Đánh giá nhận thức của sinh viên trường đại học nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm - 2


Bảng 2.1 Nguyên nhân gây nên mất vệ sinh an toàn thực phẩm


Nguyên nhân

Tỷ lệ (%)

Quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất lương thực, thực phẩm

50,45

Quá trình chế biến không hợp vệ sinh

50,65

Qua trình sử dụng và bải quan không phù hợp

42,55

Do vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập

51,01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 40 trang tài liệu này.

Đánh giá nhận thức của sinh viên trường đại học nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm - 2

Nhận xét:

Bảng 2.1 đã nêu ra các nguyên nhân chủ yếu và cơ bản nhất của việc gây nên mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong các nguyên nhân gây nên ngộ độc thực phẩm thì nguyên nhân do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất lương thực, thực phẩm chiếm lệ (50,45%), quá trình chế biến không hợp vệ sinh tỷ lệ (50,65%), quá trình sử dụng và bảo quản không phù hợp chiếm tỷ lệ (42,55%), và do vệ sinh vật xâm nhập chiếm tỷ lệ (51,01%). Như vậy trong 4 nguyên nhân trên nguyên nhân chiếm tỷ lệ cáo nhất gây nên mất vệ sinh an toàn thực phẩm là do vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập với tỷ lệ (51,01%). Đây là một con số đang cảnh báo cho việc gây ra ngộ độc thực phẩm.

Một số loại vi khuẩn thường xâm nhập vào trong thực phẩm và quá đó gây nên ngộ độc là: Nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do Salmonella, vi khuẩn Clostidium perfringens, vi khuẩn E.coli...

Vi khuẩn Salmonella, là vi khuẩn gram (-), di động, không sinh nhà bào, kém đề kháng với điều kiện bên ngoài, bị phá hủy bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur và đun nấu kỹ thức ăn. Những vi khuẩn salmonella có thể sống sót một thời gian dài ở thực phẩm khô và ướp lạnh. Do đó khi làm tan thực phẩm khô, động lạnh vi khuẩn này vẫn có thể dễ đang phát triển lại. Vi khuẩn phát triển thích hợp nhất là 35oC- 37oC.

Vi khuẩn Clostidium perfringens, là trực khuẩn gram (+), sống kị khí, có nhà bào, tồn tại trong đất, nước, đường tiêu hóa của người, động vật. Nha bào


của Clostidium perfringens dễ để kháng với nhiệt độ. Clostidium perfringens sinh ra 6 típ độc tố: A, B, C, D, E, F; Trong đó độc tố típ A là độc tố chủ yếu gây ra ngộ độc thực phẩm, sau đó đến tipsF. Chúng là những trực khuẩn tạo thành bào tử, không chuyển động. Nhiệt độ thích hợp cho sinh tưởng của chúng là 37oC- 45oC, độc tố nhiều nhất là ở điều kiện 37oC.

Vi khuẩn E.coli là loại trực khuẩn gram (-), thuộc nhóm Escherichia, không sinh nhà bào, có thể di động hoặc không di động. Sự có mặt của E.Coli được coi chỉ điểm của sự nhiễm phân người hoặc động vật trong thực phẩm. E.coli ký sinh bình thường ở ruột người, đặc biệt là ở ruột già. E.coli phát triển ở nhiệt độ 5oC- 40oC, tốt nhất ở 37oC pH thích hợp là 7 - 7,2. Như các loại không sinh nha bào khác, E.coli kém chịu nhiệt (55oC trong vòng 1 giờ hoặc 60oC trong vòng 30 phút là bị tiêu diệt). Ngộ độc thực phẩm do E.coli thường gặp ở trẻ em và người già, hay xuất hiện vào mùa hè. Thực phẩm dễ bị nhiễm E.coli nhất là sữa, phomát...

Vì thế khi sử dụng thực phẩm chúng ta cần lưu ý tới nhiệt độ và những loại thực phẩm thường có những loại vi khuẩn trên thì nên hạn chế sử dụng để đảm bảo cho sức khỏe của chính bản thân mình. Bên cạnh đó chúng ta cần phải quan tâm tới nguồn gốc của các loại thực phẩm mà hàng ngày thường sử dụng bằng nhiều cách như: tham khảo thông tin từ người bán hàng, người sản xuất mà những người tiêu dùng như chúng ta... Khi sử dụng các loại thực phẩm cần phấn biết riêng rẽ các loại thực phẩm đã tươi sống và thực phẩm đã nấu chính để chế biến và bảo quan được tốt hơn, quan trọng hơn là đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.3. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới và ở Việt Nam

2.3.1. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới

Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết đề còn người sống và phát triển. Thế nhưng thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như đảm bảo được vệ sinh và an toàn. Vệ sinh an toàn


thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề bức xúc của mọi người, bởi lẽ VSATTP tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng chất lượng cuộc sống còn người và do đó ảnh hưởng đến phát triển của xã hội và nòi giống. Công tác quản lý chất lượng VSATTP vừa là yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, đồng thời đây cũng là mảng công tác rất rộng lớn và phức tạp, đan xen với nhau bởi rất nhiều hoạt động. VSATTP là tập hợp các điều kiện và biện pháp cần thiết để thực phẩm không gây hại cho sức khỏe và tính mạng con người. Để đảm bảo chất lượng VSATTP thì tất cả các khâu trong chuỗi đảm bảo chất lượng thực phẩm (từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, đến sản xuất chế biến, bảo quan, vân chuyển, kinh doanh và sử dụng) đều phải đặt vệ sinh an toàn. Nếu bất kỳ khâu nào không đạt yêu cầu thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm đều có thể xảy ra. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng VSATTP là của tất cả mọi người trong xã hội từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đến nhà khoa học, cá cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và đến người tiêu dùng.

Theo thống kê của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) cho biết vào năm 2015 có hơn 200 các bệnh lây truyền qua thực phẩm không an toàn. VSATTP đã được đặt lên hàng đầu nghị trình tại nhiều hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng toàn cầu, nhưng tình hình gần như không được cải thiện bao nhiêu, nhất là khi thế giới liên tiếp xảy ra thiên tai và nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm. Khi người dân không có đủ miếng ăn thì việc kiểm tra chất lượng những gì mà họ ăn đã trợ thành điều quá xa với. Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), cho biết mỗi tháng Liên Hợp Quốc nhân được khoảng 200 báo cáo từ 194 quốc gia về các trường hợp thực phẩm bị nhiễm độc. Bà nhấn mạnh ″Một lần nữa, tôi xin khẳng định, về vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề chung của cả nhân loại chứ không riêng một nước nào".

Theo WHO đã thông kê và cho biết mỗi năm những ca bị ngộ độc ở một số nước trên thế giới như sau:


Tại Mỹ có 76.000.000 người bị ngộ độc thực phẩm trong đó có 325.000 người phải nhập viện, tử vong 5.000 người.

Tại Anh mỗi năm có 190 ca ngộ độc/1.000 dân.

Tại Nhật Bản cứ 100.000 người có 40 ca ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Tại Úc mỗi năm có 4.2 triệu người bị ngộ độc thực phẩm.

Tại Việt Nam từ năm 2005 đến 2008 cả nước có 761 vụ ngộ độc, với

26.596 người mắc, tử vong 226 người và tính đến tháng 9 năm 2009 trên toàn quốc có 111 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.128 người mắc, 31 người tử vong.

Chất lượng VSATTP hiện nay rất đáng lo ngại, đã được rất nhiều các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh. Việc sử dụng không an toàn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi trông trọt nông nghiệp, thủy hải sản hiện nay còn khá phổ biến. Chúng ta cũng có những vùng rau sạch, trái cây sạch, những nông trại chăn nuôi thực hiên đúng quy định, nhưng số lượng và tỷ lệ vô cùng nhỏ bé, mới chỉ đạt 8,5% tổng diện tích rau cả nước, cây ăn quả an toàn đạt khoảng 20%. Thực phẩm có chữa chất độc hoặc được sử dụng chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu công nghiệp có hại cho sức khỏe cũng còn lưu hành rất nhiều trên thị trường như nước tương có chất 3 - MCPD, nước mắm có U - rê, hải sản tươi được ướp với U - rê để bảo quản, trứng gà và sữa có chứa melamine, da lợn được tẩy trắng bằng thuốc tẩy, hạt dưa, bột ớt và nhiều loại bột điều nhuộm phẩm màu công nghiệp có chứa Rhodamin B, trái cây khô từ Trung Quốc bị nhiễm chì, xúc xích có chữa chất Polychlorobifeny gây ung thư, bánh phở có tẩm formol, chả giò chứa hàn the, rau củ quả có dư lượng chất bảo vệ thực vật, rượu pha cồn hay làm giả…

Một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm cạnh cống rãnh hoặc gần ao tù, nước đọng rất mất vệ sinh hoặc sử dụng dụng cụ lưu trữ, chế biến vô cùng dơ, bẩn. Các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra đã phát hiện trong mứt có dòi, hàng ngàn tấn thịt đông lạnh hôi thối (từ thịt trâu, bò, lợn, gà cừu, dê…)


hết hạn sử dụng vẫn được tái chế đưa ra thị trường, rồi chân gà bị phát hiện có mủ xanh. VSATTP tại các bếp ăn tập thể cũng đáng báo động.

Nguyên nhân làm cho thực phẩm không an toàn gồm thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại (vi khuẩn, virus, ký sinh, nấm…) là nguyên nhân chính gây nên nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể và sử dụng những loại hóa chất, phụ gia dùng trong nông thủy sản, thực phẩm không đúng quy định gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng (như dùng hóa chất không cho phép, hoặc hóa chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng hoặc chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản, chế biến, chưa kể một số độc tố tự nhiên).

Về chính sách pháp luật, đã có rất nhiều các văn bản quy định, hướng dẫn. Tuy có rất nhiều văn bản, nhưng vừa chồng chéo, không phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý giữa các bộ, các ngành lại vừa thiếu sót, chưa phủ hết các lĩnh vực, có khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm quản lý liên tục một loại sản phẩm. Một số lĩnh vực mới phát sinh (như thực phẩm chức năng, một số độc chất và vi chất) chưa được hướng dẫn quản lý cụ thể, chi tiết nên địa phương rất khó thực hiện. Bên cạnh đó có những quy định không phù hợp với thực tế như hiện tuyến xã không thể nào đủ cán bộ đủ chuyên môn để thực hiện việc khám sức khỏe, thẩm định cơ sở, cấp giấy phép theo quy định (thực tế cơ sở cũng chưa đủ điều kiện VSATTP để xét cấp).

Về tổ chức bộ máy, chưa có một hệ thống tổ chức làm công tác VSATTP thống nhất từ trung ương đến địa phương, chưa có mạng lưới thanh tra chuyên ngành về VSATTP. Tại Mỹ có cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm (CDC), ở Trung Quốc cũng có cơ quan tương tự. Còn tại Việt Nam có tới 5 bộ quản lý về VSATTP gồm: Bộ Y Tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Nguyên và Môi trường và UBND các cấp, dẫn đến một thực trạng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính khi có vấn đề về VSATTP. Đối với tuyến tỉnh, các tỉnh đã


thành lập Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm trực thuộc Sở Y tế, nhưng do văn bản hướng dẫn của Trung ương không quy định thống nhất về biên chế của Chi cục, nên mỗi tỉnh có mô hình tổ chức và số lượng biên chế khác nhau, mặc dù khối lượng công việc giữa các tỉnh không khác nhau bao nhiêu. Cán bộ sang Chi cục VSATTP làm nhiệm vụ không được hưởng phí cấp ưu đãi ngành. Còn tuyến huyện, xã vẫn chưa có quy định về tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách trong khi nội dung và khối lượng công tác trên lĩnh vực VSATTP là rất lớn, lại thực hiện chủ yếu tại cơ sở. Đây là một nghịch lý ai cũng thấy rõ, nhưng vẫn chưa có biện pháp nào để giải quyết phù hợp, triệt để. Về cơ sở làm việc và trang thiết bị kiểm nghiệm phục vụ mảng công tác này được xem là khâu thiết yếu nhất thì hiện vẫn còn nhiều bất cập, thậm chí tuyến tỉnh vẫn chưa có phòng xét nghiệm nào đủ chuẩn để công bố kết quả.

Về kinh phí hoạt động, chỉ có từ kinh phí Chương trình mục tiêu VSATTP, nhìn chung còn rất thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động. Theo báo cáo của Chính phủ, kinh phí được cấp cho công tác quản lý VSATTP giai đoạn 5 năm (2004-2008) là 329 tỷ đồng, tính bình quân đầu người của cả nước đạt 780 đồng/người/năm, chỉ bằng 1/19 mức đầu tư của Thái Lan và bằng 1/136 so với Mỹ.

Nói như thế không có nghĩa là công tác đảm bảo chất lượng VSATTP chỉ toàn là khó khăn và hạn chế. Tuy còn rất nhiều khó khăn, hạn chế nhưng chúng ta đã thực hiện được rất nhiều các hoạt động, công tác nhằm bảo đảm chất lượng VSATTP trong khả năng có được. Nhìn chung, chúng ta đã triển khai thực hiện tốt những hoạt động cơ bản của công tác bảo đảm chất lượng VSATTP, đã đạt được những kết quả khá tốt.

2.3.2. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam

Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề lớn về phát triển thị trường, hội nhập quốc tế và kiểm soát những hành vi không an toàn trong điều kiện kinh tế thị trường. GS Trịnh Quân Huấn, thứ trưởng bộ Y tế cho rằng,


việc hai luật: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và An toàn thực phẩm có hiệu lực từ 1/7/2011 đã nâng cao vai trò quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương đặc biệt là vai trò của UBND các cấp. Vai trò bảo vệ người dùng được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Thanh tra sửa đổi, Luật An toàn thực phẩm: Bộ Y tế được phép xây dựng các quy chuẩn kĩ thuật, đưa ra giới hạn trên và dưới của tất cả các loại chất có thể và không thể đưa vào chế biến thực phẩm.

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Ngoài ra việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, năm 2017 cả nước xảy ra 139 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) với 3,869 người mắc, trong đó 24 người tử vong. So


với năm 2016 tuy số lượng tử vong giảm 40% nhưng tổng số người mắc lại tăng 24%. Từ đầu năm 2018 đến hết tháng 10-2018 cả nước xảy ra 91 vụ ngộ độc thực phẩm với 2,010 người mắc, trong đó 03 người tử vong. Riêng trong tháng 03/2018 có ít nhất 12 vụ ngộ độc thực phẩm trên cả nước với khoảng 300 người mắc, trong đó đáng lưu ý nhất là tình trạng ngộ độc rượu tại TP. Hồ Chí Minh (bảy vụ với 12/30 người tử vong).

Hiện có 40 tỉnh, thành phố trong nước xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm thường xuyên. Số ca ngộ độc thực phẩm phải nhập viện tập chung cao nhất ở miền Đông Nam Bộ (chiếm 51,91%). Nguyên nhân là do khu vực này đang phát triển nhiều khu công nghiệp và chế xuất nhưng vệ sinh an toàn thực phẩm ở các bếp ăn tập thể chưa được đảm bảo. Thế nhưng số ca tử vong do ngộ độc lại tập chung nhiều ở các vùng núi phía Bắc (55,81%) và nguyên nhân thường do người dân vô tình sử dụng nấm độc, bánh ngô chứa độc tố nấm mốc và rượu không đảm bảo vệ sinh an toàn. Tuy nhiên theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm nước ta có tới hơn 8 triệu người bị ngộ độc và tiêu chảy do ăn uống. Đáng nói là do tập quán ăn uống mất vệ sinh nên tỷ lệ nhiễm giun sán ở Việt Nam chiếm khoảng 80% dân số. Tại hội nghị toàn quốc về VSATTP lần thứ II năm 2008 (ngày 9/4/2008) các số liệu thống kê đã khiến không ít người phải nghi ngờ về khả năng quán xuyến của các nhà quản lý trong việc kiểm tra VSATTP. Ban chỉ đạo quốc gai về VSATTP có hơn mười bộ, ngành tham gia, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơ quan nào chuyên trách về thanh tra VSATTP.

GS.TS. Đặng Vũ Minh, Nguyên Chủ nhiệm UB Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội cho biết, vấn đề vệ sinh ATTP hiện nay đang thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân. Trong quá trình nghiên cứu dự thảo Luật An toàn thực phẩm, các chuyên gia đầu ngành, cơ quan chức năng và UB Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường Quốc Hội dẫn đi khảo sát tại 13 tỉnh thành phố. Có rất nhiều cử tri ở các địa phương quan tâm tới vấn đề vệ


sinh ATTP bởi họ lo ngại không chỉ tác động tới sức khỏe của mỗi cá nhân, mà còn ảnh hưởng cả cộng đồng, tới giống nòi của dân tộc. Nhiều cử tri đề nghị ba nhóm giải pháp chính.

Thứ nhất, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, để người tiêu dùng tự bảo vệ mình.

Thứ hai, ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta bởi nếu không kiểm soát chặt chẽ và chỉ cần lọt vài kg thực phẩm kém chất lượng, có thể làm ảnh hưởng tới rất nhiều người dân.

Thứ ba, tạo điêu kiện thuận lợi nhất để cho công nghiệp sản xuất sạch phát triển. Trong đó có việc phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất thịt sạch, rau sạch, phụ gia thực phẩm bảo đảm an toàn.

Việt Nam đã xuất khẩu một lượng lớn các sản phẩm nông sản, thực phẩm. Từ chỗ kim ngạch xuất khẩu hằn năm khoảng 9 tỷ USD đến nay đã đạt trên 20 tỷ USD. Gần đây những tiến bộ về thực hành, hành vi hiểu biết của các cấp lãnh đạo, cơ quan quản lý, doanh nghiệp, người dân đã có nhiều thay đổi về ATTP. Từ năm 2007 đến nay, vấn đề ngộ độc thực phẩm tập thể đang có chiều hướng giảm nhưng chưa chuyển biến mạnh. Đến năm 2010, xu thế ngộ độc thực phẩm cũng có nhiều thay đổi so với 10 năm trước đây. Nếu như trước đây ngộ độc chủ yếu do yếu tố vi sinh, thì đến nay trội lên nhiều hơn là từ hóa chất, trong đó có vấn đề sử dụng phẩm màu thực phẩm. Dùng phẩm màu trong thực phẩm là rất cần thiết, tuy nhiên nó đòi hỏi sự an toàn và đầu tư văn minh. Hoặc như vấn đề chăn nuôi hiện nay cũng đang đặt ra khâu kiểm soát với những thách thức rất lớn. Nếu như ở các nước tiên tiến trên thế giới, kiểm soát thức ăn chăn nuôi chặt chẽ như thức ăn cho người thì tại Việt Nam, điều đó còn bỏ ngỏ. Hoặc trong nuôi trồng thủy sản xuất khẩu đã có nhiều tiến bộ trong khai thác và chế biến, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm như GAP, HACCP… nhưng tiêu dùng trong nước lại đặt ra nhiều vấn đề khó quản lý. Mặc dù trên thế giới đã xây dựng được hệ thống các tiêu


chuẩn và quy chuẩn, nhưng việc sử dụng nó như thế nào, ra sao sẽ không dễ gì thay đổi hành vi gian lận trong kinh doanh.

2.4. Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau đây là những nguyên nhân tiêu biểu của vấn đề gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm:

Do vi khuẩn, virus, ký sinh, nấm gây nên

Nguyên làm cho thực phẩm không an toàn gồm thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại (vi khuẩn, virus, ký sinh, nấm) là nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể và sử dụng những loại hóa chất, phụ gia dùng trong nông sản, thực phẩm không đúng quy định gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng (như dùng hóa chất không cho phép, hoặc hóa chất được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng lại được dùng quá hàm lượng hoặc chất độc sinh ra trong quá trình bảo quản, chế biến, chưa kể một số độc tố tự nhiên).

Quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực

- Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.

- Các loại thực vật được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn, sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.

Quá trình chế biến không hợp vệ sinh

- Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm; quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định.

- Sử dụng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm.

- Sử dụng các dụng chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.


- Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da.

- Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước bị nhiễm bẩn.

- Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn.

Quá trình sử dụng và bảo quản không phù hợp

- Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh… bị nhiễm chì để chứa, dựng thực phẩm.

- Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, hoặc các loại côn trùng và các loại động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm.

- Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển.

Do người sản xuất và người bán hàng đặt lợi nhuận lên hàng đầu

Việc sử dụng các loại thuốc kích thích sinh trưởng để cho rau xanh, hoa quả chín sớm và đẹp mã được các nhà sản xuất và người bán hàng sử dụng rất nhiều. Những mặt hàng càng tươi sống và xanh cùng với mã đẹp mắt sẽ thu hút được rất nhiều sự chú ý của người tiêu dùng. Với những mặt hàng này lại bán được với giá thành rất cao mang lại lợi nhuận lớn.

Công tác thanh tra và kiểm tra chưa đầy đủ và hiệu quả

Tại hội nghị toàn cầu về Vệ sinh an toàn thực phẩm lần II (9/4/2008) các số liệu thống kê đã khiến không ít người phải nghi ngờ về khả năng quán xuyến của Cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm. Ban Chỉ đạo Quốc gia về Vệ sinh an toàn thực phẩm có hơn mười bộ, ngành tham gia, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơ quan chuyên trách về thanh tra, kiểm tra Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Năm 2007, một xã trung bình chỉ có 0,73 lượt đoàn đi thanh tra, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nay, lực lượng và số lần thanh tra y tế quá mỏng khiến những người kinh doanh thực phẩm dễ dàng tìm cách đối phó.


Theo phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mất Vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra nhiều trong thời gian qua là do việc xử lý các vụ việc vi phạm còn nhẹ, chưa kiên quyết và quá qua loa, khiến nhiều người kinh doanh thực phẩm “lờn thuốc”. Trên thực tế trong năm 2007 số cơ sở vi phạm chiếm hơn 14% số cơ sở được thanh tra. Tuy nhiên 61% số cơ sở vi phạm được hưởng “án treo” (cảnh báo), 25,9% số cơ sở bị phạt hành chính với tổng số tiền phạt là 2,33 tỉ đồng, mức độ tiêu hủy sảm phẩm chỉ chiếm 8,67% và mức độ đóng cửa cơ sở vi phạm cong khiêm tốn hơn, chỉ 0,44%.

Trên đây là những nguyên nhân tiêu biểu nhất gây nên việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo sẽ gây ra rất nhiều hậu quả khó có thể lường trước được và biến chứng của việc sử dụng các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn là rất lớn. Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp cụ thể và hành động thiết thực để bảo vệ sức khỏe tránh khỏi những hậu quả của việc mất an toàn vệ sinh trong thực phẩm.

2.5. Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Sau đây là các biện pháp bảo đảm Vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng:

- Khâu sản xuất ban đầu

+ Đảm bảo an toàn trong chăn nuôi: Địa điểm an toàn.

Thiết kế chuồng trại, kho, thiết bị chăn nuôi phù hợp. Con giống và quản lý giống.

Thực hiện tốt vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh giết mổ. Quản lý thức ăn, nước uống và nước vệ sinh.

Quản lý đàn gia cầm gia súc.

Quản lý dịch bệnh và phòng trừ bệnh. Quản lý và sử dụng thuốc thú ý hợp lý.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022