Đánh giá nhận thức của sinh viên trường đại học nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm - 4


thường khuyến khích sinh viên ăn ở tại nhà ăn sinh viên để giữ gìn vệ sinh chung cho khu ký túc mới, nên việc nấu ăn tại phòng là rất ít có những trường hợp như vậy. Với sinh viên tự nấu ăn 18/62 trong tổng số phiếu điều tra chiếm tỷ lệ 24%. Đây phần đa là các sinh viên trọ ở ngoài. Lý do để lượng sinh viên này tự mình nấu ăn là do cơm tại các quán cơm không hợp khẩu vị và giá thành cao cho mỗi bữa cơm với lại tự mình nấu ăn nên sẽ rất thoải mãi và bảo đảm hơn.

Bảng 4.6 Mức độ sử dụng thực phẩm và đồ ăn nhanh của sinh viên trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên (n=62)

Hạng mục

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Thường xuyên

12

20

Thỉnh thoảng

22

35

Rất ít khi

27

43

Không bao giờ

01

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 40 trang tài liệu này.

Đánh giá nhận thức của sinh viên trường đại học nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm - 4

(Nguồn: số liệu điều tra)

Nhận xét:

Sinh viên sử dụng thực phẩm và đồ ăn nhanh trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên là rất lớn. Sinh viên đều sử dụng thực phẩm và đồ ăn nhanh nhưng với mức độ và số lượng sinh viên sử dụng lại hoàn toàn khác nhau. Thường xuyên với 12/62 phiếu điều tra và chiếm tỷ lệ 19% đây là một con số khá lớn. Số lượng sinh viên thỉnh thoảng sử dụng đồ ăn nhanh với 22/62 trong tổng số phiếu điều tra chiếm tỷ lệ 35%. Rất ít khi sử dụng đồ ăn nhanh chiếm tỷ lệ 43%. Và số lượng sinh viên không bao giờ sử dụng thực phẩm và đồ ăn nhanh chiếm tỷ lệ 2%. Như vậy ta thấy được rằng phần lớn sinh viên đều sử dụng thực phẩm và đồ ăn nhanh, do sở thích và do điều kiện kinh tế của mỗi người mà tự cho mình sử dụng thực phẩm và đồ ăn nhanh với mức độ vừa


phải, và ta thấy được rất ít sinh viên chưa từng sử dụng đồ ăn nhanh hay là ăn cơm tại căng tin lần nào dù chỉ là một lần.

Bảng 4.7 Nguyên nhân sinh viên không sử dụng thức ăn chế biến sẵn (n=12)

Hạng mục

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Không hợp khẩu vị

2

17

Không đảm bảo an toàn

5

42

Giá thành đắt

3

25

Ý kiến khác

2

17

(Nguồn: số liệu điều tra)

Nhận xét:

Với những sinh viên ít hoặc không hay sử dụng cơm ở căng tin hay cơm tại các quán cơm cho bữa ăn hàng ngày thì họ thường tự chế biến thức ăn riêng cho mình theo sở thích và theo nhu cầu của riêng bản thân họ. Một số nguyên nhân mà sinh viên không ăn cơm tại căng tin cũng như tại các quán cơm là không hợp khẩu vị, không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành đắt. Hiện nay để có được một bữa cơm ngon và đầy đủ chất thì giá cũng phải lên tới 25.000 đồng – 30.000 đồng. Đối với nhiều sinh viên không ăn cơm tại căng tin và các quán cơm thì cho rằng “cũng với số tiền

25.000 đồng – 30.000 đồng có thể nấu được một bữa cơm ngon và phù hợp với khẩu vị của mình, vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn tự nấu sẽ cảm thấy ngon và yên tâm hơn”.

Qua phần tìm hiểu về thực trạng sử dụng thực phẩm trong sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên ta thấy muôn hình muôn vẻ trong cách sử dụng thực phẩm. Mỗi người có một cách sử dụng thực phẩm riêng cho bản thân để đảm bảo sức khỏe và duy trì được thể lực để phục vụ cho học tập, nhưng phổ biến nhất vẫn là tự chế biến thức ăn và sử dụng cơm tại các quán cơm sinh viên và ở căngtin của các khu ký túc xá. Do đó vấn đề vệ sinh


an toàn thực phẩm tại những điểm trên cần được chú ý và kiểm tra sát xao hơn để mang lại cho người sử dụng những thức ăn và đồ uống ở đây được yên tâm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4.3. Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Sinh viên là lực lượng tri thức trẻ được tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin, là những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, nhận thức của mỗi sinh viên trong vấn đề bảo vệ sức khỏe là thực sự cần thiết và sát thực. Người xưa thường hay có câu “Có sức khỏe là có tất cả”, khi đã có sức khỏe tốt thì chúng ta có thể làm được rất nhiều việc như: học tập, lao động, rèn luyện, vui chơi giải trí… Để thực hiện được những điều đó thì cần phải thông qua những việc làm cụ thể. Công việc mà gắn liền nhất với bản thân mỗi người là sự dụng những loại thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chúng ta vẫn cứ nghĩ rằng việc này sẽ rất dễ thực hiện nhưng đây lại là vấn đề rất nan giải và đã được nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền kết hợp với nhà trường vào cuộc thực hiện và cũng đã thu được những tín hiệu tích cực từ chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với sinh viên thì chúng ta chủ yếu tác động vào mặt nhận thức của sinh viên để họ có thể hiểu đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm một cách chính xác nhất.

Sau đây là cách tìm hiểu của sinh viên về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua phỏng vấn nhanh và sử dụng phiếu điều tra.

Bảng 4.8 Quan niệm của sinh viên về fast food (n=62)


Quan niệm

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Nhanh gọn

24

39

Tiết kiệm thời gian

21

34

Ngon..., bổ..., rẻ...

10

16

Đa dạng, phong phú

7

11

(Nguồn: số liệu điều tra)


Nhận xét:

Định nghĩa về fast food đơn giản chỉ là thức ăn nhanh được chế biến sẵn thuận tiện cho người sử dụng. Phần lớn bộ phận sinh viên cho rằng quan niệm fast food là “Nhanh gọn, tiết kiệm thời gian. Ngon bổ rẻ và đặc biệt là đa dạng và phong phú về chủng loại”. Trong tổng số phiếu điều tra thì các quan niệm lại có tỷ lệ khác nhau. Với quan niệm Fast food là loại đồ ăn nhanh gọn, tiết kiệm thời gian” chiếm hơn 21%. Trong đó có 24/62 phiếu tán thành với quan niệm “Nhanh gọn” chiếm 39%, tổng số phiếu điều tra, 21/62 phiếu đồng tình với quan niệm là “Tiết kiệm thời gian” chiếm 34%. Quan niệm “Ngon, bổ, rẻ” chiếm 16% trong tổng số phiếu điều tra. Và với quan niệm “Fast food đa dạng, phong phú” chiếm tỷ lệ 06%. Như vậy ta cũng thấy được một điều rằng: Sinh viên khá hứng thú với Fast food vì đồ ăn nhanh này nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, ngon, bổ, rẻ và phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại. Tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là điều đáng chú trọng. Nếu không đảm bảo chất lượng thì sẽ rất dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm bởi đây cũng là nơi tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn cho sức khỏe con người. Thức ăn đường phố ở các hàng bán rong cũng là một cách kinh doanh của fast food. Do đó, cơ quan có chức năng và thẩm quyền khó có thể kiểm soát được. Các vụ ngộ độc thực phẩm do ăn thực phẩm ở các hàng rong này là ngày càng nhiều vì lý do: Thói quen sử dụng các loại dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần, sử dụng các loại chất phụ gia để làm đồ ăn có them sức hấp dẫn và giữ được lâu, kinh doanh đặt lợi nhuận lên hàng đầu… Từ đó đã làm nên những chuyện dở khóc, dở cười xung quanh những hàng bán rong như thế.


Bảng 4.9 Cách hiểu của sinh viên

về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (n=62)


Cách hiểu

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Hiểu đúng

24

39

Hiểu chưa rõ

19

31

Hiểu mập mờ

14

22

Không hiểu

05

8

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Nhận xét:

Trong bảng 4.9 cho ta thấy cách hiểu của sinh viên về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các câu hỏi phiếu điều tra luôn có phần dành cho sự hiểu biết của sinh viên về các vấn đề liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Số lượng sinh viên hiểu đúng là 24/62 tổng số phiếu điều tra chiếm tỷ lệ 39%. Đây là con số đáng mừng cho chúng ta, khi sinh viên hiểu đúng thì đa số sẽ có những kiến thức cho mình để bảo vệ sức khỏe và tuyên truyền cho mọi người cùng được sống khỏe mạnh như chính bản thân họ. Bên cạnh đó thì số lượng những sinh viên có cách hiểu chưa rõ và hiểu mập mờ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ khá cao, Sinh viên có cách hiểu chưa rõ chiếm 31%, hiểu mập mờ chiếm tỷ lệ 22%. Với bộ phận sinh viên này tuy cũng đã có tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng chưa thực sự hiểu rõ và còn hiểu mập mờ về vệ sinh an toàn thực phẩm và cốt lõi là vẫn chưa quan tâm tới sức khỏe của chính bản thân mình, chúng ta cần phải có các cách tiếp cận riêng và tuyên truyền, giải thích cho họ hiểu thì sẽ giúp cho họ hiểu đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ của 2 bộ phận này chiếm 53,5%. Nếu tách riêng 2 bộ phận này thì không có gì đáng lo ngại nhưng nếu chúng ta gộp lại thì 2 bộ phận này còn chiếm tỷ lệ cao hơn số sinh viên hiểu đúng. Vì thế đây là vấn đề cần phải có đội ngũ tuyên truyền rộng khắp và sự chung tay góp sức của nhà trường đặc biệt là công tác của đoàn thanh niên để đẩy mạnh các


phong trào tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm bằng nhiều cách như: tổ chức các chương trình thi tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm qua các bài viết tay, các chương trình giao lưu văn nghệ, nhận thức thực tiễn với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Số lượng sinh viên không hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ 8%. Số lượng sinh viên không hiểu hay thường rơi vào những bộ phận sinh viên thường hay lui tới những quán internet để chơi game vừa mất tiền bạc, vừa tốn thời gian lại hại cho sức khỏe, đây cũng là những thói xấu cần được đẩy lùi. Với những bộ phận này thì công tác tuyên truyền gần như có hiệu quả rất thấp, bởi trong suy nghĩ của họ gần như mất đi ý thức cũng như trách nhiệm đối với bản thân.

Bảng 4.10 Đánh giá ý thức tìm hiểu các chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm của sinh viên (n=62)

Hạng mục

Tỷ lệ (%)

Tivi

6

Sách báo

4

Internet

50

Cán bộ y tế

6

Bạn bè, người thân

9

Khác...

1

(Nguồn: số liệu điều tra)

Nhận xét:

Qua số liệu trên cho ta thấy sinh viên trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên có biết và tìm hiểu đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các nguồn thông tin: Tivi, đài phát thanh, sách báo, internet, cán bộ y tế, bạn bè, người thân và các nguồn khác. Trong đó số lượng sinh viên biết và tìm hiểu các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua phương tiện truyền thông tivi, đài phát thanh chiếm tỷ lệ 6%, như vậy ta thấy được sự thu hút và khả năng tìm hiểu với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm qua phương


tiện thông tin đại chúng chiếm tỷ lệ khá cao, vì vậy chúng ta cần tăng cường các chương trình giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm qua các phương tiện truyền thông hơn để sinh viên được nắm rõ hơn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chính bản thân mình và mọi người cùng biết. Số lượng sinh viên tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua sách báo chiếm tỉ lệ 4%,tỷ lệ này có ít hơn phương tiện truyền thông vì phần đa sinh viên rất ít khi hoặc lười đọc sách báo. Số lượng sinh viên tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm qua internet chiếm 50% đây là con số chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhận thức về tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm của sinh viên, đó cũng là một điều dễ hiểu vời thời đại công nghệ thông tin và truyền thông phát triển như hiện nay thì việc tìm hiểu của sinh viên trên mạng internet là điều rất dễ dàng. Sinh viên được tìm hiểu thông qua các cán bộ y tế chiếm 6% con số này phản ánh được rằng các chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ sở y tế tổ chức và thực hiện chưa thực sự đạt hiểu quả. Số lượng sinh viên có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua bạn bè, người thân chiếm tỷ lệ 9%, trong đời sống hàng ngày sinh viên có thể truyền đạt cho nhau những kiến thức hữu ích về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhau cũng là điều rất tốt và cần được phát huy không những bảo vệ chính sức khỏe cho chính bản thân mình mà còn bảo vệ được sức khỏe cho bạn bè và người thân xung quanh. Ngoài những kiến thức tìm hiểu ở trên thì sinh viên vẫn có thể tình hiểu và biết được vệ sinh an toàn thực phẩm qua các nguồn thông tin khác chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể.

Bảng 4.11 Đánh giá ý thức tham gia tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm của KTX K (n=62)

Hạng mục

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Có tham gia

40

64

Không tham gia

17

27

Không biết

05

8

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)


Nhận xét:

Bảng 4.11 cho ta thấy được ý thức tham gia tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sinh viên. Phần lớn chiếm hơn một nửa sinh viên đều đồng tình tham gia tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, có 40/62 chiếm tỷ lệ 64% trong tổng số phiếu điều tra. Như vậy số lượng sinh viên này rất nhiệt tình trong các hoạt động tuyên truyền. Trái lại với số lượng đó có 27% sinh viên không tham gia các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, đây là một con số khá lớn chiếm gần một nữa của số sinh viên có tham gia tuyên truyền. Phần còn lại được các sinh viên cho rằng là không biết chiếm 8%. Qua bảng trên ta có thể thấy được nhận thức tham gia tuyên truyền của một số sinh viên là tốt, nhưng cũng có một số lượng sinh viên chưa thực sự quan tâm trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như ý thức tham gia tuyên truyền.

Bảng 4.12 Đánh giá nhận thức của sinh viên về vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng tới môi trường (n=62)

Hạng mục

VD Tên sinh viên

Số lượng

Tỷ lệ(%)

Có ảnh hưởng đến môi trường

Sompong Noysida

Sangvone..

46

74

không ảnh hưởng đến môi trường

Bouafan Soutniphone

Niphon...

14

22

Ý kiến khác...

Bounsavat

Songkham.

02

3

(Nguồn: số liệu điều tra)

Nhận xét:

Đây là bảng đánh giá về nhận thức của sinh viên với vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng tới môi trường. Phần lớn các sinh viên đều trả lời vấn đề


vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng tới môi trường, có 46/62 trong tổng số phiếu điều tra đồng tình với ý kiến này chiếm tỷ lệ 74%. Như vậy các sinh viên này đều cho rằng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng tới môi trường như: khi ta sử dụng thực phẩm sử dụng túi nilong để đựng thực hay hộp xốp để đựng thức ăn mà ngay sau khi sử dụng chúng ta vứt ra môi trường, mà chúng ta biết túi nilong và hộp xốp là các chất nhựa tổng hợp rất khó bị phân hủy phải trải qua thời gian rất lâu mới có thể tự phân hủy được, như vậy rất gây ô nhiễm môi trường. Trái lại có 14/62 trong tổng số phiếu điều tra chiếm 22% cho rằng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không ảnh hưởng tới môi trường. Số còn lại không đưa ra được ý kiến hoặc cho rằng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với môi trường không ảnh hưởng hay là liên quan tới nhau.

4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức cho sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn có thể thấy được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong sinh viên tại các trường Đại học - Cao đẳng nói chung và tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng, phần lớn sinh viên trong trường đều đã có nhận thức và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng ngoài ra còn có một số bộ phận sinh viên chưa thật sự quan tâm tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tới sức khỏe của chính bản thân mình và những người xung quanh. Dưới đây là một số giải pháp mà tôi xin đề xuất nhằm nâng cao nhận thức cũng như nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm:

a. Lựa chọn thực phẩm tươi sạch

- Thực phẩm sống: chỉ lựa chọn thực phẩm còn tươi mới, không bị dập nát, không có mùi và màu lạ.

- Thực phẩm chín:


+ Không mua khi thấy bày bán gần nơi cống rãnh, bụi bẩn, bùn lầy, nước đọng, để lẫn lộn thực phẩm sống và chín, không có giá kê cao, không có dụng cụ che đậy, không đồ bao gói, màu mè lòe loẹt không tự nhiên.

+ Không mua thực phẩm bao gói sẵn hay thực phẩm đóng hộp, không có nhãn hiệu hàng hóa, không ghi hạn dùng hoặc đã qua hạn dùng, không ghi rõ nơi sản xuất.

b. Thực hiện ăn chín uống sôi, rửa sạch rau quả tươi

- Nấu chín kỹ thức ăn là cách tiêu diệt các mầm bệnh bằng nhiệt độ. Nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt hầu hết các loại vi khuẩn gây bệnh nhất là các mầm bệnh do ký sinh trùng.

- Không nên ăn những thức ăn sống như gỏi cá, thịt bò tái, tiết canh.

- Ngâm rửa rau, quả là làm cho các chất độc nếu có sẽ bị hòa tan và loại bỏ. Rửa sạch rau quả tươi nhiều lần hoặc rửa dưới vòi nước chảy nếu có thể, nhất là với các loại rau quả dùng ăn sống.

c. Ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong hoặc vừa chuẩn bị xong

- Thức ăn sau khi chế biến để lâu không được bảo quản là nguyên nhân phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Nhiệt độ cho vi khuẩn phát triển nhanh là từ 25-37oC.

d. Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn sau khi nấu chín

- Thực phẩm sau khi nấu chín cần được che đậy bằng lồng bàn hay đựng vào tủ thức ăn để tránh nhiễm bẩn từ môi trường do bụi bẩn, hóa chất, ruồi, gián, chuột…

e. Đun kỹ lại thức ăn thừa các bữa trước khi dùng lại

- Khi dùng lại thức ăn của bữa trước nên đun lại và đun kỹ thức ăn đã nguội trước khi ăn để tiêu diệt vi khuẩn đã thâm nhập và đang tồn tại trong thức ăn, phòng ngừa ngộ độc.

- Tuy nhiên chỉ nên dùng thức ăn bữa trước thêm một lần.

f. Không để lẫn thực phẩm sống và chín


- Thức ăn đã được nấu chín không còn mầm bệnh vì đã bị diệt bởi nhiệt độ trong quá trình nấu nướng, trong khi thức ăn sống thường dính nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi vô tình để lẫn thức ăn sống và chín sẽ có sự nhiễm chéo của mầm bệnh từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín.

g. Rửa sạch tay bằng nước sạch trước khi cầm vào thực phẩm

- Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với các thứ bẩn, sau khi đi vệ sinh.

- Bàn tay là một yếu tố trung gian chuyền mầm bệnh. Bàn tay của người chế biến cầm, sờ vào thực phẩm cần phải được rửa sạch và giữ sạch trong suốt quá trình chế biến.

h. Không ăn, sử dụng các thức ăn bị ôi thiu, mốc, hỏng

- Thức ăn khi có dấu hiệu ôi hỏng tức là thức ăn đã chứa bên trong các chất độc do thức ăn bản thân nó bị phá hủy, lên men, hoặc bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn và nấm mốc như vi khuẩn phó thương hàn, tụ cầu vàng, độc tố vi nấm aflatoxin thường có trong đậu lạc mốc… rất nguy hiểm.

i. Chế biến thực phẩm bằng nước sạch

- Nên dùng các ngồn nước: nước máy, nước giếng

- Nước cần phải trong, không màu, không mùi và không có vị lạ.

- Thực phẩm có thể bị ô nhiễm vì nguồn gốc nước bị nhiễm bẩn, hay tác nhân hóa học, kim loại nặng.


PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu đánh giá nhận thức của sinh viên ở trường Đại học nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi rút ra được một số kết luận như sau:

Hầu như đa số sinh viên đều hiểu về tính cấp thiết an toàn thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm và ảnh hưởng của thực phẩm không an toàn đến sức khỏe con người

Sinh viên điều biết được nghiên nhân gấy lên mất vệ sinh an toàn thực phẩm và các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Biết được các điểm múa bán thực phẩm sạch và ao toàn đã được chế biến trong khu vực trường đại học Nông lâm Thái nguyên và các điểm bán đồ uống thức ăn giải trí hợp vệ sinh hợp với chi phí. Biết được nghiên liệu đựng thực phẩm và thức ăn nhanh an toàn.

Đa số sinh viên không suer dung thức ăn chế biến sẵn vì không đảm bảo an toàn.

Qua Internet sinh viên biết được cách lược chọn thực phẩm tươi sạch , chế biến thực phẩm bằng nước sạch thực hiện ăn chín uống sôi.

5.2. Kiến nghị

Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ mang tính gợi mở, khám phá một vấn đề bao quát rộng lớn. Việc đưa ra những ý kiến để nhằm nâng cao nhận thức và góp phần thay đổi thái độ và hành vi của sinh viên trong việc bảo vệ sức khỏe và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bữa ăn của mỗi người được ngon miệng và an tâm hơn sẽ là rất chủ quan và thiếu sót. Sau đây là một số ý kiến được đóng góp:

Xem tất cả 40 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí