốc các mặt sườn phần lớn dưới 200 và 200 - 300, chúng phân bố ở hầu khắp khu vực đảo Trà Bản và chủ yếu nằm ở phần sườn trung bình và phần sườn thấp, bề mặt sườn dốc trọng lực trên 300 có diện phân bố nhỏ và tập trung chủ yếu trên các phần sườn cao tiếp giáp với các mặt đỉnh và phần sót bề mặt san bằng cổ. Như vậy, nhìn vào tổng thể, hình thái các bề mặt sườn khu vựccó xu hướng chung là dạng uốn lõm

từ trên đỉnh xuống chân sườn thấp, tuy nhiên dạng uốn lõm này lại không hoàn toàn. Nói như vậy là vì sự chuyển hóa độ dốc đều đặn từ khá dốc ở trên đỉnh, sườn cao đến thoải dần dần về phía sườn thấp nhưng không đến tận cùng giáp biển mà xu thế đó dừng lại khi gặp các vách đứt gãy phát triển ven rìa đảo Trà Bản, đặc điểm hình thái như vậy trong bối cảnh phong hóa mạnh mẽ các bề mặt sườn ngoài việc do ảnh hưởng từ yếu tố sóng (tạo ra các vách mài mòn) thì còn có thể phản ánh nguyên nhân từ hoạt động kiến tạo hiện đại trong khu vực nghiên cứu?

Hệ thống sông suối trên đảo Trà Bản chủ yếu là các suối ngắn dạng đơn đường (phân bố tập trung tại rìa phía Đông và đong nam khu vực nghiên cứu dọc từ Đá Bạc qua Tân Lập), một số ít dạng cành cây, quy tâm (phân bố nhiều ở trung tâm tại xã Bản Sen, Đông Lĩnh), các bề mặt sườn xâm thực phát triển trên cơ sở suối nhỏ trong khu vực cũng được phân bố theo 2 kiểu chính, thứ nhất là các bề mặt sườn xâm thực có phương vuông góc với phương cấu trúc (chủ yếu phương TB - ĐN), thứ hai là các bề mặt sườn xâm thực có phương quy tâm (tại đỉnh phân thủy nằm giữa Nà Sắn và xã Bản Sen).

Cụ thể, qua công tác giải đoán phân tích địa hình, có thể phân chia chi tiết địa hình ngoại sinh phát triển trên các đá trầm tích ra các đơn vị địa mạo như sau:

Các quá trình động lực tác động trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình thành tạo, biến cải bề mặt nguyên thủy ban đầu trở thành bề mặt địa hình khu vực hiện tại có thể được phân ra làm 3 nguồn rõ ràng: ảnh hưởng từ quá trình phong hóa sườn và sự phân dị trọng lực; ảnh hưởng từ quá trình xâm thực rửa trôi của dòng chảy; ảnh hưởng từ quá trình mài mòn của sóng biển.

Dưới ảnh hưởng của quá trình phong hóa sườn và sự phân dị trọng lực, các bề mặt đỉnh và sườn núi được phân chia ra thành các đơn vị địa mạo sau:

Phần sót bề mặt san bằng pleistocen muộn: được hình thành do bóc mòn, phá hủy bề mặt san bằng cổ tuổi pleistocen và còn lưu giữ lại được tàn dư, phần sót của chúng. Đa phần, phần sót bề mặt san bằng trong khu vực có dạng các sống núi liền mạch kéo dài ở phần trên đỉnh cao nhất ở độ cao 300 - 400m. Bề mặt các phần sót này có độ rộng tương đối hẹp (trên dưới 15m) và kéo tuyến tính chủ yếu theo phương ĐB - TN, một phần rất nhỏ theo phương TB - ĐN. Chúng được phân bố hầu khắp theo phương kéo dài của đảo Trà Bản và nằm gần vùng trung tâm, cụ thể tại phía Đông Điền Xá, Đông Lĩnh, phía Tây xã Bản Sen.

Bề mặt sườn trọng lực, trôi trượt, dốc >300: các bề mặt sườn dốc, độ dốc trên 300 với quá trình trọng lực, trôi trượt phát triển mạnh. Các bề mặt sườn này có quy mô phân bố khá nhỏ, nằm rải rác ở các khu vực sườn núi cao, tiếp giáp với đỉnh và


33

phần sót bề mặt san bằng. Các sườn này tập trung ở phần núi cao nhất tại Tân Lập, Đông Lĩnh.

Bề mặt sườn bóc mòn vật liệu, dốc 20 - 300: các sườn có độ dốc trung bình 200 - 300, với quá trình chủ yếu là bóc mòn vật liệu phong hóa trên sườn. Quy mô phân bố đối tượng địa mạo này tương đối rộng tuy nhiên diện tíchcủa chúng lại không quá lớn, chúng tập trung hầu hết ở phần lưng sườn núi và một phần gần với đỉnh và phần sót bề mặt san bằng, qua địa phận Tân Lập, Đá Bạc, Đông Lĩnh, Điền Xá, Nà Sắn,…

Ảnh 2.2. Các bề mặt sườn bóc mòn tổng hợp trên thành tạo lục nguyên cát bột kết (Ảnh: Trần Văn Hiến, 2017)

Bề mặt sườn tích tụ, rửa trôi vật liệu, dốc <200: các sườn có độ dốc tương đối thoải, dưới 200 với quá trình chính trên nó là tích tụ rửa trôi bề mặt. Đối tượng địa mạo này có diện phân bố tương đối lớn và tập trung chủ yếu ở phần chân sườn thấp và một phần tại lưng sườn núi, trải qua địa phậnTân Lập, Nà Sắn, Điền Xá,…

Dưới ảnh hưởng từ quá trình xâm thực rửa trôi của dòng chảy: qua phân tích giải đoán kết hợp công tác thực địa đã xác định đối tượng địa mạo là các bề mặt sườn thung lũng xâm thực hiện đại trong khu vực nghiên cứu.

Bề mặt sườn thung lũng xâm thực hiện đại, dốc >150: các bề mặt sườn có khe rãnh xâm thực phát triển trên nó, có sự hoạt động xâm thực rửa trôi của dòng


34

nước thường xuyên hoặc là tạm thời, độ dốc thường từ 150 trở lên. Các bề mặt sườn xâm thực trong đảo Trà Bản thường ngắn và đơn nhánh, một số rất ít có dạng phân nhánh cành cây nhưng cũng không phân ra quá nhiều nhánh, phương các bề mặt sườn này thường vuông góc với phương cấu trúc (đa số có phương TB - ĐN). Quy mô phân bố của đối tượng địa mạo tương đối rộng, bao trùm khu vực đảo Trà Bản song diện của chúng lại rất nhỏ, tập trung tại xã Bản Sen, Đá Bạc, Tân Lập, Đông Lĩnh,…

2.2.2.3. Địa hình phát triển trên các thành tạo karst

Địa hình được phát triển trên cơ chế đặc thù riêng biệt so với các đá lục nguyên nên tạo ra các kiểu địa hình đặc trưng. Chúng tập trung phân bố ở phía Tây và TN đảo Trà Bản, một phần rất nhỏ ở phía Bắc. Địa hình cụm đỉnh lũng đặc thù với các hố sụt, trũng, lũng karst có đường kính trung bình trên dưới 100m với mật độ khá dày. Hầu hết các hố sụt karst khép kín, chỉ một số ít được hòa tan mở rộng tạo thành các lũng karst mở, liên thông nhau. Bao quanh chúng là các đỉnh và bề mặt sườn karst trọng lực hòa tan rửa lũa với độ dốc rất lớn, nhiều ch ỗ dốc đứng. Địa hình karst trong khu vực được chia chi tiết ra các đối tượng địa mạo riêng biệt như sau:

Các trũng, hỗ sụt karst: được hình thành từ hệ thống khe nứt nguyên thủy được nước thẩm thấu hòa tan rửa lũa theo phương thẳng đứng dẫn đến ăn mòn vật liệu và mở rộng thành các trũng, hố sụt karst. Trong khu vực nghiên cứu, các trũng, hố sụt karst thường khép kín với đường kính không lớn (trên dưới 100m), một số ít các trũng mở rộng nối với nhau hình thành lên các lũng karst liên thông. Đối tượng địa mạo này tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây nam đảo Trà Bản, cụ thể chúng phát triển ở phía Tây Bản Sen

Các đỉnh và sườn karst hòa tan rửa lũa: là các bề mặt đỉnh và sườn bao quanh các trũng, hố sụt karst, địa hình sắc nhọn, độ dốc sườn vách rất lớn với quá trình trọng lực, hòa tan rửa lũa đá vôi. Cũng giống như các trũng, hố sụt karst thì các đỉnh và sườn karst hòa tan rửa lũa cũng được phân bố tập trung tại phía Tây và Tây nam đảo Trà Bản (phía Tây Bản Sen) với quy mô khá lớn.

Các đỉnh karst độc lập riêng biệt nổi trên mặt biển: có nguồn gốc từ quá trình hòa tan rửa lũa karst xa xưa, khi mà các lũng karst được mở tương đối rộng lớn và còn tồn tại các đỉnh riêng biệt do hạ thấp hoàn toàn yên ngựa hoặc là các đỉnh liên kết qua các yên ngựa bị hạ rất thấp. Phần lũng karst mở rộng này lại bị hạ thấp, ngập chìm trong nước biển và khi đó chỉ xuất lộ ra phần đỉnh cao nhất nối trên mặt biển chính là đối tượng địa mạo: các đỉnh karst độc lập riêng biệt nổi trên mặt biển.


35

Đối tượng địa mạo này có quá trình ăn mòn rửa lũa karst là quá trình chính xảy ra trên nó, ngoài ra còn có thêm ảnh hưởng từ sóng biển. Quy mô và diện phân bố của chúng rất nhỏ lẻ tại phía Tây đảo Trà Bản (cụ Cây Gia, hòn Hang Te,…).

Ảnh 2 3 Địa hình các đỉnh karst liên kết bao quanh một lũng karst ngập nước 1

Ảnh 2.3. Địa hình các đỉnh karst liên kết bao quanh một lũng karst ngập nước trong khối đá vôi khu vực xã Bản Sen (Ảnh: Nguyễn Hiệu, 2017)

2.2.2.4. Địa hình do tích tụ các trầm tích lục địa

Các quá trình động lực đa dạng tác động lên bề mặt địa hình đảo Trà Bản làm cơ sở cho các bề mặt tích tụ được hình thành trong khu vực cũng có sự đa dạng về mặt nguồn gốc. Tại đây, xác định được các nguồn gốc tích tụ: tích tụ do dòng chảy mặt; tích tụ vật liệu phong hóa sườn tích; tích tụ biển hiện đại.

Nguồn gốc tích tụ do dòng chảy mặt được phân chia ra 2 đối tượng địa mạo là: dải tích tụ aluvi kéo dài men theo hệ thống rãnh xâm thực địa phương và bề mặt tích tụ sông lũ hiện đại.

Dải tích tụ aluvi kéo dài men theo hệ thống các rãnh xâm thực địa phương: các bề mặt hẹp kéo dài men theo các khe rãnh sông suối trên đảo Trà Bản. Vì bản chất hệ thống suối nhỏ và ngắn nên các bề mặt tích tụ này cũng ngắn với quy mô và diện phân bố nhỏ lẻ và rải rác. Thành phần tích tụ chủ yếu bột sét cát, cuội sỏi độ mài tròn trung bình, tập trung ở Bản Sen, Tân Lập, Nà Sắn, Đông Lĩnh,…

Bề mặt tích tụ sông lũ (a-pQ) hiện đại: các bề mặt tích tụ có nguồn gốc hỗn tạp bao gồm tích tụ do dòng chảy thường xuyên (sông suối nhỏ) và dòng tạm thời

36

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí