Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai - 8


chậu có lỗ nhỏ để tạo độ thoáng và giúp cây không bị úng. Giá thể dành cho Dendrobium có thể là xơ dừa đã được xử lý chống mốc, tốt nhất vẫn là giá thể trồng bằng than củi vừa tạo độ thống thoáng lại vừa ít bị hư mục nên sẽ không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Lan.

Khi giá thể trong chậu bị ẩm ướt chúng sẽ hư mục và lắng xuống đáy chậu tạo thành một lớp mùn úng nước làm cho bộ rễ của cây bị thối.Do bản năng sinh tồn, lúc này cây Lan sẽ mọc ra một số cây con trên ngọn thân của các giả hành (còn gọi là cây con keiki) để duy trì nòi giống. Khi xảy ra hiện tượng này chúng ta phải tiến hành thay chậu và giá thể mới cho Lan ngay [20].

Phương pháp nhân giống các cây con mọc trên ngọn thân (chiết cành) rất đơn giản. Chúng ta có thể tách rời cây con khỏi thân cây mẹ bằng một vết cắt chỗ tiếp giáp mà không cần cắt thêm một đoạn thân cây mẹ. Tuy nhiên, điều quan trọng là nên cắt cây con vào thời điểm nào là tốt nhất? Thường khi thấy cây con phát triển mạnh, có 5-7 lá và có nhiều rễ tốt dài 4- 5cm chúng ta có thể tách ra khỏi giả hành để trồng mới. Nếu để cây con trên cây mẹ lâu sẽ làm cây mẹ bị yếu, ảnh hưởng tới khả năng ra hoa trong vụ mới.

Ngoài ra Dendrobium là giống giả hành có thân, vì thế có thể nhân giống bằng cách cắt từng đoạn thân mang mắt, từ đó nuôi chúng thành cây con mới.

- Dùng dao sắc cắt thân cây không còn lá và rễ thành từng đoạn từ 3 - 4 đốt.

- Phun thuốc để khỏi nhiễm nấm rồi để những khúc cây này lên một lớp sơ dừa. Sau đó trải cát lên chiếc khay cao chừng 4-5 phân và để lớp sơ dừa và khúc cây Lan lên trên cát. Để khay vào chỗ rợp mát và tưới nước cho thật đẫm, cứ vài ngày lại phun nước một lần.

- Khoảng 6 tuần lễ sau, vì lý do sinh tồn, mầm non bắt đầu nứt ra từ các mấu đốt, sau đó mọc rễ và chui qua lớp sơ dừa để tìm nước.

- Từ 8 -10 tuần các mầm non này ra lá và rễ đã dài khoảng 4 – 5cm

- Cắt thân thành những đoạn ngắn để trồng vào chậu dễ dàng, dùng dao thật sắc để cắt, không làm thân cây bị dập. Phun thuốc chống nhiễm nấm và trồng vào chậu.




Hình 4.13: Các bước nhân giống Dendrobium bằng cắt cành‌‌


4.5. Đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh Lan rừng tại Sa Pa

Qua số liệu điều tra 20 hộ gia đình nuôi trồng cả 6 loài Lan này ta có biểu tổng hợp tình hình sinh trưởng của các loài Lan được nuôi trồng (Bảng 4.6)

Bảng 4.6: Biểu tổng hợp tình hình sinh trưởng các loài Lan được nuôi trồng

(Tỷ lệ phần trăm trong bảng được tính theo công thức 2.1)


Loài

Tổng số (giò,chậu)

Tình hình sinh trưởng

Tốt

Trung bình

Xấu

Trần mộng xuân

2.580

2.382

92,32%

164

6,36%

34

1,32%

Kiếm hồng hoàng

2.227

2.123

95,33%

81

3,64%

23

1,03%

Kiếm thu

2.072

1.947

93,97%

100

4,83%

25

1,21%

Kiếm thanh ngọc

1.983

1.861

93,85%

105

5,30%

17

0,86%

Thủy tiên mỡ gà

2.057

1.935

94,07%

103

5,01%

19

0,92%

Thủy tiên trắng

1.862

1.729

92,86%

117

6,28%

16

0,86%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai - 8


Qua Bảng 4.6 ta thấy rằng tỷ lệ những cây có sinh trưởng tốt ở mỗi loài đều đạt trên 90%, cao nhất là Kiếm hồng hoàng 95,33%. Những cây có sinh trưởng trung bình ở mức 7% có những loài chỉ đạt xấp xỉ 4%. Tỷ lệ những cây sinh trưởng xấu ở mỗi loài cao nhất là 1,32% (Trần mộng xuân) và nhỏ nhất là 0,86% (Kiếm thanh ngọc, Thủy tiên trắng). Như vậy, có thể thấy rằng quá trình chăm sóc Lan rừng ở các hộ gia đình bước đầu đã có những kết quả tốt cần được ghi nhận.

Để kiểm tra xem sự sinh trưởng của các loài được nuôi trồng ở hộ gia đình và trong tự nhiên có như nhau không, ta có thể kiểm tra theo tiêu chuẩn Pearson (Tính theo công thức 2.2). Kết quả tính toán thể hiện ở Bảng 4.7:

Bảng 4.7: Biểu kiểm tra sự thuần nhất về sinh trưởng theo tiêu chuẩn Pearson

2

tra bảng với k = (2-1)(3-1) = 2

05


Loài

2 tính

n

2 tra bảng

05

Kết luận

Trần mộng xuân

5,30

5,99

Sinh trưởng ở 2 nơi thuần nhất

với nhau

Kiếm hồng hoàng

11,13

5,99

Sinh trưởng ở 2 nơi có sự khác

nhau

Kiếm thu

12,60

5,99

Sinh trưởng ở 2 nơi có sự khác nhau

Kiếm thanh ngọc

5,15

5,99

Sinh trưởng ở 2 nơi thuần nhất

với nhau

Thủy tiên mỡ gà

5,50

5,99

Sinh trưởng ở 2 nơi thuần nhất

với nhau

Thủy tiên trắng

16,89

5,99

Sinh trưởng ở 2 nơi có sự khác

nhau


Theo kết quả ở Bảng 4.7 thì chất lượng sinh trưởng của các loài Trần mộng xuân, Kiếm thanh ngọc, Thủy tiên mỡ gà ở trong tự nhiên và tại các hộ nuôi trồng là tương đương nhau; còn chất lượng sinh trưởng của loài Kiếm thu, Kiếm hồng hoàng và Thủy tiên trắng có sự sai khác nhau giữa điều kiện nuôi trồng và trong tự


nhiên. Mặc dù vây, Sa Pa vẫn là trung tâm đa dạng của các loài Lan rừng ở Việt Nam, điều kiện tự nhiên ở Sa Pa vẫn đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của hầu hết các loài Lan rừng, trong đó có chi Cymbidium Dendrobium.

Trong quá trình nuôi trồng Lan, các hộ dân ở Sa Pa đã biết học tập, làm theo tự nhiên để có được những kết quả nhất định. Họ đã vận dụng những hiểu biết cơ bản về tập tính và yêu cầu sinh thái của những loài này trong tự nhiên để có những tác động phù hợp vào quá trình sinh trưởng của chúng nhằm thu được hiệu quả cao nhất. Ví dụ: Cymbidium cần có một khoảng thời gian lạnh về đêm khoảng 10 - 15,50C để hình thành hoa nếu không sẽ không ra hoa, Dendrobium

cần có thời gian ngủ nghỉ sau kỳ sinh trưởng khoảng 1 tháng trước khi tiếp tục ra hoa, nếu giai đoạn này ta tưới nước bón phân có thể sẽ làm cây không ra hoa nữa,…. Nhờ biết được đặc điểm này mà người nuôi trồng sẽ chủ động hơn trong quá trình chăm sóc.

Bên cạnh việc nuôi dưỡng chăm sóc cho Lan rừng sinh trưởng, phát triển tốt thì khả năng nhân giống những loài Lan này mới chỉ dừng lại ở mức lợi dụng khả năng nảy chồi, đâm cành của các loài Lan này để tách chiết tạo ra những cây Lan mới làm nguồn giống cho quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, cách làm này chỉ có thể tạo ra số lượng cây giống hạn chế và cũng chỉ tiến hành làm được trên quy mô sản xuất nhỏ. Muốn mở rộng sản xuất ngoài việc đầu tư kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Lan còn cần nâng cao tỷ lệ nhân giống bằng các hình thức nhân giống khác.

Hiện nay, Sa Pa có khoảng hơn 300 cơ sở tham gia nuôi trồng Lan rừng. Các cơ sở kinh doanh này, chủ yếu là các hộ gia đình đơn lẻ dựa vào kinh nghiệm và điều kiện đất đai của gia đình để sưu tầm các loài Lan rừng về gây trồng nuôi dưỡng. Vì thế, quy mô và chất lượng của các cơ sở này cũng rất khác nhau, có gia đình chỉ là tận dụng khoảnh vườn nhỏ quanh nhà song cũng có những hộ đã đầu tư hàng trăm m2 đất để làm nơi trồng Lan kinh doanh. Tùy vào


điều kiện mỗi gia đình mà họ có thể chăm sóc Lan với số lượng khác nhau. Theo kết quả điều tra 20 hộ nuôi trồng lan ở Sa Pa, số loài lan được nuôi trồng là 35 loài tập trung vào 9 chi (thể hiện ở Bảng 4.8). Tuy nhiên, có những hộ chỉ tập trung vào nuôi trồng 10 - 15 loài thuộc các chi Lan có hoa đẹp được ưa chuộng: Hoàng thảo (Dendrobium), Lan kiếm (Cymbidium), Giáng hương (Aerides lour), Thanh đạm (Coelogyne Lindl.), Lan hài (Paphiopedilum Pfilzer),…. Và cũng có những gia đình nuôi trồng tới 25 - 30 loài thuộc nhiều chi Lan khác nhau, trong đó có cả những loài là đặc hữu của vùng thậm chí là đặc hữu của Việt Nam : Biếc man (Biermannia), lan Miệng kín (Cleisostoma filiforme), Lan len (Eria),… Tuy thế, các loài thuộc chi Hoàng thảo, lan Kiếm, Giáng hương và lan Hài vẫn luôn được các hộ gia đình nuôi trồng với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của người chơi lan.

Theo kết quả tổng hợp ở Bảng 4.8: chi Hoàng thảo được nuôi trồng với số lượng nhiều nhất là 10 loài, tiếp đến là chi lan Kiếm với 9 loài, chi lan Hài với 5 loài. Trong đó, mỗi loài đều được các hộ nuôi trồng với số lượng lớn.

Bảng 4.8: Những loài Lan được nuôi trồng tại Sa Pa


TT

Tên khoa học

Tên phổ thông

Số loài

1

Aerides Lour

Chi lan Dáng hương

2

2

Biermannia

Chi lan Biếc man

2

3

Cleisostoma Blume.

Chi lan Miệng kín

2

4

Coelogyne Lindl.

Chi lan Thanh đạm

2

5

Cymbidium Sw.

Chi lan Kiếm

9

6

Dendrobium Sw.

Chi lan Hoàng thảo

10

7

Hygrochilus Pfitzer.

Chi lan Cẩm báo

1

8

Paphiopedilum Pfitzer.

Chi lan Hài

5

9

Phaius Lour

Chi lan Hạc đính nâu

2


Bên cạnh những hộ nuôi trồng Lan thì hiện nay VQG Hoàng Liên cũng đã sưu tập được một vườn Lan giống gốc gồm 172 loài, vườn cũng đã đầu tư xây dựng phòng nuôi cấy mô và thử nghiệm việc nhân giống invitro với một vài loài Lan: lan Kiếm, lan Hài và Hoàng thảo; đến nay những cây Lan con đầu tiên của những loài này đã được đưa ra vườn ươm và đang trong quá trình chăm sóc theo dõi.

Theo kết quả điều tra các hộ nuôi trồng Lan, ở đây cũng có những người tới thu mua Lan rồi đi bán ở những tỉnh khác, thậm chí là vận chuyển về Hà Nội. Với những đối tượng này, họ thường thu mua với số lượng tương đối lớn song giá cả cũng không được cao chỉ 20.000 – 30.000VNĐ là được một giò Lan đẹp và họ cũng chỉ thu mua một số loài đang được ưa chuộng: Hoàng thảo thủy tiên, Giáng hương, Lan hài, Lan kiếm. Với phương thức này người trồng Lan không phải chịu khoản chi phí cho quá trình vận chuyển và hoa Lan Sa Pa đến được với nhiều người yêu Lan và được nhiều thị trường mới biết đến.

Những cơ sở nuôi trồng Lan ở Sa Pa còn cung cấp Lan cho thị trường hoa cây cảnh ở thành phố Lào Cai, lượng Lan bán ra ở đây thường ổn định hơn song giá cả cũng chỉ ở mức trung bình. Thường mỗi giò Lan đẹp chuẩn bị ra hoa giá cũng chỉ 30.000- 40.000VNĐ, mỗi cành Lan cắt cũng chỉ bán với giá khoảng

5.000 – 7.000VNĐ. Tuy nhiên, với phương thức bán hàng này thì người trồng Lan phải chi trả khoản phí vận chuyển, địa điểm bán,… Mặc dù vậy, nếu tính trên 1m2 đất thì thu nhập của người trồng Lan vẫn cao hơn rất nhiều so với những người trồng lúa hay các loại hoa màu khác. Lý do là vì:

- Trồng Lan có thể thực hiện ở bất kỳ điều kiện đất đai như thế nào nhưng trồng các loại cây khác thì phải có loại đất phù hợp mới có hiệu quả

- Trên 1m2 đất có thể đặt được nhiều giò Lan: có thể làm giá treo hay có thể kết

hợp nuôi địa Lan phía dưới ở trên treo Phong lan. Đây là một đặc điểm có thể tạo ra hiệu quả cao mà không một ngành nào có được. Bảng 4.9 là kết quả điều

tra thu nhập của một số hộ trồng Lan ở Sa Pa


Bảng 4.9: Bảng kết quả cơ cấu thu nhập của các hộ dân



Hộ kinh doanh

Diện

tích (m2)

Tổng thu

nhập (VNĐ/năm)

Hoa Lan

Nguồn khác

VNĐ

%

VNĐ

%

Trần Hữu Dương

200

70.000.000

70.000.000

100

0

0.00

Trần Văn Cương

420

90.000.000

90.000.000

100

0

0.00

Lê Đức Hữu

380

86.000.000

86.000.000

100

0

0.00

Bình quân


82.000.000

82.000.000

100

0

0.00

Nguyễn Văn Đăng

200

45.000.000

37.000.000

82,22

8.000.000

17,78

Lê Văn Khôi

120

27.000.000

21.000.000

77,78

6.000.000

22,22

Nguyễn Ngọc Tiến

160

43.000.000

36.000.000

83,72

7.000.000

16,28

Trần Văn Khi

140

30.000.000

26.500.000

88,33

3.500.000

11,67

Đỗ Đức Hiếu

180

45.000.000

42.500.000

94,44

2.500.000

5,56

Đỗ Văn Bách

150

30.000.000

23.300.000

77,67

6.700.000

22,33

Nguyễn Xuân Lâm

230

64.000.000

56.000.000

87,50

8.000.000

12,50

Nguyễn Thị Lành

100

38.000.000

32.600.000

85,79

5.400.000

14,21

Bùi Văn Mạnh

90

26.000.000

22.400.000

86,15

3.600.000

13,85

Trần Đình Sâm

200

46.000.000

36.000.000

78,26

10.000.000

21,74

Nguyễn Văn Dũng

170

35.000.000

27.500.000

78,57

7.500.000

21,43

Đỗ Thị Châu

200

53.000.000

41.000.000

77,36

12.000.000

22,64

Nguyễn Hữu Khải

250

68.000.000

55.000.000

80,88

13.000.000

19,12

Nguyễn Văn Nghĩa

180

40.000.000

36.000.000

90,00

4.000.000

10,00

Bình quân


42.142.857

35.200.000

83,48

6.942.857

16,52

Dương Văn Thái

130

32.000.000

22.000.000

68,75

10.000.000

31,25

Đinh Văn Thụ

80

23.000.000

13.400.000

58,26

9.600.000

41,74

Đỗ Xuân Ba

200

50.000.000

34.000.000

68,00

16.000.000

32,00

Bình quân


35.000.000

23.133.333

65,00

11.866.667

35,00


Qua Bảng 4.9 ta có thể chia các hộ dân điều tra ra làm 3 nhóm theo tỉ lệ thu nhập của các hộ như sau:

- Nhóm thứ nhất: nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào việc kinh doanh hoa Lan. Nhóm hộ này gồm có 3 gia đình, họ tập trung tất cả kinh tế, lao động của gia đình vào kinh doanh Lan mà không tham gia vào các hoạt động sản xuất khác. Cả ba hộ này đều có sự đầu tư về diện tích và kỹ thuật để có thể duy trì số lượng Lan lớn và có chất lượng tốt như vậy. Với thu nhập bình quân mỗi hộ

82.000.000 đồng/ năm cũng là nguồn thu nhập rất lớn, đặc biệt là với điều kiện chung của địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế.

- Nhóm thứ hai: Nguồn thu nhập từ hoa Lan chiếm hơn 75% tổng thu nhập của gia đình trong năm. Nhóm này gồm 14 hộ, bên cạnh nguồn thu nhập từ hoa Lan họ còn tham gia vào các hoạt động khác: làm nông nghiệp, làm thêm dịch vụ du lịch,… Cũng như nhóm hộ 1, các hộ gia đình này cũng có sự đầu tư nhiều về diện tích và kỹ thuật để nuôi trồng Lan. Tuy nhiên, quy mô sản xuất của những hộ này còn nhỏ hơn của nhóm hộ 1, song cũng đã mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho họ

- Nhóm thứ ba: nguồn thu nhập từ hoa Lan chiếm tỉ lệ ít hơn 75% tổng thu nhập của gia đình trong năm. Nhóm hộ 3, ngoài kinh doanh hoa Lan họ còn tham gia vào các hoạt động sản xuất khác và các hoạt động này cũng là nguồn thu đáng kể của họ. Mặc dù cũng có sự đầu tư vào kinh doanh Lan, nhưng quy mô nuôi trồng còn nhỏ so với 2 nhóm hộ trên. Vì vậy, nguồn thu nhập từ hoa Lan của họ cũng chỉ chiếm một tỉ lệ khoảng 65% tổng thu nhập của gia đình.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, việc tìm hiểu nhu cầu của thị trường có tính chất quyết định tới sự thành công của quá trình kinh doanh. Người kinh doanh phải mang tới cho khách hàng những sản phẩm mà họ thích với chất lượng tốt nhất. Do vậy, các hộ nuôi trồng Lan đều tập trung vào một số loài Lan đẹp được nhiều người ưa chuộng: Trần mộng xuân, Kiếm thu, Kiếm hồng hoàng, Hoàng thảo hoa vàng, Hoàng thảo kim điệp, Hoàng thảo kiều,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022