Hiện Trạng Việc Cung Ứng Thực Phẩm Trên Địa Bàn Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên


Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Quản lý côn trùng, gặm nhấm và động vật khác.

+ Đảm bảo nuôi trồng an toàn Quản lý đất trồng. Quản lý nước tưới.

Quản lý phân bón. Phòng trừ sâu bệnh.

Thực hiện đúng quy trình của ngành nông nghiệp.

- Giai đoạn thu hoạch

Đảm bảo kỹ thuật thu hái, đánh bắt, giết mổ.

Đảm bảo quy trình thu gom, bảo quản, vận chuyển. Đảm bảo quá trình sơ chế an toàn.

- Giai đoạn chế biến

Áp dụng quy phạm và tiêu chuẩn trong chế biến: GMP, GHP, HACCP. Đảm bảo đủ điều kiện

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến.

Áp dụng quy trình công nghệ chế biến an toàn.

- Giai đoạn lưu thông, phân phối

Mọi sản phẩm thực phẩm khi đưa vào lưu thông phải được công bố tiêu chuẩn hoặc chứng nhận an toàn.

Sản phẩm phải có đầy đủ nhãn mác theo quy định.

Thực hiện đầy đủ chế độ bảo quản (nhiệt độ, phương tiện, thời gian) không để hư hỏng và tái nhiễm.

Thực hiện đầy đủ chế độ vận chuyển (phương tiện, thời gian, chế độ bảo quản khi vận chuyển).

Đảm bảo đủ điều kiện

Vệ sinh an toàn thực phẩm các cơ sở phân phối và tiêu dùng (siêu thị, chợ, cửa hàng bán buôn, bán lẻ, các kho hàng).

- Giai đoạn tiêu dùng


Đảm bảo đủ diều kiện

Vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhà ăn, bếp ăn tập thể, các cửa hàng ăn, quán ăn uống đường phố, bếp ăn gia đình.

Phải đảm bảo sản phẩm thực phẩm còn hạn sử dụng, không hư hỏng, biến chất, không ô nhiễm, đủ chất lượng

Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mỗi người tiêu dùng phải là “người tiêu dùng thông thái”. Biết cách chọn mua thực phẩm an toàn.

Biết cách chế biến thực phẩm an toàn. Biết cách sử dụng thực phẩm an toàn.

Là một “tuyên truyền viên” và “thanh tra viên” về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “từ đồng ruộng tới bàn ăn”

Quan tâm và giám sát thật sát xao đối với các quy trình sản xuất của con người sản xuất và tiêu dùng.

Tăng cường các biện pháp giáo dục truyền thông về Vệ sinh an toàn thực phẩm

- Nâng cao nhận thức và thực hành của chính quyền các cấp, người sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.

- Giáo dục tuyên truyền cho nhân dân thay đổi những phong tục tập quán lạc hậu, phổ biến những kiến thức khoa học trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn.

Kiện toàn hệ thống quản lý và kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương

- Tăng cường các biện pháp kiểm tra, thanh tra, xử lý thật nghiêm các vi phạm pháp luật; khắc phục ngay tình trạng buông lỏng quản lý, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị khi để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong đơn vị mình.


- Tăng đầu tư ngân sách, nhân lực và trang thiết bị để đáp ứng được yêu cầu cơ bản về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến cơ sở.

- Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị về Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

12 nguyên tắc vàng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về vệ sinh an toàn thực phẩm.

1. Chọn thực phẩm tươi, an toàn. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch và nước muối. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh nên để tan đá rồi sau đó làm đông đá lại là kém an toàn.

2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới 100 oC.

3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu chín xong, vì thức ăn càng để lâu càng tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn rất nguy hiểm.

4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ nóng liên tục trên 60 oC hoặc lạnh dưới 10 oC. Thức ăn cho trẻ em không nên dùng lại.

5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các loại thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng đồng hồ nhất thiết cần phải được đun kỹ lại.

6. Tránh ô nhiễm thức ăn chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc giãn tiếp với bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).

7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để là việc khác.

Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn.


8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.

Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ nề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch.

Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thường xuyên giặt sạch trước khi sử dụng lại.

9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.

Giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… Đó là cách tốt nhất để bảo vệ thức ăn. Khăn đã dùng để che đậy thức ăn chín cần phải được giặt sạch trước khi dùng lại lần nữa.

10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.

Nước sạch là nước không màu, không mùi, không có vị lạ và không chứa mầm bệnh. Hãy đun sôi nước khi làm đá uống. Đặc biệt cần cẩn thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

11. Tích dẫn khái niệm an toàn thực phẩm thạc sĩ Đỗ Nam khánh.

12. Tích dẫn bài tiều luận vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt nam hiện nay.


PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của sinh viên đang học tập tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phạm vi nghiên cứu: KTX của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

- Thời gian: Từ ngày 02/01/2019 đến ngày 10/05/2019

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Hiện trạng việc cung ứng thực phẩm trên địa bàn trường Đại học Nông Lâm.

- Hiện trạng sử dụng thực phẩm trong sinh viên.

- Đánh giá nhận thức của sinh viên với vấn đề an toàn vệ sinh trong thực phẩm.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức cho sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.4. Phương pháp điều tra

- Phương pháp nghiên cứu: Đọc và tìm tài liệu, sách, giáo trình nhằm thu thập những thông tin, khai thác các tài liệu có liên quan tới đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

- Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua:

+ Sách báo, giáo trình chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Các khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập của sinh viên các khóa trước (K43, K44, K45)

+ Báo điện tử http://tuaf.edu.vn và một số trang web khác.


- Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng: Sử dụng phiếu điều tra và phỏng vấn nhanh, chọn ngẫu nhiên 62 sinh viên ở các lớp, các khoa để phát phiếu điều tra. Đối tượng được chọn là những sinh viên có tính chất đại diện cho sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Trong đó có các khoa: Khoa Quản lý Tài nguyên, Khoa Môi trường, Khoa Chăn nuôi thú y, Khoa Công Nghệ sinh học & Công nghệ thực phẩm, Kinh tế và Phát triển Nông thôn. Thông qua đó, đối tượng được hỏi sẽ điền vào phiếu điều tra, nguồn thông tin ở đây là sự tổng hợp các câu trả lời có trong phiếu điều tra, thể hiện quan điểm nhận thức, thái độ và đánh giá của sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Các số liệu được thống kê, xử lý trên máy tính bằng phần mềm tin học Excel.

- Tích dẫn tài liệu tham thảo sách báo giao trình chuyên ngành an toàn thực phẩm của tiễn sỹ Phạm Đức Lương và Phạm Minh Tâm, gioa trình dinh dương về an toàn thực phẩm, giao trình an toàn thực phẩm Đại học kỹ thuật công nghệ cần thơ


PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Hiện trạng việc cung ứng thực phẩm trên địa bàn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Bảng 4.1 Các điểm cung ứng thực phẩm cho sinh viên


Các điểm mua bán thức ăn

Số lượng

Chợ Nông Lâm (chợ cổng trường)

01 điểm

Chợ Sinh viên (chợ sư phạm)

01 điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 40 trang tài liệu này.

Đánh giá nhận thức của sinh viên trường đại học nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm - 3


(Nguồn:kết quả điều tra năm 2019)

Nhận xét:

Qua việc tìm hiểu các điểm cung ứng thực phẩm trên ta thấy được rằng: Các điểm bán thực phẩm rất nhiều. Các địa điểm này có các loại mặt hàng rất phong phú , đa dạng giúp cho người tiêu dùng và sinh viên tùy thích lựa chọn. Sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên thường mua thực phẩm ở chợ Sinh viên và chợ Nông lâm là chủ yếu.

Thức ăn được chế biến sẵn cũng là một trong những điểm rất phát triển ở các trường chuyên nghiệp. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Tại cổng trường và trong khu ký túc xã khu ký túc xã K đều có các quán cơm sinh viên để phục vụ những bữa ăn hàng ngày. Khu ký túc xã A và khu ký túc xã B có 05 quán bán cơm cho sinh viên với mức giá cũng vừa phải, khu ký túc xã K có một nhà dịch vụ với sức chứa lên tới 100 sinh viên. Ngoài các khu ký túc xã thì bên ngoài cổng trường cung có một vài quán cơm nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu ăn uống của sinh viên trọ ngoài… Tại các điểm bán này đều có tất cả các loại thực phẩm mà sinh viên cần thiết sử dụng hàng ngày.


Bảng 4.2. Các điểm mua bán thực phẩm đã được chế biến trong khu vực trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Các điểm mua bán thức ăn

Số lượng

Điểm bán đồ ăn sáng

13

Quán cơm sinh viên

09

Căng tin khu KTX A, B, K

04

Hàng rong

Số lượng không giới hạn

Các điểm bán khác

Số lượng không giới hạn

(Nguồn:kết quả điều tra năm 2019)

Bảng 4.2 ta thấy được các điểm mua bán thực phẩm đã được chế biến sẵn tại địa bàn của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, số lượng các điểm mua bán này là rất lớn. Nhu cầu tối thiểu của con người là một ngày cần được cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn vào để các bộ phận làm nhiệm vụ đưa chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Với đại đa số sinh viên có 3 bữa ăn chính và 1 - 2 bữa ăn phụ trong ngày. Bên cạnh đó thì vẫn có một số lượng sinh viên có bữa ăn phụ nhiều hơn như thế hoặc thậm chí còn ít hơn đó là do điều kiện hoàn cảnh gia đình chi phối. Đối với các bữa chính là bữa sáng, bữa trưa và bữa tối thì các quán bán cơm cho sinh viên thường hoạt động vào bữa trưa và bữa tối. Tan học về muộn thì các cửa hàng này là điểm đến và là sự lựa chọn đông đảo nhất của sinh viên. Với 09 điểm bán cơm sinh viên trải rộng khắp từ trong các khu ký túc xã tới khu vực cổng trường đủ để phục vụ cho các bữa ăn của các bạn sinh viên, có nhiều món ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn và giá cả cũng phù hợp. Có những quán cơm đã được kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm đạt kết quả tốt với đội ngũ đầu bếp tận tâm và làm việc có nguyên tắc, tuân thủ theo pháp luật không sử dụng các loại thức ăn không đảm bảo chất lượng để chế biến cho người tiêu dùng nên khiến cho nhiều sinh viên rất yên tâm khi sử dụng các loại thực phẩm cũng như thức ăn ở đây. Bên cạnh đó cũng có những quán cơm mọc lên với nhiều món ăn hấp dẫn và bắt


mắt để phục vụ nhu cầu của sinh viên thế nhưng lại không đảm bảo về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Thức ăn nấu chín được bầy ra các loại bát đĩa nhưng không được che đậy một cách cẩn thận. Mùi của thức ăn thu hút các loại côn trùng như rồi, muỗi, gián…ngoài ra thức ăn không được bày bán để trên bàn, trên giá cao cách mặt đất tối thiểu 60cm. Người chế biến và bán thức ăn không mặc quần áo bảo hộ, tay không đeo gang tay… Những cảnh tượng như thế diễn ra đã khiến các bạn sinh viên đều lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại các quán cơm như thế này. Trong khi đó các quán cơm bụi cứ mọc lên từng ngày. Cũng đã có không ít bạn sinh viên đã từng bị ngộ độc thực phẩm 1-2 lần hay thậm chí còn nhiều hơn thế với mức độ nặng nhẹ khác nhau vì do vô tình ăn phải những loại thực phẩm hoặc các loại đồ ăn không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các điểm bán hàng rong, bán đồ ăn nhanh, bán đồ ăn sang cũng rất phong phú và nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc thực phẩm là rất lớn bởi các loại dầu mỡ, tương ớt, dụng cụ mà họ sử dụng không đảm bảo chất lượng cũng như kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là chưa sát.

Qua những tìm hiểu và nhận xét trên thì ta thấy rằng dịch vụ cơm sinh viên đã, đang và rất phát triển, phong phú và đa dạng về các loại món ăn hấp dẫn, mỗi quán đều có những món riêng để thu hút sinh viên. Nhìn chung các quán cơm này cũng đã có thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng cũng có một số quán cơm đặt lợi nhuận lên hàng đầu đã bất chấp sức khỏe của người tiêu dùng cũng như các bạn sinh viên mà sử dụng các loại thực phẩm không đủ tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng, sử dụng các chất phụ gia trong chế biến không đúng liều lượng khiến cho người dùng và nhiều sinh viên lo lắng về điều này và sức khỏe cộng đồng đang bị đe dọa từng ngày. Vì vậy các cơ quan chức năng có thẩm quyền về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải sát sao hơn trong vấn đề kiểm tra đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được tốt hơn để vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không còn đáng lo ngại nữa.


Bảng 4.3 Các điểm bán đồ uống và thức ăn, giải trí


Các điểm bán

Số lượng

Quán nước sinh viên

15

Quán Karaoke

01

Các điểm khác

Số lượng không giới hạn


(Nguồn: số liệu điều tra)

Nhận xét:


Nhu cầu thiết yếu đã không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc là ăn đủ no, mặc đủ ấm mà trong giai đoạn phát triển mọi mặt về đời sống thì đồ uống và thức ăn, giải trí là một phần quan trọng trong vấn đề đáp ứng nhu cầu hàng ngày của sinh viên. Sau những giờ học tập mệt mỏi các sinh viên thường ra quán nước ngồi uống nước, nghỉ ngơi hay trò chuyện trao đổi kiến thức học tập, với số lượng quán nước sinh viên là 15, cho ta thấy được nhu cầu của sinh viên là rất lớn. Ngoài các quán nước thì các quán karaoke cũng được các sinh viên hay lui tới để giải trí với số lượng trong địa bàn trường đại học Nông lâm Thái Nguyên là 01 quán. Ngoài ra còn các điểm bán đồ uống và thức ăn giải trí khác với số lượng không giới hạn.

4.2. Hiện trạng sử dụng thực phẩm trong sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Con người sinh ra cần có cơm ăn, nước uống và một số chất khác thông qua đường tiêu hóa để có năng lượng cần thiết cho hoạt động sống và lao động sản xuất. Tuy nhiên sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng vệ sinh như: thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật lạm dụng phụ gia thực phẩm, thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, thực phẩm có chữa sẵn chất độc… là nguyên nhân dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm hiện nay.


Bảng 4.4 Nguyên liệu đựng thực phẩm và thức ăn nhanh (n=62)


Hạng mục

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Các loại hộp xốp

23

38

các loại bát, đĩa nhựa

12

19

các loại bát, đĩa bằng sánh sử

04

6

Túi nilong...

18

29

Các loại rổ rá...

05

8


(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Nhận xét:

Bảng 4.4 cho ta thấy được một số các loại đồ dùng để đựng thực phẩm và thức ăn. Các loại đồ dùng này bao gồm: Các loại hộp xốp, các loại bát, đĩa nhựa, các loại bát, đĩa bằng sành sứ, túi nilong, các loại rổ, rá… Với các loại đồ đựng thức ăn như trên thì ở các quán bán cơm cho sinh viên sử dụng rất nhiều túi nilong và hộp xốp để đựng thức ăn để mang về tại phòng ăn, còn một số loại bát nhựa, đĩa nhựa thường được sử dụng để đựng thức ăn khi đã được chế biến xong và đem bầy bán. Các loại bát đĩa bằng sành sứ cũng được sử dụng phổ biến nhưng số lượng ít hơn rất nhiều so với bát đĩa bằng nhựa. Theo điều tra thu được kết quả như sau: Sử dụng các loại hộp xốp chiếm tỷ lệ 37%, sử dụng các loại bát đĩa nhựa chiếm tỷ lệ 19,00 %, sử dụng các loại bát đĩa bằng sành sứ chiếm tỷ lệ 6,00 %, túi nilong chiếm 29,00%, các loại rổ rá chiếm 8%. Như vậy qua số liệu thu được ta thấy được rằng các loại hộp xốp và túi nilong được sử dụng nhiều nhất. Việc sử dụng như thế ngày càng gia tăng khi các quán cơm mọc lên và nguy cơ gây nên các bệnh dẫn đến ung thư vì sử dụng các loại túi nilong và hộp xốp…ngày càng nhiều. Ngoài ra các loại túi nilong và hộp xốp là các chất nhựa tổng hợp rất khó phân hủy trong tự nhiên nên rất gây ô nhiễm môi trường nếu như ý thức sử dụng của sinh viên không tốt, vứt túi nilong và hộp xốp bừa bãi ngay sau khi sử dụng xong.


Trong khi đó, các loại bát đĩa bằng sành sứ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì được sử dụng với số lượng khá khiêm tốn. Đây là vấn đề đáng lo ngại đối với vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc sử dụng các loại đồ dùng bằng sành sứ cần được chú trọng thêm.

Bảng 4.5 Tình hình sử dụng thực phẩm trong sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (n=62)

Hạng mục

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Sử dụng thức ăn đường phố, hàng rong

11

18

Sử dụng thức ăn ở căng tin khu KTX A, B, K

40

64

Tự nấu ăn

11

18


(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Nhận xét:

Bảng 4.5 cho ta thấy được tình hình sử dụng thực phẩm trong sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Đối với sinh viên có rất nhiều cách sử dụng thực phẩm nhưng chủ yếu vẫn là, sử dụng thức ăn đường phố, hàng rong, sử dụng thức ăn ở căng tin khu KTX A,B,K và tự nấu ăn tại phòng của sinh viên. Trong tổng số phiếu điều tra thì có 18% sinh viên sử dụng thức ăn đường phố, hàng rong, đây là điều khá phổ biến trong việc sử dụng thức ăn của sinh viên ngay sau khi tan học, hoặc do thời gian quá bận rộn cho công việc cũng như học tập họ thường đến những nơi đông đúc để vui chơi và mua sắm, tới quán nước để nghỉ ngơi và nói chuyện với bạn bè, các loại thức ăn đường phố thường dùng như là: xúc xích, nem rán, kem, các hàng chè thập cẩm... Sinh viên sử dụng thức ăn ở căng tin 64% chiếm tỷ lệ khá cao, ta có thể dễ dàng nhận ra được lý do vì sao lại như vậy: Do lượng sinh viên ở trong khu ký túc (ký túc xã A, B, K) tại mỗi khu ký túc xã đều có các quán cơm phục vụ cho nhu cầu của sinh viên, tại khu ký tục K có nhà ăn sinh viên có sức chứa lên tới 300 sinh viên cho một lượt ăn hàng ngày, nên ban quản lý ký túc

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022