Đây cũng là thời điểm thích hợp để tiến hành thay chậu, thay giá thể, tách chiết cây và củ già. Một vài trận mưa đầu mùa trong tháng 4 báo hiệu chấm dứt mùa nghỉ. Cây bước vào mùa sinh trưởng mới.
Ngoài việc sử dụng phân vô cơ, ở đây người dân cũng dùng thêm phân hữu cơ (phân chuồng, phân gia cầm,...). Họ ủ cho thật hoai hoặc ngâm trong nước rồi lọc bỏ cặn, dùng nước đó pha loãng để tưới cây. Tuy nhiên khi dùng phân hữu cơ thì cần giảm bớt lượng đạm trong phân vô cơ bởi vì nếu quá nhiều đạm sẽ làm lá cây mềm, dễ gãy, cây khó ra hoa và dễ nhiễm các loại bệnh trên lá.
Đối với Lan đa thân, một cây được gọi là phát triển khi các giả hành mới luôn luôn mập và cao hơn giả hành cũ, ngược lại thì coi là thoái hóa. Ngoài ra, một cây Lan được gọi là phát triển mạnh thì sự chênh lệch giữa 2 giả hành cũ và mới là lớn, và ngược lại cây phát triển yếu thì sự chênh lệch này bé. Trong quá trình chăm sóc các loài trong chi Cymbidium chúng ta cũng cần lưu ý một số biểu hiện trên cây Lan để có biện pháp xử lý kịp thời (Bảng 4.5)
Bảng 4.5: Bảng một số dấu hiệu nhận biết bệnh của Lan thông qua lá cây
Nguyên nhân | Cách xử lý | |
Lá vàng | Quá nhiều ánh sáng mặt trời hay nước, là bình thường nếu chỉ có lá già bị rụng | Tăng độ che nắng hoặc giảm tưới nước |
Lá chuyển vàng và rụng | Tự nhiên đối với một số loài rụng lá | Giữ nước, đưa cây đến một chỗ ẩm độ kích thích thành lập chồi |
Lá có những vùng đen hay nâu | Quá nhiều ánh sáng hay bị nhiễm bệnh đốm lá | Đưa cây tới nơi có nhiều bóng râm hay phun thuốc ngừa bệnh |
Lá mềm có sự tăng trưởng yếu mềm tại gốc cây | Hỗn hợp trong chậu bị dư nước | Giảm nước, giữ hỗn hợp của chậu khô trong một tuần |
Không có dấu hiệu của sự tăng trưởng mới | Thời điểm không thích hợp trong chu kỳ sinh trưởng của cây cho tăng trưởng mới | Giữ hỗn hợp chậu cho ấm đều, không nên thúc cây bằng cách bón phân hay tưới quá nhiều. |
Cây không ra hoa | Không tuân theo các điều kiện về chu kỳ sinh trưởng và độ dài ngày | Xác định thời điểm trong năm lúc cây sinh trưởng và nghỉ ngơi. Giữ cây trong tối vào ban đêm |
Chồi rụng | Nhiệt độ biến động quá lớn | Đưa cây đến nơi có nhiệt độ điều hòa hơn |
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Tổng Hợp Các Yếu Tố Khí Tượng Năm 2005 – 2008 Khu Vực Sa Pa – Lào Cai
- Kết Quả Điều Tra Các Loài Lan Trong Tự Nhiên Ở Khu Vực Nghiên Cứu
- Ảnh Hưởng Của Nhân Tố Sinh Thái Tới Sinh Trưởng Của 6 Loài Lan Nghiên Cứu
- Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai - 8
- Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai - 9
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Hiện nay ngoài nhu cầu trồng những chậu Lan để thưởng thức thì nhu cầu về hoa cắt cành của thị trường cũng rất lớn, vì thế để đảm bảo chất lượng hoa đồng đều là việc làm rất cần thiết nhằm tăng giá trị của sản phẩm:
- Để tránh tình trạng chồi hoa bị ép giữa các giả hành làm cho hoa nở chậm, cành nhỏ, ít hoa, cần khống chế một bụi (chậu) không quá 5 đơn vị và cắt tỉa bớt những giả hành già, dành khoảng trống cho các giả hành sắp có hoa.
- Khi chồi hoa vươn cao khoảng 30 - 40 cm, cắm cọc để uốn cành hoa cho thẳng.
- Chú ý cho ánh sáng đến đồng đều từ các phía sau khi hoa xổ bao để các hoa phân bố đồng đều trên cành, tránh tình trạng các nụ hoa quay về phía nhiều ánh sáng hơn.
4.4.1.2. Biện pháp nhân giống 4 loài thuộc chi Cymbidium
Nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của các loài Lan rừng trong tự nhiên, không muốn nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt nhanh chóng do khai thác quá mức. Đồng thời để chủ động về nguồn giống nên những hộ trồng Lan ở Sa Pa đã thực hiện nhân giống một số loài Lan và đã có những kết quả tốt. Có nhiều phương pháp để nhân giống các loài Lan: gieo hạt, tách chiết từ cây mẹ, nuôi cấy mô.
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. Nhân giống Lan bằng gieo hạt có thể tạo ra số lượng cây con lớn, cây con cũng có thể mang một số đặc điểm mới lạ so với cây giống – là nguồn gien mới làm đa dạng thêm họ Lan. Tuy vậy, việc làm cho hạt Lan nảy mầm không hề đơn giản, cần phải có kỹ thuật nên không phải ai cũng có thể thực hiện được. Bên cạnh đó, thời gian để một cây Lan từ lúc nảy mầm đến lúc có thể ra hoa là rất dài (3 đến 4 năm, có khi lâu hơn) nên việc chăm sóc chúng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Phương pháp nuôi cấy mô cũng có thể tạo ra cây con với số lượng lớn giống hệt với cây lấy mẹ. phương pháp này không chỉ đòi hỏi có kỹ thuật mà chúng còn cần có sự đầu tư về kinh tế rất lớn để mua sắm trang thiết bị, xây dựng phòng nuôi cấy,… không những thế thời gian để có một cây trưởng thành cũng rất dài.
Chính vì vậy, với điều kiện thực tế các hộ dân đã lựa chọn phương thức đơn giản, dễ làm nhất là tách chiết cây. Phương thức này đã lợi dụng được đặc
điểm của chi Cymbidium đó là trong mỗi chu kỳ sinh trưởng đều có hình thành chồi mới. Với cách làm này, chúng ta có thể tạo ra được một cây mới có thể cho hoa vào ngay năm sau, tuy nhiên việc tách chiết này chỉ cho phép ta tạo ra số lượng cây giống hạn chế tùy vào độ nhiều của gốc Lan tách.
Nhân giống (tách chiết cây) thường tiến hành đồng thời với thay giá thể mới và sang chậu cho Lan, công việc này thường được thực hiện vào thời kỳ nghỉ của cây. Bởi vì sau một thời gian nuôi dưỡng 2- 3 năm cây có thể phát triển làm chật chậu, giá thể bị hoai mục bị chua không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, bộ rễ của cây bị hư hại hay có nhiều củ già không còn cho hoa ở chậu. Khi tiến hành thay giá thể cần chú ý giữ gìn bộ rễ, không để cho bộ rễ bị hư hại nặng. Cymbidium cần nhiều nước nhưng lại rất sợ úng ngập, vì vây tiêu chuẩn của một giá thể tốt cho Cymbidium là:
- Giữ ẩm tốt
- Thoáng khí
- Chậm phân hủy
- Chứa nhiều dinh dưỡng
- Rẻ tiền, dễ kiếm và trữ lượng cao trong tự nhiên, pH giá thể từ 6,5-7.
Các loại vật liệu có thể dùng làm giá thể: dớn, dớn sợi, vỏ thông, mùn cưa, xơ dừa, than vụn, gạch, đá vụn, lông gia súc và gia cầm, lá cây mục...
Các hộ dân cho biết, đến nay dớn vẫn là loại giá thể tốt nhất cho Cymbidium vì nó có khả năng giữ ẩm cao, thông thoáng, giàu dinh dưỡng (nhất là K và N), chậm phân hủy. Nhưng hiện nay trữ lượng dớn ngày càng ít đi, giá cả lại khá đắt và việc khai thác dớn làm hư hại nhiều cho các khu rừng già. Vì thế nuôi trồng Cymbidium ở qui mô lớn, dớn sẽ không đáp ứng được yêu cầu vì khó tìm nguồn cung ứng lại không kinh tế.
Vỏ thông và mùn cưa là một loại giá thể có thể đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật và kinh tế nhưng lại nghèo dinh dưỡng. Vỏ thông và mùn cưa tươi không dùng được vì hàm lượng dầu còn cao, có thể làm hư bộ rễ nên trước khi
sử dụng cần phải ủ cho hoai mục với thời gian ủ trên 6 tháng. Với hỗn hợp giá thể này thì nếu trồng Lan ở quy mô lớn sẽ phải mất rất nhiều công để xử lý giá thể mà chất lượng lại không cao.
Ở Sa Pa hiện nay, có một số hộ dân dùng hỗn hợp mùn lá + than củi vừa có dinh dưỡng lại vừa có độ thông thoáng của giá thể, có hộ lại dùng bùn ao phơi khô rồi chặt thành những cục với độ lớn khác nhau để làm giá thể trồng địa Lan - với loại giá thể này có thể giữ ấm cho rễ vào mùa đông đồng thời lại mát vào mùa hè. Các loại giá thể này cũng đã đáp ứng được một số tiêu chuẩn của giá thể trồng địa Lan: giữ ẩm, thoáng khí, có chứa dinh dưỡng, lại rất dễ kiếm ở địa phương. Vì vậy chúng có thể đáp ứng nhu cầu dùng làm giá thể khi mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nhân giống Cymbidium theo phương pháp tách chiết:
1. Chúng ta có thể tách chiết cây trước khi thay giá thể. Sau khi hoa đã nở hết, dùng một dao nhọn và bén (được khử trùng) cắt đứt các căn hành nối các giá hành với nhau. Một thời gian sau, khi giả hành già đâm chồi con mới, tiến hành thay giá thể và tách các giả hành đã có chồi con ra chậu riêng.
2. Tách chiết cây đồng thời với thay giá thể (Hình 4.11)
- Đặt chậu nằm nghiêng, dùng một con dao dày và cứng luồn vào thành chậu rồi bẩy cả khối giá thể ra khỏi chậu. Giũ bỏ hết giá thể cũ
- Cắt bỏ những rễ già, những rễ bị thối rữa, cắt tỉa bộ rễ còn 25-30 cm. Sau khi cắt tỉa, làm sạch bộ rễ, rồi tiến hành tách chiết.
- Tách thành từng bụi nhỏ, bằng cách cắt rời các căn hành nối các giả hành với nhau. Tách riêng, các giả hành già, chỉ giữ lại một giả hành già, một giả hành còn nguyên lá và một chồi con (một đơn vị).
Một đơn vị đầy đủ như trên, có khả năng cho hoa vào mùa hoa kế tiếp, sau khi tách chiết, cây sẽ được trồng vào từng chậu riêng.
- Sau khi thay giá thể, đặt cây vào chỗ râm mát, tưới ít nước để giữ ẩm. Khi
cây bắt đầu ra rễ mới, tưới và phun dinh dưỡng thường xuyên.
3. Ươm tạo cây từ củ già (Hình 4.12)
- Củ già sau khi được tách rời đem giâm trên giá thể ẩm, đặt ở chỗ mát
- Từ giả hành già mọc ra những chồi non, lúc đầu sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng từ giả hành già cho đến khi ra rễ mới, tạo thành một cây con hoàn chỉnh.
- Khi chồi con có rễ dài 5-10 cm thì có thể đem trồng như cây mới.
Tiếp tục ươm củ già. Nó sẽ còn có khả năng cho thêm một vài chồi con khác.
Hình 4.11: Hình ảnh tách chiết cây đồng thời với thay giá thể địa Lan
Hình 4.12: Hình ảnh ươm tạo cây mới từ củ già
4.4.2. Biện pháp nuôi dưỡng và nhân giống 2 loài thuộc chi Dendrobium
4.4.2.1. Biện pháp nuôi dưỡng 2 loài thuộc chi Dendrobium
Dendrobiun là giống cây ưa sáng, ánh sáng hữu hiệu cho giống Dendrobium là 70%. Nắm được nhu cầu ánh sáng của cây nên hầu hết các hộ trồng Lan ở Sa Pa đều làm mái che cho vườn Lan của mình (bằng lưới nylon hoặc bằng phên tre) vừa hạn chế được ánh nắng trực xạ chiếu vào nhưng đồng thời cũng che cho Lan khỏi bị sương muối vào mùa đông. Các chậu Lan trên giá đều được sắp xếp tạo khoảng cách nhất định nhằm tạo cho cây có đầy đủ ánh sáng và độ thông thoáng cần thiết.
Trong suốt mùa tăng trưởng của Dendrobium (từ đầu tháng 4 đến tháng
11) tưới nước thường xuyên (mùa hè: 2 lần/tuần, mùa đông : 1 lần/tuần) để cung cấp độ ẩm cho cây và bón phân NPK 30:10:10 để bổ sung thêm đạm với 2
lần/tuần để giúp cây phát triển mạnh đặc biệt là bộ lá
Vào giai đoạn gần cuối của mùa sinh trưởng dùng loại phân bón NPK 10:20:20 với chu kỳ bón 2 lần/1 tuần để giúp quá trình nuôi hoa dưỡng thân được tốt hơn. Khi cây hoàn tất thời kỳ tăng trưởng hằng năm của nó (với loài ra hoa mùa xuân, thường vào tháng 9 – 10), khoảng 4 tuần giảm dần lượng nước tưới đến khi không còn gì. Vào thời điểm này cây cần có nhiều ánh nắng kết hợp với điều kiện khí hậu tháng 12 ngày ngắn và nhiệt độ mát để hình thành phát hoa. Hai loài Thủy tiên mỡ gà (Den. densiflorum) và Thủy tiên trắng (Den. farmeri) thường chỉ rụng một đến hai lá ở các giả hành để báo hiệu thời kỳ bắt đầu hình thành hoa.
Hạn chế tưới nước trong thời gian từ khi cây bắt đầu có nụ hoa (khoảng tháng 11 trở đi), nếu không khí quá khô, có thể tưới đẫm nước mỗi tháng một lần. Trong giai đoạn này cũng không cần bón phân cho hoa vì nếu bón có thể gây nóng làm thui chột mầm hoa hoặc gây dị dạng cho hoa. Tránh để cây bị khô nước dến khi cây nở hoa, thời gian hoa nở kéo dài khoảng 2- 3 tháng.
Mùa nghỉ của các loài thuộc giống Dendrobium rất cần thiết nó quyết định phẩm chất hoa trong mùa tới, thường thời kỳ nghỉ kéo dài từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 4. Thời kỳ này không cần tưới nước hay bón phân cho cây, chỉ cần duy trì độ ẩm vủa đủ là được.
4.4.2.2. Biện pháp nhân giống 2 loài thuộc chi Dendrobium
Cũng như các loài trong chi Cymbidium, các hộ dân nuôi trồng Lan ở đây đã lợi dụng khả năng nhảy chồi và đâm cành của các loài Thủy tiên để tiến hành nhân giống đối với: Thủy tiên mỡ gà và Thủy tiên trắng.
Người ta có thể dùng dao sắc đã khử trùng cắt đứt căn hành giữa các giả hành vào cuối mùa khô và đợi cho đến khi các mắt ngủ ở gốc giả hành phát triển thành chồi mới rồi tách ra để trồng. Việc tách chiết thường tiến hành cùng lúc với việc thay chậu
Dendrobium là một giống Lan rất nhạy cảm khi cấu tạo giá thể không thích hợp cho việc phát triển của nó. Chậu trồng Dendrobium phải là những