Đặc Điểm Địa Mạo Và Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Cụm Đảo Trà Bản - Quan Lạn‌‌‌

vận động tân kiến tạo và những điều kiện khí hậu hiện đại. Phương pháp này đồng thời giúp dự báo xu hướng phát triển của địa hình [5].

e. Phương phá p nghiên cứ u đia

mao

khu vưc

Đây là phương pháp nghiên cứu đặc điểm phân bố địa lý của các dạng địa hình và tổng thể của chúng trong lãnh thổ được nghiên cứu (trên cơ sở các tài liệu thực địa cũng như các nguồn thông tin khác có được) và giải thích quy luật phân bố của các dạng địa hình [5].

f. Phương phá p so sá nh hình thá i

Đây là một trong những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Địa mạo. Nó được ứng dụng để xác định các dạng địa hình được nghiên cứu bằng cách so sánh với các dạng địa hình tương tự đã được nghiên cứu chi tiết ở vùng khác, thậm chí còn được ứng dụng để xác định những nét giống nhau và khác nhau của địa hình cùng loại được thành tạo bởi quá trình nội sinh, ngoại sinh có tính chất khu vực [5].

1.3.3.2. Các phương pháp khác

+ Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu: Mục tiêu là hệ thống hóa các tài liệu, số liệu rời rạc sẵn có theo định hướng nghiên cứu, phân tích và đánh giá chúng.

+ Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra: Công tác thực địa được thực hiện để điều tra, thu thập thông tin, tài liệu liên quan tới khu vực nghiên cứu tại các cơ quan, ban ngành của các địa phương và trong thực tế, bổ sung những số liệu còn thiếu, đồng thời trực tiếp tìm hiểu về đặc điểm địa mạo khu vực nghiên cứu và nhận biết được sự phân hóa lãnh thổ về địa hình và cảnh quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

+ Phương pháp chuyên gia: tiếp cận, phỏng vấn lấy các ý kiến từ các chuyên gia về địa mạo, các nhà quản lý về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, du lịch,... Đây là một nguồn thông tin quan trọng trong việc đưa ra định hướng liên kết phát triển du lịch.

+ Phương pháp bản đồ: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu địa lý nói chung và cũng được áp dụng trong nghiên cứu này theo các hướng: sử dụng bản đồ để định vị nghiên cứu, khảo sát thực địa; nhận biết, phân tích địa hình và các đối tượng khác; biên tập và thể hiện các kết quả nghiên cứu trên bản đồ.

Đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 4

+ Phương pháp đánh giá di sản: mặc dù các khái niệm về tài nguyên địa mạo, di sản địa mạo mới được phát triển trong vài thập kỷ qua nhưng việc đánh giá chúng cũng đã được thực hiện trong nhiều lĩnh vực, trong đó việc đánh giá giá trị

của các di sản địa mạo cho việc đưa ra chiến lược bảo tồn phù hợp, quảng bá các di sản địa mạo để thúc đẩy hoạt động du lịch là quan trọng nhất. Để làm được điều này, cần phải phát triển các công cụ và phương pháp đánh giá. Việc đánh giá các di chỉ địa mạo có thể dựa trên phương pháp định tính hoặc định lượng, phương pháp đánh giá trực tiếp và gián tiếp (hoặc tham số) [15,16].

Phương pháp đánh giá định tính thường được tiến hành và chỉ đạo bởi các chuyên gia. Kết quả đánh giá mang nhiều tính chủ quan do những tiêu chí lựa chọn thường không được giải thích một cách rõ ràng và chủ yếu dựa trên chuyên môn của người thực hiện. Phương pháp này cho phép xác định và lựa chọn các di sản địa mạo trong phạm vi của một danh sách đề xuất trước đó.

Phương pháp đánh giá định lượng là phương pháp khách quan hơn do sử dụng một số tiêu chí để đánh giá, làm cho kết quả được rõ ràng và có thể nhân rộng. Mục đích của phương pháp này là định lượng hóa giá trị của các di sản địa mạo, vì thế cho phép so sánh giá trị của các di sản địa mạo với nhau và xếp hạng chúng.

Phương pháp đánh giá định lượng các di chỉ địa mạo đã được phát triển từ những năm 1990 và hiện được các nhà nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều [4,18,29], chứng minh cho sự phát triển của lĩnh vực này trong cộng đồng khoa học. Do bối cảnh địa mạo của từng quốc gia, từng khu vực cũng như mục đích đánh giá khác nhau nên khó tồn tại một chỉ dẫn chung cho việc đánh giá này mà mỗi nhóm nghiên cứu khác nhau lại có thể đưa ra những quy trình, tiêu chỉ lựa chọn khác nhau, tập trung vào từng đặc trưng riêng của các di chỉ địa mạo.

1.3.3. Quy trình nghiên cứ u‌

Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, học viên đã xây dựng quy trình

nghiên cứ u của luận văn như đươc hiện bao gồm 3 bước chính sau:

trình bày ở hình 1.1. Theo đó, quá trình thực

Bước 1: Tổng hơp

nguồn tài liêu

liên quan có trước, phân tích đia

hình kết hơp

thưc

đia

kiểm chứ ng để thành lâp

(biên tâp) bản đồ đia

mao

khu vưc

theo tỷ lệ

1:10000. Đánh giá chi tiết đăc

điểm đia

mao

khu vưc

nghiên cứ u theo các nguồn gốc,

phân tích các quá trình đia

mao

phổ biến, xác đinh sự xuất hiên

và́ c đô ̣ phân bô

các đối tươṇ g đia

mao

trong khu vưc̣ . Bướ c nghiên cứ u này đươc

tiến hành trong giai

đoan

nghiên cứ u tổng quan ban đầu và giai đoan

điều tra khảo sát thưc

đia.

Các phương pháp đươc sử dung trong bước 1 gồm có: phương pháp thu thập,

tổng hợp và phân tích tài liệu; phương pháp khảo sát thực địa, điều tra; phương

pháp trắc lương hình thái; phương pháp phân tích các chu trình đia

mao; phương

pháp đia

mao

đôṇ g lưc; phương pháp nghiên cứ u đia

mao

khu vưc; và phương pháp

bản đồ.

Bước 2: Khái quát đặc điểm chung về nguồn tài nguyên địa mạo khu vực, sau đó nghiên cứu thành lập hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng du lich cho

nhân tố đia

mao. Bước thứ hai đươc

tiến hành chủ yếu trên văn phòng giai đoan

sau

điều tra khảo sát thưc

đia.

Các phương pháp đươc sử dung trong bước này là: phương pháp GIS;

phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu; phương pháp viễn thám; phương pháp so sánh hình thái; phương pháp chuyên gia.

Bước 3: Tích hợp đánh giá đa tiêu chí trên từ ng đối tươn

g tài nguyên đia

mao. Các bản đồ phân cấp đươc tính toán đinh lương trên cơ sở tổng hợp điểm số

của đánh giá các tiêu chí dưa

trên GIS và cho ra các khoảng giá tri ̣ứ ng với các mứ c

đô ̣ từ nhỏ đến lớn (thấp đến cao). Từ đó, bản phân cấp mứ c đô ̣ tiềm năng du lich

cum

đảo Trà Bản - Quan Lan

với khoanh vi các vùng tiềm năng phát triển du lịch sẽ

ứng theo tổng điểm số trên các đối tượng địa mạo (giá trị càng cao thì có tiềm năng

càng lớn). Sau cùng, có thể đưa ra các nhân

đinh đăc

thù tài nguyên đia

mao

vùng

nghiên cứ u. Bước cuối cùng này đươc

thưc

hiên

trên văn phòng trong giai đoan

cuối

cùng của đề tài, hoàn thiên sản phẩm nghiên cứ u (bao gồm các bản đồ, sơ đồ, tài

liêu

báo cáo,…).

Các phương pháp đươc


̉ dung trong bước này bao gồm: phương pháp GIS;

phương pháp chuyên gia, phương pháp đánh giá di sản (đánh giá đa chỉ tiêu) và phương pháp bản đồ.


Đối tượng địa mạo A

Đối tượng địa mạo B

Đối tượng địa mạo C

Chỉ tiêu 1

Chỉ tiêu 4

Hệ

thống hóa các

chỉ

Nghiên cứu địa mạo

Điểm số đánh giá tổng hợp cho các đối tượng địa mạo

Bản đồ phân cấp tiềm năng phát triển du lịch

Tổ chức không gian phát triển du lịch khu vực

Chỉ tiêu 2

Chỉ tiêu 3


Hình 1.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở CỤM ĐẢO TRÀ BẢN - QUAN LẠN‌‌‌

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển địa hình khu vực‌

2.1.1. Điều kiện tự nhiên‌

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, được hợp thành từ quần đảo Cái Bầu và quần đảo Vân Hải hay còn gọi là vùng Vịnh Bái Tử Long. Phía Bắc giáp với vùng biển thuộc hai huyện Tiên Yên và Hải Hà. Phía Tây giáp thành phố Cẩm Phả, ngăn cách nhau bởi lạch biển Cửa Ông và sông Voi Lớn. Phía Đông giáp với vùng biển thuộc huyện Cô Tô và phía Nam giáp với vịnh Hạ Long, vùng biển Cát Bà - Hải Phòng. Huyện Vân Đồn nằm trong khung tọa độ địa lý: 200 40’ - 210 16’ vĩ độ Bắc, 107015’ - 108000’ kinh độ Đông.

Khu vực nghiên cứu là cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, 2 trong số những đảo lớn của Vịnh Bãi Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Trà Bản là đảo lớn nhất trong hàng trăm hòn đảo trong Vịnh Bái Tử Long thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (diện tích khoảng 76,37 km2). Đảo Trà Bản ở vị trí tiền tiêu và che chắn cho thương cảng Vân Đồn, cảng lớn nhất Đại Việt thời nhà Trần. Tàu buôn của người phương Bắc hay Cao Ly muốn vào Vân Đồn bắt buộc phải đi ngang qua Trà Bản. Vì đảo có đất, có nước ngọt nên từ lâu đã có dân cư sinh sống.

Đảo Quan Lạn thuộc cụm đảo vịnh Bái Tử Long, có tọa độ địa lý 20053’04’’ vĩ độ bắc, 107030’42’’ kinh độ đông. Đảo gồm hai xã Quan Lạn, Minh Châu với 5 thôn và một phần diện tích đảo thuộc địa phận vườn quốc gia Bái Tử Long. Đảo có diện tích 15,74 km2, cách trung tâm huyện Vân Đồn khoảng 40km về phía đông nam. Đảo có vị trí quan trọng về mặt an ninh - quốc phòng và phát triển kinh tế biển. Đảo như một vòng cung ôm lấy rìa phía đông của vịnh Bái Tử Long, đây là tuyến đảo phía ngoài cùng của vịnh Bắc Bộ. Chính điều này khiến đảo Quan Lạn trở thành bức bình phong vững vàng ngăn sóng biển, che chắn cho Vân Đồn, giúp Vân Đồn trở thành nơi neo đậu tàu thuyền thuận tiện và an toàn.

2.1.1.2. Thành tạo địa chất

So với các đảo khác thuộc khu vực Vịnh Hạ Long và Vịnh Bãi Tử Long, các thành tạo địa chất cấu tạo nên các đảo Trà Bản và Quan Lạn khá đa dạng có tuổi từ cổ sinh đến hiện đại. Đá có tuổi cổ nhất là trầm tích có tuổi Devon hạ thuộc loạt Sông Cầu (D1sc) gồm cuội kết, sạn kết, cát kết dạng quarzit, bột kết, đá phiến sét,

đá phiến silic, sét vôi, đá vôi màu đỏ, xám nâu, phân bố ở phía đông đảo Trà Bản và phía đông bắc đảo Quan Lạn. Tiếp đến là các đá Devon hạ-trung hệ tầng Dưỡng Động (D1-2) gồm cát kết thạch anh dạng quarzit, bột kết, đá phiến sét, sét vôi phân bố rộng rãi nhất ở đảo Trà Bản và phần diện tích phía nam đảo Quan Lạn. Thành tạo Devon trung hệ tầng Bản Páp (D2bp) là đá vôi phân lớp mỏng đến dày, màu xám sẫm, xen silic, silic vôi, đá vôi sét phân bố ở phần trung tâm phía tây đảo Trà Bản.

Các thành tạo địa chất Đệ tứ nguồn gốc biển tuổi Holocen muộn chủ yếu phân bố ở phần rìa quanh các đảo. Đó là các bãi biển hiện đại cấu tạo bởi cát ở đảo Quan Lạn; các bãi biển và bãi triều rừng ngập mặn ở quanh đảo Trà Bản. Ngoài ra, ở phần trũng trung tâm phía nam đảo có diện phân bố đáng kể các thành tạo trầm tích Đệ tứ có nguồn gốc hỗn hợp sông, sườn tích, lũ tích hiện đang được người dân sử dụng trồng lúa, hoa mầu và sinh sống.

2.1.1.2. Địa hình

Hình thái chủ yếu của địa hình huyện Vân Đồn là đồi núi thấp và đảo đá với diện tích khoảng 41.530 ha, chiếm 70% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Một phần nhỏ diện tích là đồng bằng ven biển, chiếm 1,5% tổng diện tích đất toàn huyện. Như vậy, địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích trên các xã đảo và ven bờ, địa hình đồng bằng chỉ là những dải nhỏ hẹp ven bờ biển trải dài từ bến phà Tài Xá tới xã Hạ Long.

Địa hình đáy biển tương đối đơn giản và bằng phẳng. Khu vực đáy biển giữa đảo Ba Mùn và đảo Cái Bầu do quá trình mài mòn, tích tụ xảy ra làm cho bề mặt có độ bằng phẳng nhất định. Vật liệu tích tụ chủ yếu là cát bột, sỏi sạn và một phần vụn vỏ sinh vật. Một số vùng nước sâu, cửa biển đáy tồn tại các rạn đá.

Do địa hình là quần đảo chủ yếu là các đảo nhỏ, nhiều đảo là núi đá vôi, nên trong toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện, diện tích đất không lớn, chủ yếu là diện tích mặt biển, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Trên các đảo không có sông ngòi lớn, chỉ có vài con suối trên những đảo lớn. Người dân địa phương thường gọi các eo biển giữa các đảo với nhau và với đất liền là sông như: sông Voi Lớn nằm giữa đảo Cái Bầu với đất liền, sông Mang ở đảo Quan Lạn. Trên địa bàn huyện có hai hồ nhỏ là hồ Vồng Tre và hồ Mắt Rồng.

Huyện đảo Vân Ðồn, ôm trọn vịnh Bái Tử Long, có nhiều đảo đá vôi và những hang động đẹp, nối liền với vịnh Hạ Long - di sản thiên nhiên thế giới. Các xã đảo tuyến ngoài giáp vịnh Hạ Long (tuyến đảo Vân Hải) có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều hải sản, khí hậu trong lành và những di tích lịch sử văn hóa, có nhiều tiềm

năng để phát triển kinh tế du lịch.

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Huyện Vân Đồn thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa hè nóng và ẩm, mùa đông khô và lạnh. Tuy nhiên, do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, chịu ảnh hưởng và tác động của biển, tạo cho khu vực có những đặc trưng khí hậu riêng, những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp miền núi, ven biển. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy Văn Quảng Ninh, Vân Đồn có đặc trưng thời tiết khí hậu như sau:

Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ trung bình năm là 230C. Nhiệt độ cao nhất trong năm thường vào tháng 6 và tháng 7, dao động từ 26-300C và nhiệt độ thấp nhất trong tháng 1, trung bình khoảng từ 14-180C.

Biến trình của nhiệt độ trong năm ở khu vực huyện Vân Đồn thể hiện khá rõ. Nhiệt độ bắt đầu tăng từ cuối mùa đông, qua mùa xuân cho đến đầu mùa hè và bắt đầu giảm từ cuối mùa hè qua mùa thu cho đến mùa đông. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng liền kề thường không quá 40C.

Chế độ mưa

Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa hè với lượng mưa tháng trên 200mm. Tháng có mưa nhiều nhất là tháng 7 và tháng 8. Mùa đông, tháng mưa ít nhất vào tháng 12 và tháng 1, tháng 2 năm sau.

Lượng mưa trung bình của một ngày mưa tính cho cả năm dao động từ 14 ÷ 20mm, mùa hè thu 16 ÷ 25 mm, mùa đông 4 ÷ 8 mm. Lượng mưa lớn nhất của một ngày có thể đạt 350 ÷ 450 mm, chỉ xảy ra trong những ngày chịu ảnh hưởng của áp thấp, bão, dải hội tụ nhiệt đới...

Lượng mưa hàng năm lớn gây ngọt hóa nhanh và đột ngột. Đây là một trong những khó khăn ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản ven bờ tại huyện Vân Đồn, đặc biệt là các vùng nuôi trong đê.

2.1.1.4. Chế độ thủy văn, hải văn Thủy văn

Huyện đảo Vân Đồn có địa hình đảo hẹp, núi đồi dốc, có ít sông suối, chỉ có một con sông Voi Lớn (chiều dài 18km) chảy qua địa phận các xã: Đài Xuyên, Bình Dân, Đoàn Kết, Đông Xá, rồi đổ ra biển qua ba con suối có độ dài từ 10 ÷ 25 km, thường cạn vào mùa khô. Dòng chảy của sông suối huyện Vân Đồn chia thành hai

mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Lượng nước mưa chiếm tới 75 ÷ 85% tổng lượng nước cả năm.

Phân bố của mạng lưới sông suối ít và phân bố rải rác, dòng chảy nhỏ đã gây những khó khăn lớn về cung cấp nguồn nước ngọt, trong đó có nước ngọt điều tiết cho các vùng nuôi trồng thủy sản.

Hải văn

Khu vực huyện Vân Đồn có chế độ nhật triều thuần nhất, trong một ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Các đỉnh triều (nước lớn) thường cách nhau 25 giờ. Số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống chiếm 85 ÷ 95% (tức trên 25 ngày) trong tháng. Khu vực huyện Vân Đồn có biên độ thủy triều vào loại lớn nhất nước ta, khoảng 3,5 ÷ 4,0 m.

Đặc trưng thủy triều tại Vân Đồn đưa đến một số thuận lợi cũng như khó khăn cho nuôi trồng thủy sản. Về thuận lợi, do biên độ thủy triều cao, mức độ trao đổi nước tốt, rất thuận tiện cho việc lấy nước vào và xả nước ra của các đầm nuôi. Về khó khăn, các đầm nuôi phải có đê bao hoặc bờ đầm cao, chắc chắn để không bị ảnh hưởng thụ động của nước biển xâm nhập từ ngoài vào.

Sóng biển ở Vân Đồn có cấp độ không cao như ở ngoài khơi do có rất nhiều hòn đảo như bức rào chắn không cho sóng phát triển. Sóng cao nhất chỉ xuất hiện ở hướng nam và tây nam với tần suất nhỏ. Sóng ở đây chủ yếu là sóng gió (sóng do gió). Địa hình đáy biển không sâu và đà gió không mạnh làm cho sóng không thể phát triển mạnh được, kể cả khi có các biến động thời tiết mạnh như bão. Đặc điểm sóng biển ở Vân Đồn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản bằng hình thức lồng bè trên biển.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội‌

2.1.2.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản cho tới nay vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của huyện, đặc biệt là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Vì vậy, ngành thủy sản đã khẳng định được vị trí mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của huyện và là một nguồn lực hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế du lịch, thương mại. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển CNH - HĐH, tỷ trọng giá trị sản xuất của nông - lâm - thủy sản trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện giảm theo thời gian. Năm 2018, tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp đã giảm xuống còn 30,63% so với năm 2010 là 44%. Đời sống của nhân dân dần được nâng cao; nhiều hộ đã thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023