Biểu Đồ Cơ Cấu Tổng Sản Phẩm Trên Địa Bàn Tỉnh Tiền Giang

2.1.4. Khí hậu‌


Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9oC; tổng tích ôn cả năm 10.183oC/năm.

Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8).

Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%.

Gió : có 2 hướng chính là Đông bắc (mùa khô) và Tây nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s.

2.1.5. Thủy văn‌


Tiền Giang có mạng lưới sông, rạch chằng chịt, bờ biển dài thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá với các khu vực lân cận đồng thời là môi trường cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản :

- Sông Tiền : là nguồn cung cấp nước ngọt chính, chảy 115km qua lãnh thổ Tiền Giang, cao trình đáy sông từ -6m đến -16m, bình quân -9m, độ dốc đáy đoạn Cái Bè - Mỹ Thuận khá lớn (10 - 13%) và lài hơn về đoạn hạ lưu (0,07%). Sông có chiều rộng 600 - 1.800m, tiết diện ướt vào khoảng 2.500 - 17.000m2 và chịu ảnh hưởng thủy triều quanh năm. Lưu lượng mùa kiệt (tháng 4) khoảng 130 - 190m3/s . - Sông Vàm Cỏ Tây: là một sông không có nguồn, lượng dòng chảy trên sông chủ yếu là từ sông Tiền chuyển qua. Sông Vàm Cỏ Tây là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là 1 tuyến xâm nhập

mặn chính. Tại Tân An cao trình đáy sông -21,5m, độ dốc đáy 0,02%, rộng 185m, tiết diện ướt 1.930m2, lưu lượng bình quân các tháng kiệt 9m3/s, lưu lượng lũ tối đa gần 5.000m3/s .

- Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số sông, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây góp phần rất quan trọng trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá và phục vụ sản xuất như : Cái Cối, Cái Bè, Ba Rài, Trà Tân, Phú Phong, Rạch Rầm, Bảo Định, Kỳ Hôn, Vàm Giồng, Long Uông, Gò Công, sông Trà v.v...

Hầu hết sông, rạch trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng chế độ bàn nhật triều không đều. Đặc biệt vùng cửa sông có hoạt động thủy triều rất mạnh, biên độ triều tại các cửa sông từ 3,5 - 3,6m, tốc độ truyền triều 30km/h (gấp 1,5 lần sông Hậu và 3 lần sông Hồng), tốc độ độ chảy ngược trung bình 0,8 - 0,9m/s, lớn nhất lên đến 1,2m/s và tốc độ chảy xuôi đến 1,5 -

1,8m/s. Trên sông Tiền, tại Mỹ Thuận (cách cửa sông 102km) biên độ triều lớn nhất từ 121

- 190 cm, ở hai lũ lớn nhất (tháng 9 và 10) biên độ triều nhỏ nhất khoản 10 - 130cm và hai tháng mùa cạn (tháng 4 và 5) biên độ triều lớn nhất là 190 - 195cm. Đỉnh triều (max) tại Mỹ Thuận : 196cm (17/10/1978), chân triều (min) : -134cm (30/04/1978).

2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội‌


2.2.1. Điều kiện kinh tế – xã hội‌


Trong 6 tháng đầu năm 2012, Tổng sản phẩm trên địa bàn ước tính đạt 8.232 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2011. Tốc độ tăng trưởng kinh tế có chậm lại so với 2 năm trước liền kề.

So với 6 tháng đầu năm 2011, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng 5,6%, trong đó nông nghiệp tăng 6,2%. Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng 13,1%, tăng cao hơn 6 tháng đầu năm 2011 là 0,9%, trong đó công nghiệp tăng 18,1%. Khu vực dịch vụ tăng trưởng 10,4%, tăng thấp hơn 6 tháng đầu năm 2011 là 0,8%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch chậm, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và tỷ trọng nông nghiệp giảm. Khu vực nông lâm thủy sản chiếm 47,2%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 26,3%, khu vực dịch vụ chiếm 26,5%.

Biểu đồ 2.1 Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang


6 tháng đầu năm 2011

6 tháng đầu năm 2012

(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)

Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng thu ngân sách đạt 4.126 tỷ đồng, tăng 9,6% so cùng kỳ. Tính đến ngày 11 tháng 6 năm 2012, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt

19.546 tỷ đồng, tăng 2.301 tỷ đồng so đầu năm và tăng 21,7% so cùng kỳ. Dư nợ cho vay là

16.039 tỷ đồng giảm 37 tỷ so đầu năm và tăng 6,1% so cùng kỳ, trong đó dư nợ ngắn hạn đạt 11.552 tỷ đồng, chiếm 72% trong tổng dư nợ cho vay. Nợ xấu 6 tháng qua có xu hướng tăng lên, tăng 421 tỷ đồng so đầu năm và chiếm 3,7% trong tổng dư nợ.

GDP theo giá thực tế năm 2012 đạt 55.508 tỷ đồng, thu nhập bình quân/người/năm đạt 32,8 triệu đồng, (năm 2011 là 28,3 triệu đồng/người/năm).

2.2.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật‌


2.2.2.1.Giao thông

Với vị trí nằm giữa hai thành phố lớn là thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh, lại có sông, có biển, Tiền Giang có mạng lưới giao thông thủy bộ khá thuận lợi.

Đường bộ: tỉnh có quốc lộ 1A đi qua, hầu hết các xã phường đều có đường ô tô đến tận trung tâm. Ngoài quốc lộ 1A, tỉnh còn có 3 tuyến quốc lộ khác nối các huyện thị trong tỉnh với các tỉnh lân cận như: quốc lộ 60 từ thành phố Mỹ Tho đi Bến Tre; quốc lộ 50 từ Mỹ Tho đi Chợ Gạo, Gò Công, Long An; quốc lộ 30 từ Cái Bè đi Vĩnh Long, Đồng Tháp. Đầu năm 2010, tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương khánh thành, nối thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Mỹ Tho, giải tỏa một lượng lớn phương tiện giao thông trên quốc lộ 1A. Hiện tại, tuyến cao tốc thứ 2 từ Trung Lương đi Mỹ Thuận cũng đang được thi công, khi hoàn thành, hệ thống đường bộ trên địa bàn Tiền Giang sẽ mang diện mạo mới.

Đường thủy: mạng lưới giao thông thủy khá phát triển, Tiền Giang có lợi thế để trở thành đầu mối của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long về giao lưu vận tải biển với cả nước và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Cảng Mỹ Tho, nằm ở khu công nghiệp Mỹ Tho, có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 3.000 tấn vào cảng.

2.2.2.2. Cấp điện

Hệ thống cấp điện trong tỉnh chủ yếu được sự điều phối của Công ty Điện lực Tiền Giang và các chi nhánh điện lực trung tâm các huyện trực thuộc. Công ty Điện lực Tiền Giang là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Điện lực miền Nam, có chức năng tiếp nhận, phân phối và kinh doanh điện năng; quản lý vận hành, cải tạo lưới điện phân phối; sửa chữa đại tu thiết bị điện, gia công cơ khí các loại phụ kiện; kinh doanh vật tư, thiết bị điện; tư vấn, khảo sát thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp, lập dự án đầu tư, đấu thầu đường dây và trạm biến áp; thí nghiệm hiệu chỉnh

thiết bị điện đến cấp điện áp 35kV; kiểm định phương tiện đo; xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.

Đơn vị được thành lập từ sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975, lúc đó đặt tên là Sở quản lý và phân phối điện tỉnh Tiền Giang rồi Sở Điện lực Tiền Giang, từ ngày 30/6/1993 thành lập lại là doanh nghiệp Nhà nước đặt tên là Điện lực Tiền Giang, đến ngày 14/4/2010 đổi tên là Công ty Điện lực Tiền Giang cho đến nay. Trụ sở chính tọa lạc tại số 07 đường Học Lạc, Phường 8 TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Các Điện lực trực thuộc: Điện lực Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, TP. Mỹ Tho, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Thị Xã Gò Công, Gò Công Đông.

2.2.2.3. Bưu chính viễn thông, ngân hàng

Được sự hỗ trợ và đầu tư của Tổng công ty Bưu Chính – Viễn thông Việt Nam trong những năm qua. Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh ngày càng được mở rộng và nâng cấp đầu tư. Theo thống kê của VNPT – Viễn Thông Tiền Giang, hiện trên toàn địa bàn tỉnh có khoảng 45 bưu điện đang hoạt động ngoài ra còn có 18 cửa hàng dịch vụ viễn thông và các siêu thị điện thoại trên địa bàn tỉnh.

Bảng 2.1 Mạng lưới bưu điện tỉnh Tiền Giang (Đơn vị: cơ sở)


Năm

2005

2006

2010

2011

Bưu điện trung tâm

1

1

1

1

Bưu điện quận/huyện

9

9

10

10

Bưu điện khu vực

48

48

49

50

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái Miệt vườn – sông nước tỉnh Tiền Giang - 5


(Nguồn: Cục Thống Kê tỉnh Tiền Giang)

Đến năm 2010, dịch vụ bưu điện tiết kiệm, chuyển tiền xuống đến tất cả các điểm bưu điện văn hóa xã và dự kiến đến năm 2020 có khoản 100% các khu phố, các ấp có điểm phục vụ, cung cấp các dịch vụ thiết yếu về bưu chính, viễn thông. Tính đến cuối năm 2010 mật độ thuê bao điện thoại cố định đạt 26 máy/100 dân; thuê bao di động đạt 69 máy/100 dân, thuê bao internet đạt 13 thuê bao/100 dân. Năm 2011, số thuê bao cố định trên địa bàn tỉnh đạt 322.830 cái; số thuê bao di động đạt 59.047 cái; số thuê bao trung bình/100 dân đạt 19,2 cái; internet đạt 52.378 thuê bao. Dự kiến đến năm 2020 mật độ thuê bao điện thoại đạt 35 máy/100 dân; thuê bao di động đạt 79 thuê bao/100 dân; thuê bao internet đạt 20 thuê bao/100 dân.

Về lĩnh vực tài chính Ngân hàng, hệ thống ngân hàng hoạt động theo mô hình ngân hàng 2 cấp:

+ Cấp quản lý có ngân hàng nhà nước tỉnh là cơ quan trực thuộc ngân hàng nhà nước Việt Nam có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng trên địa bàn các tỉnh.

+ Cấp kinh doanh gồm các tổ chức tín dụng là doanh nghiệp như: NH NN và PTNN tỉnh, có hội sở chính tại TP. Mỹ Tho và 23 chi nhánh tại các thị xã, khu vực; NH Công thương; NH đầu tư và phát triển; NH phát triển nhà ở ĐBSCL; NH chính sách xã hội và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có 14 quỹ.

2.2.3. Hệ thống dịch vụ xã hội‌


2.2.3.1. Y tế

Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tỉnh Tiền Giang có 201 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 13 bệnh viện, 16 phòng khám đa khoa khu vực và 169 trạm y tế phường xã; tổng số giường bệnh là 3.197 giường, trong đó các bệnh viện có 2.120 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 26 giường, trạm y tế có 817 giường. Cũng theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008, tỉnh có 757 bác sĩ, 805 y sĩ, 907 y tá, 387 nữ hộ sinh, 60 dược sĩ cao cấp, 617 dược sĩ trung cấp và 96 dược tá. Theo thông tin từ Website Đài phát thanh và truyền hình Tiền Giang, đầu năm 2010, ngành y tế Tiền Giang có trên

4.000 y bác sĩ, toàn tỉnh có 159/169 trạm y tế có bác sĩ, 164 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật y tế từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư và ngày càng chuẩn hoá, ứng dụng kỹ thuật hiện đại giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Bệnh viện Đa Khoa trung tâm Tiền Giang có 650 giường bệnh và hơn 600 cán bộ công nhân viên, với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại (CT Scanner, máy siêu âm, máy mổ nội soi, các máy xét nghiệm tự động đa thông số ...) thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân. Hai bệnh viện khu vực (Cai Lậy, Gò Công) thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho nhân dân tại khu vực phía Tây và Đông của tỉnh. Các bệnh viện chuyên khoa (Bệnh viện Phụ sản, bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Lao & Bệnh phổi, Bệnh viện tâm thần) phục vụ công tác khám chữa bệnh theo chuyên khoa. Tiền Giang, cũng có bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên được xây dựng, là bệnh viện Anh Đức, trên đường Thủ Khoa Huân, phường 1, thành phố Mỹ Tho.

2.2.3.2. Các cơ sở văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình

Tính đến năm 2013, trên địa bàn toàn tỉnh có10 Đài truyền thanh và truyền hình địa phương cá huyện, thị xã và thành phố; trong đó Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Tiền Giang được xem là cơ quan ngôn luận báo chí có nhiệm vụ thực hiện tiếp sóng chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam theo quy định; tổ chức sản xuất, khai thác các chương trình phát thanh - truyền hình và chịu trách nhiệm về nội dung theo quy định của pháp luật.

2.2.4. Nguồn nhân lực‌


Theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê năm 2011, dân số trung bình toàn tỉnh Tiền Giang là 1.682,6 nghìn người, mật độ dân số là 671 người/km2. Trong đó, dấn số Nam khoảng 829,5 người, dân số Nũ khoảng 853,1 người. Với dân số trên Tiền Giang là tỉnh có dân số khá đông xếp thứ 14 so với cả nước, và đứng thứ 3 đồng bằng sông Cửu Long sau tỉnh Kiên Giang.

Với dân số hơn 1,68 triệu dân, đa số là dân số trẻ nên Tiền Giang có một nguồn lao động rất lớn, số người trong độ tuổi lao động chiếm 74% so với tổng số dân. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với tổng số dân số phân theo địa phương đạt 57,2 %. Riêng lao động làm việc trong các hệ thống nhà hàng khách sạn là 19.943 người (2007), lao động làm việc trong các cơ sở dịch vụ ăn uống lưu trú là 23. 291 người (2011).

Bảng 2.2. Dân số trung bình các tỉnh ĐBSCL năm 2011


TT

TỈNH

DÂN SỐ

(nghìn người)

TT

TỈNH

DÂN SỐ

(nghìn người)

1

An Giang

2.151,0

8

Cà Mau

1.214,9

2

Kiên Giang

1.714,1

9

Cần Thơ

1.200,3

3

Tiền Giang

1.682,6

10

Vĩnh Long

1.028,6

4

Đồng Tháp

1.673,2

11

Trà Vinh

1.012,6

5

Long An

1.449,6

12

Bạc Liêu

873,3

6

Sóc Trăng

1.303,7

13

Hậu Giang

769,2

7

Bến Tre

1.257,8





(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)


Về hướng dẫn viên du lịch: có 158 hướng dẫn viên du lịch, trong đó có 71 hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 87 hướng dẫn viên du lịch nội địa, thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Tiền

Giang là tỉnh có trình độ học vấn của dân cư bình quân cao nhất. Do vậy, lao động của Tiền Giang khi được đào tạo có khả năng tiếp thu nhanh, kỹ năng lao động tốt.

2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch‌


2.3.1. Khách du lịch‌


Du lịch Tiền Giang nói chung và du lịch sinh tháimiệt vườn – sông nước” nói riêng đã và đang được tỉnh đầu tư phát triển. Được thiên nhiên và tạo hóa ưu ái, với những phong cảnh đa dạng, hữu tình của miền sông nước Tây Nam Bộ. Vì vậy, lượng khách du lịch đến đây ngày càng tăng qua các năm. Theo thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, năm 2011 Tiền Giang đón 1.058.650 lượt khách du lịch, trong đó khách du lịch quốc tế là

525.000 lượt khách. Chỉ riêng trong tháng 8/2011, tỉnh đón 71,1 ngàn lượt khách, tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2010.

Cũng theo Cục thống kê của tỉnh, năm 2012 lượng khách đến tỉnh đạt hơn một triệu lượt người, tăng bình quân 12,33% , trong đó khách quốc tế là 542.692 lượt, tăng 7,91%. Lượng khách tăng trưởng chậm do tình hình kinh tế khó khăn nhu cầu vui chơi, giải trí, du lịch của người dân có phần tính toán nơi nào mới hoặc có lợi ích cho sức khỏe, tâm linh ở Tiền Giang. Các hình thức kinh doanh không đổi mới gây nhàm chán, tour giữa các doanh nghiệp thì tương đối giống nhau, doanh nghiệp ở tỉnh ít tạo ra các tour cho mình mà chủ yếu nối tour từ các doanh nghiệp lữ hành của TP.HCM và các tỉnh bạn,... Tổng doanh thu khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành thực hiện được 278.601 tỷ đồng, tăng 19,80% so cùng kỳ, trong đó doanh thu du lịch lữ hành là 105.626 tỷ đồng chiếm 38% tổng doanh thu du lịch trong năm 2012.

2.3.2. Cơ cấu nguồn khách du lịch‌


Bảng 2.3. Số lượng khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2007 - 2012

(Đơn vị: Lượt)


Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

TỔNG LƯỢNG KHÁCH

704.185

795.779

866.401

960.991

1.058.650

1.169.285

- Quốc tế

454.066

464.443

410.756

472.839

525.000

542.692

- Nội địa

250.119

331.336

455.645

488.152

533.650

626.593

1. Khách lữ hành

589.373

596.485

537.740

640.699

692.325

757.664

- Quốc tế

431.128

440.648

374.866

443.894

482.215

516.721

- Nội địa

158.245

155.837

162.874

196.805

210.110

240.943

2. Khách lưu trú

98.816

178.103

308.077

299.698

343.918

392.772

10.753

10.721

23.735

16.785

30.898

13.171

- Nội địa

88.063

167.382

284.342

282.913

313.020

379.601

3. Khách vận

chuyển

15.996

21.191

20.584

20.594

22.407

18.849

- Quốc tế

12.185

13.074

12.155

12.160

11.887

12.800

- Nội địa

3.811

8.117

8.429

8.434

10.520

6.049

- Quốc tế


(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch tỉnh Tiền Giang)

- Khách du lịch quốc tế: Theo báo cáo thống kê của Sở VHTT và Du Lịch tình Tiền Giang, tính đến năm 2012 lượng khác du lịch quốc tế đến Tiền Giang lên đến 542.692 lượt khách. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia có tỷ lệ khách du lịch cao nhất (17,01%); Trung Quốc (tính luôn Hồng Kông): (11%); Pháp (10,1%); Anh (9,8%) và một vài quốc gia khác như: Mỹ, Đức, Đài Loan, Ý và Australia.

Trong đó, hầu hết đều là khách du lịch đến Tiền Giang lần đầu tiên (chiếm khoảng 80% tổng số khách quốc tế). Lượng khách du lịch quốc tế quay trở lại lần thứ hai là 20 % và chủ yếu là khách châu Á.

- Khách trong nước: Năm 2012 số lượng khách du lịch trong nước khoảng 626.593 lượt khách, chiếm tỷ lệ 53,6% tổng lượng khách đến Tiền Giang.

Bảng 2.4 Khách du lịch quốc tế đến Tiền Giang giai đoạn 2007 - 2012

(Đơn vị: Lượt)

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

TỔNG SỐ KHÁCH

454.066

464.443

410.756

472.839

525.000

542.692

- Anh

36.291

32.680

32.654

42.125

48.685

53.286

- Pháp

40.078

47.994

38.569

47.032

52.136

54.643

- Mỹ

17.974

17.171

18.125

16.526

18.956

20.685

- Nhật

94.681

74.825

85.124

89.852

91.253

92.314

- Trung Quốc (+ Hồng

Kông)

54.075

59.260

45.854

56.241

58.302

59.632

- Hàn Quốc

33.083

24.659

26.789

26.920

28.014

29.520

- Đài Loan

14.443

11.345

14.259

15.647

17.541

18.021

- Đức

17.105

17.580

16.285

16.304

18.874

19.890

- Ý

5.440

6.415

4.625

6.237

10.891

11.925

- Úc

24.011

24,127

20.148

21.863

24.500

25.804

- Các quốc tịch khác +

Việt Kiều

116.885

148.387

108.324

134.092

155.848

156.972

(Nguồn: Sở VHTT và Du Lịch tỉnh Tiền Giang)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/04/2023