Đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Vịnh Bái Tử Long nằm trong vịnh Bắc Bộ, bao gồm một vùng biển của thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện đảo Vân Đồn. Nằm bên cạnh và mang các giá trị tương đồng như Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Trong khi Vịnh Hạ Long là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực, các hoạt động phát triển du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên tại Vịnh Bái Tử Long cho đến nay còn rất hạn chế.

Theo quy hoạch du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 thì Bái Tử Long được xác định là vùng trọng điểm để phát triển du lịch biển đảo chất lượng cao gắn với tài nguyên thiên nhiên ở khu vực này. Năm 2016, Quốc hội đã đồng ý để tỉnh Quảng Ninh nghiên cứu xây dựng Vân Đồn - nơi có vịnh Bái Tử Long - là đặc khu kinh tế trong đó định hướng phát triển du lịch gắn với tài nguyên thiên nhiên biển đảo và phát triển kèm theo là các loại hình casino, sân bay và trung tâm phức hợp du lịch - dịch vụ.

Đảo Trà Bản và Quan Lạn là hai đảo có diện tích lớn nằm trong vịnh Bái Tử Long, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ có đảo Quan Lạn với lợi thế là các bãi cát tự nhiên rất đẹp nên thường thu hút được một lượng du khách vừa phải đến tham quan vào mùa hè. Trong khi đó, Trà Bản là hòn đảo lớn nhất trên vịnh Bái Tử Long, cũng có rất nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhưng hầu như chưa có bóng dáng của du khách đến nơi đây. Các công trình nghiên cứu ở khu vực này hầu hết chỉ tập trung nghiên cứu về lĩnh vực thủy sản, môi trường, đặc điểm địa hình… Các nghiên cứu để định hướng cho phát triển du lịch thường chỉ được đề cập trong các quy hoạch du lịch của cả khu vực chứ chưa có nghiên cứu nào định hướng phát triển du lịch một cách cụ thể cho cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn.

Có thể nói, nếu đem so sánh với các đảo thuộc vịnh Hạ Long, cảnh quan địa hình các đảo trong vịnh Bái Tử Long mang những nét độc đáo đặc thù riêng biệt. Đặc biệt trong cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, nét đặc thù càng được thể hiện rõ ràng bởi tính đa dạng, qua sự dung hợp, tổng hòa của địa hình karst cùng với các đảo núi trên đá trầm tích. Đó vừa là vẻ đẹp hùng vĩ uy nghi của những khối đá vôi lớn vách dốc tựa như bức trường thành, nhưng cũng đồng thời là sự mềm mại của các dải núi lục nguyên, sự yên bình của những dải cát trắng hiền hòa bên làn nước biển xanh dịu dàng thơ mộng - thứ mà ít tìm thấy ở các đảo trong vịnh Hạ Long. Từ những đặc thù cảnh quan địa hình như vậy, có thể thấy rằng tiềm năng phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn là rất có triển vọng.

Để góp phần đưa ngành du lịch của huyện Vân Đồn nói chung và cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn nói riêng phát triển mạnh mẽ, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có thì cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về các dạng tài nguyên thiên nhiên trong đó đặc biệt phải nói tới dạng tài nguyên quan trọng là tài nguyên địa mạo. Đây cũng là lý do học viên lựa chọn đề tài “Đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu

Làm sáng tỏ đặc điểm địa hình, sự phân hóa, tính đặc thù của tài nguyên địa mạo cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, trên cơ sở đó đề xuất định hướng cho phát triển du lịch ở cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn.

3. Phạm vi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

- Phạm vi không gian: cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh (Hình 1)

- Phạm vi khoa học: đánh giá tài nguyên địa mạo cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

4. Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về nghiên cứu tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch;

- Phân tích đặc điểm địa mạo và làm rõ tính đặc thù về tài nguyên địa mạo của cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn;

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn;

- Định hướng phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn trên cơ sở nguồn tài nguyên địa mạo.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thu thập, phân tích, đánh giá và tổng quan các tài liệu đã được công bố liên quan đến nội dung của đề tài;

- Khảo sát thực địa;

- Xây dựng các bản đồ chuyên ngành như bản đồ địa mạo, bản đồ định hướng tổ chức không gian du lịch;

- Hoàn thiện báo cáo.

Hình 1 Khu vực nghiên cứu phía trong đường màu đỏ trên ảnh vệ tinh 6 Cấu 1

Hình 1: Khu vực nghiên cứu (phía trong đường màu đỏ) trên ảnh vệ tinh


6. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Đặc điểm địa mạo và hiện trạng phát triển du lịch ở cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn

Chương 3: Đánh giá tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


1.1. Cơ sở lý luận nghiên cứu tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch‌

1.1.1. Khái niệm chung về du lịch‌

1.1.1.1. Khái niệm về du lịch

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…

Tại hội nghị Liên hiệp quốc về du lịch họp tại Rome - Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc: Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2017): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [11]. Theo Hiệp hội Quốc tế các tổ chức du lịch chính thức IUOTO (International Union Of Official Travel Organizations), “Du lịch là một hoạt động có tính thường xuyên hay bất thường của một cá nhân hay một nhóm tạm thời rời xứ sở đang cư trú bằng một phương tiện ôn hòa để đến một vùng hoặc một quốc gia khác nhằm mục đích thăm viếng, giải trí, tìm hiểu, nghỉ ngơi... và sẽ hồi cư sau một thời gian dự định”.

Nhìn chung, có khá nhiều khái niệm về du lịch, nhưng cho đến nay khái niệm được xem là đầy đủ nhất là khái niệm của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú của cá thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với khoảng thời gian không quá một năm với mục đích hòa bình, nơi đến cư trú không phải là nơi đến làm việc.”

Như vậy, du lịch còn được hiểu là một hoạt động văn hóa xã hội và kinh tế phát triển, là ngành thu hút ngoại tệ mạnh không xuất khẩu. Du lịch là một hoạt động văn hóa cao cấp, có mối quan hệ với nền kinh tế, văn hóa, xã hội và mang tính phong phú trong quá trình quốc tế hóa du lịch và phân công hợp tác quốc tế trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay vì du lịch không chỉ giải trí thưởng ngoạn mà còn tìm hiểu, học tập, nghiên cứu, trao đổi, hợp tác khi thực hiện tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, nền văn hóa địa phương.

Theo Phạm Trung Lương (2004): “Loại hình du lịch là các hình thức du lịch được tổ chức nhằm thỏa mãn mục đích đi du lịch của khách du lịch” [12]. Có nhiều cách để phân loại các loại hình du lịch như: theo môi trường tài nguyên (du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên (du lịch sinh thái/ du lịch xanh), trong du lịch thiên nhiên có thể bao gồm du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn), theo mục đích chuyến đi (du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dưỡng du lịch khám phá, du lịch thể thao, du lịch xã hội, du lịch tôn giáo, du lịch hội nghị,...), phân loại theo lãnh thổ hoạt động (du lịch quốc tế, du lịch nội địa, du lịch quốc gia; phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: du lịch miền biển, du lịch miền núi, du lịch đô thị, du lịch thôn quê,...).

Ngoài ra, còn có nhiều cách phân loại khác như phân loại theo phương tiện giao thông (du lịch xe đạp, du lịch ô tô, du lịch bằng tàu hỏa, du lịch máy bay); phân loại theo loại hình lưu trú (khách sạn, nhà trọ, cắm trại, nhà gỗ ven biển, làng du lịch); phân loại theo lứa tuổi du khách; phân loại theo độ dài chuyến đi (du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày); phân loại theo hình thức tổ chức (du lịch cá thể, du lịch gia đình); phân loại theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói, du lịch từng phần).

1.1.1.2. Tài nguyên cho phát triển du lịch

Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2017, tài nguyên du lịch được định nghĩa là Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa. [11]. Như vậy, tài nguyên du lịch, hay hiểu đúng là tài nguyên cho phát triển du lịch, là một dạng trong toàn bộ tài nguyên được con người

9

sử dụng. Đã có nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về tài nguyên du lịch. Theo Pirôginoic (1985): “Tài nguyên du lịch là các thành phần và thể cảnh quan tự nhiên và nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch, thoả mãn nhu cầu về chữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi hay tham quan, du lịch” [17].

Tài nguyên du lịch vốn rất phong phú và đa dạng song có thể phân chia thành hai loại là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch [11]. Về tài nguyên du lịch tự nhiên, chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch mới được xem là tài nguyên du lịch tự nhiên. Các tài nguyên du lịch tự nhiên luôn luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện lịch sử - văn hoá, kinh tế - xã hội ở xung quanh và chúng thường được khai thác đồng thời với các tài nguyên du lịch nhân văn. Khi tìm hiểu, nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên người ta thường nghiên cứu chúng dưới các dạng chính là nghiên cứu từng thành phần của tự nhiên, nghiêu cứu các thể tổng hợp tự nhiên và nghiên cứu các hiện tượng đặc sắc của tự nhiên. Một trong những loại tài nguyên đặc sắc được khai thác cho mục đích phát triển du lịch chính là các di sản thiên nhiên.

Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người sáng tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hoá. Như vậy, tài nguyên du lịch nhân văn cũng được hiểu là những tài nguyên du lịch văn hoá. Tuy nhiên, không phải sản phẩm văn hoá nào cũng đều là những tài nguyên du lịch nhân văn. Chỉ những sản phẩm văn hoá nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Hay nói cách khác, những tài nguyên du lịch nhân văn cũng chính là những giá trị văn hoá tham gia vào hoạt động du lịch. Theo Luật du lịch 2017, tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

Ngày 16/11/1972, Đại hội đồng khoá 17 của tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa liên hiệp quốc (UNESCO) đã đưa ra Công ước quốc tế về bảo tồn di sản văn hoá và thiên nhiên và trên cơ sở đó đã thành lập Ủy ban di sản thế giới trong đó

10

Việt Nam đã tham gia ký công ước này và thành lập Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia, những nước tham gia công ước này phải có nghĩa vụ bảo vệ các di sản. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với việc bảo tồn các di sản văn hoá truyền thống dân tộc, mà còn thực hiện nghĩa vụ của mình đối với công ước quốc tế. Chính vì vậy, các di sản thiên nhiên cũng như các di sản thế giới nói chung (bao gồm các di sản thiên nhiên và di sản văn hoá thế giới hoặc di sản hỗn hợp tự nhiên và văn hoá) có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế [28].

1.1.2. Tài nguyên địa mạo‌

1.1.2.1. Khái niệm

Địa hình mặt đất là nơi con người tồn tại, phát triển, nơi xảy ra hầu hết các hoạt động của xã hội loài người. Một trong những tác giả đầu tiên đưa ra thuật ngữ về tài nguyên địa mạo là M. Panizza (1996) [15].

Theo Panizza, địa hình và các quá trình địa mạo được đánh giá là tài nguyên thông qua 4 chỉ tiêu: khoa học, văn hóa, kinh tế-xã hội và phong cảnh. Trong đó, chỉ tiêu khoa học phải đảm bảo được 4 đặc trưng là: một là mô hình tiến hóa địa mạo; hai là một thực thể được sử dụng cho các mục đích giáo dục và đào tạo; ba là một ví dụ về cổ địa mạo và bốn là trụ cột của hệ sinh thái [15].

Theo Panizza, để ứng dụng tốt cho các vấn đề môi trường thì địa mạo được chia thành 2 hướng: tài nguyên địa mạo và tai biến địa mạo [15].

“Tài nguyên địa mạo bao gồm các nguyên liệu thô (liên quan tới các quá trình địa mạo) và địa hình - cả hai loại có ích cho con người và có thể trở nên có ích phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế xã hội và công nghệ”. Chẳng hạn, một bãi biển có thể thu được giá trị và được xem là tài nguyên địa mạo khi được sử dụng cho các khu nghỉ dưỡng ven biển [15,16].

Cũng theo tác giả trên, địa hình và các quá trình địa mạo đều được coi là tài sản nếu chúng có giá trị. Từ những giá trị này, nếu được sử dụng thì chúng sẽ trở thành tài nguyên thiên nhiên. Các thuộc tính mà có thể cho giá trị đối với tài sản, rồi trở thành tài nguyên địa mạo bao gồm: khoa học, văn hóa, kinh tế - xã hội và phong cảnh.

Như vâỵ , tài nguyên địa mạo vừa được sử dụng trực tiếp vừa được sử dụng gián tiếp trong các hoạt động của con người. Giá trị phục vụ trực tiếp cho nhu cầu con người có thể là: phục vụ thưởng ngoạn (các thắng cảnh, kỳ quan); phục vụ các nhu cầu về văn hóa, tâm linh; phục vụ thể thao - du lịch; phục vụ an ninh quốc phòng; hoặc phục vụ trực tiếp các ngành kinh tế như giao thông, thủy lợi, thủy điện, nông lâm ngư,... Địa hình còn có giá trị phục vụ gián tiếp cho nhiều nhu cầu khác

nhau của con người, thường là thông qua kinh nghiệm sống và đấu tranh với thiên nhiên mà có, như các nhu cầu có liên quan đến “phong thủy”, đến việc tìm kiếm khoáng sản có ích, nước ngọt, xây dựng công trình, phòng chống thiên tai,... Các quá trình địa mạo có thể trực tiếp tạo ra các tài nguyên như sa khoáng, quặng trong vỏ phong hóa, các vật liệu xây dựng,…[1].

Ngoài ra một số học giả trên thế giới còn đề cập đến một thuật ngữ nữa là “tài sản địa mạo”. M. Panizza (1996) [15] cho rằng cả phần địa hình và vật liệu, khi có giá trị chúng sẽ được coi là tài sản địa mạo; các tài sản này khi được con người khai thác và sử dụng sẽ trở thành tài nguyên địa mạo thực sự. Như vậy, tài sản địa mạo được hiểu chính là tài nguyên địa mạo ở dạng tiềm năng. C. Giusti (2000) lại coi tài sản địa mạo là một trong ba yếu tố thuộc về hợp phần địa mạo của môi trường (tài nguyên địa mạo, quá trình địa mạo và tài sản địa mạo) [6].

1.1.2.2. Phân loại tài nguyên địa mạo

Phân loại theo nguồn gốc phát sinh: Tài nguyên địa mạo gắn liền với quá trình địa mạo, do vậy việc phân loại tài nguyên địa mạo theo nguồn gốc phát sinh sẽ là đầy đủ và khoa học nhất. Theo nguồn gốc phát sinh, tài nguyên địa mạo được phân thành hai nhóm lớn là tài nguyên địa mạo được thành tạo do quá trình nội sinh và tài nguyên địa mạo được thành tạo do quá trình ngoại sinh: i) Tài nguyên địa mạo thành tạo do quá trình nội sinh gồm các dạng địa hình và vật liệu được hình thành do các hoạt động núi lửa, phun trào basalt, hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, hoạt động nâng khối tảng, uốn nếp,… ii) Tài nguyên địa mạo thành tạo do quá trình ngoại sinh gồm các dạng địa hình và vật liệu được hình thành do quá trình bóc mòn, hoạt động xâm thực sâu của sông, quá trình karst, băng hà, biển, gió,…

Phân loại theo đặc điểm sử dụng: Tùy theo đặc điểm sử dụng, tài nguyên địa mạo có thể được phân chia thành tài nguyên tiêu thụ được và tài nguyên không tiêu thụ được: i) Tài nguyên tiêu thụ được là những vật liệu thành tạo do quá trình địa mạo, bao gồm các trầm tích như cát, sạn, sỏi, sét, bột… Con người có thể khai thác, sử dụng nguồn vật liệu này một cách rộng rãi (làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất, v.v…). Giá trị của chúng có thể dễ dàng lượng hóa trên thị trường; ii) Tài nguyên không tiêu thụ được là các dạng địa hình, ví dụ như những địa điểm kỳ thú đối với khoa học địa mạo, những đơn vị địa hình có giá trị cao về mặt tự nhiên hoặc sản xuất, những cảnh quan để chiêm ngưỡng, v.v… Chúng có vai trò hỗ trợ các hoạt động hay là cơ sở hạ tầng cho phát triển các dịch vụ của con người. Đối với loại tài nguyên này, con người chỉ quan sát, tiếp xúc và có thể gây tác hại đến chúng. Giá trị của chúng không thể tính toán một cách rõ ràng mà được đánh giá thông qua các

Xem tất cả 86 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí