Đánh giá tài nguyên địa mạo phục vụ phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 9

Nguồn Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản 2018 Biên tập HVCH Trần Văn 1


Nguồn: Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, 2018

Biên tập: HVCH. Trần Văn Hiến

CBHD: PGS. TS. Nguyễn Hiệu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.

Hình 3.1. Bản đồ chỉ số nguy cơ trượt lở khu vực cụm đảo Trà Bản [14]

Có thể luận giải bản chất của tai biến TLĐ trên cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn

như sau: khởi nguồn từ các hoat

đông đứ t gãy kiến tao

xảy ra trong quá khứ và

giao cắt của chúng làm cho vât

liêu

sườn cà nát, dâp

̃ manh, cùng với các quá

trình mưa, gió, hấp thu ̣ nhiêt

lương,… trên các bề măt

sườn núi theo thời gian thúc

đẩy quá trình phong hóa đá gốc phát triển manh. Xuất phát từ điều kiện phong hóa

mạnh mẽ trong bối cảnh điều kiên khu vực đã thành tạo nên lớp vỏ phong hóa dày,

đó là điều kiện để thúc đẩy quá trình bóc mòn vật liệu sườn nhanh chóng cũng như đào khoét xâm thực của các dòng suối nhỏ. Khối vật chất sườn vốn có độ liên kết kém cộng với độ dốc địa hình khu vực tương đối lớn (trung bình 250 - 350) tạo điều

kiện cho các quá trình trọng lực trôi trượt phát triển mạnh, hơn nữa quá trình xói mòn diễn ra mạnh tại những nơi lớp phủ thưa thớt lại càng làm các bề mặt sườn mất tính cân bằng hơn, sau cùng hoạt động xâm thực khoét chân của dòng chảy làm các bề mặt sườn bị mất chân suy giảm tính ổn định khiến cho khối vật liệu phong hóa

phía trên bị trôi trượt xuống theo các rãnh xói mòn. Thực tế đã cho thấy, có rất nhiều điểm trượt lở được xác định thường hay trượt vát theo khe suối hoặc tương đối gần nó. Một số điểm trượt lở ở rìa ngoài của đảo Trà Bản còn do tác động của sóng biển mài mòn, bóc đi lớp phong hóa phía dưới chân sườn và trơ lộ đá gốc, điều

đó cũng làm cho khối vật liệu bở rời phía trên nó mất tính ổn định và có nguy cơ trôi trượt cao vào mùa mưa lũ. Ngoài tính quy luật của tự nhiên, một yếu tố ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến TLĐ khu vực chính là các hoạt động làm đường, hơn 30% điểm trượt lở dọc men theo các taluy đường chính là bằng chứng xác thực

nhất. Như đã phân tích ở trên, bản thân phần lớn các sườn núi trong vùng vốn đã không mang tính ổn định mà các công tác nhân sinh lại làm tăng độ dốc, tăng tải trọng lại càng gây mất cân bằng sườn làm tăng rủi ro với tai biến TLĐ, trong số các hoạt động nhân sinh, đặc biệt phải kể đến hoạt động làm đường có ảnh hưởng lớn nhất, ngoài ra có thể kể đến các công trình xây dựng, các khu khai thác, vv…[14].

Nếu như đối sánh với các đối tượng địa mạo thì mứ c đô ̣ nhay cảm với TLĐ

cao và trung bình hầu hết nằm ở nhóm đia

hình kiến tao

và đia

hình ngoaị sinh phát

triển trên các đá trầm tích, trong khi đó nhóm đia hình phát triển trên các thành tao

karst và đia hình tích tu ̣đươc

xác đinh có đô ̣nhay

cảm rất thấp.

Cu ̣ thể, bề mặt vách đứt gãy kiến tạo tuyến tính kéo dài và bề mặt vách mài

mòn do sóng biển là 2 đối tương đia

mao

có đô ̣nhay

cảm vớ i tai biến cao nhất. Các

đối tương đô ̣ nhay

cảm trung bình với TLĐ bao gồm các bề măt

sườn dốc >200

(sườn bóc mòn vât

liêu

và sườn troṇ g lưc

trôi trươt), bề măt

sườn thung lũng xâm

thực hiện đại, phần sót bề mặt san bằng pleistocen muộn. Đối với các đối tương còn

lai

thuôc

nhóm đia

hình phát triển trên các thành tao

karst và đia

hình tích tu ̣ đươc

nhân

đinh xắp xếp vào nhóm có đô ̣nhay

cảm tai biến thấp nhất.

3.3. Đánh giá tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn‌

Như vậy, qua những phân tích đánh giá nguồn tài nguyên địa mạo được phân loại theo nguồn gốc phát sinh trên cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn, có thể đưa ra các nhận định tổng quan về tài nguyên địa mạo khu vực cũng như cụ thể, chi tiết hóa chúng bằng các phương pháp tính toán so sánh định lượng. Từ đó, định hình được các đối tượng địa mạo có giá trị cao trong phát triển du lịch theo đánh giá đa tiêu

chí. Sau cùng có thể đưa ra phương hướng phát triển du lịch cho khu vực nghiên cứu dựa trên nguồn tài nguyên địa mạo này.

3.3.1. Đánh giá chung tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch‌

Về tổng quan, nguồn tài nguyên địa mạo cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn có sự đa dạng nhất định. Nói như vậy là vì để so sánh trong quần thể vịnh Hạ Long và Bái Tử Long thì hầu hết các đảo đều là đảo đá vôi với cảnh quan karst điển hình, tuy phong cảnh hùng vĩ và các đảo có hình thù đa dạng thú vị nhưng có thể sẽ đem đến sự đơn điệu. Ngược lại, khu vực nghiên cứu với đặc điểm địa mạo là sự tổng hòa đầy đủ hơn với các đối tượng địa hình trên đá lục nguyên xen lẫn địa hình karst cùng với việc phân chia các đối tượng địa hình ấy ra 5 nguồn gốc cụ thể. Đặc biệt đối với địa hình nguồn gốc biển, các dải cát biển trắng mịn kéo dài quy mô lớn dọc theo bờ các núi trên đá lục nguyên là thứ mà hầu như không tồn tại được nếu trong vùng các đảo đá vôi.

Nhìn chung, với 5 nguồn gốc phát sinh và các đối tượng tài nguyên địa mạo được xác định đều mang trong mình những giá trị về mặt khoa học, cảnh quan, kinh tế văn hóa xã hội nhưng mức độ của mỗi tiêu chí lại không hề giống nhau trong cùng một đối tượng cũng như giữa các tiêu chí của các đối tượng riêng biệt. Chi tiết hơn, có thể cho ra một số nhận xét chung về nguồn tài nguyên địa mạo dựa trên các tiêu chí đánh giá như sau:

Về mặt khoa học: qua những phân tích đánh giá ở trên, có thể thấy rằng tài nguyên địa hình karst có giá trị vô cùng to lớn về mặt khoa học vì chúng ghi dấu rõ ràng các giai đoạn biển tiến biển thoái trong lịch sử, cùng với nó phản ánh các cấu trúc kiến tạo cổ; cùng với đó tài nguyên địa mạo nguồn gốc biển cũng có giá trị khoa học không nhỏ khi thể hiện được đa dạng các quá trình động lực để hình thành nên các bề mặt tích tụ biển hiện đại đặc thù. Có thể thấy giá trị khoa học của 2 nhóm tài nguyên địa mạo kể trên không chỉ có giá trị to lớn mà còn mang trong nó tính địa diện. Ngược lại, tài nguyên địa mạo thuộc 3 nguồn gốc còn lại là nguồn gốc kiến tạo, nguồn gốc bóc mòn xâm thực và nguồn gốc tích tụ vật chất lục địa cũng mang trong mình những giá trị khoa học nhất định khi chúng giải thích các vận động kiến tạo vỏ trái đất, các quá trình ngoại sinh trạm trổ, phát triển và tiến hóa địa hình. Tuy vậy, các giá trị khoa học này hoặc là chưa rõ ràng (bị lu mờ dấu vết do phong hóa bóc mòn) hoặc là còn tương đối đồng nhất và phổ biến mà không có tính đại diện cao.

Về mặt cảnh quan: cũng phần nào giống như tiêu chí khoa học, hai nhóm tài nguyên địa mạo nguồn gốc karst và nguồn gốc biển vẫn mang trong nó những giá trị thẩm mỹ đặc sắc nhất định. Nếu như địa hình karst với các khối núi cao, sườn vách

dốc, địa hình sắc nhọn với các đỉnh đa dạng hình thù tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ uy nghi thì các dải cát biển kéo dài hàng km với cát trắng mịn màng bên cạnh làn nước biển xanh trong vắt lại tạo nên vẻ đẹp hiền hòa nên thơ giữa đất trời, hơn thể các bãi biển cũng chính là điểm nhấn mang tính đại diện cao về mặt cảnh quan cũng như các giá trị khoa học. Cũng không thể không kể đến nhóm tài nguyên địa mạo nguồn gốc kiến tạo và nguồn gốc bóc mòn xâm thực, với các đối tượng cụ thể như sườn vách đứt gãy kiến tạo kéo dài tựa như bức trường thành hùng vĩ, hay phần sót bề mặt san bằng với dạng đỉnh sống trâu có phương trùng phương cấu trúc tựa như con rắn khổng lồ bơi trên biển,… Dù vậy, theo nhìn nhận đánh giá cũng không thể có giá trị thẩm mỹ cao như hai nhóm tài nguyên địa mạo nêu lên đầu tiên. Nhóm tài nguyện địa mạo nguồn gốc tích tụ vật chất trầm tích lục địa có thể coi là có ít giá trị về cảnh quan nhất vì chúng có quy mô nhỏ, phân bố rải rác và không có gì quá đặc biệt.

Về mặt kinh tế văn hóa xã hội: nhận thấy rằng sự phát triển tập trung chủ yếu trên các bề mặt tích tụ nguồn gốc biển và trầm tích lục địa, một phần nhỏ trên các bề mặt sườn thấp tích tụ rửa trôi vật liệu. Với địa thế bằng phẳng và gần gũi nguồn tập trung nước, đây là nơi thuận lợi cho dân cư sinh sống và phát triển, các loại hình phát triển kinh tế đa dạng có thể liệt kê trên các tài nguyên địa mạo này như: phát triển nông nghiệp. lâm nghiệp, nuôi thủy hải sản, các dịch vụ du lịch,… Đối với các tài nguyên địa mạo còn lại hầu như không có sự sinh sống của nhân dân do khó khăn về địa hình cũng như phong tục tập quán (không có dân tộc chỉ sống ở vùng cao trong khu vực nghiên cứu), cùng với đó rất ít các hoạt động khai thác phát triển kinh tế trên nó. Điều kiện tiếp cận cũng vậy, hai nhóm địa mạo nguồn gốc biển và tích tụ trầm tích lục địa có khả năng tiếp cận dễ dàng nhất, các nhóm còn lại có điều kiện tiếp cận khó khăn hơn nhất là đối với địa hình karst.

Qua một vài đánh giá tổng quan, có thể thấy mỗi nhóm tài nguyên địa mạo hay cụ thể từng đối tượng địa mạo có những mặt mạnh về tiêu chí này nhưng lại yếu về tiêu chí kia và ngược lại, cũng có những đối tượng có nhiều tiêu chí đạt mức đánh giá cao và lại có những đối tượng có nhiều tiêu chí đạt mức đánh giá thấp. Tuy vậy, tựu lại tất cả những đánh giá nhận định này chỉ dừng ở mức độ định tính và mang tính chất cảm quan. Do đó, học viên áp dụng phương pháp đánh giá định lượng trên nhiều chí nhằm mục đích phân loại xắp xếp mức độ tiềm năng phát triển du lịch cho từng đối tượng tài nguyên địa mạo, những đánh giá định lượng này sẽ mang tính tổng hợp và cho ra kết quả khách quan đối với tiềm năng phát triển du lịch theo nguồn tài nguyên địa mạo nói riêng và cho không gian lãnh thổ khu vực nghiên cứu nói chung. Có thể nói, cách đánh giá định lượng chính là chìa khóa để

giải quyết bài toán của luận văn này, góp phần định hướng phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản-Quan Lạn.

3.3.2. Đánh giá tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn bằng phương pháp bán định lượng‌

Theo đó, học viên phân ra 9 đối tượng tài nguyên địa mạo từ bản đồ địa mạo khu vực, trong đó có những đối tượng địa mạo độc lập được giữ nguyên và nhóm các đối tượng địa mạo được gộp lại và được gắn số cụ thể như sau: Các bề mặt sườn vách đứt gãy kiến tạo tuyến tính kéo dài (1); Phần sót bề mặt san bằng tuổi Pleistocen muộn (2); Các bề mặt sườn bóc mòn tổng hợp trên đá lục nguyên (3); Bề mặt sườn thung lũng xâm thực hiện đại, dốc >150 (4); Địa hình karst (5); địa hình nguồn gốc tích tụ trầm tích lục địa (6); Bề mặt tích tụ biển hiện đại phần tích tụ cát (7); Bề mặt tích tụ biển hiện đại ngập mặn có sú vẹt (8); Bề mặt vách mài mòn do sóng biển (9).

Cùng với nó, bám sát theo các phân tích đánh giá nguồn tài nguyên địa mạo được trình bày ở trên, có 7 yếu tố được đưa ra chấm điểm là: tiêu chí khoa học (về mặt địa chất địa mạo, về mặt cổ địa lý, về mặt đặc thù sinh học); tiêu chí cảnh quan, tiêu chí kinh tế xã hội; tính độc đáo đại diện; khả năng tiếp cận; mức độ bảo tồn; tính ổn định địa hình với tai biến trượt lở đất.

Trong đó, các mức chấm điểm được quy định như sau: Điểm 0: không có giá trị;

Điểm 1: có giá trị nhưng ít;

Điểm 2: có giá trị nhưng ở mức trung bình; Điểm 3: có giá trị rất lớn.

Như vậy, kết quả đánh giá tiềm năng du lịch đối với từng đối tượng tài nguyên địa mạo chính là tổng điểm đánh giá các yếu tố của chúng. Mức điểm số càng cao thì tiềm năng phát triển du lịch trên đối tượng địa mạo đó càng lớn và ngược lại. Dưới đây là bảng chấm điểm các yếu tố đánh giá theo nhận định phân tích cá nhân cùng với ý kiến chuyên gia.

Bảng 3.1. Bảng đánh giá các giá trị và tiêu chí cho phát triển du lịch khu vực cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn



(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

Điểm đánh giá


Tiêu chí khoa học

Địa chất địa mạo


2


1


1


1


3


1


3


2


2

Cổ địa lý

1

2

1

0

3

0

1

1

1

Đặc thù sinh học


0


0


1


0


1


1


1


3


0

Tiêu chí cảnh quan

2

2

1

0

3

0

3

2

2

Tiêu chí kinh tế xã hội

0

0

1

0

1

1

3

1

0

Tính độc đáo, đại diện

0

1

0

0

2

0

3

2

1

Khả năng tiếp cận

1

1

2

1

1

2

3

1

1

Mức độ bảo tồn

3

3

2

2

3

2

3

3

3

Tính ổn định địa hình với tai biến TLĐ


1


2


2


2


3


3


3


3


1

Tổng

10

12

11

6

20

10

23

18

11

Ghi chú: (1). Các bề mặt sườn vách đứt gãy kiến tạo tuyến tính kéo dài; (2). Phần sót bề mặt san bằng tuổi Pleistocen muộn; (3). Các bề mặt sườn bóc mòn tổng hợp trên đá lục nguyên; (4). Bề mặt sườn thung lũng xâm thực hiện đại, dốc >150; (5). Địa hình karst; (6). Địa hình nguồn gốc tích tụ trầm tích lục địa; (7). Bề mặt tích tụ biển hiện đại phần tích tụ cát; (8). Bề mặt tích tụ biển hiện đại ngập mặn có sú vẹt; (9). Bề mặt vách mài mòn do sóng biển.

Như vậy, theo kết quả phân tích đánh giá bán định lượng các đối tượng tài nguyện địa mạo, địa hình karst, bề mặt tích tụ biển hiện đại phần tích tụ cát và bề mặt tích tụ biển hiện đại ngập mặn có sú vẹt là những đối tượng có điểm số cao nhất và cũng tương ứng với mức với mức độ tiềm năng lớn trong khai thác phát triển du lịch, trong khi bề mặt sườn thung lũng xâm thực hiện đại, dốc >150 là đối tượng có ít tiềm năng phát triển du lịch nhất với điểm số 6.

3.4. Định hướng phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn dựa trên nguồn tài nguyên địa mạo‌

Từ những nghiên cứu phân tích tổng quan tài nguyên địa mạo cùng với các đánh giá định lượng đa chỉ tiêu cho từng đối tượng đã làm rõ được mức độ tiềm năng trong phát triển du lịch của chúng. Như vậy, từ những khoanh vi tiềm năng từ các đối tượng địa mạo đã biến chuyển thành những khoanh vi tiềm năng khai thác phát triển du lịch vùng theo không gian lãnh thổ. Điều này giúp ích cho các nhà quản lý trong quy hoạch và phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn.

3.4.1. Phân tích tài nguyên địa mạo cho phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn‌

Kết quả tính toán định lượng đã cho thấy, các giá trị tổng hợp biến thiên từ 6 cho đến 23 trong 9 đối tượng tài nguyên địa mạo. Như vậy, nếu phân bổ đều 3 nhóm theo 1 mức cấp độ thì nhóm có mức tiềm năng nhất cho phát triển du lịch bao gồm: Địa hình karst; Bề mặt tích tụ biển hiện đại phần tích tụ cát; Bề mặt tích tụ biển hiện đại ngập mặn có sú vẹt. Nhóm có mức tiềm năng trung bình trong phát triển du lịch gồm có: Phần sót bề mặt san bằng tuổi Pleistocen muộn; Các bề mặt sườn bóc mòn tổng hợp trên đá lục nguyên; Bề mặt vách mài mòn do sóng biển. Cuối cùng, nhóm các đối tượng ít có tiềm năng phát triển du lịch trên nó nhất là: Các bề mặt sườn vách đứt gãy kiến tạo tuyến tính kéo dài; Bề mặt sườn thung lũng xâm thực hiện đại, dốc >150; địa hình nguồn gốc tích tụ trầm tích lục địa.

Đặc biệt trên các bề mặt tích tụ biển hiện đại phần tích tụ cát (tổng điểm 23), nhất là với các bãi tích tụ dạng dải cát biển kéo dài lấp đầy cung bờ lõm là nơi tiềm ẩn giá trị du lịch cao nhất trong khu vực, tiếp đến lần lượt là nhóm địa hình karst và các bề mặt tích tụ biển hiện đại ngập mặn có sú vẹt với tổng điểm lần lượt là 20 và 18.

Từ đây, học viên thành lập ra bản đồ phân cấp mức độ tiềm năng phát triển du lịch cho khu vực trên cơ sở nghiên cứu địa mạo (hình 3.2).

Thực hiện HVCH Trần Văn Hiến CBHD PGS TS Nguyễn Hiệu GS TS Tạ Hòa Phương 2

Thực hiện: HVCH. Trần Văn Hiến CBHD: PGS. TS. Nguyễn Hiệu; GS. TS. Tạ Hòa Phương

Hình 3.2. Bản đồ phân cấp tiềm năng cho phát triển du lịch cụm đảo Trà Bản - Quan Lạn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023