Những Yêu Cầu Cơ Bản Để Phát Triển Du Lịch Sinh Thái 19976

- Đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn: đây là đặc trưng khác biệt nổi bật của du lịch sinh thái so với các loại hình du lịch khác vì nó được phát triển trong những môi trường có những hấp dẫn ưu thế. Vì thế, trong hoạt động du lịch sinh thái, hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải được duy trì và quản lí cho sự bền vững của cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch. Điều này được thể hiện ở quy mô nhóm khách thăm quan, yêu cầu sử dụng các phương tiện dịch vụ và tiện nghi của khách thường thấp hơn các yêu cầu về việc đảm bảo kinh nghiệm du lịch có chất lượng.

- Có giáo dục môi trường: đặc điểm có giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái là một yếu tố cơ bản, có tác dụng trong việc làm thay đổi thái độ của khách, cộng đồng và chính ngành du lịch. Đây có thể coi là một trong những công cụ hữu hiệu cho các khu tự nhiên.

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích du lịch: du lịch sinh thái cải thiện lợi ích tăng thêm thu nhập cho cộng đồng địa phương trên cơ sở cung cấp các kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có khả năng tham gia vào việc quản lí, vận hành dịch vụ du lịch du lịch sinh thái. Đó cũng là cách người dân có thể trở thành người bảo tồn tích cực.

- Cung cấp các kinh nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách: thỏa mãn những mong muốn của du khách là sự nâng cao hiểu biết và những kinh nghiệm du lịch lí thú là sự tồn tại sống còn và lâu dài của ngành du lịch sinh thái.

1.1.4. Các nguyên tắc của du lịch sinh thái


Du lịch sinh thái được phát triển trên cơ sở những nguyên tắc hướng tới phát triển bền vững. Các nguyên tắc được đảm bảo trong du lịch sinh thái là các nguyên tắc không chỉ cho các nhà qui hoạch, nhà quản lí, nhà điều hành mà còn cho cả những hướng dẫn viên du lịch mà Cochrane (1996) đã tổng kết như sau:

- Sử dụng thận trọng nguồn tài nguyên, kích thích sự bảo tồn và giảm thiểu các nguồn rác thải rắn.

- Phát triển ở mức độ nhỏ và hợp lí nhất với các ngành kinh tế khác hoặc với các chiến lược sử dụng lãnh thổ.

- Tạo nên những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương, những người nên được quyền làm chủ trong sự phát triển và trong hoạch định.

- Các chiến dịch thị trường cần tôn trọng môi trường, du lịch không nên làm xói mòn nền văn hóa và xã hội địa phương.

- Có khả năng hấp dẫn số lượng khách du lịch ngày càng tăng và thường xuyên đáp ứng cho du khách những kinh nghiệm du lịch lí thú.

- Khách du lịch cần được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khu vực đến thăm, đảm bảo tính giáo dục cao.

1.1.5. Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái


a) Yêu cầu đầu tiên: cần thiết để có thể tổ chức du lịch sinh thái là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao.

b) Yêu cầu thứ hai: liên quan đến nguyên tắc của du lịch sinh thái, thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, thì người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các điều kiện sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương.

- Phải có được người điều hành có nguyên tắc, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lí các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương với mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với du khách.

c) Yêu cầu thứ ba: nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du lịch sinh thái thì du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các qui định về sức chứa, được hiểu từ 4 khía cạnh: vật lí, sinh học, tâm lí học và xã hội.

d) Yêu cầu thứ bốn: thỏa mãn nhu cầu, nâng cao hiểu biết của khách du lịch. Đây cũng là yêu cầu cần thiết và lâu dài của ngành du lịch sinh thái.

1.1.6. Quan hệ du lịch sinh thái với cộng đồng địa phương

Trước khi hoạt động du lịch, cộng đồng địa phương đã gắn bó với mảnh đất mà họ sinh sống, đồng thời chính họ có xu hướng bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hóa tại đây. Những yếu tố thu hút sự quan tâm của khách du lịch với cộng đồng địa phương rất đa dạng như: các yếu tố văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc, văn hóa nghệ

thuật, tập quán sản xuất, các món ăn địa phương..., khi đó khách du lịch đến thăm cộng đồng địa phương lại cung cấp các dịch vụ như: chỗ nghỉ ngơi và các dịch vụ khác...Sự kết hợp du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng địa phương đã tạo điều kiện hình thành một loại hình du lịch mới là du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Mối quan hệ giữa người làm du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương không phải là mối quan hệ duy nhất, mà còn có mối quan hệ khác: cộng đồng địa phương và nhà quản lý, cộng đồng địa phương và khách du lịch, người quản lý và khách du lịch,… Do đó, cần phải điều tiết quan hệ giữa các bên cho hợp lý.

Tuy nhiên mối quan hệ này là song phương, khi hoạt động du lịch phát triển nó mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương như:

- Tạo việc làm trực tiếp trong ngành du lịch và trong các ngành hỗ trợ khác.

- Thu ngoại tệ, làm đa dạng hóa nền kinh tế địa phương.

- Tạo động lực cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc, các cơ sở y tế địa phương...

- Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và dân địa phương, góp phần nâng cao dân trí, cải thiện nhận thức, tạo mối quan hệ xã hội ngày càng tiến bộ.

Tuy nhiên, dù là loại hình du lịch nào nhưng nếu phát triển không đúng nguyên tắc cũng đều gây những mặt tiêu cực như:

- Du lịch có thể góp phần vào quá trình phát triển và kém phát triển, làm tăng thêm khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

- Tạo ra sự phụ thuộc kinh tế nặng nề vào du lịch, làm nẩy sinh sự bất ổn về tài chính, gây đảo lộn đời sống kinh tế xã hội.

- Gây ra sự quá tải đối với cơ sở hạ tầng.

Như vậy, bất kỳ loại hình du lịch nào cũng có những mặt tiêu cực nếu như không có một định hướng phát triển đúng đắn. Do đó hiểu và nắm vững về mặt lý luận của du lịch sinh thái là một vấn đề quan trọng trước khi bắt tay vào thiết kế một kế hoạch phát triển du lịch sinh thái cho một vùng cụ thể.

1.1.7. Tài nguyên du lịch và du lịch sinh thái


Tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng thông tin có trên trái đất và vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cuộc sống và sự phát triển của mình (Lê Thạc Cán, 1995) [8]. Theo quan niệm này, tài nguyên là của cải,

là tất cả những gì có thể dùng vào mục đích, hành động nào đó. Như vậy, nguồn tài nguyên nhiều hay ít, giá trị lớn hay nhỏ đều phụ thuộc vào tiến bộ khoa học, công nghệ và nhu cầu sử dụng của con người.

Tài nguyên du lịch là một dạng trong toàn bộ tài nguyên được con người sử dụng. Đã có nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về tài nguyên du lịch. Theo Pirôginoic (1985): "Tài nguyên du lịch là các thành phần và thể cảnh quan tự nhiên và nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch, thoả mãn nhu cầu về chữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi hay tham quan, du lịch". Theo Bonface, B. và Cooper, C (Geography of Travel and Tourism, 1993)[33].

Tại Việt Nam, định nghĩa đầu tiên về tài nguyên du lịch được đưa ra trong Pháp lệnh du lịch Việt Nam, 1999 [19]: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa nãm nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. Định nghĩa này được bổ sung, chỉnh sửa trong luật du lịch Việt Nam 2005 [21]: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.

Cũng như các dạng tài nguyên khác, tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử. Những tổng thể tự nhiên hay văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng có thể tồn tại trước cả khi ngành kinh tế du lịch ra đời. Nhưng chúng chỉ trở thành tài nguyên khi nhu cầu du lịch của con người xuất hiện (Bonface và Cooper, 1993) [33].

Tài nguyên du lịch có thể phân chia thành hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tượng đặc sắc của thiên nhiên. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử văn hoá, lễ hội, làng nghề, phong tục tập quán, ẩm thực, các công trình đương đại, các sự kiện,...

Tài nguyên du lịch sinh tháilà một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch, bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó (Pháp lệnh du lịch Việt Nam, 1999 [19]). Tuy nhiên, không phải tất cả các giá trị tự nhiên và văn

hóa bản địa đều được coi tài nguyên du lịch sinh thái mà chỉ các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể có khả năng khai thác để tạo ra các sản phẩm du lịch sinh thái phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, du lịch sinh thái nói riêng, mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái.

Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm :

+ Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt nơi có tính đa dạng sinh học cao.

+ Các hệ sinh thái nông nghiệp (ví dụ: vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa, cây cảnh...).

+ Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên với các phương thức canh tác, các lễ hội sinh hoạt truyền thống gắn liền với các truyền thuyết của cộng đồng. Các giá trị bản địa thường được khai thác với tư cách là tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm: kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộc sống của cộng đồng; đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống; kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của khu vực; các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn với cuộc sống của cộng đồng; các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡng của cộng đồng.

Tài nguyên du lịch sinh thái có các đặc điểm sau:

- Phong phú và đa dạng trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn.

- Thường rất nhạy cảm với các tác động của môi trường.

- Thường có thời gian khai thác khác nhau.

- Thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch.

- Thường được khai thác lâu dài.

1.1.8. Các kiểu du lịch sinh thái


Các kiểu du lịch sinh thái được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, liên quan đến nhiều yếu tố: yêu cầu về đặc điểm tự nhiên, qui mô của nhóm du lịch, yêu cầu về các điều kiện dịch vụ du lịch của khách, nhu cầu về kinh nghiệm du lịch và

mức độ hài lòng. Kết hợp các yếu tố trên có thể khái quát lại thành ba kiểu du lịch sinh thái chủ yếu (Bảng 1.1).

Bảng 1.1: Các kiểu du lịch sinh thái


Kiểu du lịch sinh thái


Yêu cầu về khu tự nhiên


Qui mô nhóm


Phương tiện, cơ sở du lịch


Nhu cầu kinh nghiệm du lịch

du lịch sinh thái tiên phong


Các khu vực tự nhiên xa xôi, còn ít được sử dụng


Các cá nhân hoặc nhóm nhỏ

(dưới 10 người)

Dùng vận tải thô sở (đi bộ, thuyền bè); ít nhu cầu về các dịch vụ và cơ sở hạ tầng.

Là kinh nghiệm ''bất thường đầu tiên'' yêu cầu mức độ thách thức cao về sự hiểu biết và các kĩ năng hoạt động ngoài trời


du lịch sinh thái nhóm nhỏ


Khu vực đặc biệt và thường ở những nơi biệt lập


Cá nhân nhóm

tương đối nhỏ (dưới 15 người)


Có sử dụng cơ giới đặc biệt (xe đi xuyên rừng, thuyền máy nhỏ)

Yêu cầu sự thách thức và tính tự lập ở mức trung bình, phù hợp cho nhiều nhóm tuổi kỹ năng hoạt động ngoài trời ở mức vừa phải


du lịch sinh thái


Là các khu vực hấp dẫn về tự nhiên phổ biến và nổi tiếng


Nhóm khách với số lượng lớn.

Dùng vận tải cơ giới lớn, phổ biến yêu cầu đáng kể về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ.

Yêu cầu về tính tự lập và thách thức nói chung là thấp. Đáp ứng cho mọi đối tượng du khách, bất kể tuổi tác hoặc khả năng về sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại các Vườn Quốc gia Cúc Phương và Xuân Thủy - 3

phổ biến(đại trà)

“Nguồn: Nguyễn Thị Sơn, 2000

1.2. Thực trạng nghiên cứu, tổ chức phát triển du lịch sinh thái trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Trên thế giới


Du lịch sinh thái có nguồn gốc từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời và bắt đầu được bàn đến từ những năm đầu của thập niên 1980 trên thế giới. Những

nhà nghiên cứu tiên phong và điển hình về lĩnh vực này là Ceballos - Lascurain [35] trong tác phẩm ''Tourism, Ecotourism, and Protected Areas, IUCN – The World Conservation Union''; Bo (1990): ''Ecotourism: The Protentials and Pitfalls, Baltimore: Worldwide Fund for Nature, USA''[32], Bruckley (1994): ''A Framewrok for Ecotourism''[34],... cùng hàng loạt các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái của các nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực này như: Dowling, Kreg lindberg, Donale Hawkins và David Western... Ngoài ra còn có những ấn phẩm về hướng dẫn quy hoạch, quản lý du lịch và môi trường trong du lịch sinh thái của nhiều tác giả như Foster, Buck Dowling, Ceballos - Lascurain...

Du lịch sinh thái nói riêng và các loại hình du lịch thay thế nói chung mới thực sự được chú ý khi nhân loại đứng trước những tác động tiêu cực ngày càng rò rệt của du lịch ồ ạt nổ ra vào đầu thế kỉ XX. Tiếp bước những nghiên cứu của một số nhà khoa học như Kerg Lindberg, Donal E. Hawkins, Elizabeth Boo, Hetor Ceballos-Lascuirain, Megan Epler Wood, Buckley và L.Hens. du lịch sinh thái nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phía các tổ chức thế giới như Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF)... Sở dĩ có được mối quan tâm đó một phần là nhờ nỗ lực bảo vệ môi trường được Liên Hợp Quốc đề ra trong Hội nghị về môi trường sống của con người tại Stockholm-1972 (Thụy Điển) và Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Rio De Janero-1992 (Brazil).

Từ cấp độ quốc gia và khu vực, du lịch sinh thái phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, đánh dấu bằng sự kiện Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) chọn năm 2002 là “Năm Quốc tế Du lịch Sinh thái”. Tại hội nghị của LHQ, các quốc gia đã ghi nhận giá trị quan trọng toàn cầu của du lịch sinh thái, những lợi ích cũng như các ảnh hưởng của du lịch sinh thái đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Kết quả của Hội nghị này là Tuyên bố Quebec về du lịch sinh thái (Canada). Năm 2007, Hội nghị du lịch sinh thái quốc tế tại Oslo (Na-Uy) đã tổng kết những thành công, hạn chế cũng như thách thức của hoạt động du lịch sinh thái trên quy mô thế giới và đưa ra khuyến nghị về 4 lĩnh vực: phát triển bền vững, bảo tồn, giáo dục và truyền thông và những vấn đề nhạy cảm của du lịch sinh thái.

Hưởng ứng lời kêu gọi của LHQ về bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững, hơn 90 quốc gia thành viên của Tổ chức du lịch sinh thái thế giới (TIES)

đã tham gia vào Thỏa ước Oslo (gọi tắt là GEC07). Nhiều nước như Mexico, Úc, Malayxia, Ecuado, Costa Rica... đã xây dựng chiến lược và kế hoạch du lịch sinh thái quốc gia. Một số nước như Ecuado, Brazil, Úc, Kenya, Estonia, Inđonexia, Venezuela... đã thành lập hiệp hội du lịch sinh thái cấp quốc gia để hoạch định chính sách và kiểm soát hoạt động du lịch sinh thái nước mình, đồng thời là cầu nối chính thức với các tổ chức quốc tế có liên quan.

Hiện nay, phát triển du lịch sinh thái đang được phát triển tại nhiều quốc gia đặc biệt tại các khu vực có tiềm năng du lịch cao nhằm đem lại lợi ích cao về kinh tế. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực đối với môi trường và các hệ sinh thái đã trở thành thách thức mới và nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Năm 1998 với sự ra đời cuốn sách “ Du lịch sinh thái: hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” (Hiệp hội du lịch sinh thái, Kreg Lindberg, Megan Epler Wood, David Engeldrum)[39]đã cung cấp đầy đủ kiến thức về du lịch sinh thái, được coi là tài liệu tốt đối với các nhà quy hoạch, quản lý, sinh viên và những người hoạt động trong ngành này.

Du lịch sinh thái tại Costa Rica từ năm 1970 và bắt đầu phát triển vào những năm 1980 đã tạo ra một nền kinh tế đa dạng nhưng cũng đem lại những thách thức không nhỏ cho quốc gia này. Dựa vào thực trạng phát triển du lịch sinh thái, phân tích tiềm năng phát triển du lịch bền vững, những tác động của du lịch đến kinh tế xã hội và môi trường tại Costa Rica, Bernardo Duhá Buchsbaum đã đánh giá xu hướng phát triển và đề xuất phương án nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững trong nghiên cứu về du lịch sinh thái và phát triển bền vững tại Costa Rica (Ecotourism and subtainable development in Costa Rica, Bernardo Duhá Buchsbaum, 2004) [31].

Nhà xuất bản Taylor và Francis dựa trên các quan điểm về địa lý, kinh tế, kinh doanh, triết học, sinh học và môi trường đã nghiên cứu du lịch sinh thái ở nhiều khía cạnh khác nhau như tầm quan trọng của ngành du lịch và du lịch dựa vào thiên nhiên, ưu-nhược điểm, các chính sách phát triển, quản lý du lịch sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học (Du lịch sinh thái, Taylor và Francis, 2008) [42]. Hơn nữa, sự phát triển đương đại của du lịch sinh thái được thể hiện trong tác phẩm “du lịch sinh thái” (John Wiley & Sons Australia, 2008)[40]dựa trên nền tảng của ấn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022