Đánh giá nhận thức của sinh viên trường đại học nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm - 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


PHOMMAVONGSA THIPKESONE Tên đề tài ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG 1

PHOMMAVONGSA THIPKESONE

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VỚI VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Hệ đào tạo : Chính Quy

Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 - KHMT

Khoa : Môi trường

Khóa học : 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Thị Lan Anh


Thái Nguyên, năm 2019


LỜI CẢM ƠN


Hoàn thành đề tài này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Ths. Hoàng Thị Lan Anh đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá thình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các bạn sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi để hoàn thành đề tài này.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn là nguồn động lực và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.

Tôi rất mong được các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ xung để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày.....tháng.....năm 2019

Sinh viên


PHOMMAVONGSA THIPKESONE


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Giải thích

ATTP

An toàn thực phẩm

KTX

Ký túc xá

NĐTP

Ngộ độc thực phẩm

UBND

Ủy ban nhân dân

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WHO

Tổ chức Y Tế Thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 40 trang tài liệu này.


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC BẢNG v

PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1

1.1. Tính cấp thiết 1

1.2. Mục tiêu của đề tài 2

1.3. Yêu cầu của đề tài 3

1.4. Ý nghĩa của đề tài 3

PHẦN 2.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

2.1. Những vấn đề chung về vệ sinh an toàn thực phẩm 4

2.1.1. Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm 4

2.2. Ảnh hưởng của thực phẩm không an toàn đến sức khỏe con người 5

2.3. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới và ở Việt Nam 8

2.3.1. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới 8

2.3.2. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam 12

2.4. Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm 16

2.5. Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 18

PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23

3.3. Nội dung nghiên cứu 23

3.4. Phương pháp điều tra 23

3.5. Phương pháp xử lý số liệu 24

PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25

4.1. Hiện trạng việc cung ứng thực phẩm trên địa bàn trường

Đại học Nông lâm Thái Nguyên 25

4.2. Hiện trạng sử dụng thực phẩm trong sinh viên trường

Đại học Nông lâm Thái Nguyên 28

4.3. Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông lâm

Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm 33

4.4. Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức cho sinh viên trường

Đại học Nông lâm Thái Nguyên 39

PHẦN 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42

5.1. Kết luận 42

5.2. Kiến nghị 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Nguyên nhân gây nên mất vệ sinh an toàn thực phẩm 7

Bảng 4.1. Các chợ cung ứng thực phẩm 25

Bảng 4.2. Các điểm mua bán thực phẩm đã được chế biến trong khu vực trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 26

Bảng 4.3. Các điểm bán đồ uống và thức ăn giải trí 28

Bảng 4.4. Nguyên liệu đựng thực phẩm và thức ăn nhanh (n=62) 29

Bảng 4.5. Tình hình sử dụng thực phẩm trong sinh viên trường Đại học Nông

Lâm Thái Nguyên (n=62) 30

Bảng 4.6 . Mức độ sử dụng thực phẩm và đồ ăn nhanh của sinh viên trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (n=62) 31

Bảng 4.7. Nguyên nhân sinh viên không sử dụng thức ăn chế biến sẵn (n=12) 32

Bảng 4.8 . Quan niệm của sinh viên về fast food (n=62) 33

Bảng 4.9 . Cách hiểu của sinh viên về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (n=62) 35

Bảng 4.10. Đánh giá ý thức tìm hiểu các chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm của sinh viên (n=62) 36

Bảng 4.11. Đánh giá ý thức tham gia tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm (n=62) 37

Bảng 4.12 . Đánh giá nhận thức của sinh viên về vệ sinh an toàn thực phẩm có

ảnh hưởng tới môi trường (n=62) 38



1.1. Tính cấp thiết‌‌

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

Thái nguyên là một thành phố có nhiều trường đại học, cao đẳng với một số lượng sinh viên rất lớn. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên là một ngôi trường đã có bề dày kinh nghiệm giảng dạy 50 năm với các ngành liên quan tới nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản - tài nguyên - môi trường và một số ngành khác. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên được thành lập năm 1969, nhà trường là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp, phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường lớn nhất trung thu và miền núi phía Bắc Việt Nam. Mục tiêu của nhà trường không chỉ là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho những phát triển Nông nghiệp nông thôn của cả nước mà còn là nơi nghiên cứu và phát triển các khoa học kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo sử phát triển bền vững kinh tế xã hội của Việt Nam. Đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ cho 17 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Với sự nỗ lực không ngừng phần đấu trong suốt 50 năm qua, hiện nay nhà trường đã có 08 khoa chuyên môn, 01 khoa sau đại học, với 19 ngành đào tạo bậc đại học, 07 ngành đào tạo thạc sỹ và 07 ngành đào tại tiến sỹ. Hằng năm sinh viên có nhu cầu học vào các ngành mà trường đào tạo là rất lớn. Tới đây, các bạn sinh viên được giao lưu học hỏi lẫn nhau để làm cho mình được hoàn thiện hơn, được tiếp thu kiến thức mà các giảng viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề giảng dạy. Sẽ có rất nhiều vấn đề mà các bạn sinh viên cần quan tâm trong thời gian học tại trường, đặc biết là vấn đề làm thế nào để mình có được cách học sao cho thật khoa học mà mang lại hiệu quả cao, để có thể phấn đáu và rèn luyện được tốt nhất. Bên cạnh vấn đề học tập và rèn luyện thì có một số vấn đề khác cần được quan tâm. Đó là vấn đề vệ


sinh an toàn thực phẩm đối với người dân và sinh viên của trường đại học - cao đẳng trên địa bàn Thái Nguyên nói chung và đặc biệt đối với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là vấn đề đã và đang được các cơ quan chức nằng kết hợp với nhà trường quan tâm rất nhiều.

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước nói chung và của Thái Nguyên nói riêng đang tạo ra nhiều mối lo lắng cho người dân. Thực chất nhiều sự kiện đã nói lên điều đáng lo ngại này như việc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm đúng trong nuôi trồng, chế biến và bảo quản nông lâm thủy sản thực phẩm, việc sản suất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hay là do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các sông ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, có nhiều thông tin liên tục nói đến tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát làm bùng lên nỗi lo âu của người dân khi lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm tươi sống này. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, sự khác biệt giữ các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm đã gây ra không ít khó khăn cho người sản xuất và qua đó cũng đá tạo nên lo lắng cho người tiêu dùng. Sinh viên là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm của ngành trồng trọt và chăn nuôi cùng với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn là rất lớn nên họ rất lo lắng cho sức khỏe của mình. Nếu không có được một sức khỏe tốt thì làm ảnh hưởng tới tất cả các vấn đề khác, đặc biệt là vấn đề học tập và rèn luyện sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Xuất phát từ lý do đó mà em đã tiến hành nghiên cứu đề tài ‘‘Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm’’

1.2. Mục tiêu của đề tài

Đánh giá nhận thức của sinh viên đang học tập tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.


1.3. Yêu cầu của đề tài

Đánh giá, phân tích tổng hợp các hành vi, nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên về vệ sinh an toàn thực phẩm, và có biện pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức.

1.4. Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa khoa học trên cơ sở những thông tin thu thập được của cuộc điều tra, góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết cho vấn đề này. Từ đó có một cái nhìn chân thực và khách quan về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Ý nghĩa thực tiễn thông qua điều tra sẽ hình thành cơ sở lý luận của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhận thức của sinh viên và từ đó đề ra một số định hướng, giải pháp và kiến nghị góp phần giải quyết hiện tượng trên.


PHẦN 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


2.1. Những vấn đề chung về vệ sinh an toàn thực phẩm

2.1.1. Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm

Bảo đảm về vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mặc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến này đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như biện pháp và quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thành tra giảm sát vệ sinh an toàn thực phẩm như các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm và thức ăn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Để biết được rõ hơn về định nghĩa an toàn thực phẩm thì trước trên ta đi tìm hiểu xem như thế nào được gọi là thực phẩm từ đó có được định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm sát nghĩa nhất.

Định nghĩa về thực phẩm như sau:

Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bao gồm cả đồ uống, nhai, ngậm, và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm.

Định nghĩa về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

Vệ sinh an toàn thực phẩm: là tất cả các điều kiện, biện pháp từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phấn phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.

Hiện nay đang có 2 khái niệm được sử dụng phổ biến và rộng rãi:

Vệ sinh thực phẩm (food hygiene) và an toàn thực phẩm (food safety).


Vệ sinh thực phẩm(food hygiene): là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm khâu tổ chức vệ sinh trong chế biến bảo quản thực phẩm.

An toàn thực phẩm (food safety): là khá năng không gây ngộ độc của thực phẩm đổi với con người. Như vậy có thể nói, an toàn thực phẩm là khái niệm có nội dung rộng hơn do nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không còn hạn chế ở vi sinh vật.

Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều nhành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng cùng nhau phối hợp thực hiện nghiên túc luật và các văn bản của Nhà nước và của bộ Y tế.

2.2. Ảnh hưởng của thực phẩm không an toàn đến sức khỏe con người

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là ở đô thị và các khu công nghiệp, khí ngày càng có nhiều tác nhân độc hại bị phát hiện trong thực phẩm khiến dư lo ngại (như: melaminetrong sữa, bột đá trong kẹo, aldehyde trong rượu...v.v). Về lâu dài, thực phẩm không những có tác dụng thường xuyên đối với sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống. Sự dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mặt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm là sự tích lũy dần dần các chất độc hại ở một số cơ quan cơ thể. Sau một thời gian bệnh mới biểu hiện hoặc có thể gây các dị tật, di dạng cho thể hiện mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhận gây bệnh.

Đối với Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, lương thực, thực phẩm là loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn ý


nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quan phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Những ảnh hưởng của thực phẩm khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khoẻ, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm… Có rất nhiều ăn bệnh nguy hiểm cũng chỉ vì sử dụng các loại thực phẩm không an toàn và gây ra bị kích thảm thương một số căn bệnh như: Bệnh tiêu chảy, bệnh tim mạch, các bệnh liên quan tới da, ngộ độc thực phẩm… Và còn rất nhiều những căn bệnh khác được ủ bệnh bên trong cơ thể tới khi phát bệnh thì đã không còn thuốc chữa.

Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo... Và thiệt hại lớn nhất là mất lòng của người tiêu dùng.

Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả.

Do vậy, hậu quả mà các bệnh do sử dụng thực phẩm không an toàn là rất lớn. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022