Trong số các làng nghề truyền thống của Vĩnh Long thì nghề làm gạch - gốm là có lịch sử lâu đời nhất. Gốm Vĩnh Long có màu đỏ tự nhiên, sau khi nung ửng còn có lớp phấn trắng phơn phớt bên ngoài độc đáo. Gốm chắc, bền, màu sắc bắt mắt, dần được thị trường nội địa ưa chuộng, và thu hút sự quan tâm của cả thị trường quốc tế, mở đường cho xuất khẩu. Người dân xứ này hiếu khách, do đó đến đây tham quan không cần hẹn trước, đi ngang qua lò gốm nào thấy sinh hoạt náo nhiệt thì cứ ghé lại thăm. Tại đây, bạn có thể xem từng công đoạn để làm ra các sản phẩm gốm mỹ nghệ, từ nặn tượng, đổ khuôn cho đến khi đưa vào lò nung... thấy thích sản phẩm nào thì có thể mua về làm quà hoặc để trang trí trong nhà.
c. Lễ hội
Người dân sống tại Vĩnh Long chủ yếu gồm các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa vì thế lễ hội mang nhiều đặc sắc cổ truyền hoặc do tín ngưỡng dân gian của mỗi dân tộc tạo nên.
Lễ hội kỳ yên
Lễ kỳ yên là dịp để dân làng họp mặt, bàn chuyện gia đình yên ấm, vui chơi. Xưa kia, ở các đình còn có tục cứ ba năm đáo lệ tổ chức hát bội, cúng thần giúp vui bá gia, bá tánh. Những tục lệ này nhằm thắt chặt tình cộng đồng. Còn hát xướng trong ngày lễ kỳ yên không phải là văn nghệ bình thường mà mang nội dung nghi lễ. Chương trình văn nghệ phải có nội dung đạo lý, kết thúc có hậu.
Lễ kỳ yên còn là dịp để các nghệ nhân thể hiện sự khéo léo như chưng hoa, kết quả. Buổi lễ cũng là dịp cho người làm vườn giới thiệu các loại cây trái mới, người làm ruộng giới thiệu các giống nếp ngon qua tài nữ công của chị em phụ nữ. Tuy nhiên, tiệc tùng trong ngày lễ kỳ yên chỉ mang tính liên hoan, chiêu đãi, hoàn toàn không có tục “chiếu trên, chiếu dưới” nhậu nhẹt say sưa.
Lễ cúng miễu Bà
Tại Vĩnh Long có nhiều miếu thờ Thất Thánh Nương Nương, Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Hậu Thánh Mẫu…nhưng đều áp dụng nghi lễ cúng miễu nữ thần Thiên Y Ana. Chương trình cúng miễu Bà gồm các nghi thức: lễ thỉnh Đất và Nước, lễ cúng
Tiên Sư, Tiền Vãng, lễ Tiền Yết, lễ Chánh Cúng. Đặc biệt, vì nữ thần Thiên Y Ana thuộc tính ngưỡng Chăm nên trước kia có tục mời bà bóng đến rỗi mời, múa dâng lễ.
Do tính chất dân dã đình miếu của địa phương đã khiến các lễ hội này thu hút nhiều khách đến hành hương lễ bái.
Lễ Chol Chnam Thmay
Là lễ mừng năm mới của người Khmer, được tổ chức vào giữa tháng ba âm lịch hàng năm. Đây cũng chính là lúc giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa, thời điểm bắt đầu vụ sản xuất nông nghiệp theo nông lịch cổ truyền của người Khmer nên lễ Chol Chnam Thmay còn đồng nghĩa với việc mừng mùa vụ mới trong năm.
Lễ Donta
Được tổ chức vào cuối tháng 8 âm lịch là một trong những lễ hội quan trọng của người Khmer xem là cái Tết thứ hai trong năm. Trong suốt thời gian này, các gia đình người Khmer thường mang cơm nước, hoa quả, bánh trái,… đến chùa để sư làm lễ cúng cho vong hồn những người đã khuất và làm lễ cầu siêu cho những vong hồn ấy.
Đối với đời sống tinh thần của con người, các lễ hội được xem như sợi dây đồng cảm, nơi người ta có thể cùng nhau chia sẻ lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên, niềm tin tôn giáo, gửi gắm ước vọng về tương lai… Cũng với ý nghĩa như vậy, các lễ hội ở Vĩnh Long đã thể hiện rõ nét đặc trưng của vùng đất nơi ba dân tộc Việt, Hoa, Khmer đang sinh sống trong tình đoàn kết, gắn bó.
2.2.1.6 Một số điểm du lịch Vĩnh Long
Điểm đặc biệt của du lịch Vĩnh Long mang nhiều yếu tố của du lịch sinh thái vườn và các vườn cây ăn trái tập trung ở các xã cù lao.
a. Khu du lịch Vinh Sang
Khu Du lịch sinh thái - trang trại Vinh Sang thuộc Công ty TNHH thương mại
- dịch vụ - du lịch Vinh Sang thuộc ấp An Thuận, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) được thành lập từ năm 2005 đã thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến thăm. Khu vực này có diện tích 2,2 ha như một khu vườn thiên nhiên rộng lớn có hệ thống kênh rạch liên thông nhau với đa dạng các loại cây ăn trái. Đây
còn là nơi bảo tồn nhiều loài chim, thú quý và là một khu vui chơi giải trí hấp dẫn với hàng loạt các trò chơi hiện đại và dân gian.
Đến đây du khách hưởng cảm giác thanh thản, thư nhàn ở một vùng quê không xa lắm chốn thị thành, có dịp khám phá cuộc sống miệt vườn Nam Bộ, biết nhiều động vật quý hiếm, được tham gia nhiều trò chơi dân gian, được câu cá sấu, được cưỡi đà điểu.
b. Chùa Tiên Châu
Chùa hiện nay vẫn giữ được những đặc trưng kiến trúc của năm Kỉ Hợi (1899) bao gồm bốn nóc: tiền đường, chánh điện, trung đường và hậu tổ. Trên nóc có năm ngọn tháp, một tháp lớn nằm giữa bao quanh bởi bốn tháp nhỏ, phía dưới là hàng chữ “Tiên Châu Tự”. Cấu trúc chùa được xây dựng theo kiểu tứ trụ và được nới rộng theo kiểu ngang dọc nhờ các kèo đấm, kèo quyết. Bộ giàn trò bằng gỗ quý, mái lợp ngói âm dương. Mặt tiền chùa được xây dựng bằng bê tông với 3 giàn cửa sắt. Nội điện được bố trí rất nghệ thuật, ở giữa là tượng Phật Di Đà lớn uy nghi, sau lưng là phật Di Đà cũng lớn không kém. Hai bên khánh thờ Phật Di Đà là nơi thờ các vị Tiêu Diện Vương Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Minh Vương, Nam Tào Bắc Đẩu, Quan Thánh Đế Quân, Chuẩn Đề Vương Bồ Tát. Bên cạnh đó, giá trị của ngôi chùa còn nằm ở rất nhiều di vật cổ đang được lưu giữ như bộ bao lam chạm Thập bát La Hán, nhiều bức tranh, liễu đối được chạm khắc tinh tế có từ thế kỷ 19 như tứ linh, tứ quý.
c. Nhà cổ Cai Cường
Ngôi nhà mang hai nét kiến trúc Á – Âu được xây dựng từ năm 1885, là công trình kiến trúc cổ, độc đáo tại Vĩnh Long, ngôi nhà xưa của ông Cai Cường xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ. Điều đặc biệt với căn nhà cổ này chính là những hình tượng được trạm trổ trên các cây cột, hệ thống hoành phi và các bộ ván gỗ với nhiều hình thù độc đáo. Không tuân thủ theo chuẩn mực cũ về điêu khắc rồng phượng, hình thù mà các nghệ nhân khắc lên đây lại là những con vật rất quen thuộc đối với vùng sông nước nam bộ như cua, cá, đến hươu, nai, hổ, báo.
Khách đến đây có thể thư giãn trong vườn trái cây rộng khoảng 10 công. Đêm đến du khách không thể quên những tiết mục giải trí đặc sắc đờn ca tài tử của người dân địa phương.
d. Vườn du lịch Sáu Giáo
Vườn cảnh Bonsai của ông Sáu Giáo tại ấp Bình Thuận, xã Hoà Ninh với hàng trăm các loại cây cảnh: mai vàng, mai chiếu thuỷ, lài... xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai tượng, loại cá thịt ngon. Đến đây du khách sẽ được chiêu đãi nhiều món ăn ngon do gia đình chế biến như : cá tai tượng chiên xù, tôm cuốn bánh tráng với rau húng, đọt xoài non. Đây là điểm du lịch hình thành sớm nhất vào khoảng 1990 nên thu hút nhiều khách tham quan (quốc tế và nội địa).
e. Vườn du lịch Mười Hưởng
Đây là điểm du lịch nằm tại ấp Bình Hòa 2, xã Bình Hòa Phước với đủ các loại cây ăn trái đặc sản như: nhãn long, nhãn da bò, nghệ thuật bonsai. Điều thú vị khi đến đây du khách có thể trao đổi trực tiếp với chủ vườn là Bác Mười vì Bác Mười có thể thông thạo cả hai ngoại ngữ Anh và Pháp. Tối đến, khách có thể cùng ngồi uống trà, đánh cờ tướng và trao đổi về các phong tục tập quán cùng bác đến khuya. Đây là thiên đường cho những ai muốn tìm một chỗ yên tĩnh để thư giãn.
f. Làng mai vàng Phước Định
Làng mai vàng Phước Định thuộc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) là nơi quanh năm bao phủ với vườn cây ăn trái xanh tươi. Vào tháng 07/2009, UBND tỉnh Vĩnh Long đã công nhận làng nghề truyền thống “ hoa kiểng-cây giống”. Hiện làng mai vàng Phước Định có hơn 150 hộ trồng mai với hơn 550 cây mai đại trên 100 năm tuổi, khoảng 11.000 cây mai trung từ 50-100 năm tuổi, 20.000 cây mai tiểu từ 10-50 năm tuổi, và hàng chục ngàn cây mai nhỏ dưới 10 năm tuổi. Mai nguyên liệu được mua từ nguồn Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp, sau đó sẽ được người trồng chăm sóc, tỉa cành, tạo dáng.
g. Khu du lịch trang trại nuôi trồng thủy sản Mêkong- Đồng Phú
Tọa lạc tại ấp Phú Thuận 1, xã Đồng Phú, huyện Long Hồ, Thành phố Vĩnh Long. Du khách có thể tự câu cá tra, cá lăng, cá mè dinh… trong các kinh rạch nhỏ
và được hướng dẫn chề biến các món ăn đơn giản, giàu chất dinh dưỡng như cá nấu mẵn, cá kho lạt dầm me, cá ngát nấu canh chua cơm mẻ. Nơi đây, còn có thể tổ chức các cuộc dã ngoại với các trò chơi hoạt động trên sông nước bằng ca-nô, mô-tô nước, phao chèo, phao chuối... Du khách có thể tự mình câu cá trên sông, với các loài thủy sản nước ngọt vào loại đặc sản của đồng bằng sông Cửu Long như cá ngát, cá bông lau, tôm càng… tạo nên sự thích thú, vui tươi, sảng khoái.
Ngoài ra còn các điểm du lịch hấp dẫn khác như : nhà sàn ông Mười Đầy, vườn trái cây ông chín Hoán, vườn chôm chôm ông Chín Cần, vườn nhãn tiêu ông Tám Hổ, vườn du lịch của ông Tám tiền, điểm du lịch sinh thái Mai Quốc Nam, cù lao Quới Thiện ở Vũng Liêm, khu du lịch Mỹ Hòa ở Bình Minh.
Bên cạnh đó, tỉnh còn đang phát triển du lịch gắn với di tích danh nhân như: khu tưởng niệm cố chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, tại huyện Long Hồ (được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2012); Khu lưu niệm Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt tại huyện Vũng Liêm và Khu lưu niệm Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa tại huyện Tam Bình mỗi năm luôn là điểm đến của hàng chục nghìn khách du lịch trong và ngoài nước. Có những du khách đến tham quan nhiều lần, nhưng cũng có những du khách mới đến lần đầu, song mọi người đều có chung một lòng thành kính, tri ân tưởng niệm và khâm phục trước thân thế, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của các danh nhân đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước.
2.2.2 Tình hình phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, khí hậu ôn hòa, sông ngòi chằng chịt, các vườn cây ăn trái hấp dẫn du khách đến tham quan với phong cảnh gần gũi với thiên nhiên. Trong những năm vừa qua, du lịch Vĩnh Long khai thác chủ yếu là tuyến du lịch sông Tiền (4 xã cù lao huyện Long Hồ) đã hình thành tuyến du lịch truyền thống cho khách quốc tế và nội địa. Tuy nhiên, 80% đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn vẫn còn tính chất hộ gia đình, tính liên kết giữa các doanh nghiệp chưa cao, dịch vụ trong các cơ sở lưu trú còn đơn điệu, thiếu sản phẩm hỗ trợ để làm phong phú sản phẩm du lịch của địa phương.
Theo Sở VHTT và DL Vĩnh Long, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 36 điểm vườn du lịch sinh thái, nhưng hình thức hoạt động na ná nhau. Nhiều ý kiến cho rằng so với các tỉnh ĐBSCL, Vĩnh Long đang sở hữu vốn đồ sộ về nhà cổ, đình chùa, có niên đại trên 200 năm. Việc bảo tồn và đưa vào khai thác du lịch các di sản này sẽ làm hấp dẫn thêm ngành du lịch cho tỉnh nhà mà các tỉnh khác không có được. Trong đề án phát triển sản phẩm du lịch đặc thù vùng ĐBSCL, Bộ VHTT và DL đã cơ bản đồng thuận cho Vĩnh Long tiếp tục phát triển loại hình du lịch homestay, du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp với việc tham quan các làng nghề truyền thống, di tích, xây dựng bảo tàng nông nghiệp lúa nước ĐBSCL. Đồng thời tỉnh cũng đã đề nghị Bộ VHTT và DL đưa vào danh sách điểm du lịch tiêu biểu vùng ĐBSCL 2 di tích: Khu tưởng niệm cố chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng và khu tưởng niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Du lịch Vĩnh Long hiện tại chưa giữ chân du khách lại lâu, phần lớn khách du lịch chỉ đến và về trong ngày. Sản phẩm du lịch mang tính đại trà trùng lấp không có gì mới mẻ nên việc xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm chất địa phương mà không bị xen lẫn hay giống với các sản phẩm du lịch khác của các tỉnh miền Tây nói chung là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng thế mạnh riêng thu hút khách đến và ở lại lâu hơn với tỉnh mình.
Trong giai đoạn phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Long năm 2015-2020, tỉnh cũng kêu gọi một số dự án đầu tư du lịch kết hợp với các loại hình kinh tế khác nhau nhằm tránh sự nhàm chán trong việc khai thác các sản phẩm du lịch cho tỉnh nhà. Các dự án du lịch như khu du lịch Mỹ Hòa ở Bình Minh với ý tưởng kinh doanh du lịch phục vụ các nhu cầu vui chơi, giải trí gắn với nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe người dân, khu du lịch sinh thái cồn Đông Hậu ở Tam Bình, gắn du lịch, cảnh đẹp thiên nhiên với bán hàng lưu niệm, dự án nuôi trồng thủy sản kết hợp với du lịch sinh thái Tân Bình ở Bình Tân với mục đích phát triển du lịch sinh thái gắn với nuôi trồng thủy sản.
2.2.2.1 Tình hình khách du lịch đến Vĩnh Long
Thời gian qua Vĩnh Long đã hấp dẫn du khách trong và ngoài nước với nét đặc trưng vốn có của tài nguyên du lịch tự nhiên, du lịch nhân văn, gắn kết tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống ở các đình, chùa, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia. Cùng với sự đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng khách du lịch tăng không ngừng qua các năm.
Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến Vĩnh Long từ 2010-2014
Đơn vị tính : nghìn lượt người
2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Tổng số | 665 | 830 | 900 | 940 | 950 |
Khách quốc tế | 170 | 200 | 200 | 192 | 200 |
Khách nội địa | 495 | 630 | 700 | 748 | 750 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Về Sự Hỗ Trợ Của Người Dân Đối Với Phát Triển Du Lịch
- Hình 2.1: Bản Đồ Ranh Giới Hành Chính Tỉnh Vĩnh Long
- Khái Quát Về Du Lịch Và Tình Hình Phát Triển Du Lịch Tỉnh Vĩnh Long
- Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật, Hạ Tầng Phục Vụ Du Lịch
- Nhận Thức Của Người Dân Vĩnh Long Đối Với Những Tác Động Của Du Lịch
- Đoàn Thị Mỹ Hạnh, Bùi Thị Quỳnh Ngọc (2012), Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Ở Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long - Đường Đến Cơ Cấu Kinh Tế Dịch Vụ - Nông
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long)
Bảng 2.1 cho thấy trong tổng lượt khách đến Vĩnh Long thì khách nội địa chiếm đa số và có xu hướng tăng liên tục từ 665 nghìn lượt người năm 2010 tăng lên 950 nghìn lượt người năm 2014. Lượng khách tuy có tăng, nhưng so với giai đoạn 2005- 2009 (tăng trung bình 23%/năm) thì con số này tăng không nhiều và có chiều hướng tăng chậm lại. Theo thống kê trong giai đoạn 2010-2014, tốc độ phát triển tăng trung bình của tổng lượt khách đến Vĩnh Long tăng 109.74%, tốc độ trung bình tăng 9.74%. Đối với khách nội địa, tốc độ phát triển tăng trung bình 110.95%, tốc độ tăng trung bình 10.95% tương ứng tăng 63.750 lượt khách. Qua phân tích cho thấy lượt khách nội địa đến Vĩnh Long có tăng nhưng tỷ lệ tăng giảm dần qua các năm và điều đáng chú ý là năm 2014 lượt khách chỉ tăng 0.27% so với năm 2013. Đối với khách quốc tế, tốc độ phát triển tăng trung bình tăng 104.15%, tốc độ tăng trung bình 4.15%, tương ứng tăng 7500 lượt khách. Qua phân tích cho thấy tỷ lệ lượt khách đến Vĩnh Long năm 2011 không tăng so với năm 2012 và lại giảm còn 4% năm 2013.
Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm du lịch của Vĩnh Long thời gian qua chưa mang tính đặc thù rõ nét để tạo ra sự khác biệt so với những địa phương
khác trong khu vực. Sản phẩm hàng lưu niệm và tiêu dùng đặc trưng phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách còn thiếu; cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức.
Số lượt khách đến Vĩnh Long giai đoạn 2010-2014
1000
900
940
950
800
900
830
748 750
700
700
665
600
630
500 495
400
300
200
170
200
200
192
200
100
0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Tổng lượt khách
Khách nội địa
Khách quốc tế
Hình 2.2: Biểu đồ khách du lịch đến Vĩnh Long giai đoạn 2010-2014
(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh Long) Năm 2011, du lịch tỉnh Vĩnh Long chứng kiến một bước chuyển mạnh mẽ của ngành du lịch Vĩnh Long khi số lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước tăng vọt, cụ thể khách nội địa tăng lên 135.000 lượt, khách quốc tế tăng 3.000 lượt nâng tổng số lượng khách du lịch tỉnh Vĩnh Long năm 2011 lên 165.000 lượt . Tình hình du lịch được khả quan như vậy là do dịch bệnh cúm H5N1 đã được đẩy lùi sau khi bùng phát năm 2009, kinh tế dần ổn định và phát triển kết hợp với những chính sách đầu tư du lịch hợp lý đã tạo động lực mạnh mẽ cho du lịch Vĩnh Long phát triển trong năm
2012.
Năm 2012, tỉnh Vĩnh Long có ba lễ hội cấp tỉnh và cấp quốc gia diễn ra là: kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Long, kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng và kỷ niệm 90 năm ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nên đã thu hút trên 700.000 lượt khách nội địa đến tham quan và dự lễ hội tại tỉnh, khá cao so với những năm trước đây.Bên cạnh đó vào tháng 6 năm 2012, tại