Sự Tương Đồng, Mối Quan Hệ Kinh Tế - Ngoại Giao Việt Nam - Eu Và Tác Động Của Evfta Đến Fdi Vào Việt Nam


4.1.2.2. Mối quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa Việt Nam và EU


Mối quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa hai Bên là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quan hệ đầu tư song phương. Kể từ khi Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 11/1990, quan hệ giữa hai Bên đã phát triển nhanh chóng cả chiều rộng và chiều sâu. EU đã trở thành đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác phát triển, thương mại, đầu tư; đóng góp tích cực vào quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết năm 2018, EU là đối tác thương mại lớn thứ tư (sau Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc), là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ) của Việt Nam và là đối tác đầu tư nước ngoài lớn thứ tư của Việt Nam (sau ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản). Ngược lại, Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng thứ hai của EU trong khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore (Ủy ban châu Âu, 2018).

Trong 30 năm qua, Việt Nam và EU đã ký kết nhiều Hiệp định cũng như triển khai nhiều sáng kiến để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên (Bảng 4.4). Việc ký kết Hiệp định khung hợp tác giữa Việt Nam và Cộng đồng châu Âu năm 1995 là dấu mốc quan trọng đầu tiên trong quan hệ song phương. Năm 1996, Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam nhằm đẩy mạnh chính sách, hình ảnh và lợi ích của EU tại Việt Nam. Về phía Việt Nam, nhận thức được vai trò của EU trong quan hệ đối ngoại, năm 2005 Việt Nam đã thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và định hướng đến 2015 về quan hệ Việt Nam. Nhằm thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ song phương để đáp ứng nhu cầu hợp tác trong bối cảnh mới, năm 2008 hai Bên khởi động đàm phán và đến năm 2012 chính thức ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) Việt Nam – EU. Sự kiện này là bước đệm để Việt Nam và EU khởi động đàm phán EVFTA. Trải qua gần ba năm và 14 vòng đàm phán, hai Bên đã ký Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán vào tháng 12/2015. Việc ký kết EVFTA và EVIPA vào tháng 06/2019 là bước phát triển có tính chất đột phá, đưa Việt Nam – EU chuyển


sang một giai đoạn mới trên tinh thần đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, mang lại lợi ích cho cả hai Bên.

Bảng 4.4: Các mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - EU


Năm

Nội dung

1990

Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại

giao

1992

Việt Nam và Cộng đồng châu Âu (EC) ký Hiệp định dệt may

1995

Việt Nam và EC ký Hiệp định khung Hợp tác Việt Nam – EC

1996

Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam

1997

Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU

2004

Hội nghị cấp cao Việt Nam – EU lần đầu tiên tại Hà Nội

2005

Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến

2010 và định hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam – EU

2008

Khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA)

Việt Nam – EU

2012

Ký chính thức PCA Việt Nam – EU và khởi động đàm phán EVFTA

2015

Ký Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán EVFTA

2016

PCA bắt đầu có hiệu lực từ 01/10/2016

2019

Ký kết Hiệp định EVFTA và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Có thể nói, về cơ bản, mối quan hệ song phương giữa Việt Nam – EU trong suốt thời gian qua phát triển tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế giữa hai Bên. Tuy nhiên, cũng có những thời điểm mà quan hệ giữa Việt Nam và một vài nước thành viên EU gặp một số vấn đề vướng mắc. Điển hình là căng thẳng ngoại giao giữa Việt Nam và Đức năm 2017 đã làm ảnh hưởng đến quan hệ thương mại, đầu tư trong một thời gian ngắn trước khi sự việc được giải quyết khi phía Đức tuyên bố mong muốn khôi phục quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam vào đầu năm 2019. Đến nay mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các thành


viên EU đều tốt đẹp, là điều kiện quan trọng để thực hiện có hiệu quả EVFTA, mang lại lợi ích thiết thực cho Việt Nam và các nước thành viên EU.

Bảng 4.5 sau đây tóm tắt ảnh hưởng của yếu tố sự tương đồng và quan hệ kinh tế - ngoại giao giữa Việt Nam và EU đến tác động của EVFTA.

Bảng 4.5: Sự tương đồng, mối quan hệ kinh tế - ngoại giao Việt Nam - EU và tác động của EVFTA đến FDI vào Việt Nam


Chỉ số

Đặc điểm

Tác động đến FDI

Sự tương đồng

- Chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế

- Khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ

- Khoảng cách địa lý lớn

- Tích cực:

o Gia tăng FDI theo chiều dọc từ EU sang Việt Nam.

- Tiêu cực:

o Khó thu hút FDI chất lượng, tạo giá trị gia tăng cao.

o Chi phí đầu tư cao do các khác biệt văn hóa, ngôn ngữ và khoảng cách địa lý

Mối quan hệ kinh tế, ngoại giao song phương

- Mối quan hệ lâu dài, tốt đẹp, ít có xung đột

- Tích cực:

o Tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, trong đó có đầu tư.

Nguồn: Tác giả tự xây dựng


4.1.3. Yếu tố 3: Quan hệ đầu tư của Việt Nam và EU


4.1.3.1 Giá trị và số lượng dự án FDI


FDI nói chung vào Việt Nam


Kể từ khi ra đời Luật Đầu tư đầu tiên được ban hành năm 1987, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng và tạo thành các làn sóng FDI theo từng giai đoạn. Giá trị FDI mà Việt Nam thu hút được trong tương quan quy mô nền kinh tế nằm trong nhóm cao nhất trong ASEAN. Việc ký kết các FTA thế hệ mới trong thời gian gần đây cũng như các nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện môi trường kinh doanh đã thúc đẩy dòng vốn FDI vào Việt Nam liên tục gia tăng bất chấp bối cảnh FDI toàn cầu giảm mạnh trong hai năm gần đây.


Hình 4 1 Giá trị và số dự án FDI vào Việt Nam 1991 2018 Đơn vị triệu USD 1


Hình 4. 1: Giá trị và số dự án FDI vào Việt Nam, 1991 - 2018


Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Cục Đầu tư nước ngoài


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư, FDI đăng ký vào Việt Nam tăng từ 0,33 tỷ USD năm 1988 lên đến 35,5 tỷ USD năm 2018. FDI thực hiện cũng tăng theo thời gian từ 428 triệu USD năm 1991 lên mức kỷ lục 19,1 tỷ USD năm 2018. Tổng số dự án đăng ký tương tự tăng từ 152 dự án năm 1991 lên đến 3046 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư năm 2018. Tính lũy kế đến hết năm 2018, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 340,16 tỷ USD với tổng cộng 27.353 các dự án còn hiệu lực. Giá trị


FDI đăng ký, FDI thực hiện và số dự án FDI cụ thể của từng năm trong giai đoạn 1991-2018 được thể hiện ở Hình 4.1.

Trong những năm từ 1991 đến 1997, Việt Nam đã nhận được làn sóng FDI đầu tiên với tổng vốn đăng ký gần 34 tỷ USD. Đây là kết quả của việc thực hiện các chính sách mở cửa nền kinh tế, cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư tại Việt Nam; đồng thời Việt Nam bước đầu hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực thông qua việc tham gia vào ASEAN năm 1995 và thực hiện AFTA từ năm 1996. Dòng vốn này đã chững lại trong giai đoạn 1998-2004 do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực.

Làn sóng thứ hai bắt đầu từ năm 2005 và giai đoạn 2007-2009 được coi là thời kỳ bùng nổ FDI nhờ việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO vào ngày 11/01/20017. Vốn FDI đăng ký vào Việt Nam năm 2007 tăng vọt lên mức 21,3 tỷ USD và tổng vốn thực hiện đạt 8 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, tổng vốn FDI đăng ký đạt mức kỷ lục hơn 72 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 11,5 tỷ USD trong năm 2008. Trong toàn giai đoạn 2009-2014, Việt Nam vẫn duy trì được dòng vốn FDI tương đối ổn định, thu hút 10-12,5 tỷ USD vốn FDI thực hiện mỗi năm.

Năm 2015 được coi là năm bước ngoặt của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với việc ký kết và kết thúc đàm phán một số FTA thế hệ mới như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các cam kết sâu rộng trong các FTA thế hệ mới đã tạo ra sự hấp dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư nhiều hơn vào thị trường Việt Nam. Kết quả là từ năm 2015, giá trị FDI đăng ký và FDI thực hiện vào Việt Nam liên tục gia tăng, tạo ra làn sóng FDI thứ ba vào Việt Nam. Tổng vốn FDI đăng ký gia tăng từ hơn 24 tỷ USD năm 2015 lên gần 35,5 tỷ USD năm 2018. Vốn thực hiện tăng liên tục từ 14,5 tỷ năm 2015 lên mức 19,1 tỷ năm 2018 với số dự án FDI lần đầu tiên vượt hơn 3000 dự án/năm.

Dựa vào “Chỉ số hiệu quả FDI” – chỉ số đo lường khả năng thu hút FDI tương đối của một quốc gia tính theo tỷ trọng trong FDI toàn cầu, so với tỷ lệ GDP của


quốc gia trong GDP toàn cầu - Việt Nam thực sự thu hút FDI có hiệu quả so với các quốc gia trong khu vực khi luôn theo sát đường xu hướng của ASEAN và chỉ đứng sau Singapore (Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ngân hàng Thế giới, 2018). Theo Tạp chí FDI Intelligence của Financial Times (2016), Việt Nam cũng được xếp ở vị trí đứng đầu trong số 14 thị trường mới nổi trong hai năm liên tiếp về thu hút đầu tư mới từ nước ngoài so với quy mô nền kinh tế quốc gia.

FDI từ EU vào Việt Nam

FDI từ EU cũng tăng nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007; tuy nhiên dòng vốn này nhìn chung không ổn định và chịu tác động nhiều bởi các yếu tố từ nền kinh tế toàn cầu và kinh tế EU. Trong giai đoạn 1988-1994, vốn FDI đăng ký của của các nước EU vào Việt Nam còn khiêm tốn. Năm 1995 và năm 1997, con số này tăng nhiều lần, từ 15 triệu USD năm 1988 lên hơn 700 triệu USD. Năm 1998- 1999, lượng FDI giảm sụt mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Những năm 2000-2001 đánh dấu sự gia tăng đột biến của FDI từ EU và vai trò quan trọng của FDI từ Hà Lan vào Việt Nam. FDI đăng ký từ EU lần đầu tiên đạt hơn 1,2 tỷ USD/năm. Đầu tư từ Hà Lan tăng lên tới 20% tổng vốn đăng ký trong khi FDI từ Anh cũng tiếp tục gia tăng. Kết quả là EU trở thành một trong những đối tác đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam, chiếm tới 38% tổng lượng vốn đăng ký. Tuy nhiên, sang đến giai đoạn 2002-2004 thì FDI từ các nước EU lại sụt giảm nghiêm trọng với giá trị FDI mỗi năm không quá 100 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do tác động của suy thoái thị trường chứng khoán năm 2002 tại nhiều quốc gia. Năm 2005 đánh dấu sự phục hồi trở lại của dòng vốn FDI của EU vào Việt Nam với mức vốn đăng ký đạt 1,7 tỷ USD. Năm 2008, dù đầu tư ra bên ngoài của các nước EU bắt đầu sụt giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu, song vốn FDI đăng ký vào Việt Nam vẫn tăng nhanh trước khi sụt giảm mạnh năm 2009 rồi lại tăng nhanh trở lại, đạt mức kỷ lục 2,6 tỷ USD vào năm 2010. Từ năm 2011 đến 2014, dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam lại bị suy giảm đáng kể với giá trị FDI mỗi năm dưới 1 tỷ USD do sự giảm tốc của nền kinh tế và nhu cầu toàn cầu. Trong ba năm tiếp theo, giá trị FDI đều trên 1 tỷ USD, đặc biệt trong năm 2015 và 2017


đạt hơn 2 tỷ USD. Có thể thấy rõ, FDI từ EU vào Việt Nam có nhiều thay đổi, phản ánh rõ nét các biến động của nền kinh tế toàn cầu và EU. Tính lũy kế đến tháng 04/2019, EU là đối tác đầu tư lớn thứ tư tại Việt Nam với 2244 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là 24,67 tỷ USD, tương đương với 7,6% tổng vốn FDI vào Việt Nam (Hình 4.2).


Hình 4 2 FDI từ EU vào Việt Nam lũy kế đến tháng 04 2019 Nguồn Số liệu của 2


Hình 4. 2: FDI từ EU vào Việt Nam, lũy kế đến tháng 04/2019


Nguồn: Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài


Mặc dù được đánh giá là địa điểm đầu tư tiềm năng trong khu vực, Việt Nam mới thu hút được một lượng vốn FDI tương đối khiêm tốn trong tương quan đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU nói chung và sang khu vực ASEAN nói riêng. Theo số liệu của EuroStat, FDI của EU chủ yếu là đầu tư nội khối (chiếm hơn 60%) và đầu tư sang Mỹ (chiếm gần 30%). Năm 2017, FDI của EU ASEAN chỉ chiếm khoảng 5,7% trong tổng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của EU. Mặc dù là đối tác đầu tư lớn thứ ba của EU tại khu vực ASEAN, Việt Nam cũng mới chỉ thu hút được khoảng 3% tổng giá trị vốn FDI của EU đầu tư vào khu vực này (Singapore thu hút 85% và Malaysia 10% tổng vốn FDI của EU vào ASEAN).

Như vậy, FDI nói chung gia tăng nhanh sau 2007. Dòng vốn này tương đối ổn định, ít chịu tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới. Riêng FDI từ EU tuy có xu hướng gia tăng song không ổn định và dễ bị ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới. Sau EVFTA, FDI nói chung và từ EU nói riêng được dự báo có xu hướng tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, sự gia tăng FDI từ EU có thể không chắc chắn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và ẩn chứa nhiều rủi ro.


4.1.3.2. FDI theo đối tác đầu tư


Trong tổng số 130 nước và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, các đối tác lớn nhất hầu hết đều đến từ khu vực Đông Á. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính lũy kế đến hết năm 2018 đứng đầu trong danh sách nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam là Hàn Quốc với 7459 dự án, vốn đăng ký FDI đạt 62,6 tỷ USD, chiếm 18,39% tổng vốn đăng ký FDI vào Việt Nam. Đứng thứ hai là Nhật Bản với 3996 dự án, tổng vốn đăng ký FDI đạt 57 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 16,76%. Tiếp đến là Singapore (2159 dự án, tổng vốn đăng ký 46,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 13,71%) và Đài Loan (2589 dự án, tổng vốn đăng ký 31,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 9,24%). Ngoài ra, trong top 10 nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam còn có các đại diện châu Á khác như Hồng Kông (5,83%), Trung Quốc (3,92%), Malaysia (3,67%), Thái Lan (3,07%) (Hình 4.3).

Hình 4 3 FDI vào Việt Nam theo đối tác lũy kế đến 20 12 2018 Nguồn Số liệu 3


Hình 4. 3: FDI vào Việt Nam theo đối tác, lũy kế đến 20/12/2018


Nguồn: Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài

Các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là các nước hay vùng lãnh thổ ở trong khu vực Đông Á có vị trí địa lý gần gũi với Việt Nam. Đồng thời quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước này được thúc đẩy bởi một loạt các Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương như Hiệp định thương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/12/2022