Đánh Giá Tác Động Của Evfta Đến Fdi Vào Việt Nam: Tiếp Cận Từ Khung Phân Tích Tác Động


tế lượng được sử dụng để dự báo việc Việt Nam và EU cùng tham gia vào một hiệp định thương mại tự do có tác động như thế nào đối với dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam. Kết quả của mô hình cũng là một cơ sở đáng tin cậy để đưa ra các hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc cải thiện các yếu tố nước chủ nhà để thu hút nhiều hơn dòng vốn từ đối tác EU.

Nếu như các phương pháp nghiên cứu định tính cho phép đưa ra nhận định về tác động của EVFTA đối với dòng vốn FDI nói chung vào Việt Nam bao gồm cả FDI từ các nước EU và các nước ngoài EU thì phương pháp nghiên cứu định lượng chỉ tập trung xem xét tác động của EVFTA đối với FDI từ EU vào Việt Nam. Việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng giúp luận án đưa ran được các nhận định, đánh giá, đề xuất một cách đa toàn diện và đa chiều.


CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH

THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM


Ở chương 4, tác giả sẽ đánh giá tác động dự kiến của EVFTA lần lượt theo ba phương pháp đã nêu ở chương 3 bao gồm: (i) khung phân tích tác động, (ii) mô hình kinh tế lượng, và (iii) phỏng vấn chuyên gia. Khung phân tích được sử dụng để phân tích tác động tổng thể của EVFTA đến FDI của Việt Nam trên các khía cạnh như: số lượng và chất lượng dòng vốn FDI, hình thức FDI, đối tác FDI, các ngành chịu tác động nhiều nhất. Mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của EVFTA đối với FDI từ EU vào Việt Nam nói riêng và các yếu tố để thu hút FDI từ đối tác này. Cuối cùng, phỏng vấn chuyên gia giúp kiểm định lại và làm rõ hơn các kết quả nghiên cứu từ hai phương pháp nêu trên.

4.1. Đánh giá tác động của EVFTA đến FDI vào Việt Nam: tiếp cận từ khung phân tích tác động

Trong phần này, tác động dự kiến của EVFTA đến FDI vào Việt Nam được đánh giá theo 05 yếu tố ảnh hưởng tác động bao gồm; (i) bản chất của EVFTA; (ii) sự tương đồng và mối quan hệ kinh tế - ngoại giao giữa Việt Nam và EU; (iii) quan hệ đầu tư của Việt Nam và EU; (iv) chênh lệch giữa cam kết trong EVFTA với các cam kết khác hoặc chính sách hiện hành của Việt Nam; và (v) các yếu tố bên ngoài. Trong đó, yếu tố cam kết trong EVFTA là yếu tố tác động trực tiếp, quan trọng nhất sẽ được phân tích theo từng kênh tác động bao gồm: cam kết tự do hóa thương mại hàng hóa, cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ, cam kết tự do hóa đầu tư và các cam kết khác.

4.1.1. Yếu tố 1: Bản chất của EVFTA


4.1.1.1. Loại FTA


EVFTA được đàm phán giữa Việt Nam và EU với tư cách là một khối liên kết thay vì các quốc gia riêng rẽ nên EVFTA được coi là một FTA song phương đặc biệt.


Bên cạnh đó, EU và Việt Nam là hai đối tác không đối đẳng ở nhiều mặt. EU là một nền kinh tế lớn và giàu có hơn nhiều so với Việt Nam. Năm 2017, GDP của EU có giá trị gấp gần 80 lần so với Việt Nam và thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam chưa bằng 1/10 của EU (Ủy ban châu Âu, 2018). Vì vậy, EVFTA là một FTA Bắc – Nam. Ngoài ra, EVFTA với phạm vi cam kết rộng, nội dung cam kết vượt ra ngoài các cam kết thông thường về thuế quan nên đây là một FTA thế hệ mới.

EVFTA là một FTA song phương đặc biệt nên Việt Nam có những thuận lợi nhất định trong đàm phán so với các FTA đa phương mà Việt Nam đã và đang tham gia. Thứ nhất, đàm phán EVFTA diễn ra nhanh hơn so với các đàm phán đa phương của Việt Nam. Để đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam cần 11 năm trong khi đó chỉ cần chưa đến ba năm để hoàn tất các đàm phán trong EVFTA. Mặc dù trong quá trình đàm phán, EU gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công, khủng hoảng di cư và vấn đề Brexit nhưng EU vẫn kiên định theo đuổi chiến lược EU toàn cầu, chiến lược hội nhập với ASEAN giúp cho quá trình đàm phán với Việt Nam diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Điều này không chỉ giúp cho hai Bên tiết kiệm được chi phí và thời gian hoàn tất đàm phán mà còn là yếu tố đảm bảo việc thực hiện EVFTA trong tương lai được diễn ra thuận lợi. Thứ hai, Việt Nam có thể lựa chọn các lĩnh vực đàm phán linh hoạt và đa dạng hơn so với các FTA đa phương, đáp ứng sát hơn nhu cầu cụ thể của Việt Nam về mở cửa thị trường. Ví dụ, trong EVFTA có riêng một chương về các rào cản phi thuế với thương mại và đầu tư trong sản xuất năng lượng tái tạo. Đây vốn là lĩnh vực thế mạnh của EU, cũng là lĩnh vực mà Việt Nam mong muốn thu hút đầu tư từ các đối tác EU.

Bên cạnh đó, EVFTA là một FTA Bắc – Nam giữa hai đối tác có sự chênh lệch về trình độ phát triển. Điều này làm thúc đẩy các FDI theo chiều dọc khi các đối tác EU có thể tìm kiếm hiệu quả và nguồn lực khi đầu tư sang Việt Nam nhằm tận dụng các nguyên liệu đầu vào và lực lượng lao động dồi dào của nước chủ nhà. Các cam kết trong Hiệp định được đánh giá là đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển, đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả hai Bên; theo đó Việt Nam được ưu đãi hơn về lộ


trình cắt giảm thuế (dài hơn so với EU) và nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ EU trong nhiều vấn đề quan trọng như cải cách doanh nghiệp, phát triển thương mại bền vững,... Một FTA Bắc – Nam cũng tạo ra sức ép đối với Việt Nam liên quan đến vấn đề cạnh tranh và cải cách thể chế, môi trường kinh doanh. Điều này tuy có thể gây ra khó khăn cho Việt Nam trong ngắn hạn nhưng sẽ là động lực để thúc đẩy năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế trong dài hạn, từ đó thúc đẩy FDI, đặc biệt là FDI chất lượng cao vào Việt Nam.

4.1.1.2. Phạm vi và mức độ cam kết

EVFTA được đánh giá là một FTA thế hệ mới toàn diện, chất lượng cao. Với 17 chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo, các cam kết trong EVFTA có phạm vi rộng, không chỉ liên quan đến tự do hóa thương mại hàng hóa mà được mở rộng sang các lĩnh vực khác như: dịch vụ, đầu tư, cạnh tranh, doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm Chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Thương mại và phát triển bền vững. So với các FTA đa phương mà Việt Nam đã và đang tham gia, phạm vi cam kết trong EVFTA là rộng nhất, tương đương với phạm vi cam kết trong CPTPP.

Không chỉ có phạm vi cam kết rộng nhất, mức độ cam kết của Việt Nam trong EVFTA cũng là cao nhất từ trước đến nay. Như đã trình bày ở chương 2, hai Bên cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần như toàn bộ số dòng thuế và kim ngạch xuất khẩu cho hàng hóa của nhau với lộ trình cắt giảm thuế nhanh, tối đa là 7 năm từ phía EU và 10 năm từ phía Việt Nam. Sau 7 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế quan cho 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Trong khi đó sau 10 năm, Việt Nam xóa bỏ thuế quan cho 98,3% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam. Số dòng thuế còn lại được áp dụng hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% hoặc áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế quan nhập khẩu dài hơn 10 năm. Có thể nói, đây là lộ trình tự do hóa thuế quan nhanh nhất dành cho Việt Nam trong số các FTA mà Việt Nam đã kết thúc đàm phán hoặc ký kết. Các cam kết trong EVFTA cũng có mức độ cam kết cao nhất trong số các FTA mà EU đã ký kết với một nước đang phát triển.


Bên cạnh các cam kết tự do hóa thương mại hàng hóa, Việt Nam và EU còn dành cho nhau những ưu đãi trong việc tiếp cận thị trường dịch vụ, đầu tư của nhau thông qua các cam kết mở cửa rộng hơn so với các cam kết trong WTO. Cam kết về mua sắm Chính phủ mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư EU tham gia vào một phân khúc thị trường lớn của Việt Nam mà các nhà đầu tư khác khó tiếp cận. Các cam kết mở rộng khác như Sở hữu trí tuệ, Lao động, Môi trường,... hầu như đều có mức độ cam kết cao hơn so với các cam kết hoặc quy định của Việt Nam hiện nay.

Với phạm vi cam kết rộng và mức độ hội nhập cao, tác động của EVFTA đối với nền kinh tế Việt Nam và dòng vốn FDI vào Việt Nam được đánh giá là lớn hơn so với các Hiệp định thương mại tự do truyền thống mà Việt Nam đã từng tham gia. EVFTA không chỉ thúc đẩy FDI từ các nước EU mà còn là động lực thúc đẩy FDI từ các nước ngoài EU đầu tư sang Việt Nam nhằm tận dụng các ưu đãi của EVFTA. Các cam kết trong EVFTA còn tạo ra tiền đề cho việc cải cách thể chế, pháp lý, môi trường kinh doanh tại Việt Nam, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế và cải thiện chất lượng dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, với phạm vi rộng và mức độ cam kết cao như vậy, EVFTA tạo ra sức ép cho Chính phủ trong việc phải điều chỉnh lại các quy định pháp lý cũng như tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải cải cách để đáp ứng được các yêu cầu cao cũng như tồn tại được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Ngoài ra, việc cắt giảm mạnh thuế quan một mặt thúc đẩy gia tăng FDI theo chiều dọc song lại có thể làm giảm FDI theo chiều ngang từ các nước EU vào Việt Nam.

4.1.1.3. Quy mô của FTA

EU là một liên minh kinh tế gồm 27 quốc gia ở khu vực châu Âu (sau khi Anh hoàn tất các thủ tục rút khỏi EU). Như vậy với 27 nước thành viên EU và Việt Nam, EVFTA là FTA có số lượng thành viên lớn nhất từ trước đến nay mà Việt Nam đã từng tham gia. EU được đánh giá là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (chỉ sau Mỹ) với giá trị GDP năm 2018 ở mức 18,768 nghìn tỷ USD, chiếm 21,85% GDP toàn cầu. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU lớn nhất thế giới với kim ngạch đạt 49,655 nghìn tỷ USD. Tỷ trọng thương mại hàng hóa và


dịch vụ của EU trong tổng kim ngạch của thế giới tương đương với 33,8% tổng giá trị của thế giới, vượt xa so với hai nước tiếp theo là Mỹ (chiếm 11,35%) và Trung Quốc (10,48%). Với vai trò quan trọng của EU trong nền kinh tế thế giới, EVFTA là Hiệp định có quy mô nền kinh tế lớn nhất mà Việt Nam đã từng tham gia. Thị trường rộng lớn mà EVFTA tạo ra hứa hẹn mang lại những tác động tích cực cho Việt Nam trong việc gia tăng khả năng thu hút FDI, đặc biệt là FDI từ các nhà đầu tư ngoài khối EU nhằm tìm kiếm thị trường.

Bảng 4.1: Tỷ trọng quy mô của các nền kinh tế trong EVFTA trong nền kinh tế thế giới năm 2018


GDP

Dân số

Xuất khẩu hàng

hóa và dịch vụ

Nhập khẩu hàng

hóa và dịch vụ

EU

21,85%

6,76%

34,55%

33,11%

Việt Nam

0,29%

1,26%

1,03%

1,02%

Tổng

22,14%

8,02%

35,58%

34,13%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Đánh giá tác động dự kiến của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam - 14

Nguồn: Cơ sở dữ liệu của World Bank (2020)

Như vậy, với các đặc điểm: (i) là một FTA song phương đặc biệt; (ii) là một FTA Bắc – Nam; (iii) phạm vi cam kết rộng; (iv) mức độ hội nhập sâu; và (v) số lượng thành viên và quy mô lớn nhất, EVFTA có thể làm gia tăng số lượng và cải thiện chất lượng dòng vốn FDI vào Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Tuy nhiên, các cam kết trong EVFTA tạo ra sức ép về cạnh tranh, cải cách và chi phí điều chỉnh đối với Chính phủ và các doanh nghiệp. EVFTA cũng có thể làm giảm FDI theo chiều ngang từ EU sang Việt Nam. Mặc dù vậy, tác động này không lớn do quy mô kinh tế của Việt Nam rất nhỏ so với EU, lợi thế cạnh tranh so với các nước láng giềng trong ASEAN không nhiều nên FDI từ EU sang Việt Nam chủ yếu là FDI theo chiều dọc. Tác động của yếu tố này được tóm tắt trong bảng 4.2.


Bảng 4.2: Bản chất của EVFTA và tác động của EVFTA đến FDI vào Việt Nam


Chỉ số

Đặc điểm

Tác động đến FDI

Loại FTA

- FTA song phương đặc biệt

- FTA Bắc – Nam

- Tích cực:

o Các ngành chịu tác động nhiều là các ngành mà hai Bên có thế mạnh và phù hợp mong muốn thu hút đầu tư.

o Gia tăng FDI, nhất là FDI theo chiều dọc nhằm tìm kiếm nguồn lực và hiệu quả.

Phạm vi và mức độ cam kết

- Phạm vi cam kết rộng

- Mức độ hội nhập sâu

Tích cực:

o Ưu đãi lớn về thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ và đầu tư làm gia tăng số lượng FDI.

o Nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư giúp cải thiện chất lượng FDI.

- Tiêu cực:

o Có thể làm giảm FDI theo chiều ngang từ EU sang Việt Nam.

o Sức ép cạnh tranh, cải cách và chi phí điều chỉnh.

Quy mô của FTA

- Số lượng thành viên lớn nhất

- Quy mô lớn nhất

- Tích cực:

o Gia tăng FDI, nhất là FDI ngoài khối EU nhằm tìm kiếm thị trường.

Nguồn: Tác giả tự xây dựng


4.1.2. Yếu tố 2: Sự tương đồng và mối quan hệ kinh tế, ngoại giao giữa Việt Nam và EU

4.1.2.1. Sự tương đồng giữa Việt Nam và EU


EU và Việt Nam là hai đối tác không đối đẳng ở nhiều mặt, thể hiện rõ nét nhất ở trình độ phát triển kinh tế. Theo số liệu của Eurostat và IMF, GDP bình quân đầu người của EU gấp hơn 14 lần GDP bình quân đầu người của Việt Nam. Cơ cấu kinh tế của hai Bên có sự khác biệt lớn. Phần lớn giá trị gia tăng của EU được tạo ra ở lĩnh vực dịch vụ và chỉ có 1,4% là từ lĩnh vực nông nghiệp còn tại Việt Nam, nông nghiệp vẫn chiếm tới 15% tổng giá trị gia tăng (Bảng 4.3). Các nước EU có ưu thế lớn về công nghệ, khoa học kỹ thuật và lao động trình độ cao, là khu vực tạo ra công nghệ nguồn của thế giới. Trong khi đó, lợi thế của Việt Nam đến từ sự dồi dào nguồn lực lao động kỹ năng thấp. Sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và EU có cả tác động tích cực và tiêu cực đối với việc thu hút FDI từ EU vào Việt Nam. Với ưu thế về nguồn lao động giá rẻ dồi dào, Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư EU đưa các công đoạn sản xuất cần nhiều lao động nhưng không đòi hỏi kỹ năng cao sang Việt Nam nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất. Tuy nhiên, với trình độ phát triển kinh tế thấp, Việt Nam khó thu hút được dòng vốn FDI chất lượng, mang lại giá trị gia tăng cao từ các đối tác EU. Bên cạnh đó, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và vị trí địa lý cách xa có thể là những rào cản đối với Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn FDI từ EU.

Bảng 4.3: GDP bình quân đầu người và cơ cấu kinh tế của Việt Nam và EU năm 2018


Nền kinh tế

GDP/người (USD)

Cơ cấu kinh tế (%)

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Việt Nam

2.587

15

33

41

EU

36.570

1,4

22

66

Nguồn: Ủy ban châu Âu (2018), Ngân hàng Thế giới (2020)

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 27/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí