Có thể thấy, khu vực tiềm năng phát triển du lịch tốt nhất trong vùng có quy mô khá lớn, được phân bố chủ yếu ở dải tích tụ biển kéo theo phương ĐB-TN ở phía Bắc, trung tâm và phía TN đảo Quan Lạn; khối đá vôi ở khu vực xóm Bản Sen phía TN đảo Trà Bản và một phần nhỏ phía Bắc và TB đảo Trà Bản. Khu vực có tiềm năng phát triển du lịch mức trung bình phần lớn nằm trên các bề mặt sườn bóc mòn tổng hợp nên có quy mô rất lớn, phân bố gần như bao trọn phía Bắc và trung tâm đảo Trà Bản và phía ĐN đảo Trà Bản, một phần nhỏ rải rác ở phía Bắc, trung tâm và phía Nam đảo Quan Lạn. Cuối cùng, khu vực ít có tiềm năng khai thác phát triển du lịch nhất có quy mô khá nhỏ và diện phân bố rải rác tập trung chủ yếu ở phía Bắc và trung tâm đảo Trà Bản, trên các bề mặt tích tụ trầm tích lục địa và quanh các thung lũng xâm thực hiện đại.
3.4.2. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn
Dựa vào tiềm năng phát triển du lịch vùng theo không gian được xác định trên cơ sở tiếp cận bằng nghiên cứu địa mạo. Học viên phần nào vạch định được những khu vực trọng điểm, đồng thời sử dụng hợp lý toàn bộ không gian khu vực trong khai thác phát triển du lịch. Theo đó, khối núi đá vôi Bản Sen cùng với các bề mặt tích tụ biển với những nét đẹp tự nhiên vốn có là nguồn tài nguyên địa mạo quý giá bậc nhất phục vụ cho phát triển du lịch vùng. Với cảnh quan kỳ thú đặc sắc của mình, chúng có thể phục vụ rất tốt cho mục đích tìm tòi khám phá, thăm quan chiêm ngưỡng thắng cảnh đẹp, nghỉ dưỡng biển. Mặt khác, trên những đảo núi lục nguyên có giá trị phục vụ phát triển du lịch khu vực ở mức tương đối. Về mặt cảnh quan, nguồn tài nguyên địa mạo này không mang vẻ đẹp kỳ vĩ thơ mộng nhưng không có nghĩa là chúng không thể sử dụng phục vụ du lịch. Cụ thể, trên các bề mặt sườn núi với các rừng nguyên sinh phát triển xen kẽ với rừng trồng (đặc biệt ở trên đảo Trà Bản) có thể phát triển các hình thức du lịch mang tính chất khám phá, trải nghiệm, du lịch sinh thái,… Cụ thể, có thể chia làm 2 cụm không gian du lịch chính đó là: cụm du lịch sinh thái nông nghiệp đảo Trà Bản và cụm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo Quan Lạn.
Cụm du lịch sinh thái nông nghiệp đảo Trà Bản: là cụm du lịch cộng đồng, sinh thái nông nghiệp. Các loại hình du lịch chính: Du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch cộng đồng (homestay) tham quan và tham gia sản xuất nông nghiệp; hoạt động du lịch trải nghiệm ở khu vực ven biển.
Các hạng mục đầu tư:
- Xây dựng các mô hình trang trại, mô hình trồng cam bản địa tổ chức nghề nông truyền thống để khách tham quan, tham gia các hoạt động trải nghiệm
- Xây dựng nhà nghỉ cao cấp theo truyền thống Việt
- Xây dựng đường nội bộ và cầu sang đảo Quan Lạn - Minh Châu
Cụm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo Quan Lạn: là cụm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp kết hợp tham quan di tích lịch sử. Các loại hình du lịch chính: Du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, du lịch lễ hội - tâm linh; vui chơi giải trí cao cấp có thưởng gắn với hình thức casino.
Các hạng mục đầu tư:
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tài Nguyên Địa Mạo Cho Phát Triển Du Lịch Cụm Đảo Trà Bản - Quan Lạn
- Tài Nguyên Địa Mạo Nguồn Gốc Tích Tụ Vật Chất Trong Lục Địa Và Các Đảo
- Đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 9
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
- Xây dựng cơ sở lưu trú, đầu tư nâng cấp bến cảng Quan Lạn
- Nâng cấp các tuyến đường trên đảo
- Nâng cấp bưu điện Quan Lạn, xây dựng văn hóa thông tin, điểm vui chơi giải trí
- Nâng cấp cảng Cồn Trụi (xã Minh Châu)
- Làm mới đường nối cảng Cồn Trụi với hệ thống đường Minh Châu - Quan Lạn và các bãi tắm.
Có thể nói, định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn cũng phần nào mang tính tương đồng trong quy hoạch tổ chức không gian phát triên du lịch của huyện Vân Đồn.
KẾT LUẬN
1. Tài nguyên địa mạo là dạng tài nguyên đặc biệt, là nền tảng rắn cấu thành nên cảnh quan - dạng tài nguyên cơ bản cho phát triển du lịch. Đánh giá tài
nguyên đia
mao
cho phát triển du lịch bao gồm đánh giá các giá trị của tài nguyên,
đồng thời đánh giá tính ổn định địa hình (khả năng chống chọi trước tai biến địa chất), mứ c đô ̣ bảo tồn (mứ c đô ̣ tác đôṇ g của con ngườ i cải biến tư ̣ nhiên), điều kiện tiếp cận,…
2. Bản đồ địa mạo khu vực cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn được thành lập theo nguyên tắc nguồn gốc hình thái với 5 nhóm nguồn gốc và 15 đối tượng địa mạo. Trên cơ sở 15 đối tượng địa mạo nhận diện được 9 đối tượng tài nguyên địa mạo, làm cơ sở trong việc tính toán định lượng.
3. Kết quả tính toán định lượng cho 9 đối tượng tài nguyên địa mạo cho thấy: Các bề mặt tích tụ biển hiện đại phần tích tụ cát, nhất là với các bãi tích tụ dạng dải cát biển kéo dài lấp đầy cung bờ lõm là nơi đạt điểm cao nhất, có tiềm năng cao cho phát triển du lịch trong khu vực, tiếp đến lần lượt là nhóm địa hình karst và các bề mặt tích tụ biển hiện đại ngập mặn có sú vẹt.
4. Khu vực tiềm năng phát triển du lịch tốt nhất trong vùng được phân bố chủ yếu ở dải tích tụ biển kéo theo phương ĐB-TN ở phía Bắc, trung tâm và phía TN đảo Quan Lạn; cùng với khối đá vôi ở khu vực xóm Bản Sen phía TN đảo Trà Bản và một phần nhỏ phía Bắc và TB đảo Trà Bản. Khu vực ít có tiềm năng khai thác phát triển du lịch nhất có quy mô khá nhỏ và diện phân bố rải rác tập trung chủ yếu ở phía Bắc và trung tâm đảo Trà Bản.
5. Định hướng tổ chức không gian phát triển du lịch khu vực cụm đảo Trà Bản – Quan Lạn được xây dựng với 2 cụm không gian phát triển du lịch và 5 tuyến du lịch; đó là Cụm du lịch sinh thái nông nghiệp đảo Trà Bản và Cụm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo Quan Lạn; 5 tuyến du lịch bao gồm: Cảng Vân Đồn – Khu du lịch sinh thái đảo Trà Bản; Khu du lịch sinh thái đảo Trà Bản – khu đa dạng cảnh quan địa chất, hang động phía bắc đảo Trà Bản; Khu du lịch sinh thái đảo Trà Bản – khu bãi tắm Quan Lạn; Khu du lịch sinh thái đảo Trà Bản – bãi tắm Minh Châu; Khu du lịch sinh thái đảo Vạn Cảnh – khu bãi tắm Quan Lạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đức An, Uông Đình Khanh, 2013. Địa mạo Việt Nam cấu trúc - tài nguyên - môi trường. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
2. Đào Đình Bắc, 2004. Địa mạo đại cương. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
3. Lê Trọng Bình, 2007. Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam. Viện phát triển nghiên cứu du lịch - Tổng cục du lịch Việt Nam.
4. Coratza P., Giusti C. (2005), “Methodological proposal for the assessment of the scientific quality of geomorphosites”, Italian Journal of Quaternary Sciences. 18(1), 2005. Volume Speciate, pp 307 - 313.
5. Nguyễn Vi Dân, 2003. Phương pháp nghiên cứu địa mạo. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Giusti C. and Gonzalez-Diez A. (2000), “A methodological approach for the evaluation of impacts on sites of geomorphological interest (SGI), using GIS techniques”, International Archives of Photogrammetry and Remote Sensing. (Vol.
XXXIII. Supplement B7). Amsterdam 2000. Pp 47 - 53.
7. Nguyễn Đình Khang, 2015. Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu đánh giá tài nguyên địa hình karst vịnh Hạ Long và Bái Tử Long tỉnh Quảng Ninh phục vụ phát triển bền vững”. Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.
8. Uông Đình Khanh, 2013. Khái quát về điều kiên tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
50 đảo ven bờ Bắc Bô ̣ Viêt
Nam (có diên
tích từ 1km2 trở lên). Tạp chí các Khoa
học về Trái đất, 35(4), 318-326.
9. Đinh Trung Kiên, 2014. Luận văn Ths “Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long”. Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.
10. Nguyễn Hiệu, 2016. Sự khác biệt và lợi thế phát triển du lịch của vịnh Bái Tử Long dưới góc nhìn về tài nguyên địa mạo. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3 (2016) 15-24.
11. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2017. Luật du lịch Việt Nam số 09/2017/QH14 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017 tại kỳ họp thứ 3, có hiệu lực từ ngày 01/1/2018.
12. Phạm Trung Lương (2004), Cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh pháp lý nhằm phát triển một số loại hình du lịch đặc thù ở Việt Nam. Đề tài NCKH cấp ngành,
Tổng cục Du lịch Việt Nam.
13. Phạm Thị Phương Nga, 2015. Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu tài nguyên địa mạo cho liên kết phát triển du lịch giữa Đà Lạt và Nha Trang”. Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN.
14. Đỗ Thị Yến Ngọc và nnk, 2018. Đề tài KHCN cấp Tỉnh “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sạt lở, đổ lở và xói lở bờ hệ thống đảo làm cơ sở cho việc quản lý, bảo tồn và khai thác hợp lý giá trị di sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long”. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.
15. Panizza, 1996. Tài nguyên địa mạo, Bản dịch Vũ Văn Phái - Nguyễn Hiệu.
16. Panizza M. (2001), “Geomorphosites: Concepts, methods and example of geomorphological survey”, Chinese Science Bulletin. Vol 46 Supp.
17. Pirogionic (1985) Tourism and The Environment: A Sustainable Relationship, Routledge.
18. Pralong, J.P. (2005), “A method for assessing tourist potential and use of geomorphological sites”, Géomorphologie : relief, processus , environnement, 2005, n° 3, p. 189-196.
19. Rivas, V., Rix, K., Francés, E., Cendrero, A., Brunsden, D., (1997), “Geomorphological indicators for environmental impact assessment: consumable and non-consumable geomorphological resources”. Geomorphology 18: 169-182.
20. Trần Đức Thạnh và nnk, 2006. Đề tài cấp nhà nước KC 09-22: “Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động và đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng
- vịnh chủ yếu ven bờ biển Việt Nam.
21. Lê Bá Thảo, 2004. Thiên nhiên Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục.
22. Nguyễn Thanh Thủy, 2010. Luận văn thạc sĩ: “Văn hóa đảo Quan Lạn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong lịch sử”. Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
23. Châu Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hiền, 2014. Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 6: 895-905.
24. Châu Quốc Tuấn, 2016. Luận án Tiến sĩ: “Phát triển du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh”. Nxb Đại học Nông nghiệp.
25. Phạm Quang Tuấn và nnk, 2015. Tiềm năng tài nguyên và giải pháp phát triển du lịch sinh thái đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 31, Số 2 (2015) 54-66.
26. Nguyễn Minh Tuệ (cb) và nnk (1996), Địa lý du lịch. Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, TP Hồ Chí Minh.
27. Phạm Khả Tùy và nnk, 1995. Đăc
điểm đia
mao
tỉnh Quảng Ninh. Phòng Kiến
tạo và Địa mạo, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.
28. UNESCO (1972), Convention concerning the protection of the world cultural and natural heritage. Adopted by the General Conference at its seventeenth session Paris, 16 november 1972.
29. Zouros N.C. (2007), “Geomorphosite assessment and management in procted areas of Greece Case study of the Levos island-coast geomorphosites”, Geographica Helvetic. Jg. Vol.62, No3, pp 169-180.
.