Thực Trạng Ngành Xây Dựng - Vật Liệu Xây Dựng Và Thị Trường Cửa Cuốn


Cách ngôn và triết lý: lấy việc thòa mãn nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng, củng cố mức sung túc cho cộng đồng và xã hội, tạo vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp; lấy việc giành thắng lợi đó làm đặc trưng cho mọi hoạt động của mình, thường xuyên tái tạo những giá trị mới. Mỗi thương hiệu đều phải phấn đấu triết lý của mình thành hiện thực.

Nhận biết qua hoạt động của doanh nghiệp:


Hoạt động một của doanh nghiệp được phản ánh thông qua hàng loạt các động thái trong hoạt động kinh doanh, trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với người tiêu dùng và công chúng, cũng như xây dựng, quản lí và duy trì mối quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp. Mỗi doanh ghiệp là một tổng thể các mối mối quan hệ giữa các chủ sở hữu, nhà quản lý, người lao động, khách hàng, đối tác,..Mối quan hệ này làm hình thành quá trình và quy định phương thức thu lợi nhuận của từng nhóm người, mỗi nhóm quan tâm tâm đến một lợi ích nhất định. Hoạt động doanh nghiệp phải phải ánh được thông qua qua các hoạt động trong kinh doanh như: môi trường làm việc, phương tiện làm việc, phúc lợi đảm bảo nhu cầu thòa mãn nhu cầu của người lao động trong doanh nghiệp, đạo tạo nâng cao khả năng chuyên môn của công nhân viên, đẩy mạnh các công tác, hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường, quản lý kênh phân phối, quản lý chu kỳ sống của sản phẩm và không nhừng cải tiến, phát triển sản phẩm mới, xây dựng các mối quan hệ với đối tác, khách hàng, nhà cung cấp, phân phối, chính quyền địa phương,...

Nhận biết qua hoạt động truyền thông thị giác:


Nhận biết qua hoạt động truyền thông thị giác là qua toàn bộ hệ thống tín hiệu hình ảnh mà khách hàng và công chúng có thể nhận biết về doanh nghiệp như: Quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, khuyễn mãi, quan hệ công chúng, truyền miệng, bán hàng trực tiếp, logo và khẩu hiệu (slogan).

Quảng cáo: Là truyền thông trên diện rộng mang tính chất phi trực tiếp người – người. Quảng cáo trình bày một thông điệp mang tính thương mại theo một chuẩn nhất định, cùng một lúc truyền đến một số lượng lớn những đối tượng rải rác khắp nơi qua


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

các phương tiện truyền thông đại chúng. Các phương tiện này có thể là phát sóng (truyền thanh, truyền hình), in ấn (báo, tạp chí) và những phương tiện khác (thư tín, biển quảng cáo, phương tiện di động, internet, email, SMS).

Tiếp thị trực tiếp: là việc sử dụng thư tín, điện thoại và các công cụ xúc tiến phi cá nhân khác nhằm truyền thông hay thu hút sự đáp lại từ khách hàng hay các triển vọng nào đó.

Khuyến mãi: là hình thức trái ngược hoàn toàn đến truyền thống thương mại đại chúng, mục đích là tạo thêm động cơ cho khác hàng để ra quyết định mua hàng ngay. Các hoạt động khuyến mãi rất phong phú: tặng sản phẩm dùng thử, phiếu mua hàng với giá ưu đãi, trưng bày tại nơi mua hàng và tặng phần kèm theo khi mua.

Quan hệ công chúng và truyền miệng: quan hệ công chúng bao gồm các chương trình khác nhau được thiết kế nhằm đề cao hoặc bảo vệ hoặc nâng cao hình ảnh của một doanh nghiệp hay những sản phẩm dịch vụ nhất định nào đó, chẳng hạn như: hội thảo, họp báo, hội nghị khách hàng, phim tài liệu. Truyền miệng có nghĩa là mọi người nói với nhau về doanh nghiệp, đây có lẽ là cách thông thường nhất để cho những khách hàng mới biết đến doanh nghiệp.

Bán hàng trực tiếp: Đối với bán hàng trực tiếp thì tương phản hoàn toàn với quảng cáo. Nó là sự truyền thông được xác định rò, mang tính chất trực tiếp truyền đi một thông điệp mang tính thích nghi cao (với đối tượng nhận) tới một số ít đối tượng nhận rất chọn lọc. Bán hàng trực tiếp xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa người bán và người mua, hoặc là mặt đối mặt, hoặc thông qua một phương tiện viễn thông nào như facebook, youtube, Instagram, pinterest,..

Logo: là một dạng thức đặc biệt của biểu tượng về mặt thiết kế, nó có thể được cấu trúc bằng chữ, bằng ký hiệu hoặc hình ảnh. Nhưng khác với tên doanh nghiệp và tên thương hiệu, logo thường không lấy toàn bộ cấu hình chữ của tên doanh nghiệp và tên thương hiệu làm bố cục. Nó thường được dùng chữ tắt hoặc các ký hiệu, hình ảnh được cấu trúc một cách nghiêm ngặt, tạo thành một bố cục mang tính tượng trưng cao.


Khẩu hiệu ( slogan): slogan trong kinh doanh được hiểu là một thông điệp truyền tải ngắn gọn nhất đến khách hàng bằng từ ngữ dễ nhớ, dễ hiểu, có sức thu hút cao về ý nghĩa, âm thanh. Slogan là sự cam kết về giá trị, chất lượng sản phẩm của thương hiệu với khách hàng. Để hình thành một slogan cho công ty cho thương hiệu nào đó không phải chuyển dễ dàng mà đòi hỏi phải có một quy trình chọn lựa, thấu hiểu sản phẩm, các lợi thế cạnh tranh, phân khúc thị trường, mức độ truyền tải thông điệp khi đã chọn slogan đó để định vị trong tâm trí của khách hàng bất cứ lúc nào. Slogan được xem như là một tài sản vô hình của công ty dù rằng nó chỉ là một câu nói.

Ngoài việc nhận biết được thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông, một thương hiệu còn có thể được nhận biết thông qua các yếu tố ứng dụng sau:

- Đồ dùng văn phòng: tất cả đồ dùng văn phòng như giấy viết thư, phong bì, công văn, danh thiếp, cặp tài liệu… đều cần thống nhất về bố cục, màu sắc, tỷ lệ các tổ hợp hình và chữ.

- Ngoại cảnh của doanh nghiệp: bao gồm biển hiệu, panô, cột quảng cáo, biểu ngữ, các tín hiệu trên đường đi… trong hệ thống thiết kế thị giác của doanh nghiệp.

- Bên trong doanh nghiệp: cách thiết kế các bảng biểu, các thiết bị, nội ngoại thất của phòng ốc, thiết kế ánh sáng…

- Phương tiện giao thông: Cách thiết kế phổ biến nhất là sử dụng biểu trưng, chữ và màu làm hình thức trang trí trên các phương tiện giao thông nhằm mục đích tuyên truyền lưu động.

- Chứng chỉ dịch vụ: huy chương, cờ, thẻ, chứng chỉ, trang phục của nhân viên. Các hình thức tuyên truyền trực tiếp: gồm thiết kế thư mời, tặng phẩm, vật kỷ niệm, bản giới thiệu danh mục sản phẩm, tạp chí, bao bì, nhãn hiệu, các hình thức trưng bày giới thiệu sản phẩm, quảng cáo trên báo chí và truyền hình.


1.2. Cơ sở thực tiễn


1.2.1.Thực trạng ngành xây dựng - vật liệu xây dựng và thị trường cửa cuốn

Việt Nam


Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.

Báo cáo Kinh tế Xã hội của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2020 ngành xây dựng cả nước tăng trưởng 6,76%, đóng góp 0,5 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Mức tăng trưởng 6,76% là mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn phát triển 2016 – 2020, tuy nhiên, tính trong chu kỳ 10 năm, mức 6,76% vẫn còn cao hơn tăng trưởng ngành những năm khó khăn 2011 – 2013.


Biểu đồ 2 1 Tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng Nguồn GSO 2020 Điểm 1


Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng


Nguồn: GSO (2020)


Điểm nhấn đặc biệt là tỷ lệ đóng góp của ngành xây dựng vào GDP cả nước năm 2020 ở mức cao bậc nhất 6,19%GDP, chỉ thấp hơn năm 2011 (6,41%GDP). Hơn


nữa, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động mạnh của dịch Covid, các đợt giãn cách xã hội, thị trường bất động sản chỉ tăng 0,31%... ngành xây dựng vẫn duy trì được tăng trưởng liên tục kể từ quý 1/2020 ( VnEconomy, 2021).

Những khó khăn chủ yếu trong năm 2020 đối với ngành này đến từ những gián đoạn, bất ổn do dịch bệnh. Trong đó, biến động về giá nguyên vật liệu sản xuất tiếp tục là một trong những khó khăn hàng đầu đối với 66,7% số doanh nghiệp xây dựng và 71,4% số doanh nghiệp vật liệu xây dựng.

Yếu tố thiên tai, thời tiết ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của 58,3% doanh nghiệp xây dựng, thêm nữa, những giai đoạn giãn cách xã hội do dịch bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến lực lượng lao động và tâm lý của người lao động, khiến cho tình hình càng trở nên khó khăn hơn.

Bên cạnh những chiến lược được điều chỉnh phù hợp với diễn biến thị trường có nhiều đổi thay sau COVID-19, “phát triển thương hiệu” tiếp tục là một trong những chiến lược ưu tiên trong năm nay.

Kết quả phân tích truyền thông trong năm 2020-2021 của Vietnam Report cho thấy, Coteccons là nhà thầu có sự xuất hiện nhiều nhất, với độ phủ thông tin dày đặc trên các trang báo có ảnh hưởng, bỏ xa các nhà thầu khác như Hòa Bình, FLC Faros, Vinaconex. Tuy nhiên xét về mức độ "an toàn" thông tin (tỷ lệ chênh lệch tin tích cực và tiêu cực trong tổng số thông tin được mã hóa của doanh nghiệp) thì Fecon, Unicons và Delta lại tốt hơn. Vì vậy chiến lược phát triển thương hiệu vô cùng quan trọng, đóng góp to lớn trong tiến trình phát triển bền vững của công ty.

Sau nữa, doanh nghiệp cần phải rà soát, nhận định, đánh giá mức độ nhận biết của người dân với thương hiệu của mình đặc biệt là sự đầu tư truyền thông hợp lý, tích cực và chủ động. Tuy nhiên, kết quả đánh giá truyền thông trong giai đoạn 2020-2021 của Vietnam Report lại chỉ ra rằng, các doanh nghiệp ngành xây dựng- vật liệu xây dựng đang thiếu tính chủ động trên truyền thông khi có tới 86% thông tin là do báo chí tự khai thác, không thay đổi so với giai đoạn trước.


Cùng với sự biến động không ngừng của ngành vật liệu xây dựng kéo theo thị trường cửa cuốn cũng thay đổi đáng kể. So với trước năm 2003, thị trường Việt vẫn đang loay hoay với những mẫu cửa truyền thống, cửa sắt đã trở nên ồn ào và kém thẩm mỹ, cửa gỗ không đáp ứng được đa dạng nhu cầu sử dụng và phong cách kiến trúc hiện đại. Trong khi đó tỷ lệ dân thành thị ở Việt Nam khi ấy là 25,8%, cùng với đó là xu hướng xây dựng nhà ống một mặt tiền. Hầu hết chủ nhà thường kết hợp chức năng tầng trệt sinh hoạt chung, đồng thời là khu vực buôn bán, thậm chí đóng vai trò garage cho gia đình. Chính bởi vậy, nhu cầu an toàn, tiện lợi mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ chính là những yêu cầu khi lựa chọn loại cửa bảo vệ cho mặt tiền.

Đó chính là lý do khi vừa có mặt tại Việt Nam, cửa cuốn đã trở thành lựa chọn tối ưu cho các gia đình, dần thay thế cho các dòng cửa cũ. Sản phẩm cửa cuốn thép tấm liền do Tập đoàn Austdoor du nhập từ Australia lúc bấy giờ đã tạo nên “cơn sốt” trên thị trường vật liệu xây dựng bởi quá nhiều ưu điểm vượt trội mà nó đem lại: Êm, nhẹ, bền, nhanh, an toàn, thuận tiện.

Thị trường cửa cuốn vài năm trở lại đây càng sôi động hơn bởi sự gia nhập của hàng trăm nhãn hiệu lớn nhỏ. Sự phát triển nhanh chóng của ngành cửa cuốn, thu hút lượng lớn các đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh là minh chứng rò ràng nhất cho sự thích hợp của sản phẩm này với các đặc trưng nhà phố tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng vì thế mà khách hàng khó khăn hơn trong việc lựa chọn sản phẩm uy tín, có chất lượng tốt, dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp.

1.2.2.Thực trạng thị trường cửa cuốn tại Đà Nẵng


Được mệnh danh là con rồng kinh tế của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng khi là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây và là thành phố trung tâm lớn nhất khu vực miền Trung Tây Nguyên.

Theo cổng thông tin điện tử Đà Nẵng, Năm 2020 vừa qua, hoạt động sản xuất công nhiệp của thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng không hề nhẹ do tình hình dịch bệnh COVID 19 cụ thể Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) thành phố qúy 1/2021 giảm


5,4% so với cùng kỳ 2020, trong đó: công nghiệp chê biến-chế tạo giảm 6,9%, sản xuất và phân phối điện tăng 10,7%, cung cấp nước và xử lý rác thải giảm 13%, khai khoáng tăng 4 1,8%. Nguyên nhân IIP giảm trong qúy 1/2021 chủ yếu do tình hình djch COVID 19 trên thế giới và trong nước vẫn đang diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thị trường nhìn chung vẫn chua hồi phục.

Hiện tại, Đà Nẵng cố gắng khôi phục những ảnh hưởng của COVID nhưng vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng cho ngành kinh tế. Cùng với sự thay đổi diện mạo của kiến trúc đô thị, nhà ống mặt phố, shop-house, biệt thự liền kề trở nên phổ biến. Cửa cuốn thông minh vì thế trở thành lựa chọn tối ưu cho các công trình này và có những bước tiến vượt bậc về công nghệ.

Cùng với đó, Đà Nẵng được xem nơi chịu khá nhiều biến động của thời tiết. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ cao. Đây là nơi chuyển tiếp, đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam với đặc điểm khí hậu nổi trội là nhiệt đới phía Nam. Thường là nơi hứng chịu những cơn bão kéo dài khiến cho bất cứ gia chủ nào đều lo lắng về ngôi nhà của mình. Đó là lí do vì sao khi sản phẩm cửa cuốn xâm nhập vào thị trường ngành vật liệu xây dựng Đà Nẵng nó lại nhận được những thành quả tích cực như vậy.

Sự phát triển của ngành cửa cuốn còn thể hiện qua sự đa dạng và phân hóa của sản phẩm. Các nhà sản xuất trong nước không ngừng cập nhật công nghệ mới cho sản phẩm như: Chống sao chép mã mở cửa ARC; Đảo chiều khi gặp vật cản; Thiết bị báo cháy (cảm biến khói tự động, mở cửa thoát hiểm); Tích hợp Camera giám sát; hay kết nối smartphone… Đây là điểm cộng rất lớn đảm bảo sự an toàn cho gia đình, giảm thiểu tối đa thiệt hại, rủi ro ngay cả khi chủ nhà đi vắng.

Với tỷ lệ đô thị hóa cao, dân thành thị không ngừng gia tăng hàng năm, bên cạnh sự phát triển của chung cư thì nhà mặt phố hay mặt ngò vẫn là kiểu nhà phổ biến nhất tại nước ta hiện nay và trong nhiều năm tới. Thị trường cửa cuốn tại đà nẵng được dự báo sẽ vẫn còn rất nhiều tiềm năng và cuộc chạy đua công nghệ an toàn cho cửa cuốn sẽ ngày một diễn ra gay gắt giữa các nhà sản xuất. Đây chính là một tín hiệu tốt


khi người tiêu dùng sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất, có thêm nhiều lựa chọn khi tìm kiếm sản phẩm phù hợp. Không chỉ thị trường Đà Nẵng hay thị trường trong nước, thương hiệu cửa cuốn đã khẳng định chất lượng và uy tín hàng đầu của sản phẩm 2 lần đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Việc vươn ra những vùng đất mới sẽ xu thế bắt buộc và giàu tiềm năng cho các thương hiệu Việt muốn thử sức mình khi ra biển lớn. Chính vì thế để giữ vững vị thế cũng như tăng cường lợi thế cạnh tranh trên thị trường cửa cuốn thì hoạt động đánh giá mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu cửa cuốn Austdoor là vô cùng cấp thiết trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay.

1.3. Mô hình nghiên cứu


1.3.1.Tổng hợp các nghiên cứu liên quan


Cho đến nay, chưa có nhiều tác phẩm nghiên cứu trên thế giới và trong nước một cách chuyên sâu về hoạt động đánh giá mức độ nhận biết của ngành vật liệu xây dựng nói chung và thương hiệu cửa cuốn Austdoor trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng. Đối với vấn đề nghiên cứu của đề tài là đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu cửa cuốn Austdoor trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tác giả đã tìm hiểu và tham khảo 4 bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình. Những bài nghiên cứu này đều đánh giá mức độ nhận biết thương hiệu dựa trên một số nhấn một số nhân tố để nhận biết thương hiệu cụ thể, sau đó dùng phương pháp phân tích số liệu để làm rò các biến quan sát và đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng nhân tố nhằm nâng cao mức độ nhận biết thương hiệu, cụ thể:

Nghiên cứu đầu tiên do Phan Văn Tiến (2012)[12] thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đo lường mức độ nhận biết thương hiệu và mô hình thể hiện sự hài lòng của khách hàng đối với siêu thị Co.op Mart. Nghiên cứu sử dụng phương pháp: Thống kê mô tả, phân tích nhân tố EFA, bản đồ nhận thức, kiểm định KMO, ANOVA để đánh giá sự nhận biết thương hiệu của khách hàng: logo, slogan, phương tiện quảng bá, truyền thông, chất lượng dịch vụ, giá cả, khuyến mãi,…qua đó đánh giá sự hài lòng khách hàng đối với siêu thị Co.op Mart. Theo nghiên cứu được thì thương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/07/2022