Nhóm Giải Pháp Đảm Bảo Phát Triển Du Lịch Bền Vững Dưới Góc Độ Xã Hội

Bên cạnh đó, lựa chọn đào tạo và triển khai lực lượng thuyết minh viên du lịch, các hệ thống cung cấp thông tin diễn giải cho khách tham quan đối với các sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử, du lịch sinh thái.

b. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch

- Tổ chức quản lý thông tin xúc tiến quảng bá về Quan Lạn nói riêng và Vân Đồn một cách thống nhất trong tổng thể các thông tin chung về du lịch Quảng Ninh. Trung tâm xúc tiến du lịch Quảng Ninh đóng vai trò là cơ quan chủ quản điều hành quản lí và kết nối thông tin, tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, liên kết, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch dùng chung, kiểm tra giám sát thông tin tuyên truyền, quảng bá của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Sản xuất các loại tài liệu, ấn phẩm, vật phẩm phục vụ xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch. Trong giai đoạn đầu, các tài liệu, ấn phẩm cần được thực hiện trên tiếng Việt, tiếng Anh. Trong các giai đoạn sau có thể mở rộng thêm tiếng Trung, tiếng Hàn và tiếng Nhật. Trên cơ sở các giá trị cốt lõi thương hiệu, các định hướng phát triển thu hút thị trường, định hướng về xúc tiến quảng bá để yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống vật phẩm, ấn phẩm phù hợp.

- Nghiên cứu xây dựng website phục vụ du lịch đảo Quan Lạn với thông tin chi tiết, có đầy đủ các ấn phẩm xúc tiến bản điện tử, được cập nhật thường xuyên và có khả năng tương tác với thị trường. Tạo liên kết giữa website du lịch đảo Quan Lạn với website Tổng cục Du lịch Việt Nam https://www.vietnamtourism.gov.vn hoặc website Du lịch Quảng Ninh https://www.dulich.quangninh.gov.vn/. Ngoài ra có thể mua vị trí đặt banner của ngành du lịch đảo Quan Lạn trên một số trang báo điện tử có nhiều người truy cập. Từng bước tạo tên hình ảnh đảo du lịch văn minh từ cách ứng xử của cán bộ, công chức, người dân trên đảo như cách mà một số địa phương khác đã thực hiện được, điển hình ở Cù Lao Chàm.

- Liên kết với các công ty lữ hành ở Vân Đồn, Móng Cái, Hạ Long, Cát Bà để nối và ghép tour, cùng xúc tiến, quảng bá hình ảnh sản phẩm du lịch đảo Quan Lạn.

c. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch

Thiết kế biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan) cho du lịch Quan Lạn theo dạng độc lập hoặc phối hợp với các điểm du lịch khác có tính chất tương tự của huyện Vân Đồn như Ngọc Vừng, Bản Sen.

d. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch: Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong các cơ quan quản lý nhà nước. Xây dựng đề án đào tạo lao động cho phát triển du lịch trên cơ sở mục tiêu phát triển và thực trạng lao động du lịch tại địa phương.

- Đào tạo lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch: Tổ chức đánh giá thực trạng đội ngũ lao động du lịch về cả số lượng và chất lượng, căn cứ yêu cầu phát triển để có kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ lao động. Tập trung mở các khóa đào tạo nghề khách sạn, lữ hành và ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên và lao động trực tiếp với hình thức ngắn hạn. Cho phép huy động các doanh nghiệp có dự án du lịch đóng góp vào quỹ đào tạo và trích ngân sách hằng năm hỗ trợ lao động đào tạo ngắn hạn các nghề của du lịch. Khuyến khích và có cơ chế ràng buộc các doanh nghiệp phải đào tạo lao động tại chỗ khi triển khai các dự án du lịch trên địa bàn. Tranh thủ sự hỗ trợ của Tỉnh và từ các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch cũng như các tổ chức, dự án quốc tế trong công tác đào tạo nhân lực.

- Nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cho cộng đồng địa phương: tập trung cho các hoạt động nâng cao nhận thức như hiểu biết về giá trị của tài nguyênmôi trường, các kiến thức pháp luật có liên quan… Hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ và tổ chức quản lý kinh doanh du lịch cho các cộng đồng có khả năng tham gia vào hoạt động du lịch

e. Đầu tư phát triển du lịch

Để hoạt động đầu tư vào ngành du lịch đạt hiệu quả lâu dài cần mở rộng hơn nữa khả năng thu hút các nguồn vốn phát triển du lịch, trong đó cần chủ động công tác xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức khác nhau, trong đó chú trọng hình thức trực tiếp liên hệ, tiếp xúc với các đối tác, các doanh nghiệp để giới thiệu điều kiện, môi trường đầu tư. Chú trọng việc chuẩn bị mặt bằng và các cơ sở hạ tầng khác cho các dự án đang xúc tiến cũng như việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động của các dự án đầu tư.

Tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương, các tổ chức phi chính phủ (NGO) về phát triển cộng đồng, các tổ chức quốc tế như UNICEF, JICA, FAO, các ngân hàng quốc tế WB, ADB, UNCN… về các chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết công ăn việc làm gắn liền với phát triển du lịch, chương trình du lịch cộng đồng, chương trình phát triển nông thôn, chương trình nâng cao năng lực tay nghề và bảo vệ môi trường, chương trình bảo tồn giá trị di sản…

3.3.2.3. Nhóm giải pháp đảm bảo phát triển du lịch bền vững dưới góc độ xã hội

a. Gia tăng sự hiểu biết về phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng

Cung cấp kiến thức, thông tin về phát triển du lịch bền vững cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh du lịch cũng như cộng đồng địa phương. Điều này có thể được thực hiện thông qua các khóa học, các khóa đào tạo và các hội thảo chuyên đề hay tổ chức các buổi hướng dẫn trực tiếp để các cá nhân, tổ chức có liên quan có hiểu biết đầy đủ và điều chỉnh hành vi của mình nhằm hướng đến ngành du lịch phát triển bền vững trên đảo Quan Lạn.

b. Tăng cường vai trò của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch

Đảm bảo sự tham gia tích cực của cộng đồng vào hoạt động du lịch nhằm bù đắp những thiệt thòi mà cộng đồng có thể phải chịu đựng trong khi phát triển các dự án du lịch, đồng thời để giảm áp lực tác động của cộng đồng đối với tài nguyên môi trường, tạo cho cộng đồng cơ hội tham gia một cách tích cực vào các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, cần khuyến khích cộng đồng phát huy các giá trị văn hóa truyền thống để phục vụ khách du lịch. Đảm bảo sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch.

c. Xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững

- Nguyên tắc thực hiện mô hình du lịch cộng đồng: Cộng đồng địa phương là chủ thể điều hành hoạt động du lịch và trực tiếp được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch. Cộng đồng và các bên liên quan cùng du khách có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch. Các sản phẩm du lịch được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng đáp ứng của tài nguyên du lịch, không ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa bản địa.

- Thành phần tham gia: Cộng đồng, đặc biệt là các hộ gia đình/người dân có mong muốn và điều kiện tham gia dịch vụ du lịch và các tổ chức xã hội bầu ra Ban Quản lý du lịch cộng đồng, đại diện cho cộng đồng là chủ thể của mô hình đứng ra tổ chức cung cấp các sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến du lịch đảo Quan Lạn. Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh, UBND và Phòng Văn hóa thông tin huyện Vân Đồn, các doanh nghiệp và tổ chức khác là các bên liên quan tham gia hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng.


Sở Du lịch UBND huyện Quảng Ninh Vân Đồn


Phòng Văn hóa thông tin


Cộng đồng


Minh Ban Quản lý du lịch cộng đồng Quan

Các Châu đảo Quan Lạn Lạn

tổ

chức Doanh

phi nghiệp

Tổ Tổ Tổ

chính hướng Tổ Tổ Tổ khai chế

phủ dẫn ẩm lưu vận thác biến tham thực trú chuyển thủy thủy quan sản sản



Hình 15: Mô hình du lịch cộng đồng đề xuất tại đảo Quan Lạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Đánh giá sức tải môi trường du lịch tại đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh - 11


3 3 2 4 Một số giải pháp khác a Hạn chế tính mùa vụ của du lịch đảo Đẩy 1

3.3.2.4. Một số giải pháp khác

a. Hạn chế tính mùa vụ của du lịch đảo

Đẩy mạnh phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, tăng thêm các dịch vụ bổ sung như dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, chăm sóc sức khỏe để thu hút du khách vào những thời điểm không phải mùa chính của du lịch đảo

b. Ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng

- Duy tu, bảo dưỡng định kỳ hệ thống đê phòng hộ Quan Lạn hiện có. Mở rộng diện tích và chăm sóc rừng ngập mặn ngoài đê nhằm phòng chống thiên tai, bảo vệ đê, ngăn xâm nhập mặn. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phù hợp với đặc điểm tự nhiên của đảo. Độ cao xây dựng các công trình cần phải lớn hơn tổ hơp mức đỉnh triều + mực nước dâng trong bão + mực nước biển dâng dự báo.

- Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó với bão, biến đổi khí hậu cho các bộ quản lý, nhân viên các cơ sở kinh doanh du lịch và người dân về các phương thức và phương án giảm nhẹ thiên tai, tăng cường năng lực quản lý

tổng hợp vùng bờ một cách có hiệu quả.

c. Hoàn thiện hệ thống chính sách

Bổ sung và hoàn thiện một số cơ chế chính sách từ các cấp có thẩm quyền của huyện Vân Đồn và tỉnh Quảng Ninh đối với phát triển du lịch bền vững đảo Quan Lạn:

+ Chính sách ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần tuý cho việc bảo vệ môi trường du lịch hoặc đầu tư kinh doanh du lịch với các công nghệ đồng bộ về bảo vệ môi trường.

+ Chính sách ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp cụ thể trong vấn đề giảm thiểu ô nhiễm, mang lại các hiệu quả trực tiếp cho bảo tồn tài nguyên và môi trường;

+ Chính sách khuyến khích các dự án phát triển du lịch ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm triển khai các giải pháp ứng phó của ngành du lịch với tác động của biến đổi khí hậu và nhất là mực nước biển dâng; khuyến khích ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nước sạch và tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch.

+ Chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, đặc biệt là du lịch sinh thái.

+ Chính sách khuyến khích đối với các dự án phát triển du lịch có những cam kết cụ thể về bảo vệ, tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên, môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

1. Đề tài luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đánh giá sức tải nói chung và đánh giá sức tải môi trường du lịch nói riêng; cũng như các nghiên cứu về đánh giá sức tải phục vụ phát triển dụ lịch dựa trên các yếu cơ bản là kinh tế, xã hội và môi trường.

2. Để đánh giá sức tải môi trường du lịch ở một điểm dến du lịch có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng để và cần được nghiên cứu, kết hợp sử dụng để đưa ra kết quả.

3. Đề tài luận văn đã tổng hợp và lựa chọn được bộ chỉ tiêu đánh giá sức tải môi trường du lịch áp dụng cho trường hợp đảo Quan Lạn bao gồm: các chỉ tiêu thành phần tự nhiên - sinh thái, các chỉ tiêu thành phần nhân khẩu - xã hội học, các chỉ tiêu thành phần kinh tế - chính trị.

Sử dụng Bộ chỉ tiêu này để đánh giá sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn cho thấy: Hoạt động du lịch ở đảo Quan Lạn đang ở trong những bước đầu phát triển, Quan Lạn vẫn còn khả năng đáp ứng cho các nhu cầu phát triển du lịch tuy nhiên hiện nay hoạt động du lịch đảo Quan Lạn vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố kém bền vững và cần được khắc phục để đảm bảo mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

4. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đã đề xuất được định hướng và giải pháp nhằm khai thác hợp lý các tài nguyên du lịch và phát triển ngành du lịch đảo Quan Lạn phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi cao.

Hạn chế của đề tài và khuyến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo

Đề tài luận văn “Đánh giá sức tải môi trường du lịch đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh” không hướng đến mục tiêu tìm giá trị ngưỡng, mà tập trung đánh giá thực trạng hoạt động phát triển du lịch sinh thái dựa trên các tiêu chí đo lường sức tải du lịch, và so sánh với các tiêu chuẩn đã và đang áp dụng hiện nay trên thế giới và Việt Nam. Đề tài có sự liên quan đến nhiều lĩnh vực và áp dụng cho một địa điểm cụ thể là đảo Quan Lạn nên có tính nhạy cảm cao. Do đó, đề tài luận văn không thể tránh được có những hạn chế, cụ thể:

(1) Do thiếu dữ liệu và các văn bản quy chế ban hành còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên một số chỉ tiêu thành phần của sức tải du lịch chưa xác định được và rất khó tính toán.

(2) Khái niệm sức tải du lịch là một khái niệm động và thay đổi theo thời gian. Hơn nữa, sức tải du lịch chịu tác động của nhiều yếu tố, tự nhiên-sinh thái, xã hội, kinh tế chính trị nên rất khó để có thể đưa ra một con số chính xác về số lượng du khách cố định cho địa

bàn đảo Quan Lạn.

(3) Hiện tại, các công thức sức tải mới chỉ được xây dựng để tính toán cho từng loại hoạt động du lịch tại một khu vực nào đó chứ chưa có một công thức nào để tính toán sức tải cho nhiều dạng hoạt động du lịch diễn ra cùng lúc. Thật khó có thể áp dụng tất cả các tiêu chuẩn về sức tải trên thế giới cho các vùng du lịch ven biển Việt Nam vì tính chất, đặc trưng của mỗi nơi khác nhau. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn nêu ra trên đây có thể giúp các nhà quy hoạch và quản lí du lịch sử dụng để đánh giá được sức tải du lịch trong quá trình khai thác và phát triển du lịch biển, đảo.

Các hướng nghiên cứu có thể mở rộng, phát triển sâu hơn bao gồm: (i) Mở rộng giới hạn nghiên cứu để thấy được hiện trạng phát triển du lịch của đảo Quan Lạn trong mối quan hệ với những điểm đến du lịch đảo khách có điều kiện tương đồng; (ii) Nghiên cứu tính bền vững của hoạt động du lịch đảo Quan Lạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển đến năm 2020, Hà Nội.

2. Huỳnh Tấn Hải (2015), Đánh giá sức tải du lịch sinh thái tại khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa

3. Trương Quang Học, Phạm Minh Thư, Võ Thanh Sơn (2006), Phát triển bền vững – Lý thuyết và khái niệm, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội

4. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Đình Hòe (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

6. Phạm Trung Lương (2008), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài khoa học Công nghệ độc lập cấp Nhà nước, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, Hà Nội

7. Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Vân Đồn (2019), Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ huyện Vân Đồn Quý I, II, III, IV

8. Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Đồn (2020), Báo cáo tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của tỉnh về phát triển dịch vụ, du lịch giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030

9. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19/6/2017.

10. Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh (2020), Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch tỉnh Quảng Ninh năm 2019 và đề xuất phương hướng nhiệm vụ năm 2020

11. Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh (2020), Thông báo danh sách khách sạn, tàu thủy lưu trú, các cơ sở lưu trú hạng từ 1-5 sao, bãi tắm du lịch, cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Quý I năm 2020

12. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2017), Báo cáo tổng hợp quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

13. Trần Đức Thạnh, Trần Văn Minh, Cao Thị Thu Trang, Vũ Duy Vĩnh, Trần Anh Tú (2012), Sức tải môi trường Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và công nghệ

14. Nguyễn An Thịnh, Nguyễn Thị Hải (2005), Xác định sức chứa du lịch phục vụ quy hoạch phát triển du lịch bền vững huyện miền núi cao Sa Pa. Kỷ yếu hội nghị khoa học về môi trường và phát triển bền vững 2005, tr.421-427

15. Thủ tướng Chính phủ (2020), Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

16. Tổng cục du lịch (2015) Sức chứa du lịch- yếu tố quan trọng phát triển du lịch. Tại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2023