Khảo Sát Ý Kiến Du Khách Về Hoạt Động Du Lịch

Bảng 25: Khảo sát ý kiến du khách về hoạt động du lịch



Thang điểm

1

2

3

4

5

Cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn

32

14

4

0

0

Sản phẩm du lịch đa dạng, thu hút

3

6

13

17

11

Chất lượng dịch vụ tốt

8

13

19

6

4

Giá cả dịch vụ hợp lý

16

11

17

5

1

Vệ sinh môi trường sạch sẽ

23

14

9

3

1

Anh /chị có thêm hiểu biết và kinh nghiệm mới

7

12

26

3

2

Anh /chị sẽ giới thiệu với bạn bè và người thân đi du lịch đến đây

10

16

15

2

7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 10

(Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả)

(Ghi chú: 1 hoàn toàn đồng ý, 2 đồng ý, 3 bình thường, 4 không đồng ý, 5 hoàn toàn không đồng ý)

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của du khách cho thấy, nhìn chung du khách có đánh giá tốt đới với cảnh quan và chất lượng môi trường. Tuy vậy, phần lớn du khách chưa hài lòng với số lượng các loại hình dịch vụ du lịch cũng như chất lượng dịch vụ. Do đó, để phát triển ngành du lịch tại đảo Quan Lạn cần quan tâm đặc biệt đến hai tiêu chí này để thu hút khách tham quan hơn nữa

b. Đánh giá mức độ hài lòng/không hài lòng của người dân với sự phát triển của hoạt động du lịch trong thời gian qua

Bảng 26: Thống kê đánh giá tác động của du lịch tới sinh kế của cộng đồng dân cư sống trên đảo Quan Lạn



Tác động tích cực

Không tác động

Tác động tiêu cực

Tổng

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Khai thác thuỷ sản

2

10

13

65

5

25

20

Nuôi trồng thuỷ sản

3

15

11

55

6

30

20

Hoạt động khác

27

67,5

13

32,5

0

0

40

Tổng

32


37


11


80

(Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả)

Kết quả từ số liệu điều tra thể hiện ở bảng 21 cho thấy, có 65% đối tượng tham gia phỏng vấn trả lời “Du lịch không tác động” đến nghề khai thác thủy sản và chiếm tỷ lệ lớn nhất, số đối tượng trả lời du lịch có tác động tiêu cực chiếm 25%, và còn lại 10% đối tượng trả lời “Du lịch có tác động tích cực” trong tổng số đối tượng làm nghề khai thác thủy sản. Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, 55% đối tượng trả lời “Du lịch không tác

động” chiếm tỷ lệ cao nhất, 30% đối tượng trả lời du lịch có tác động tiêu cực tới nghề Nuôi trồng thủy sản và còn lại số đối tượng trả lời “Du lịch có tác động tích cực” chiếm 15%. Bên cạnh đó, không có hộ nào khi được hỏi cho rằng du lịch có tác động tiêu cực đến hoạt động sinh kế khác ngoài khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Như vậy, có thể thấy rằng: Du lịch có tác động tới nghề nghiệp của cộng đồng cư dân địa phương. Tuy nhiên, mức độ tác động khác nhau đối với từng nhóm ngành nghề cụ thể, nhóm ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản sẽ chịu tác động tiêu cực từ các hoạt động của du lịch nhiều hơn so với nhóm cư dân sống bằng các ngành nghề khác. Đa số các ngành khác không chịu tác động hoặc chịu các tác động tích cực từ hoạt động phát triển du lịch tới nghề nghiệp hay sinh kế của họ.

Bảng 27: Thống kê tác động của hoạt động du lịch đến đời sống xã hội của người dân


Tác động

Có tác động

Tỉ lệ (%)

Không tác động

Tỉ lệ (%)

Tích cực

Tăng thu nhập

38

47,50

42

52,50

Cơ sở hạ tầng phát triển

67

83,75

13

16,25

Tổng

99


61


Tiêu cực

Tệ nạn xã hội

9

11,25

71

88,75

Giá cả tăng

47

58,75

33

41,25

Khó khăn cho nghề truyền thống

11

13,75

69

86,25

Di dời tái định cư

21

26,25

59

73,75

Đời sống xã hội bị ảnh hưởng

17

21,25

63

78,75

Tổng

119


281


(Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả)

Tác động tích cực: Du lịch có làm tăng thu nhập của người dân địa phương không dường như vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời rõ ràng. Tỷ lệ người dân trả lời có tác động tích cực và không tác động không có sự chênh lệch lớn. Về phát triển cơ sở hạ tầng phần lớn người dân khi được hỏi đều đống ý việc phát triển du lịch đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng của địa phương.

Tác động tiêu cực: Phần lớn người dân khi được hỏi về tác động của hoạt động du lịch, đều trả lời rằng du lịch không làm gia tăng tệ nạn xã hội và không làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người dân địa phương. Khi du lịch phát triển, cư dân sống tại các khu vực này sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn, những việc làm trong ngành du lịch thường đem lại thu nhập cao hơn các ngành nghề truyền thống như khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó, du lịch phát triển cũng đem đến sức tiêu thụ lớn hơn với các sản phẩm của địa phương như hải sản tươi sống, các loại sản phẩm chế biến như sá sùng khô, cá khô, nước

mắm...

Tuy vậy, hoạt động du lịch phát triển đã làm gia tăng giá cả sinh hoạt của địa phương do đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch. Hơn nữa, việc di dời người dân do các hoạt động GPMB phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch đã và đang tác động không nhỏ đến hoạt động sinh kế và tâm lý của người dân địa phương, tuy nhiên do số lượng các dự án liên quan đến du lịch có quy mô lớn ở trên đảo Quan Lạn hiện nay còn ít nên các tác động này tương đối nhỏ.

3.2.3. Đánh giá dựa trên các thành phần chỉ số chính trị-kinh tế

Bảng 28: Các chỉ số sức tải du lịch đo lường thành phần chỉ số chính trị - kinh tế


Các chỉ số sức tải du lịch

Kết quả thực tế

Giá đất tại các khu vực phát triển du lịch so với các khu vực không phát triển du lịch trên đảo

Giá đất tại các khu vực trong phạm vi bán kính 3km một số bãi biển đang khai thác như bãi Sơn Hào, bãi Minh Châu tăng cao gấp 3 – 4 lần so với các khu vực sâu phía bên trong

trung tâm đảo.

Sự đóng góp của ngành du lịch vào tổng GDP (tính theo %)

Du lịch đóng góp 6,9% trên tổng GDP của xã Quan Lạn. Ở xã Minh Châu, con số này là 8,1%.


Các công cụ kiểm soát phát triển du lịch

UBND địa phương đã ban hành một số quy định về hoạt động quản lý tàu vận tải du lịch, các khu vực nguy hiểm cấm khai thác du lịch, các dịch vụ đi kèm như dịch vụ bãi biển,

xe điện...


Cán bộ địa phương có khả năng quản lý các vấn đề do phát triển du lịch

Tại cấp cơ sở, các hoạt động du lịch được cán bộ phụ trách Văn hóa Xã hội của Xã kiêm nhiệm quản lý. Các vấn đề liên quan đến đất đai, xây dựng được quản lý bởi cán bộ Địa chính Xây dựng

Tại cấp huyện, các hoạt động du lịch được quản lý bởi các cán bộ thuộc phòng Văn hoá thông tin

(Nguồn: Xử lý số liệu thống kê UBND xã Quan Lạn, xã Minh Châu, kết quả tính toán và

khảo sát của tác giả)

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua thuế và từ nguồn ngân sách sẽ được trích lại một phần để cấp kinh phí cho các hoạt động phát triển du lịch như tuyên truyền, xúc tiến du lịch, làm sạch bãi biển... Tuy nhiên, theo khảo sát thực tế của tác giả, hoạt động làm sạch bãi biển hiện nay chưa được thực hiện thường xuyên. Các cơ sở kinh doanh chỉ dọn dẹp khu vực bãi nằm trong phạm vi kinh doanh, dẫn đến một số tại một số khu vực bãi biển dọc đảo còn tập trung nhiều rác thải do sóng biển đánh trôi dạt vào bờ. Hàng năm, chính quyền địa phương đều tổ chức các đợt phát động thu gom rác thải, dọn vệ sinh môi trường biển với sự tham gia của các cán bộ, chiến sỹ, đoàn viên, thanh niên và các cơ quan, đơn vị đóng quân, sinh sống trên địa bàn

đảo Quan Lạn tuy nhiên tần suất còn thấp, khoảng 1 tháng/lần.

* Nhận xét chung:

Như vậy, các kết quả đánh giá cho thấy: Môi trường tự nhiên và cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật trên đảo Quan Lạn hiện trạng có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phục vụ du lịch của các du khách đến đảo Quan Lạn. Hoạt động phát triển du lịch đem đến những tác động tích cực đến đời sống của người dân trên đảo. Tuy nhiên, cần lưu ý nguyên nhân chủ yếu là do lượng khách du lịch đến đảo hiện nay đang ở mức thấp-trung bình nên các tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch chưa thể hiện rõ nét. Do đó, trong tương lai, với điều kiện lượng khách du lịch tăng cao (gấp khoảng 2-3 lần so với hiện nay) thì vấn đề bảo vệ môi trường du lịch đáp ứng mục tiêu phát triển du lịch bền vững là rất khó khăn.

3.3. Kiến nghị giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực hoạt động du lịch, đảm bảo sức tải môi trường, hướng tới phát triển du lịch bền vững.

3.3.1. Định hướng phát triển du lịch bền vững đảo Quan Lạn

3.3.1.1. Cơ sở pháp lý

Trong “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (Thủ tướng Chính phủ, 2013) và “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn 2050” (Thủ tướng Chính phủ, 2018), đảo Quan Lạn nằm trong quần đảo Vân Hải sẽ phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo tồn cảnh quan sinh thái, đa dạng sinh học tại khu vực.

Ngày 17/2/2020, Chính phủ đã có quyết định số 266/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040, theo đó, Vân Đồn được quy hoạch thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển - đảo cấp cao, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế, tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại chất lượng cao, có thương hiệu và cạnh tranh quốc tế.

3.3.1.2. Định hướng phát triển thị trường

Trong thời gian tới, thị trường khách du lịch mà đảo Quan Lạn cần hướng đến và phát triển như sau:

Bảng 29: Định hướng phát triển thị trường du lịch đảo Quan Lạn


Thị trường

Thứ tự ưu tiên

Đặc điểm thị trường

Thị trường khách

Thị trường Đông Bắc Á

- Thị trường khách Nhật Bản đi theo tour, có khả năng chi trả cao. Thích tìm hiểu, khám phá thiên nhiên và văn hóa.

- Thị trường khách Hàn Quốc, Trung Quốc đi theo tour, có khả


năng chi trả trung bình. Thích vui chơi giải trí.

- Thị trường khách Đài Loan ưa thích vui chơi giải trí. Có khả năng chi trả cao.


Thị trường Châu Âu

- Thị trường khách Anh, Pháp, Hà Lan, Đức ưa thích thiên nhiên, nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí cao cấp. Có khả năng chi trả trung bình cao.

- Thị trường khách Nga ưa thích nghỉ dưỡng biển, thưởng ngoạn

biển, vui chơi giải trí cao cấp. Có khả năng chi trả cao, và nghỉ dài ngày

Thị trường Bắc Mỹ

Thị trường khách Mỹ có phân khúc chính gồm khách Mỹ và Canadai

thường ưa thích khám phá, trải nghiệm thiên nhiên. Thường đi du lịch theo dạng tự do. Có khả năng chi trả trung bình cao.

Thị trường Châu Úc:

Thị trường châu Úc gồm phân khúc Úc và New Zealand ưa thích

thiên nhiên, khám phá, trải nghiệm. Thường đi du lịch theo dạng tự do. Có khả năng chi trả trung bình cao.

Thị trường Đông Nam Á

Thị trường khách Thái Lan, Singapore, Malaysia ưa thích khám

phá, vui chơi giải trí. Thường đi du lịch theo tour hoặc đi cùng gia đình. Có khả năng chi trả trung bình cao.


Thị trường khách nội địa


Thị trường khách từ Hà Nội

- Khách đi nghỉ hè cùng gia đình, có khả năng chi trả trung bình cao và cao. Lưu trú dài ngày.

- Khách đi cùng nhóm bạn bè tham quan thiên nhiên, vui chơi giải trí. Có khả năng chi trả trung bình cao. Đi cuối tuần.

- Khách kết hợp tham quan Vịnh Hạ Long kết hợp Bái Tử Long.

Khách đi cùng gia đình hoặc bạn bè


Thị trường khách từ các tỉnh phía Bắc khác:

- Thị trường khách từ các tỉnh lân cận đi nghỉ cuối tuần, chủ yếu vui chơi giải trí.

- Thị trường khách đi theo đoàn tham quan, nghỉ dưỡng. Có khả năng chi trả trung bình.

- Thị trường khách đi theo đoàn, chủ yếu tham quan, khám phá, vui chơi giải trí.

Thị trường khách từ các tỉnh phía Nam

- Khách kết hợp tham quan Vịnh Hạ Long kết hợp Bái Tử Long Có khả năng chi trả trung bình cao. Đi cùng gia đình hoặc bạn bè

- Thị trường khách kết hợp du lịch Hà Nội hoặc tỉnh phía bắc khác. Đi cùng gia đình hoặc bạn bè.

quốc tế

3.3.1.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch

Các sản phẩm du lịch phải hướng tới các phân khúc thị trường cụ thể nhằm tăng khả năng tiếp cận thị trường, tạo ra giá trị và mang lại hiệu quả kinh tế. Phát triển sản phẩm du lịch gắn kết với các khu vực trọng điểm phát triển du lịch đã xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh bao gồm: Yên Tử, Hạ Long, Móng Cái, Cô Tô dựa trên những nguyên tắc như hiệu quả kinh tế của sản phẩm, sự đáp ứng nhu cầu đa dạng

của thị trường, bảo tồn và tôn vinh giá trị các tài nguyên, bảo vệ môi trường và đặc biệt là khai thác thế mạnh về điều kiện thiên nhiên, văn hóa, lịch sử... để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc trưng của Vân Đồn. Trong đó Chương trình thương hiệu OCOP (One Community One Product – mỗi xã phường một sản phẩm) sẽ đóng vai trò nòng cốt trong việc phát triển các sản phẩm đặc trưng của từng địa phương.

Bảng 30: Định hướng phát triển sản phẩm du lịch đảo Quan Lạn


Sản phẩm

Loại hình

Tiềm năng và cơ sở phát triển

Nội dung khai thác và thị trường phục vụ



Du lịch biển

- Quan Lạn có nhiều bãi biển gắn liền với phong cảnh đẹp

- Đây là loại hình du lịch phổ biến ở các khu vực biển, đảo

hiện nay

- Nghỉ dưỡng biển theo mô hình resort. Đối tượng phục vụ chủ yếu là các khách du lịch cao cấp

- Các hoạt động giải trí bao gồm tắm biển, câu các, câu mực, du thuyền…

- Thị trường khách hướng tới phục vụ chủ yếu là châu Âu, Hà Nội, các tỉnh miền Nam…



Du lịch cộng đồng

- Người dân đảo Quan Lạn thân thiện, mến khách

- Đây là loại hình du lịch mới bắt đầu được khai thác tại Quan Lạn và có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian tới

- Khách du lịch sẽ trải nghiệm “cùng ăn, cùng ở, cùng du lịch” với người dân bản địa, trải nghiệm cùng ngư dân khai thác thủy sản như câu mực, câu cá, cào ngao…

- Thị trường khách hướng tới phục vụ chủ yếu là châu Âu, Đông Bắc Á, châu Úc, Hà Nội…


Du lịch văn hóa


Có nhiều di tích lịch sử văn hóa và lễ hội truyền thống gắn liền với các sự kiện lịch sử của dân tộc

- Tham quan các di tích lịch sử văn hóa, tìm hiểu về lịch sử chống giặc ngoại xâm

- Du lịch lễ hội: Khai thác lễ hội Quan Lạn truyền thống của địa phương: hội đua thuyền, lễ rước, trò chơi dân gian…

- Thị trường khách hướng tới phục vụ chủ yếu là Đông Bắc Á, Hà Nội…


Du lịch sinh thái


Có phong cảnh đẹp gắn với các hệ sinh thái đặc trưng

- Tham quan tìm hiểu hệ sinh thái rừng trâm và tuyến đi bộ dã ngoại trải nghiệm có hệ thống diễn giải tại rừng trâm – bãi Chương Nẹp

- Hoạt động xem rùa đẻ trứng tại bãi Rùa

- Thị trường khách hướng tới phục vụ chủ yếu là

Đông Bắc Á, châu Âu, Bắc Mỹ, Hà Nội và các tỉnh miền Bắc khác…

Sản phẩm

Mua sắm, thưởng

Có nhiều sản vật địa phương từ biển

- Thưởng thức các món ăn đặc sản biển như mực, ruốc, tôm, cua, ghẹ, bào ngư, bề bề, sá sùng…

thức ẩm thực


- Mua các loại thủy sản đông lạnh hoặc đã qua chế

biến như, tôm khô, ruốc tôm, ruốc bề bề, sá sùng khô…

bổ trợ

3.3.1.3. Định hướng phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái

Môi trường đóng vai trò quyết định trong việc phát triển du lịch theo hướng bền vững, do đó định hướng quy hoạch du lịch cần gắn với ưu tiên bảo vệ môi trường, góp phần tạo cảnh quan, cải thiện khí hậu khu vực và hướng đến một nền du lịch xanh - bền vững.

- Nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện từng bước các cơ chế chính sách nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến môi trường cũng như bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch.

- Xây dựng các khu du lịch sinh thái và các sản phẩm du lịch hấp dẫn, thân thiện môi trường

- Đầu tư hệ thống thu gom và công trình xử lý nước thải tập trung trên đảo Quan Lạn.

3.3.2. Đề xuất giải pháp khả thi cho phát triển du lịch bền vững đảo Quan Lạn

3.3.2.1. Nhóm giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững dưới góc độ môi trường

a. Tổ chức, quản lý hiệu quả các hoạt động du lịch

- Tăng cường vai trò và năng lực quản lý nhà nước về du lịch của Phòng Văn hóa thông tin, Phòng Tài nguyên môi trường huyện Vân Đồn để phối hợp và nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên môi trường và phát triển du lịch.

- Cần có quy hoạch phát triển du lịch chi tiết để khảo sát tiềm năng, tiến hành quy hoạch và liên kết các tuyến, điểm du lịch một cách hệ thống và thiết kế cơ sở hạ tầng phù hợp dể không hạn chế thấp nhất các ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch. Quản lý tốt việc cấp phép xây dựng, kinh doanh các cơ sở lưu trú, nhà hàng để đảm bảo không phá vỡ cảnh quan, bảo vệ môi trường.

b. Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường trong phát triển du lịch

Phòng Văn hóa thông tin phối hợp với các ngành chức năng điều tra, kiểm kê tài nguyên du lịch trên toàn địa bàn đảo Quan Lạn làm căn cứ xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng tài nguyên du lịch có hiệu quả, đảm bảo khả năng phục hồi tự nhiên của tài nguyên đáp ứng nhu cầu sử dụng lâu dài.

Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên du lịch chưa được quy hoạch hoặc trái với quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ban hành quy chế, quy định để đảm bảo sao cho mọi hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên môi trường du lịch phục vụ mục đích kinh doanh phải có trách nhiệm đóng góp vật

chất cho công tác bảo vệ, tôn tạo phát triển tài nguyên.

c. Bảo tồn và tôn tạo phát triển tài nguyên môi trường trong phát triển du lịch

- Xây dựng và ban hành quy chế quy định việc sử dụng một phần doanh thu du lịch đầu tư cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích. Từng bước khuyến khích sự đóng góp của du khách trong công tác bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường thông qua phí tham quan đảo, mức phí đề xuất bước đầu trong khoảng 30.000 - 50.000 vnđ/khách.

- Xây dựng nội quy, quy chế bảo vệ môi trường du lịch và tuyên truyền đến người dân, khách du lịch. Thành lập đội vệ sinh môi trường làm nhiệm vụ thu dọn rác thải tại các điểm du lịch và bở biển đảm bảo môi trường luôn sạch đẹp. Thành lập đội quản lý an ninh trật tự nhằm giữ gìn an ninh trật tự, hướng dẫn và hỗ trợ du khách. Thành lập đội cứu hộ nhằm hỗ trợ du khách tại các bãi tắm công cộng.

d. Cung ứng nước sinh hoạt và đầu tư các công trình xử lý chất thải

- Sớm hoàn thiện và đưa vào sử dụng Nhà máy cấp nước và hệ thống phân phối nước sạch sinh hoạt đảo Quan Lạn, hạn chế việc khai thác nước ngầm tự phát. Hiện nay, hạng mục hồ chứa nước Lòng Dinh dung tích 1,126 triệu m3 và tuyến ống phân phối nước đã thi công xong, tuy nhiên do hạng mục nhà máy xử lý nước vẫn chưa được chủ đầu tư hoàn thiện nên hệ thống cấp nước vẫn chưa được đưa vào sử dụng.

- Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; đẩu tư cải tiến lò đốt rác thải sinh hoạt bằng các công nghệ mới giúp đưa nhiệt độ đốt rác đạt quy chuẩn đảm bảo đốt rác triệt để mà không phát sinh các khí độc hại như furan, dioxin.

- Đầu tư các trạm xử lý nước thải tại đảo theo Quy hoạch phân khu chức năng tỷ lệ 1/2000 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt. Đối với các dự án xây mới quy mô lớn, yêu cầu bắt buộc đầu tư công trình xử lý nước thải sinh hoạt riêng theo từng dự án trước khi cấp phép xây dựng và hoạt động

3.3.2.2. Nhóm giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững dưới góc độ kinh tế

a. Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch

Xác định một số sản phẩm du lịch đặc trưng của đảo Quan Lạn, từng bước chuyên môn hóa các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch. Với những lợi thế của mình, Quan Lạn cần tập trung xây dựng một số sản phẩm du lịch trọng tâm gắn với tiềm năng du lịch biển, trong đó chú trọng các loại hình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng trên bờ biển, các hoạt động du lịch khám phá trải nghiệm, du lịch cộng đồng. Thành lập các đội câu cá, câu mực ven đảo: Hướng dẫn khách du lịch câu cá, câu mực giải trí nhằm kéo dài thời gian lưu lại của du khách, ngoài ra còn hướng dẫn khách tham gia cào ngao, cào sá sùng tại các bãi triều ven đảo.

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 07/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí