Luật Đầu Tư Nước Ngoài - Hạn Chế Các Bên Nước Ngoài Tham Gia Hoạt Động Kinh Doanh Bán Buôn/bán Lẻ Ở Thái Lan


cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không công bằng, làm cản trở, suy yếu hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác hoặc cản trở hoạt động kinh doanh của người khác hoặc có thể dẫn tới sự chấm dứt hoạt động kinh doanh của người này. Quy định có hiệu lực từ ngày 1/10/2006 và được coi là văn bản pháp lý chi tiết đầu tiên điều chỉnh hoạt động bán buôn, bán lẻ ở Thái Lan. Mục tiêu của Quy định là nhằm cung cấp những hướng dẫn cho các nhà bán buôn/bán lẻ và nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng xác định hành vi kinh doanh nào có thể cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Điều 29 của Luật Cạnh tranh. Điểm đáng chú ý là Quy định không quy định hạn chế đối với sự phát triển các hoạt động bán buôn/bán lẻ nhưng đã xác định cụ thể các hành vi kinh doanh được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm: ấn định giá bất bình đẳng của các nhà bán buôn/bán lẻ; đòi hỏi quá mức các lợi ích kinh tế; trả lại hàng hóa một cách bất hợp lý; thỏa thuận giao hàng không công bằng; ép buộc mua hàng; sử dụng các nhân viên của nhà sản xuất hoặc cung ứng không công bằng; từ chối các hàng hóa đã sản xuất với thương hiệu của người đã đặt hàng hoặc thương hiệu của nhà bán buôn/bán lẻ.

2.2.2. Luật Đầu tư nước ngoài - hạn chế các bên nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh bán buôn/bán lẻ ở Thái Lan

Ở Thái Lan, nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm các công ty mà không phải do kiều bào Thái Lan nắm giữ hơn 40% cổ phần) bị cấm tham gia các hoạt động bán buôn và bán lẻ hàng hóa theo Luật Đầu tư nước ngoài (Foreign Business Act 1999- FBA) trừ khi vốn đăng ký của công ty vượt quá 100 triệu Bath hoặc công ty có vốn đăng ký là 20 triệu Bath cho mỗi cửa hàng (đối với bán lẻ) hoặc vốn đăng ký của công ty vượt quá 100 triệu Bath cho mỗi cửa hàng (đối với bán buôn). Yêu cầu có giấy phép đầu tư nước ngoài theo FBA nếu vốn đăng ký của công ty nước ngòai không đáp ứng các tiêu chí nêu trên.

2.2.3. Nỗ lực ban hành Luật Kinh doanh bán lẻ

Dự thảo Luật Kinh doanh bán lẻ lần đầu tiên được đưa ra trong kỳ họp quốc hội khóa trước, nhưng bị bác bỏ năm 2004. Hội nghị quốc gia các nhà bán lẻ trong


nước chịu ảnh hưởng vào tháng 8/2006 đã yêu cầu các nhà bán lẻ lớn ngừng việc mở chi nhánh mới và nhấn mạnh sự cần thiết phải có những quy định chặt chẽ nhằm kiểm sóat việc bán buôn/bán lẻ thông qua việc ban hành Luật Kinh doanh bán lẻ. Những bước hợp tác đôi bên cùng có lợi đã được nhất trí thông qua (song không có văn bản thỏa thuận nào được ký kết) vào cuối tháng 9/2006 giữa đại đa số các cửa hàng bán lẻ và Bộ Thương Mại. Được biết, các chương trình mở rộng hoạt động bán buôn/bán lẻ trong tương lai sẽ bị đình chỉ trong 30 ngày cho đến ngày 28/10/2006 và biện pháp công bằng hơn sẽ được áp dụng vào cuối thời gian này.

Dự thảo Luật Kinh doanh bán lẻ còn có nhiều ý kiến khác nhau và chưa có được sự đồng thuận từ phía Nội các. Ngày 27/3/2007, Nội các lại tiếp tục bác bỏ bản dự thảo Luật Kinh doanh bán buôn và bán lẻ của Bộ Thương mại, và cho rằng một số vấn đề vẫn chưa rõ ràng, đặc biệt trong các qui định về khoanh vùng.

2.2.4. Những quy định hạn chế kinh doanh bán lẻ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Bộ Thương Mại đã ban hành những giải pháp tạm thời nhằm kiểm soát hiệu quả việc mở rộng hoạt động kinh doanh bán buôn và bán lẻ trong lúc Bộ luật Kinh doanh bán lẻ vẫn đang được bàn bạc và dự thảo, thay thế cho những biện pháp hợp tác song phương (giữa Bộ Thương mại và những nhà bán lẻ quy mô lớn) đã không còn tác dụng. Mục đích của những giải pháp tạm thời này là để giám sát các nhà kinh doanh bán buôn và bán lẻ quy mô lớn đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Bằng việc áp dụng những giải pháp này, các doanh nghiệp bán buôn/ bán lẻ buộc phải đáp ứng những điều kiện sau khi mở chi nhánh mới, bao gồm:

- Tránh cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng bán lẻ trong khu vực. Các cửa hàng bán buôn/bán lẻ hiện đại không được phép mở chi nhánh có diện tích nhỏ hơn 1000 m2.

Quản lý cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối hàng hóa ở Việt Nam - 9

- Kế hoạch mở chi nhánh mới phải được phê chuẩn bởi Ủy ban trung ương và chi nhánh mới không được sử dụng tên thương mại/thương hiệu hiện thời.

- Kế hoạch mở chi nhánh mới phải đi kèm theo các bản báo cáo, phân tích lợi thế và bất lợi ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế địa phương.


- Phải thu thập thông tin phản hồi từ công chúng tại nơi chi nhánh mới sẽ được thành lập.

- Bán phá giá hàng hóa hoặc bán hàng hóa với giá thấp một cách bất thường là không được phép; và Vụ Phát Triển Thương mại phải được thông báo về việc mở rộng hoạt động kinh doanh trước ngày khai trương chính thức của chi nhánh mới.

3. Đài Loan

3.1. Thực trạng hoạt động phân phối ở Đài Loan

Các doanh nghiệp trong ngành phân phối ở Đài Loan đã phát triển nhanh chóng nhờ sự tiến bộ của công nghệ. Với mô hình kinh doanh chi phí thấp và giá bán phải chăng, các doanh nghiệp trong ngành phân phối đã sớm trở thành những doanh nghiêp có vị trí thống lĩnh trên thị trường. Trường hợp với những thị hiếu tiêu dùng luôn thay đổi, các doanh nghiệp này đã khôn khéo đưa ra nhiều chương trình khuyến mại để khuyến khích tiêu dùng và đồng thời họ cũng sử dụng công nghệ quản lý phân phối mang tính chuyên biệt hóa các mô hình quản lý dây chuyền cung ứng bằng thương mại điện tử và quản lý quan hệ khách hàng để kiểm soát và quản lý giá bán, khối lượng, địa điểm, thời gian, và quy mô bán hàng.

Tính đến năm 2004, Đài Loan có 8.115 cửa hàng tiện lợi trên tổng số dân là 22 triệu người. Như vậy cứ trung bình 2.772 người thì sẽ có một cửa hàng tiện lợi nhất tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Điều đáng lưu ý là kênh phân phối này chỉ đứng vị trí thứ hai về thị phần sau các trung tâm thương mại với 27,7% thị phần và đứng trên các siêu thị quy mô lớn với 20,3% thị phần.[10] Điều đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống phân phối tại Đài Loan, đồng thời cũng giải thích lý do vì sao các nhà sản xuất và cung cấp hàng hóa lại phụ thuộc vào các nhà phân phối đến vậy.

Nếu không có các kênh phân phối này, các nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Trên thực tế, các nhà sản xuất và cung cấp sản phẩm phải dựa vào các kênh phân phối để duy trì sự tồn tại của mình. Vì các quá trình và công nghệ bán hàng


xét về mặt tổng thể mang tính chính xác và độ tinh vi ngày càng cao nên nhà sản xuất ít có khả năng kiểm soát quá trình bán hàng. Trong khi kênh phân phối dần chiếm vị trí nổi trội hơn bao giờ hết.

Do đó, những doanh nghiệp trong ngành phân phối đã có được vị trí thống lĩnh thông qua việc mở rộng thị trường có thể đưa ra những yêu cầu vô lý như việc đòi hỏi các đối tác của mình tạm ngừng việc cung ứng. Các công ty này có thể hoặc tính thêm các khoản phụ phí bất hợp lý cho các đối tác thương mại của mình hoặc đưa ra yêu sách đòi các đối tác thương mại phải chào hàng với mức giá ưu đãi nhất. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong ngành phân phối có thể hạn chế một cách bất hợp lý khu vực kinh doanh của các đối tác thương mại và các đối tác giao dịch của họ, hoặc không hề làm rõ các điều kiện loại bỏ hàng hóa hoặc thu hồi hàng hóa cũng như việc thâm hụt hàng tồn và trả lại hàng hóa. Hơn nữa, các doanh nghiệp trong ngành phân phối có thể thu hồi hoặc loại bỏ hàng hóa đang được trưng bày trên giá hàng, yêu cầu các mức bồi thường thiệt hại bất hợp lý hoặc thực hiện các hành vi khác tương tự. Những hành vi như vậy gây hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời chúng làm suy yếu hoạt động cạnh tranh hiệu quả xét về mặt chát lượng, giá cả và các dịch vụ (những khái niệm trung tâm của cạnh tranh lành mạnh), và/hoặc đáng bị chê trách khi xét đến vấn đề đạo đức trong cạnh tranh thương mại. Hơn nữa, các hành vi như vậy gây trở ngại cho sự phát triển lành mạnh của các doanh nghiệp trong ngành phân phối.

3.2. Điều chỉnh pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối của Đài Loan

3.2.1. Chương trình khắc phục đối với các nhà bán lẻ theo chuỗi cửa hàng trong lĩnh vực phân phối

Sau một cuộc thăm dò kéo dài hơn 2 năm bắt đầu tư 1992 về mối quan hệ thương mại giữa các nhà bán lẻ theo chuỗi cửa hàng trong lĩnh vực phân phối với các nhà cung cấp hàng hóa, vào năm 1995 Uỷ ban Thương mại lành mạnh của Đài Loan (TFTC) đã ban hành chương trình khắc phục: các trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi, các siêu thị quy mô lớn, các hợp tác xã người tiêu dùng và các


doanh nghiệp khác tham gia vào việc bán hàng hóa tiêu dùng thiết yếu hàng ngày. Họ được gọi là nhà bán lẻ quy mô lớn.

Nguyên tắc hướng dẫn về các trường hợp liên quan đến các nhà phân phối quy mô lớn thu phí bổ sung bất hợp lý. Nội dung của các Nguyên tắc hướng dẫn cụ thể như sau:

(1) Định nghĩa về phí bổ sung.

(2) Các nhân tố cần tính khi xác định vị thế thuận lợi thị trường.

(3) Ký kết thoả thuân bằng văn bản.

(4) Cung cấp thông tin về việc khấu trừ trực tiếp phí bổ sung từ khoản tiền mua hàng phải trả cho người cung cấp.

(5) Các hành vi cấu thành việc thu phí bổ sung bất hợp lý.

(6) Trường hợp vi phạm các Nguyên tắc hướng dẫn.

3.2.2. Ghi chú giải thích về các doanh nghiệp phân phối theo quy định của Luật Thương mại lành mạnh

Ngày 29/11/2001, Uỷ ban Thương mại lành mạnh đã thông qua bản Ghi chú giải thích về quy định đối với các doanh nghiệp phân phối theo quy định của Luật Thương mại lành mạnh. Sau 2 lần sửa đổi, văn bản pháp lý này đã được áp dụng từ ngày 10/11/2002. Có thể nói đây là một văn bản tương đối đầy đủ trong lĩnh vực dịch vụ phân phối với các quy định liên quan đến sáp nhập, thỏa thuận cùng hành động, hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc làm cản trở cạnh tranh lành mạnh và hành vi gian dối hoặc rõ ràng không lành mạnh của các doanh nghiệp trong ngành phân phối cũng như các biện pháp chế tài và trách nhiệm pháp lý khi các chủ thể này vi phạm các quy định nói trên.

* Quy định liên quan đến sáp nhập trong phân phối:

Theo quy định tại khoản 1, điều 6 Luật Thương mại lành mạnh, khái niệm “sáp nhập” được sử dụng trong Luật này có nghĩa là một tình huống:

- Khi một doanh nghiệp và một doanh nghiệp khác nhập lại thành một;


- Khi một doanh nghiệp chiếm hoặc nắm giữ cổ phiếu hoặc các phần góp vốn của một doanh nghiệp khác từ 1/3 trở lên trong tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc trong tổng số vốn của doanh nghiệp khác đó;

- Khi một doanh nghiệp nhận quyền chuyển nhượng của doanh nghiệp khác hoặc doanh nghiệp đó thuê của một doanh nghiệp khác toàn bô hoặc phần lớn số tài sản hoặc hoạt ộng kinh doanh của doanh nghiệp khác đó;

- Khi một doanh nghiệp phối hợi hoạt động với một doanh nghiệp khác một cách thường xuyên hoặc được các doanh nghiệp khác giao phó nhiệm vụ điều hành hoạt động;

- Khi một doanh nghiệp kiểm soát một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với hoạt động kinh doanh hoặc đối với việc bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm dân sự của doanh nghiệp khác đó.

* Quy định về thoả thuận cùng hành động của các doanh nghiệp trong ngành phân phối. Bao gồm:

- Các quy định điều chỉnh thỏa thuận hành động.

- Loại thỏa thuận hành động mà các doanh nghiệp trong ngành phân phối có thể thực hiện như cấu kết với nhau để ép (các) đối tác thương mại ngừng cung ứng.

- Các quy định điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc hành vi cản trở cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trong ngành phân phối.

* Các quy định về hành vi gian dối hoặc không rõ ràng không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến trật tự thương mại của các doanh nghiệp trong ngành phân phối. Bao gồm:

- Các quy định về hành vi không lành mạnh rõ ràng hoặc gian dối khác có thể ảnh hưởng tới tật tự thương mại.

- Các loại hành vi không lành mạnh rõ ràng hoăc gian dối khác của các doanh nghiệp trong ngành phân phối có thể ảnh hưởng tới trật tự thương mại bao gồm:

(i) Đòi hỏi mức giá ưu đãi nhất từ {các} đối tác thương mại.


(ii) Không nói rõ và cụ thể các điều kiện hoặc tiêu chí đối với việc loại bỏ hoặc thu hồi hàng hóa.

(iii) Không quy trách nhiệm một cách rõ ràng và cụ thể đối với sự thiếu hóa hàng tồn.

(iv) Tính toán thiệt hại để phạt tiền một cách bất hợp lý khi thiếu hụt hàng tồn.

(v) Không quy định rõ ràng và cụ thể các điều kiện và tiêu chí để trả lại hàng hóa.

(vi) Các hành vi trả lại hàng hoá bất hợp lý.

4. Hàn Quốc

4.1. Thực trạng hoạt động phân phối ở Hàn Quốc

Hàn Quốc đã thành công trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới vào những năm 60 để trở thành một quốc gia có nền công nghiệp giữ vai trò quan trọng như hiện nay. Tại thị trường Hàn Quốc, các phương pháp phân phối và số lượng cũng như chức năng của trung gian hết sức đa dạng tuỳ thuộc vào lĩnh vực sản phẩm và các quy định pháp lý liên quan.

Hình thức phân phối truyền thống thường tập trung ở các thành phố lớn. Kênh phân phối được hình thành thông qua một mạng lưới phức tạp, chủ yếu là các cửa hàng bán đồ trong khu vực dân cư, các gian hàng trong chợ, các cửa hàng ven đường. Tuy nhiên, sự phát triển về mặt kinh tế tại Hàn Quốc đã nhanh chóng làm thay đổi hình thức phân phối tại đất nước này trong một thời gian ngắn. Mô hình phân phối hiện đại đã thay thế các mô hình phân phối truyền thống trước đây và trở thành một trong những yếu tố cơ bản duy trì tăng trưởng kinh tế. Hình thức bán lẻ trong các siêu thị phổ biến tại các thành phố lớn, đặc biệt ở Seoul, II – san, Taejon và Busan, và các vùng ngoại ô quanh những thành phố này. Các cửa hàng bán lẻ như: Các cửa hàng đại lý chiết khấu như FDS, Price Costco (Mỹ), Wal – Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp) và E – mart (Hàn Quốc) đã được nhiều người tiêu dùng ở Hàn Quốc biết đến. Sự mở rộng của một loạt các cửa hàng chiết khấu, các siêu thị, các chuỗi cửa hàng có quy mô lớn của nước ngoài đã gây ra một cuộc cạnh tranh sôi động giữa các nhà phân phối trong nước và các nhà phân phối nước ngoài trên thị


trường Hàn Quốc. Sự cạnh tranh giữa các công ty bán lẻ lớn gây ra những cuộc chiến giảm giá rất gay gắt, các công ty bán lẻ lớn thường gây áp lực giảm giá phi lý đối với các công ty cung cấp của họ. Ví dụ như trường hợp của Wal – mart, điểm mạnh nhất của tập đoàn bán lẻ khổng lồ này là hàng hóa đa dạng và giá rẻ. Nhưng để có được mức giá cạnh tranh như thế, Wal – mart đã bị kết tội là thường xuyên o ép các nhà cung cấp để mua hàng với giá rẻ mạt. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn phải bán hàng cho Wal – mart vì trên thực tế, đại gia này chính là người luôn mua hàng với số lượng ổn định và thường xuyên nhất. Một khi Wal – mart không mua hàng nữa thì các nhà sản xuất sẽ buộc phải đóng cửa. Nắm được điều đó, Wal – mart luôn tìm cách buộc các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau để hạ giá và mua hàng của người bán mức giá thấp nhất [57].

Trước thực trạng như vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành một số quy định pháp lý nhằm tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh hơn đối với các doanh nghiệp phân phối trong và ngoài nước.

4.2. Điều chỉnh pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ phân phối của Hàn Quốc

4.2.1. Luật Thương mại công bằng và điều chỉnh độc quyền (MRFTA)

MRFTA là luật chống độc quyền toàn diện, tập trung vào các hành động thương mại công bằng. Luật điều chỉnh hầu hết các vấn đề chính sách cạnh tranh chủ chốt, bao gồm sự thông đồng, sự lạm dụng vị trí chiếm ưu thế, độc quyền, hợp nhất & mua lại và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Mục tiêu của MRFTA là: “Khuyến khích cạnh tranh tự do và công bằng thông qua việc cấm lạm dụng vị trí chiếm ưu thế trên thị trường, tập trung tiềm lực kinh tế quá mức, và bằng việc điều chỉnh các hành vi thông đồng phi pháp, các hoạt động kinh doanh không lành mạnh, theo đó khuyến khích các hoạt động kinh doanh sáng tạo, bảo vệ người tiêu dùng và đẩy mạnh phát triển cân bằng nền kinh tế quốc gia”.

Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực phân phối của Hàn Quốc sẽ chịu sự điều chỉnh chủ yếu của quy định về cấm lạm dụng vị trí thống lĩnh thị

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 08/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí