Đánh Giá Tài Nguyên Địa Mạo Cho Phát Triển Du Lịch Cụm Đảo Trà Bản - Quan Lạn‌

Khách du lịch quốc tế: khoảng 2/3 lượng khách quốc tế có sử dụng dịch vụ lưu trú với số ngày lưu trú bình quân rất thấp, từ 1,5 - 2 ngày. Họ thường tham gia các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch thám hiểm với mức chi tiêu khá thấp, khoảng 1,1 triệu đồng/ngày/người.

Khách du lịch nội địa: chủ yếu là khách trong tỉnh, khách Hà Nội và một số tỉnh lân cận phía Bắc. Thị trường khách nội địa có số đông là công nhân, cán bộ của các tỉnh, thành phố liền kề, thuộc mọi lứa tuổi. Khách đến chủ yếu tập trung vào mùa hè và chủ yếu vẫn là khách thăm thân, tham quan, lễ hội. Khoảng 50% khách có lưu trú qua đêm với thời gian lưu trú từ 1-1,5 ngày.

2.3.5. Quảng bá du lịch‌

Thương hiệu Vịnh Hạ Long được định vị, quảng bá và khai thác chưa có sự gắn kết với các tài nguyên du lịch nổi bật của Vân Đồn nên tác động của nó không lan tỏa tới các điểm đến nay. Các ấn phẩm xúc tiến quảng bá về du lịch của tỉnh chưa quan tâm nhiều đến xây dựng thương hiệu và quảng bá các địa danh du lịch Vân Đồn; các thông tin trực tuyến trên các trang tìm kiếm thông tin du lịch nổi tiếng thế giới cũng rất hạn chế. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của các cơ quan truyền thông tỉnh Quảng Ninh chưa có sự liên kết với nhau, hình thức và nội dung thông tin quảng bá du lịch mờ nhạt, dữ liệu không được cập nhật thường xuyên. Trang web về du lịch của Sở Du lịch Quảng Ninh cũng chỉ có những thông tin rất chung chung về Vân Đồn chứ chưa thể đề cập chi tiết đến cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn được. Ngôn ngữ chủ yếu bằng tiếng Việt, còn các ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật thông tin đều rất sơ sài, đơn điệu.

Vân Đồn chưa có trang web riêng về du lịch. Thông tin du lịch về Vân Đồn chủ yếu do một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đăng tải trên trang web của mình. Vân Đồn cũng chưa có bộ máy và nhân lực chuyên trách về xúc tiến quảng bá du lịch. Ngân sách địa phương dành cho hoạt động xúc tiến quảng bá của riêng Vân Đồn hầu như không đáng kể.

2.3.6. Các hoạt động quản lý của nhà nước‌

Đã triển khai các văn bản hướng dẫn về điều kiện kinh doanh tới các đơn vị kinh doanh để đảm bảo việc thực hiện đúng các qui định của pháp luật và nâng cao chất lượng dịch vụ, an toàn cho khách du lịch. Đơn vị chức năng đã thực hiện công tác thẩm định điều kiện kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn huyện, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện nghiêm túc qui định, chính sách của nhà nước. Mặc dù vậy, tình trạng xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn và hoạt động kinh doanh một số dịch vụ du lịch tự phát, không phép vẫn còn xảy ra

trên địa bàn; đầu tư phát triển du lịch còn manh mún; các doanh nghiệp còn ít quan tâm đến cảnh quan và môi trường.

Đã tổ chức các sự kiện, khôi phục một số lễ hội lớn trên địa bàn để thu hút khách đến với huyện, tuyên truyền, giới thiệu về con người, cảnh quan của Vân Đồn nói chung cũng như cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các bài báo, phóng sự.

2.3.7. Vấn đề môi trường khu vực‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Môi trường đất: Kết quả phân tích mẫu đất trên địa bàn cả huyện Vân Đồn cho thấy các chỉ số độ pH, Ni tơ, Phốt pho, kim loại nặng (bao gồm As, Cd, Cu, Pb)đều nằm trong giới hạn cho phép.

Môi trường nước: kết quả quan trắc nguồn nước mặt trên 06 trạm quan trắc do Ban quản lý vịnh Hạ Long thực hiện từ 2015-2019 cho thấy chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm; hầu hết các chỉ tiêu quan trắc đều thấp hơn QCVN 08:2008/BTNMT. Tuy nhiên việc khai thác nước ngầm ở các xã đảo vượt quá khả năng phục hồi của tầng nước ngầm dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn đặc biệt phổ biến là ở đảo Quan Lạn. Hiện nay, vùng biển huyện Vân Đồn đang có dấu hiệu suy giảm chất lượng nước ven bờ. Nguyên nhân của sự suy giảm này được cho là do hoạt động vận tải biển, phát triển cảng biển; phát triển đô thị và nuôi trồng thủy, hải sản.

Môi trường không khí và tiếng ồn: chất lượng môi trường không khí tương đối tốt, nhất là môi trường không khí ở khu vực các xã đảo. Chỉ có vài điểm bị ô nhiễm cục bộ do hoạt động giao thông và hoạt động dân sinh.

Chất thải rắn: nguồn phát sinh chất thải rắn là từ sinh hoạt, hoạt động du lịch

- thương mại, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và các nguồn khác. Tổng lượng thải khoảng 102 tấn/ngày tính cho cả huyện Vân Đồn.

Hiện trạng nước thải: hiện nay, nước thải trên khu vực chủ yếu là nước thải sinh hoạt và một phần nhỏ từ các tổ chức hoạt động kinh doanh trên địa bàn. Hiện tại, cả huyện chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung mà thải trực tiếp ra môi trường thông qua hệ thống cống, rãnh của huyện.

Hiện tại, các cấp chính quyền địa phương đã ban hành một số văn bản chỉ đạo về bảo vệ môi trường, áp dụng một số chính sách hỗ trợ trong công tác bảo vệ môi trường cho khu vực cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn nói riêng và huyện Vân Đồn nói chung.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA MẠO CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỤM ĐẢO TRÀ BẢN - QUAN LẠN‌

3.1. Tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn‌

Một tài nguyên địa mạo được đánh giá đầy đủ trọn vẹn qua các tiêu chí về: khoa học, văn hóa, kinh tế xã hội, cảnh quan. Tuy vậy, không phải nơi nào các tiêu chí cũng đồng thời được thể hiện một cách rõ nét, ví dụ có những điểm chỉ nổi bật về mặt khoa học mà các yếu tố văn hóa, cảnh quan không có gì nổi bật; có điểm lại chỉ mang tính đặc sắc về văn hóa xã hội trong khi tính khoa học lại là thứ yếu; lại có những nơi với cảnh quan tuyệt mỹ, kinh tế phát triển nhưng không có nhiều giá trị về văn hóa lịch sử; vv… Vì lẽ đó, để đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ cho phát triển du lịch trong vùng cần phải có cái nhìn khách quan, tổng hợp đa chiều, đầy đủ và cân đối các tiêu chí lựa chọn. Và vì tài nguyên địa mạo được thành tạo bởi các quá trình địa mạo, do đó, để hệ thống hóa một cách đầy đủ nhất, dưới đây học viên sẽ liệt kê và mô tả các tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch khu vực cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn theo nguồn gốc phát sinh.

3.1.1. Tài nguyên địa mạo nguồn gốc kiến tạo‌

Các bề mặt sườn vách đứt gãy kiến tạo tuyến tính kéo dài: được hình thành do hoạt động đứt gãy phá hủy kiến tạo xảy ra trong giai đoạn Neogen - Đệ tứ và qua thời gian bị trạm trổ biến đổi địa hình do các yếu tố ngoại sinh nhưng vẫn còn được lưu giữ được những đường nét kiến trúc hình thái cho đến tận ngày nay.

Về mặt khoa học, chúng phản ánh những chuyển động kiến tạo xảy ra trong quá khứ với phương chính ĐB-TN, đồng thời cũng là ranh giới phân chia hai hệ tầng là: Dưỡng Đông (D1-2dđ) và Bản Páp (D2bp) tại khu vực xã Bản Sen.

Về mặt cảnh quan, chúng là những bề mặt tuyến tính kéo dài trên dưới 5km với độ dốc sườn thường lớn, đặc biệt là trên nền đá vôi thì các bề mặt này lại càng được lưu giữ rõ nét hơn, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ, uy nghi tựa như những bức thành trường lũy bao lấy dải địa hình bên trong nó. Thực tế đối tượng địa mạo này khá phổ biến ở nhiều nơi và tính đại diện chưa phải quá cao, có chăng thì chỉ các sườn vách đứt gãy trên đá vôi mới toát hết vẻ hùng vĩ nguyên sơ của địa hình và mang lại giá trị cảnh quan to lớn.

Mang trong mình các giá trị về mặt khoa học cũng như cảnh quan đẹp mắt nhưng trên các bề mặt sườn vách đứt gãy này cũng như lân cận lại tương đối hạn chế dân cư sinh sống cũng như phát triển trồng trọt nông nghiệp do mức độ phân cắt địa hình mạnh, độ dốc lớn, cũng như thường xuyên xảy ra trượt lở đất trên các bề

mặt sườn này trong các đá lục nguyên. Nhưng cũng chính bởi vậy nên phần lớn các bề mặt này được bảo tồn tương đối tốt.

Khả năng “tiếp cận” đối tượng địa mạo này tận nơi theo nghĩa đen thì khá dễ dàng vì có đường lớn cắt qua nó. Tuy nhiên, tiếp cận trong ý nghĩa thưởng lãm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của các dải sườn vách đứt gãy này thì tương đối phức tạp vì cần phải có đủ khoảng cách để quan sát, mà để được như vậy thì chỉ có thể tận hưởng cảnh đẹp khi ở trên thuyền giữa biển khơi.

Ảnh 3 1 Sườn vách đứt gãy kiến tạo kéo dài như bước trường thành theo 1

Ảnh 3.1. Sườn vách đứt gãy kiến tạo kéo dài như bước trường thành theo phương cấu trúc trên khối đá vôi Bản Sen trên đảo Trà Bản khi quan sát trên biển (Ảnh: Trần Văn Hiến, 2017)

3.1.2. Tài nguyên địa mạo nguồn gốc bóc mòn xâm thực‌

Nhóm tài nguyên nguồn gốc bóc mòn xâm thực bao gồm các đối tượng: Phần sót bề mặt san bằng tuổi Pleistocen muộn; Bề mặt sườn tích tụ rửa trôi vật liệu, dốc <200; Bề mặt sườn bóc mòn vật liệu, dốc 20-300; Bề mặt sườn trọng lực trôi trượt, dốc >300; Bề mặt sườn thung lũng xâm thực hiện đại, dốc >150.

Phần sót bề mặt san bằng tuổi Pleistocen muộn: là những đỉnh, cụm đỉnh và bề mặt nằm ở độ cao phổ biến 300-400m. Trong khu vực không tồn tại các bề mặt với diện tích rộng mà chỉ còn lại tàn dư của chúng dưới dạng các đỉnh, cụm đỉnh liên kết dạng sống trâu. Bề mặt các phần sót này tương đối hẹp (rộng trên dưới 15m) và kéo tuyến tính chủ yếu theo phương ĐB-TN, một phần rất nhỏ theo

phương TB - ĐN.

Về mặt khoa học: đây là bằng chứng phản ánh sự hình thành và phát triển địa hình. Khởi nguyên từ một bề mặt san bằng được hình thành trong giai đoạn kiến tạo tương đối tĩnh với quá trình bóc mòn từ trên xuống và ngang từ 2 bên (trong đó bóc mòn từ trên xuống chiếm ưu thế hơn) thành tạo lên một bề mặt tương đối bằng và hơi gợn sóng trong khu vực ở độ cao 300-400m trong giai đoạn Pleistocen muộn [Đỗ Tuyết]. Sau đó, quá trình phát triển địa hình xảy ra mạnh mẽ với các hoạt động bóc mòn, xâm thực, địa hình lúc này bị phân cắt mạnh, bề mặt nguyên bản bị thu hẹp dần diện tích và chỉ tồn tại tàn dư của chúng là các mặt đỉnh và cụm đỉnh liên kết hay còn gọi đó là phần sót của một bề mặt san bằng cổ.

Về mặt cảnh quan: chúng thể hiện các đỉnh núi cao nhất trong vùng với hình dạng liên kết kiểu sống trâu kéo dài từ gần 1km cho đến hơn 3km. Từ đó, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, là nơi giao thoa giữa biển và trời, chúng có hình dáng tựa như những con rắn khổng lồ nổi mình lên trên mặt biển lớn. Trên thực tế, tuy trong lãnh thổ Việt Nam có nhiều những bề mặt san bằng dạng sống núi kéo dài như thế này nhưng ở đây lại nổi trên mặt biển, vì thế phần nào tính đại diện về mặt cảnh quan được ghi nhận ở đối tượng này, nhất là trong bối cảnh vịnh Hạ Long và Bái Tử Long gồm nhiều những đảo đá vôi thì không thể tạo ra cảnh quan mặt đỉnh như vậy giống như trên các đá lục nguyên được.

Ảnh 3 2 Phần sót bề mặt san bằng với đỉnh kiểu sống trâu kéo dài tựa như 2

Ảnh 3.2. Phần sót bề mặt san bằng với đỉnh kiểu sống trâu kéo dài tựa như con rắn khổng lồ trên mặt biển (Ảnh: Trần Văn Hiến, 2017)

Tuy vậy, về mặt kinh tế xã hội, bản thân chỉ là những phần sót của bề mặt san bằng cổ nên không có bề rộng lớn dẫn đến không phải điều kiện lý tưởng để tập trung dân cư cũng như phát triển nông nghiệp như ở Hà Giang, Sa Pa,… Về các truyền thuyết giai thoại văn hóa dân gian cũng không có gì nếu đem gắn với

dải đỉnh kéo dài này. Nhưng cũng chính vì như thế nên mức độ bảo tồn của chúng là rất tốt.

Cũng giống như các mặt sườn vách đứt gãy tuyến tính kéo dài; điều kiện tiếp cận chiêm ngưỡng cảnh quan của đối tượng địa mạo phần sót bề mặt san bằng này khá khó khăn vì cần phải quan sát từ xa. Do đó, chỉ có thể vãn cảnh trên thuyền hoặc trên các sườn hay đỉnh núi của các đảo lân cận (rất khó khăn).

Bề mặt các sườn bóc mòn theo 3 quá trình động lực khác nhau (tích tụ rửa trôi; bóc mòn vật liệu; trọng lực trôi trượt) được học viên gộp chung làm một gọi là các bề mặt sườn bóc mòn tổng hợp trên đá lục nguyên. Bản thân chúng được hình thành chủ yếu từ các quá trình bóc mòn tổng hợp vật liệu sườn trên lớp vỏ phong hóa tương đối dày và thành tạo nên những mặt sườn bóc mòn ở những hình thái khác nhau (khác biệt độ dốc) dẫn đến sự khác biệt các quá trình động lực.

Về mặt khoa học: giải thích cho quá trình phát triển địa hình gắn liền với sự chi phối của các yếu tố ngoại sinh chiếm vai trò chủ đạo trong khi các hình thái kiến trúc thì bị lu mờ. Dẫn chứng cho nó là các sườn bóc mòn phát triển trên lớp vỏ phong hóa tương đối dày và sự phân bố có tính quy luật với các mặt sườn dốc trọng lực thường tập trung phía trên cao và thoải dần xuống dưới chân phần sườn dưới thấp là các mặt sườn tích tụ rửa trôi vật liệu.

Về mặt cảnh quan: các bề mặt sườn bóc mòn có hướng sườn chủ yếu đổ về phía T-TB và Đ-ĐN (gần 60%) và khá đối xứng qua các sống phân thủy, nếu có sự đơn nghiêng hay lệch về một bên sườn thì quy mô cũng không đáng kể. Vì vậy, chúng tạo nên hình thù tam giác tựa như những mái nhà lợp âm dương nổi lên trên mặt biển (thể hiện rõ ở trên đảo Trà Bản). Tuy vậy, đây là cảnh quan thường gặp ở nhiều nơi nên tính đại diện là chưa cao.

Về mặt kinh tế xã hội: địa hình các bề mặt sườn bóc mòn này thường là nơi canh tác trồng trọt của người dân địa phương, đặc biệt ở phần sườn dưới thấp quá trình tích tự rửa trôi, dốc <200, tại những bề mặt sườn này thường được người dân phát triển rừng sản xuất, trồng hoa màu và đôi khi là nơi dân cư sinh sống; ngược lại các sườn núi cao thì hầu hết đều phát triển rừng tự nhiên. Dù là có sự can thiệp từ các hoạt động của con người nhưng chỉ ở phần sườn thấp và thoải, đa phần các bề mặt sườn núi trên cao vẫn phát triển rừng tự nhiên, mức độ bảo tồn có thể nói là khá tốt.

Điều kiện tiếp cận không quá khó khăn, để chiêm ngưỡng phong cảnh các mặt sườn bóc mòn tuy cũng cần khoảng cách không phải là quá xa. Có thể quan sát

cảnh đẹp trên các tuyến đường lớn, đường mòn lên núi và thậm chí ngay trên lưng chừng núi.

Ảnh 3 3 Cảnh quan bề mặt sườn bóc mòn tổng hợp trên các thành tạo lục 3

Ảnh 3.3. Cảnh quan bề mặt sườn bóc mòn tổng hợp trên các thành tạo lục nguyên (Ảnh: Đỗ Trung Hiếu, 2017)

Bề mặt sườn thung lũng xâm thực hiện đại, dốc >150: Các bề mặt sườn phát triển dọc theo các khe rãnh xói mòn và trong khu vực nghiên cứu hình thái của chúng thường ngắn và đơn đường.

Về mặt khoa học: trong khu vực nghiên cứu, chúng phản ánh quá trình phát triển địa hình sau giai đoạn vận động kiến tạo gần nhất, bằng chứng là các khe rãnh xâm thực này thường ngắn, đơn đường và có phương đa phần vuông góc với phương cấu trúc, cùng với nó hầu hết là các khe rãnh khô dòng tạm thời. Điều này chứng tỏ hệ thống khe rãnh xâm thực phát triển theo các khe nứt phát sinh sau khi diễn ra các chuyển động kiến tạo mà có thể dự đoán là các đứt gãy trượt bằng.

Về mặt cảnh quan: hầu hết trong số chúng có tính chất đơn đường, dòng chảy ngắn, chỉ một số ít đa nhánh và tạo nên các bồn thu nước nhỏ ở rìa ĐB và rìa Đông đảo Trà Bản với ống dẫn vật liệu phương ĐB-TN. Nhìn chung, các khe rãnh xâm thực không quy mô, đơn điệu nên chưa có sự đặc sắc nhất định, tính đại diện

51

cảnh quan đối tượng địa mạo này cũng không quá lớn.

Về kinh tế xã hội: do các khe rãnh nhỏ, đơn đường và quan trọng là các dòng khô (chỉ có nước vào mùa mưa) nên cư dân tập trung sinh sống quanh đó cũng không nhiều. Hơn nữa, quanh các sườn thung lũng xâm thực này thường xảy ra xói lở, sạt lở nên tiềm ẩn rủi ro lớn, mức độ an toàn không cao.

Điều kiện tiếp cận đối tượng này lại khá dễ dàng, có thể nhìn thấy chúng dọc trên các đường lớn, dưới các bề mặt tích tụ tập trung dân cư hay thậm chí có thể quan sát ngay trên các lưng chừng núi.

3.1.3. Tài nguyên địa mạo nguồn gốc karst‌

Nhóm tài nguyên địa mạo nguồn gốc karst bao gồm các đối tượng: các trũng, hố sụt karst; các đỉnh và sườn karst hòa tan rửa lũa; các đỉnh karst độc lập riêng biệt nổi trên mặt biển. Nhóm tài nguyên này phản ánh các quá trình địa mạo đặc thù hòa tan ăn mòn cũng như tạo ra những cảnh quan đặc trưng (cụm đỉnh-lũng) chỉ có trên đá vôi. Đồng thời, cũng là nơi ghi dấu, lưu giữ rõ nét các bằng chứng của các thời kỳ lịch sử. Do tính đặc thù cũng như điều kiện tiếp cận thực tế nên học viên gộp 3 đối tượng địa mạo trên thành một, gọi chung là địa hình karst.

Về mặt khoa học: thứ nhất, đặc điểm địa hình cụm đỉnh-lũng với các trũng hố sụt đơn độc và đáy đa phần nằm cao hơn mặt nước biển phản ánh quá trình phát triển địa hình karst trong giai đoạn kart trẻ. Thứ hai, về mặt cấu trúc địa chất, khối đá vôi hệ tầng Bản Páp (D2bp) nằm xen giữa các đá cát bột kết hệ tầng Dưỡng Đông (D1-2dđ) có thể phản ánh một cấu trúc nếp lõm cổ. Thứ ba, hệ thống các ngấn travectin trên các sườn vách đá vôi ở mức độ cao trên các mực nước biển phản ánh giai đoạn biển tiến, biển thoái đã từng diễn ra trong lịch sử, cùng với nó, hệ thống các hang động trên các mức độ cao cũng là một bằng chứng thuyết phục.

Về mặt cảnh quan: khối núi đá vôi với địa hình đỉnh-lũng điển hình với bề mặt đỉnh cao dạng răng cưa sắc nhon liên kết qua các mức yên ngưa nằm cao, bao phía dưới là các sườn vách dốc đứng cắm thẳng xuống mặt biển tạo nên vẻ đẹp kỳ vĩ và hiểm trở. Các đỉnh núi đá vôi trên cao cũng như các đỉnh nổi riêng biệt trên mặt biển tạo nên hình dáng đa dạng, điển hình là dạng nón, dạng cột tháp, dạng mái bằng, dạng chuông,… Ngoài ra, còn tạo nên những hình thù kỳ lạ, đặc sắc và rất thú vị, ở các sườn phía dưới tiếp giáp mặt biển, nhiều nơi tạo ngấn và địa hình dạng hàm ếch đặc trưng. Ngoài ra, hệ thống hang động có những cảnh quan kỳ thú, bí hiểm với hệ thống nhũ đá, măng đá, rèm đá, giường đá,… phát triển trong giai đoạn trẻ càng làm tăng thêm giá trị về vẻ đẹp cũng như đáp ứng nhu cầu phiêu lưu khám

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí